- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Đầu tư 2020
- 6Luật Quy hoạch 2017
- 7Luật Đầu tư công 2019
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 10Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 11Nghị định 98/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật
- 12Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2927/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 31 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009; Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019; Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 98/2019/NĐ- CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ giai đoạn năm 2021-2025;
Căn cứ Chương trình số 14-CTr/TU ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 487/TTr-SXD ngày 22 tháng 12 năm 2023 và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 889/BC-SKHĐT ngày 21 tháng 12 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch phát triển thoát nước trên địa bàn tỉnh với các nội dung chính như sau:
1. Tên nhiệm vụ: Kế hoạch phát triển thoát nước trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030.
2. Thời kỳ thực hiện: Đến năm 2030.
3. Mục tiêu
3.1. Đến năm 2025: Mở rộng phạm vi, quy mô, tăng độ phủ kín mạng lưới đường ống thu gom nước thải đô thị đạt từ 70÷80%, tăng công suất của nhà máy xử lý khoảng 20% đối với hệ thống thoát nước thải đô thị Thành phố Sơn La và Thị trấn Mộc Châu. Đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện hệ thống thoát nước chung, hướng tới xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoặc nửa riêng, phủ kín mạng lưới thu gom nước thải tại các đô thị trên địa bàn các huyện.
3.2. Đến năm 2030: Phấn đấu hoàn thiện mạng lưới thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn Thành phố Sơn La và Thị trấn Mộc Châu với độ bao phủ 100%. Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành hệ thống thu gom nước thải đô thị riêng đối với các đô thị hiện hữu trên địa bàn tỉnh (trừ thành phố Sơn La và thị trấn Mộc Châu) với độ bao phủ trên 60%. Phấn đấu đạt 100% các đô thị, khu dân cư tập trung hình thành mới, được xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt để tổ chức, hộ gia đình đấu nối thu gom và vận chuyển nước thải, đáp ứng nhu cầu thoát nước trong khu vực.
4. Dự kiến tổng mức đầu tư
Tổng nhu cầu vốn: 1.280.104.025.000 đồng (Số tiền bằng chữ: Một nghìn hai trăm tám mươi tỷ, một trăm linh bốn triệu, không trăm hai lăm nghìn đồng). Trong đó, bao gồm các dự án thành phần:
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị thành phố Sơn La: 263.598.973.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị huyện Mộc Châu: 223.051.418.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La: 79.490.788.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã: 55.326.559.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp: 49.515.266.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu: 60.615.613.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Quỳnh Nhai, huyện Quỳnh Nhai: 107.872.728.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn: 181.531.090.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu: 61.004.864.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên: 42.495.454.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên: 96.973.387.000 đồng.
- Dự án phát triển thoát nước thải đô thị Thị trấn Vân Hồ, huyện Vân Hồ: 58.627.885.000 đồng.
5. Nguồn vốn
5.1. Nguồn vốn được xác định cụ thể khi lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, đề xuất dự án đầu tư, chấp thuận dự án đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư. Thứ tự ưu tiên nguồn vốn như sau:
- Vốn đầu tư ngoài ngân sách trong nước;
- Vốn ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI);
- Vốn ngân sách trung ương;
- Ngân sách địa phương;
- Các nguồn vốn khác.
5.2. Trường hợp dự án đề xuất sử dụng vốn ngân sách để đầu tư nhưng khi có nhà đầu tư quan tâm thì cần ưu tiên thực hiện bằng nguồn vốn của nhà đầu tư, để tiết kiệm ngân sách nhà nước và tranh thủ viện trợ đầu tư từ nước ngoài theo quy định pháp luật hoặc ưu tiên thực hiện theo Chương trình, đề án, dự án do cơ quan Trung ương quản lý.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Nguyên tắc phân công nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
a) Tranh thủ viện trợ đầu tư từ nước ngoài theo quy định pháp luật và theo Chương trình, đề án, dự án do cơ quan Trung ương quản lý: Với phương thức đầu tư này, Sở Xây dựng, Ban quản lý chuyên ngành và các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Trung ương thực hiện các thủ tục liên quan trong giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án đầu tư đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định pháp luật.
b) Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách và nguồn vốn huy động, thu hút đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về thủ tục, trình tự hồ sơ đề nghị UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định, trong đó: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư theo quy định pháp luật về đất đai, môi trường, xây dựng.
c) Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, thực hiện theo 02 hình thức chủ yếu là Quy trình thực hiện dự án, công trình khẩn cấp và Quy trình thực hiện dự án, công trình thông thường: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án theo Kế hoạch này trên địa bàn trừ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở chuyên môn trực thuộc trực tiếp thực hiện.
2. Sở Xây dựng
a) Có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý thống nhất, toàn diện về xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu phát triển ngành.
b) Tham mưu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư trong trường hợp được cấp có thẩm quyền giao như đã nêu ở mục 1.
c) Có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, báo cáo kết quả việc thực hiện Kế hoạch này; chủ trì, tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch phù hợp với thực tiễn của tỉnh trong từng giai đoạn và theo quy định pháp luật.
d) Đôn đốc các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố được giao làm cơ quan đề xuất chủ trương đầu tư, đề xuất dự án đầu tư, chủ trì thu hút đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp bổ sung, cập nhật vào hệ thống quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, lĩnh vực, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm, trung hạn, dài hạn, danh mục thu hút đầu tư, ưu tiên đầu tư,… và các chương trình, đề án phát triển có liên quan.
đ) Tham mưu xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh và chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp phương án xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung không khả thi.
e) Chủ động tham mưu và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị theo yêu cầu về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, lĩnh vực, các chương trình, đề án, dự án,... liên quan đến phát triển hạ tầng thoát nước thải đô thị.
g) Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xác định, bổ sung, điều chỉnh các dự án đầu tư phát triển thoát nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh phù hợp với thực tiễn của địa phương trong từng thời kỳ.
h) Hoàn thiện kế hoạch theo quyết định này; tổ chức công bố công khai trên các phương tiện truyền thông; in ấn, chuyển giao cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Trên cơ sở đề xuất của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố được giao làm cơ quan đề xuất chủ trương đầu tư, đề xuất dự án đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp để thẩm định, bổ sung vào chương trình, kế hoạch đầu tư công hàng năm, trung hạn, dài hạn.
b) Phối hợp với Sở Tài Chính tham mưu bố trí vốn, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển thoát nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đầu tư được duyệt.
c) Hỗ trợ, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các nhà đầu tư về trình tự, thủ tục, thẩm định đề xuất dự án đầu tư đối với các dự án thực hiện theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
d) Theo đề nghị của các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố thực hiện bổ sung, công bố danh mục dự án theo các kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh mục thu hút đầu tư của tỉnh Sơn La.
đ) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
4. Các Sở, Ban, ngành
a) Chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khi được cấp có thẩm quyền giao như đã nêu ở mục 1.
b) Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư được ban hành kèm theo Kế hoạch này, cập nhật, bổ sung vào hệ thống quy hoạch xây dựng, đô thị, quy hoạch ngành, lĩnh vực, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn, kế hoạch đầu tư công hàng năm, trung hạn, dài hạn, danh mục thu hút đầu tư, ưu tiên đầu tư, … và các chương trình, đề án phát triển có liên quan.
c) Đề xuất chương trình, dự án đầu tư phát triển thoát nước thải đô thị phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch có liên quan và theo Kế hoạch này theo lộ trình, phân kỳ đầu tư. Nghiên cứu, thực hiện bảo đảm huy động và cân đối được nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ, thời gian quy định.
d) Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án phát triển thoát nước thải đô thị khi chương trình không trùng lặp với chương trình khác và với nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
đ) Đề xuất bổ sung, điều chỉnh các dự án đầu tư phát triển thoát nước thải đô thị của địa phương hoặc lĩnh vực quản lý phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và quy định pháp luật trong từng thời kỳ; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
e) Công khai rộng rãi danh mục thu hút đầu tư, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư theo quy định; tranh thủ các cơ hội đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách theo quy định pháp luật nhằm phát triển cơ sở hạ tầng thoát nước của địa phương, của ngành, tạo động lực phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, từng bước hiện đại, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo Kế hoạch này trên địa bàn trừ trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh giao các Sở chuyên ngành thực hiện.
b) Chỉ đạo, phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ công ích đô thị kiểm tra, rà soát tổng thể hiện trạng kênh, mương, rãnh thoát nước, thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy, hạn chế xảy ra tình trạng tắc nghẽn, ngập úng.
c) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thoát nước đô thị được giao làm chủ đầu tư hoặc cơ quan trực thuộc làm chủ đầu tư; rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tiễn, tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí, tăng số lượng các điểm thu nước, các điểm xả, nắp cống, mở rộng, cải tạo, làm mới hệ thống kênh, mương, rãnh thoát nước ven các tuyến đường giao thông đô thị (tăng tiết diện, cống, rãnh, bổ sung các cửa thu, hố ga nước mặt dọc hai bên đường các tuyến giao thông đô thị), kết nối với sông, suối tự nhiên để tăng cường, hỗ trợ lẫn nhau khi xảy ra ngập úng cục bộ.
6. Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thoát nước đô thị được giao làm chủ đầu tư; rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tiễn, tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm chi phí, tăng số lượng các điểm thu nước, các điểm xả, nắp cống, mở rộng, cải tạo, làm mới hệ thống kênh, mương, rãnh thoát nước ven các tuyến đường giao thông đô thị (tăng tiết diện, cống, rãnh, bổ sung các cửa thu, hố ga nước mặt dọc hai bên đường các tuyến giao thông đô thị), kết nối với sông, suối tự nhiên để tăng cường, hỗ trợ lẫn nhau khi xảy ra ngập úng cục bộ.
7. Các đơn vị quản lý, vận hành mạng lưới điện
Kiểm tra, rà soát và chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, phòng Quản lý đô thị thành phố, các đơn vị quản lý, duy trì, chăm sóc cây xanh đô thị theo phân cấp để thực hiện cắt tỉa hệ thống cây xanh bảo đảm an toàn mạng lưới điện theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ.
8. Các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đô thị
Tăng cường, kiểm tra, rà soát tổng thể hiện trạng kênh, mương, rãnh thoát nước trong vùng được giao nhiệm vụ thoát nước; thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy, không để xảy ra tình trạng tắc nghẽn, ngập úng mới thực hiện khơi thông; tích cực, tự cân đối, huy động trong khả năng về nhân lực, máy móc nâng cao hiệu quả phòng, chống ngập úng với tinh thần chủ động, trách nhiệm, vì lợi ích chung, góp phần bảo vệ môi trường sạch, đẹp, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; rà soát, kiểm đếm cây xanh đô thị trong vùng dịch vụ, kịp thời phát hiện các cây sâu bệnh, mục rỗng, có khả năng gẫy đổ cao; chụp ảnh, lập biên bản xác nhận hiện trạng với UBND xã, phường, báo cáo UBND cấp huyện để thực hiện cấp giấy phép chặt hạ hoặc cho phép thực hiện chặt hạ trong tình huống khẩn cấp.
9. Các đơn vị cấp nước đô thị
Triển khai đúng, đủ, kịp thời các giải pháp theo Kế hoạch cấp nước an toàn đã được phê duyệt. Trong trường hợp có sự cố xảy ra trên hệ thống cấp nước khi xảy ra ngập úng, mưa lũ, yêu cầu các đơn vị cấp nước thực hiện thông báo kịp thời cho các khách hàng sử dụng nước có biện pháp dự trữ nước trong thời gian khôi phục dịch vụ cấp nước; liên hệ cơ quan quản lý giao thông và chính quyền địa phương để phối hợp khắc phục sự sự cố, đồng thời phải bảo đảm an toàn giao thông tại nơi có sự cố và hoàn trả mặt bằng theo quy định; nếu thời gian khắc phục sự cố kéo dài, đơn vị cấp nước phải phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp cấp nước tạm thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân ở khu vực bị ảnh hưởng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2021 về phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 2Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đơn giá cung ứng dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- 3Quyết định 21/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Hải Dương kèm theo Quyết định 23/2016/QĐ-UBND
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật Đầu tư 2020
- 7Luật Quy hoạch 2017
- 8Luật Đầu tư công 2019
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 11Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 12Nghị định 98/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật
- 13Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 14Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2021 về phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 15Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt đơn giá cung ứng dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- 16Quyết định 21/2023/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Hải Dương kèm theo Quyết định 23/2016/QĐ-UBND
Quyết định 2927/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch phát triển thoát nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030
- Số hiệu: 2927/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Lê Hồng Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết