Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2931/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 28 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ THAM GIA PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI NGUỒN VÀ HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2022-2027”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/2/2027 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa, giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 02/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030;

Theo đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tại Tờ trình số 26/TTr-BTV ngày 19/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này Đề cương Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2027”.

Điều 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh căn cứ Đề cương được duyệt, xây dựng Đề án chi tiết, xin ý kiến các Sở, ngành cấp tỉnh có liên quan, hoàn thiện Đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT NN UBND tỉnh;
- PVP TC UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (M).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nghĩa Hiếu

 

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN

“TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ THAM GIA PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI NGUỒN VÀ HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2022-2027”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2931/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Đánh giá chung về việc triển khai và thực hiện công tác bảo vệ môi trường, sự tham gia tích cực, hiệu quả của các cấp Hội, của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường thời gian qua.

- Đánh giá thực trạng hiện nay, nêu những con số phản ánh: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh hàng ngày; tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hàng ngày, trong đó lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn hàng ngày; lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị là hàng ngày

- Mong muốn của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là được sống trong môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp, an toàn. Song thực tiễn môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm, chính vì vậy, bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai.

- Một số nội dung quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 tại Điều 75 về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt.

- Xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội LHPN các cấp và cán bộ, hội viên, phụ nữ góp phần tích cực cùng cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tối đa lượng rác thải phát sinh, làm cơ sở xử lý có hiệu quả nguồn rác thải sinh hoạt, nhất là vùng nông thôn; đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu thì việc xây dựng Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lí rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2022-2027” là hết sức cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Các văn bản của Đảng

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX;

- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 02/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026;

- Quyết định 94/QĐ-ĐCT ngày 14/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về Ban hành Hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu 17.8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

- Chương trình số 19-CTr/TU ngày 01/7/2021 của Tỉnh ủy về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

2. Các văn bản của Nhà nước

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội;

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội;

- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 01/01/2022 của Chính phủ quy định một số điều chi tiết về Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường ngày 10 tháng 01 năm 2022 về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Quyết định 1216/QĐ-TTG ngày 05/9/2012 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;

- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa, giai đoạn 2021-2025”;

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Quyết định 6105/QĐ-UBND ngày 23/5/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 02/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030;

- Căn cứ Công văn số 6628/UBND-NN ngày 09/9/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc đồng ý cho Hội LHPN tỉnh xây dựng Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2027”.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1. Đối tượng

- Đối tượng trực tiếp:

+ Cán bộ Hội phụ nữ các cấp;

+ Hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh.

- Đối tượng gián tiếp:

+ Cán bộ, công chức, viên chức và người dân tại cộng đồng;

+ Các Sở, ban, ngành phối hợp;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã.

2. Phạm vi: Đề án được triển khai tại 21 huyện, thành phố, thị xã.

3. Thời gian: 05 năm, thực hiện từ năm 2022 - 2027.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI NGUỒN VÀ SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2021

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phân loại, xử lí rác thải và sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh

- Ban hành các văn bản để chỉ đạo, triển khai.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác vệ sinh môi trường.

2. Kết quả công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; phân loại, xử lí rác thải và sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh

- Tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ Hội các cấp về công tác bảo vệ môi trường; phân loại, xử lí rác thải và sử dụng túi ni lông.

- Tổ chức tuyên truyền cho hội viên, phụ nữ thông qua các hoạt động: truyền thông tại cộng đồng, qua sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề tại các chi hội, các buổi toạ đàm, các hội thi, hội thảo...

- Các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, giờ trái đất... của các cấp Hội.

3. Các mô hình phân loại và xử lí rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Các mô hình phân loại và xử lý rác thải tại nguồn.

- Các mô hình hạn chế sử dụng túi ni lông.

- Các mô hình, hoạt động bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Các mô hình “Biến rác thải thành việc có ích” thực hiện công tác an sinh xã hội.

III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

+ Đánh giá những vấn đề còn tồn tại trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

+ Đánh giá những bất cập trong thực hiện phân loại, xử lí rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông.

+ Tồn tại trong công tác tuyên truyền, vận động.

+ Về sự thiếu ý thức của người dân trong phân loại, xử lý rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền.

+ Công tác phối hợp các Sở, ban, ngành.

+ Điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng miền.

+ Hạn chế về kinh phí tổ chức triển khai thực hiện.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

+ Từ đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

+ Mạng lưới BCV, TTV làm công tác tuyên truyền.

+ Từ ý thức người dân.

+ Chế tài xử phạt chưa đúng mức.

Đánh giá chung

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ THAM GIA PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI TẠI NGUỒN VÀ HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2022 - 2027

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ, cộng đồng dân cư trong công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường; thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và hạn chế sử dụng túi ni lông; thay đổi ý thức thói quen xấu để có những hành động cụ thể hạn chế tối đa việc vứt, đổ rác thải sinh hoạt không đúng quy định; hạn chế dần việc dùng đồ nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường, tạo môi trường sống ngày càng xanh - sạch - đẹp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp tỉnh lần thứ XVI.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% cán bộ Hội cấp tỉnh, huyện, xã được tập huấn nâng cao kỹ năng vận động, hướng dẫn hội viên phụ nữ phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình và hạn chế sử dụng túi ni lông.

- 10% hộ gia đình hội viên, phụ nữ được tiếp cận những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường; được tuyên truyền, hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ngay tại hộ gia đình.

- 20% - 30% hộ gia đình hội viên, phụ nữ thực hiện phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn, đổ rác đúng nơi quy định và hạn chế sử dụng túi ni lông.

- Cấp tỉnh, hàng năm xây dựng tối thiểu 01 mô hình sản xuất rau an toàn sử dụng phân từ ủ rác hữu cơ thông qua phân loại rác tại nguồn; đến năm 2027, nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh, mỗi huyện tối thiểu 01 mô hình.

- Hàng năm, cấp tỉnh xây dựng tối thiểu 01 mô hình thay thế túi ni lông trong sinh hoạt hàng ngày; đến năm 2027, mỗi huyện, thành, thị xây dựng tối thiểu 01 mô hình.

- Đến năm 2027, 90% cơ sở Hội xây dựng ít nhất 01 mô hình phân loại, xử lý rác thải tại nguồn/hạn chế sử dụng túi ni lông.

- Đến năm 2027, có 2.000 mô hình “Biến rác thải thành việc có ích” thông qua phân loại rác tại nguồn.

- Đến năm 2027, ít nhất 20.000 gia đình hội viên, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế được Hội giúp đỡ thông qua các hoạt động của mô hình “Biến phế liệu thành việc có ích”.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Khảo sát, đánh giá thực trạng các chỉ số đầu vào và đầu ra của Đề án.

- Tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Đề án.

2. Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường; thực hiện phân loại và xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông cho cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên phụ nữ về công tác bảo vệ môi trường; xây dựng các sản phẩm truyền thông như video, phóng sự, phát tờ rơi, mũ, áo có in thông điệp truyền thông,...

- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh của Hội, thông qua mạng xã hội.

+ Mở chuyên mục “Bảo vệ môi trường theo cách của phụ nữ” trên Cổng thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh Nghệ An.

+ Tuyên truyền các gương điển hình, cách làm hay trong công tác bảo vệ môi trường, phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông trên các kênh truyền thông của Hội LHPN các cấp.

- Tổ chức các lễ phát động, hội thi, hội thảo và các hoạt động hưởng ứng về môi trường.

- Nghiên cứu xây dựng tài liệu tập huấn, sổ tay tuyên truyền.

3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, hội viên, phụ nữ và Nhân dân về cách thức phân loại, xử lý rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông; công tác bảo vệ môi trường.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp.

- Tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho hội viên, phụ nữ và Nhân dân, các tổ phụ nữ tự quản bảo vệ môi trường đối với công tác bảo vệ môi trường, tác hại của việc sử dụng túi ni lông; hướng dẫn cách phân loại và xử lý rác thải tại nguồn; hướng dẫn cách thức hạn chế sử dụng túi ni lông.

- Tổ chức cho cán bộ Hội các cấp tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình điển hình về phân loại và xử lí rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông tại những đơn vị làm tốt trong tỉnh, tỉnh bạn.

- Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và nhân diện mô hình, điển hình trong công tác bảo vệ môi trường.

4. Công tác xây dựng và nhân rộng mô hình

+ Chỉ đạo một số mô hình điểm tại các huyện, thành, thị.

+ Tổ chức các hoạt động hỗ trợ mô hình: Tập huấn/Hội thi/Hội thảo, các thiết bị xử lý phân loại rác thải, các vật dụng thay thế túi ni lông, mô hình “Biến rác thải thành việc có ích”...

+ Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn sử dụng phân ủ rác rác thải hữu cơ từ nguồn rác thải phân loại tại hộ gia đình.

+ Tham quan học tập mô hình, nhân rộng mô hình.

5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá

+ Kiểm tra, giám sát.

+ Đánh giá, sơ tổng kết Đề án.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4. Sở Tài chính

5. Sở Thông tin và Truyền thông

6. Sở Tư pháp

7. Sở Văn hóa và Thể thao

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh

10. Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An

11. UBND các huyện, thành, thị

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN