Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 291/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC PHỤC VỤ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2011 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 10276/TTr-BKHĐT ngày 11 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực phục vụ giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực phục vụ giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Các Bộ ngành, địa phương và tổ chức liên quan căn cứ sự phân công trong Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực phục vụ giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 có trách nhiệm cung cấp các thông tin, số liệu thống kê, kết quả các cuộc điều tra chuyên ngành liên quan đến Hệ thống chỉ tiêu, kết quả xử lý, tính toán các chỉ tiêu và kết quả thực hiện hàng năm và 5 năm thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực, định kỳ báo cáo về các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đầu mối chung đôn đốc, tổng hợp số liệu báo cáo thống kê của các Bộ, ngành và địa phương gửi về, định kỳ hàng năm và 5 năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b). N 240

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC PHỤC VỤ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH

Chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt và đang được tổ chức thực hiện.

Để kịp thời nắm bắt được tình hình, kết quả thực hiện Quy hoạch và Chiến lược cần phải có các chỉ tiêu phát triển nhân lực để làm cơ sở cho việc giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược.

Tại cuộc họp triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 - 2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực để phục vụ cho việc giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020.

Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển nhân lực phục vụ việc giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực phải đảm bảo đạt được những mục đích sau:

- Sử dụng để theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 của cả nước, các ngành và các tỉnh và Chiến lược phát triển nhân lực cả nước thời kỳ 2011 - 2020.

- Sử dụng để đánh giá trình độ phát triển và chất lượng nhân lực phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển nhân lực và điều chỉnh, hoạch định các chính sách phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực.

- Làm tài liệu nghiên cứu, tập huấn và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực.

II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

- Bám sát yêu cầu và các mục tiêu phát triển nhân lực được đề ra trong Quy hoạch, Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 của cả nước, các ngành và các địa phương.

- Kế thừa tối đa hệ thống số liệu thống kê sẵn có hiện đang được ngành thống kê thu thập, công bố và những chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở nước ta.

- Đảm bảo tính so sánh theo không gian (giữa các cấp, các ngành và các tổ chức) và theo thời gian (số liệu thu thập theo năm).

- Phù hợp với thông lệ và quy định quốc tế để đảm bảo tính tương đồng và khả năng so sánh quốc tế về phát triển nhân lực.

- Có tính khả thi.

III. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực để giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 được xây dựng dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:

1. Những căn cứ pháp lý chủ yếu

- Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020.

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

- Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia Việt Nam.

- Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã.

2. Tài liệu tham khảo trong nước

- Niêm giám thống kê hàng năm.

- Điều tra lao động - việc làm hàng năm.

- Tổng điều tra dân số - nhà ở 01 tháng 4 năm 2009.

- Bộ chỉ số phát triển nhân lực và sáng tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2011 và một số công trình, đề tài nghiên cứu về phát triển nhân lực, giáo dục - đào tạo...

3. Tham khảo quốc tế

Nhiều tổ chức quốc tế đã công bố hệ thống chỉ tiêu phát triển nhân lực. Nổi bật và phổ biến rộng rãi là các tài liệu: Báo cáo phát triển con người (của Chương trình phát triển LHQ), Báo cáo phát triển thế giới (của Ngân hàng thế giới), Báo cáo cạnh tranh toàn cầu (công bố hàng năm tại Diễn đàn kinh tế thế giới)... Đó là các tài liệu tham khảo để xem xét, tính toán và đảm bảo so sánh sự phù hợp của các chỉ tiêu phát triển nhân lực của Việt Nam với các quy định và thông lệ quốc tế.

IV. KIẾN NGHỊ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1. Quan niệm về hệ thống chỉ tiêu phát triển nhân lực

Là tập hợp các chỉ tiêu phản ánh về số lượng và chất lượng nhân lực. Mỗi chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi theo thời gian một đặc trưng nhất định về số lượng hoặc chất lượng nhân lực. Hệ thống các chỉ tiêu phát triển nhân lực phản ánh một cách tổng thể trình độ phát triển nhân lực trong một giai đoạn/thời kỳ phát triển nhất định.

2. Cấu trúc hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực

Hệ thống các chỉ tiêu được phân chia theo 5 nhóm sau:

- Nhóm chỉ tiêu chung về phát triển nhân lực (17 chỉ tiêu).

- Nhóm chỉ tiêu về đào tạo nhân lực (15 chỉ tiêu).

- Nhóm chỉ tiêu về sử dụng nhân lực (3 chỉ tiêu).

- Nhóm chỉ tiêu về phát triển nhân lực khu vực hành chính - sự nghiệp (7 chỉ tiêu).

- Nhóm chỉ tiêu về tài chính phát triển nhân lực (3 chỉ tiêu).

(Tổng số bao gồm 45 chỉ tiêu).

3. Kiến nghị hệ thống chỉ tiêu

Hệ thống chỉ tiêu phát triển nhân lực ở Việt Nam phục vụ cho việc giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực gồm 43 chỉ tiêu (trong đó 20 chỉ tiêu phản ánh số lượng và 23 chỉ tiêu thể hiện những đặc điểm về chất lượng phát triển nhân lực) Các chỉ tiêu được chọn có quan hệ mật thiết với nhau và cùng phản ánh quá trình và kết quả phát triển nhân lực của cả nước, các ngành và các địa phương.

Để thuận tiện cho việc thu thập, tính toán và sử dụng, các chỉ tiêu được dẫn xuất từ nguồn cung cấp như: Cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp, nguồn cung cấp (Niên giám Thống kê, các cuộc điều tra chuyên ngành, kế thừa từ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia...). Từ những nguồn tài liệu này, sẽ cung cấp bổ sung về quan niệm, phương pháp thu thập và tính toán các chỉ tiêu phát triển nhân lực được đề xuất sử dụng trong tài liệu này.

V. DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU

Dự kiến việc sử dụng Bộ chỉ tiêu phát triển nhân lực để giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực sẽ có hiệu quả và những tác động chủ yếu sau (có tính chất phổ quát và định hướng):

- Về kinh tế:

+ Có tác dụng giảm chi phí và tiết kiệm chi phí đào tạo nhân lực do liên tục hàng năm kịp thời đánh giá được một cách đúng đắn và chính xác hơn nhu cầu lao động đã qua đào tạo (các cấp bậc trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo) trên phạm vi cả nước cũng như các ngành, các địa phương. Các cơ sở đào tạo và người lao động sẽ chỉ tham gia đào tạo các ngành, nghề thực sự có nhu cầu và với số lượng sát với nhu cầu thực tiễn, nên sẽ giảm được tình trạng đào tạo quá nhu cầu về số lượng và những ngành nghề không phù hợp với nhu cầu của người sử dụng nhân lực (thị trường lao động). Qua đó, giảm được (tiết kiệm được) kinh phí đào tạo nhân lực.

+ Trực tiếp góp phần làm tăng năng suất lao động trong các ngành và lao động xã hội do kịp thời cung ứng lao động đã qua đào tạo theo cấp trình độ và cơ cấu ngành nghề đào tạo cho nền kinh tế nhờ việc ứng dụng Bộ chỉ tiêu trong việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm và qua đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo cho năm tiếp theo. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức cùng với toàn bộ nền kinh tế được cung cấp kịp thời nhân lực có kỹ năng phù hợp với trình độ công nghệ, máy móc và thiết bị... có tác dụng làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

+ Thông qua việc đánh giá và kịp thời điều chỉnh quy mô đào tạo nhân lực sát với nhu cầu thực tiễn, sẽ tiết kiệm được các nguồn lực vật chất, tài chính và thời gian do xã hội và người dân phải chi trả do nhu cầu đào tạo “ảo”, vượt quá nhu cầu của thực tế về nhân lực đã qua đào tạo cho phát triển kinh tế, xã hội.

+ Việc ứng dụng Hệ thống chỉ tiêu là công cụ để kịp thời đánh giá sự gắn kết cung - cầu nhân lực có tác dụng kết nối trực tiếp các cơ sở đào tạo nhân lực và doanh nghiệp. Vì vậy, sẽ thúc đẩy các cơ sở đào tạo phải nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của Việt Nam.

+ Hệ thống các chỉ tiêu phát triển nhân lực được đề xuất chủ yếu là kế thừa và sử dụng những chỉ tiêu, thông tin và số liệu thống kê, điều tra kinh tế, xã hội hiện hành. Những nhiệm vụ mới phát sinh chủ yếu là thu thập, tập hợp và xử lý thông tin, số liệu từ các nguồn hiện có. Vì vậy, tiết kiệm được đáng kể kinh phí và thời gian cho việc thu thập và xử lý thông tin, số liệu.

- Về xã hội:

Những hiệu quả và tác động về kinh tế như kể trên sẽ kéo theo những hiệu ứng và tác động tích cực về xã hội như: Người dân, người lao động yên tâm và tin tưởng hơn trong việc chọn ngành nghề đào tạo và chuyển đổi nghề; có thể giảm được thời gian tìm việc và dễ dàng tìm việc hơn khi mất việc làm; doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu; thuận lợi hơn trong quá trình chuyển dịch và quản lý cơ cấu xã hội của dân cư theo hướng tiến bộ và phù hợp với định hướng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn - kỹ thuật...

VI. TỔ CHỨC THU THẬP, XỬ LÝ VÀ CUNG CẤP CÁC CHỈ TIÊU

Hàng năm, các cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp số liệu được phân công trong cột số (5) của tài liệu này tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, số liệu ban đầu và đã được xử lý theo danh mục các chỉ tiêu để cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành, địa phương và đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ chủ trì giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp các chỉ tiêu phát triển nhân lực phục vụ cho việc giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực của cả nước.

Trong quá trình tổ chức thu thập, xử lý và sử dụng thông tin, số liệu, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, chỉnh lý.


HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

Phần I: Các chỉ tiêu phát triển nhân lực

STT

Tên chỉ tiêu

Hình thức thể hiện

Đơn vị tính

Cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp

Nguồn số liệu (Mã số trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc Điều tra chuyên ngành)

1

2

3

4

5

6

A. CHỈ TIÊU CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

I. Chỉ tiêu số lượng

1

Dân số trong độ tuổi lao động (Nam từ 15 - 60 tuổi, nữ từ 15 - 55 tuổi)

- Số lượng tuyệt đối

- Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- 1.000 người

- %

- 1.000 người

Tổng cục Thống kê

- Tổng Điều tra dân số

- Điều tra Lao động - Việc làm

2

LLLĐ (lực lượng lao động) từ 15 tuổi trở lên

- Số lượng tuyệt đối

- Tỷ lệ % dân số

- Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm

- Mức tăng (giảm)

- 1.000 người

- %

- %

- 1.000 người

Tổng cục Thống kê

- Tổng Điều tra dân số

- Điều tra Lao động - Việc làm

- Mã số 0301

II. Chỉ tiêu chất lượng

1

LLLĐ từ 15 tuổi trở lên theo trình độ học vấn

- Số lượng tuyệt đối

- % tổng LLLĐ

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm

- Cơ cấu theo trình độ học vấn

- 1.000 người

%

- 1.000 người

- %

- %

Tổng cục Thống kê

- Tổng Điều tra dân số

- Điều tra Lao động - Việc làm

2

LLLĐ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật (trình độ đào tạo)

- Số lượng tuyệt đối

- % so tổng LLLĐ

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm (%)

- 1.000 người

- %

- 1.000 người

- 1.000 người

Tổng cục Thống kê

- Tổng Điều tra dân số

- Điều tra Lao động - Việc làm

3

Lao động đang làm việc theo trình độ học vấn

- Số lượng tuyệt đối

- % tổng LLLĐ

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm

- Cơ cấu theo trình độ học vấn

- 1.000 người

- %

- 1.000 người

- %

- %

Tổng cục Thống kê

- Tổng Điều tra dân số

- Điều tra Lao động - Việc làm

4

Lao động đang làm việc theo trình độ chuyên môn-kỹ thuật (trình độ đào tạo)

- Số lượng tuyệt đối

- % so tổng LLLĐ

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Tỷ lệ tăng bình quân hàng năm

- 1.000 người

- %

- 1.000 người

- %

Tổng cục Thống kê

- Tổng Điều tra dân số

- Điều tra Lao động - Việc làm

- Mã số 0306

5

Số năm đi học bình quân của dân số từ 15 tuổi trở lên

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

- Số năm

Tổng cục Thống kê

- Tổng Điều tra dân số

- Điều tra Lao động - Việc làm

- Mã số 0215

6

Số lao động trình độ Thạc sỹ trở lên và chuyên viên chính trở lên trong lĩnh vực quản lý nhà nước

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

- Số người

- Số người

Bộ Nội vụ

-

7

Số lao động trình độ Thạc sỹ trở lên và nghiên cứu viên chính trở lên trong lĩnh vực khoa học - công nghệ

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

- Số người

- Số người

Bộ Khoa học và Công nghệ

Mã số CT 1502

8

Số giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ Thạc sỹ trở lên và Giảng viên chính trở lên

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

- Số người

- Số người

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mã số CT 1622

Mã số CT 1625

9

Số lao động ngành y - dược trình độ Thạc sỹ trở lên, Bác sỹ chuyên khoa I và II trở lên

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

- Số người

- Số người

Bộ Y tế

Mã số CT 1702

10

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

- % so tổng số trẻ em dưới 5 tuổi

%

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Y tế

Mã số 1711

11

Chiều cao trung bình của thanh niên 18 tuổi

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

Mét

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Y tế

-

12

Cân nặng trung bình của thanh niên 18 tuổi

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

Kg

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Y tế

-

13

Cơ cấu phân bố người lao động đang làm việc theo tình trạng sức khỏe (A, B, C, D)

- Cơ cấu các loại theo tỷ lệ % so tổng số nhóm phạm vi nghiên cứu

%

Theo kết quả điều tra của các đơn vị, tổ chức

-

14

Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

Số năm

Tổng cục Thống kê

Mã số CT 0214

15

Chỉ số phát triển con người (HDI)

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm)

Đơn vị từ 0 - 1,0

Tổng cục Thống kê

Mã số 1901

B. CHỈ TIÊU VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC

1

Dân số nhóm tuổi 6 - 23 tuổi đang đi học

- Số lượng tuyệt đối

- Tỷ lệ (%) tổng dân số trong nhóm tuổi

- Mức tăng (giảm)

- 1.000 người

- %

- 1.000 người

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

2

Dân số nhóm tuổi 18 - 23 tuổi đang đi học

- Số lượng tuyệt đối

- Tỷ lệ (%) tổng dân số trong nhóm tuổi

- Mức tăng (giảm)

- 1.000 người

- %

- 1.000 người

- Tổng cục Thống kê

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng Điều tra DS

3

Số người được đào tạo nghề hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- 1.000 người (1000 lượt người đối với đào tạo nghề từ sơ cấp trở xuống)

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Mã số 1617

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người (1.000 lượt người đối với đào tạo nghề từ sơ cấp trở xuống)

- Tổng cục Thống kê

4

Số học sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người

- 1.000 người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1820

5

Số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người

- 1.000 người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1623

6

Số sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người

- 1.000 người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1626

7

Số học viên tốt nghiệp Thạc sỹ hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- Người

- Người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1627

8

Số nghiên cứu sinh bảo vệ luận án Tiến sỹ hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- Người

- Người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1627

9

Số học sinh các trường trung cấp nghề hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người

- 1.000 người

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1617

10

Số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp trong năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người

- 1.000 người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1620

11

Số học sinh các trường cao đẳng nghề hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người

- 1.000 người

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1617

12

Số sinh viên cao đẳng trong năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người

- 1.000 người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1623

13

Số sinh viên đại học trong năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- 1.000 người

- 1.000 người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1626

14

Số học viên đang học cao học hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- Người

- Người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1627

15

Số nghiên cứu sinh hàng năm

- Số lượng tuyệt đối

- Mức độ tăng (giảm)

- Người

- Người

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổng cục Thống kê

Mã số 1627

C. CHỈ TIÊU VỀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC

1

Lao động làm việc trong nền kinh tế

- Số lượng tuyệt đối

- % LLLĐ

- Tốc độ tăng bình quân hàng năm

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Cơ cấu theo ngành kinh tế

- 1.000 người

- %

- %

- 1.000 người

- %

Tổng cục Thống kê

Mã số 0302

2

Số người thất nghiệp (LLLĐ thất nghiệp)

- Số lượng tuyệt đối

- % LLLĐ

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- 1.000 người

- %

- 1.000 người

Tổng cục Thống kê

Mã số 0307

3

Năng suất lao động (tính theo giá trị GDP hoặc giá trị gia tăng -VA- trên 1 lao động làm việc)

- Số tuyệt đối

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Triệu đồng

- %

Tổng cục Thống kê

Mã số 0311

D. CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHU VỰC HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP

1

Cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học trở lên

- Số tuyệt đối

- % tổng lao động của khu vực

- 1.000 người

- %

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Điều tra Lao động - Việc làm

2

Số người có trình độ đại học, cao đẳng

- Số tuyệt đối

- % tổng lao động của khu vực

- 1.000 người

- %

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Điều tra Lao động - Việc làm

3

Số người có trình độ Thạc sỹ

- Số tuyệt đối

- % tổng lao động của khu vực

- 1.000 người

- %

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Điều tra Lao động - Việc làm

4

Số người có trình độ Tiến sỹ, có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư

- Số tuyệt đối

- % tổng lao động của khu vực

- 1.000 người

- %

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Điều tra Lao động - Việc làm

5

Số người sử dụng được các ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật)

- Số tuyệt đối theo trình độ A, B, C

- % tổng lao động của khu vực

- 1.000 người

- %

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Điều tra Lao động - Việc làm

6

Số người sử dụng thành thạo máy vi tính

- Số tuyệt đối phân loại trình độ theo Module

- % tổng lao động của khu vực

- 1.000 người

- %

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

-

7

Số người được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong năm

- Số tuyệt đối

- % tổng lao động của khu vực

- 1.000 người

- %

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

-

Đ. CHỈ TIÊU VỀ TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1

Chi ngân sách hàng năm cho giáo dục và đào tạo

- Số tuyệt đối

- % so tổng ngân sách

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Tỷ đồng

- %

- Tỷ đồng

- Tổng cục Thống kê

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số 0705

2

Chi ngân sách hàng năm cho đào tạo nghề

- Số tuyệt đối

- % so tổng ngân sách

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Tỷ đồng

- %

- Tỷ đồng

- Tổng cục Thống kê

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số 0705

3

Đầu tư phát triển hàng năm cho giáo dục đào tạo

- Số tuyệt đối

- Tốc độ tăng bình quân hàng năm

- Mức tăng (giảm) hàng năm

- Tỷ đồng

- %

- Tỷ đồng

- Tổng cục Thống kê

- Các Bộ ngành

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số 0501

 


Phần II: Giải thích từ ngữ, nội dung, ý nghĩa và phương pháp tính chỉ tiêu

1. Dân số trong độ tuổi lao động

Dân số trong độ tuổi lao động là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động hiện hành (nam 15 - 60; nữ 15 - 55) có khả năng làm việc, có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc.

- Ý nghĩa: Quy mô lực lượng lao động (LLLĐ), tiềm năng sản xuất của nhân lực.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, Kết quả các cuộc Điều tra lao động - việc làm, Tổng điều tra dân số.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

2. LLLĐ từ đủ 15 tuổi trở lên

LLLĐ hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế, bao gồm tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp trong thời gian quan sát.

- Ý nghĩa: Quy mô LLLĐ, tiềm năng sản xuất của nhân lực

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh, tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, Kết quả các cuộc Điều tra lao động - việc làm, Tổng điều tra dân số.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên

3. LLLĐ theo trình độ học vấn

LLLĐ theo trình độ học vấn là tổng số LLLĐ được phân theo trình độ giáo dục các cấp theo hệ thống giáo dục hiện hành, gồm: Chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Ý nghĩa: Kết quả, trình độ phát triển của nhân lực về trình độ học vấn.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và theo ngành kinh tế

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, kết quả các cuộc Điều tra lao động - việc làm, Tổng điều tra dân số

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

4. LLLĐ theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật (trình độ đào tạo)

LLLĐ theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật (trình độ đào tạo) là những người trong LLLĐ được phân theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật gồm: Chưa qua đào tạo (lao động phổ thông), sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ.

- Ý nghĩa: Kết quả, trình độ phát triển nhân lực.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật).

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo, kết quả Tổng điều tra dân số, điều tra lao động - việc làm...

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

5. Lao động đang làm việc theo trình độ học vấn

Số người đang làm việc tại thời điểm điều tra phân theo trình độ học vấn gồm: Chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Ý nghĩa: Kết quả, trình độ phát triển nhân lực.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngành kinh tế, theo loại hình doanh nghiệp.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo, kết quả Tổng điều tra dân số, điều tra lao động - việc làm...

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

6. Lao động đang làm việc theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật (trình độ đào tạo)

Số người đang làm việc tại thời điểm điều tra phân theo trình độ gồm: Chưa qua đào tạo (lao động phổ thông), sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ.

- Ý nghĩa: Kết quả, trình độ phát triển nhân lực.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngành kinh tế, theo loại hình doanh nghiệp.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo, kết quả Tổng điều tra dân số, điều tra lao động - việc làm...

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

7. Số năm đi học bình quân của dân số từ 15 tuổi trở lên

- Ý nghĩa: Phản ánh trình độ phát triển nhân lực.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo, kết quả Tổng điều tra dân số, điều tra lao động - việc làm...

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

8. Số lao động trình độ thạc sỹ trở lên và chuyên viên chính trở lên trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Ý nghĩa: Phản ánh kết quả và trình độ phát triển nhân lực trình độ cao trong khu vực quản lý hành chính nhà nước.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo lao động hàng năm, kết quả đào tạo... của Bộ Nội vụ, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

9. Số lao động trình độ thạc sỹ trở lên và nghiên cứu viên chính trở lên trong lĩnh vực khoa học - công nghệ

- Ý nghĩa: Phản ánh trình độ phát triển nhân lực phản ánh kết quả và trình độ phát triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực khoa học, công nghệ

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo thống kê, kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên

10. Số giảng viên đại học, cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên và giảng viên chính trở lên

- Ý nghĩa: Phản ánh trình độ phát triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực đào tạo bậc đại học.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo kết quả đào tạo và thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

11. Số lao động ngành y - dược trình độ thạc sỹ trở lên, bác sỹ chuyên khoa I và II trở lên

- Ý nghĩa: Phản ánh trình độ và kết quả phát triển nhân lực trình độ cao ngành y tế.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo lao động hàng năm và thống kê y tế hàng năm của Bộ Y tế.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

12. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

- Ý nghĩa: Phản ánh tổng quát thực trạng thể lực trẻ em dưới 5 tuổi, từ đó khuyến cáo, dự báo thể trạng và thể lực phát triển nhân lực trong tương lai.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo, kết quả điều tra dinh dưỡng của Bộ Y tế.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

13. Chiều cao trung bình của thanh niên 18 tuổi

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá tổng hợp về mức sống, điều kiện sống và tình trạng thể lực của người lao động (đại diện cho người lao động vào tuổi trưởng thành).

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ điều tra sức khỏe.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

14. Cân nặng trung bình của thanh niên 18 tuổi

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá tổng hợp về mức sống, điều kiện sống và tình trạng thể lực của cộng đồng.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ điều tra sức khỏe.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

15. Cơ cấu phân bố người lao động đang làm việc theo tình trạng sức khỏe (A, B, C, D)

- Ý nghĩa: Đánh giá tình trạng thể lực chung của nhân lực, cộng đồng.

- Phân tổ: Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của điều tra.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo thống kê kết quả khám sức khỏe hàng năm của các đơn vị, tổ chức.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

16. Tuổi thọ trung bình

Tuổi thọ trung bình chỉ ra số năm mà một người sinh được hy vọng sống cho tới khi mất với giả định tỷ lệ chết theo tuổi ở mức của thời điểm tính toán và các điều kiện sống không đổi từ khi sinh tới khi mất.

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá tổng hợp về mức sống, điều kiện sống và tình trạng sức khỏe của người dân.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng).

- Nguồn số liệu: Điều tra biến động dân số, tổng điều tra dân số.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

17. Chỉ số phát triển con người (HDI)

Chỉ số phát triển con người (HDI) là một đại lượng phản ánh trình độ phát triển của con người mang tính tổng hợp về thể lực, kiến thức và mức sống, được đo bằng tập hợp các chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình của dân số (đặc trưng cho thể lực), tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ đi học của dân số (đặc trưng cho kiến thức) và mức GDP bình quân đầu người (đặc trưng cho mức sống).

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá tổng hợp về mức sống, điều kiện sống và mức độ phát triển giáo dục và đào tạo của cộng đồng.

- Phân tổ: Cả nước, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có thông tin, số liệu).

- Nguồn số liệu: Chỉ dẫn kỹ thuật từ báo cáo phát triển con người.

- Phương pháp tính: HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:

(1). Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình.

(2). Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học).

(3). Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người.

HDI là số trung bình cộng của các số sau:

- Chỉ số tuổi thọ trung bình

Chỉ số tuổi thọ trung bình =

Tuổi thọ trung bình - 25

85 - 25

- Chỉ số học vấn: 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ cộng với 1/3 tỷ lệ chung trong cả nước.

- Chỉ số GDP bình quân đầu người.

18. Dân số nhóm tuổi 6 - 23 tuổi đang đi học

Là tổng số người trong các nhóm tuổi 6 - 23 đang đi học ở các cấp, từ giáo dục phổ thông cho đến đại học.

Cùng với số lượng tuyệt đối, còn tính chỉ tiêu: Tỷ lệ người trong nhóm tuổi 6 - 23 tuổi đang đi học trong tổng dân số trong nhóm tuổi 6 - 23. Phản ánh cấp độ phổ biến, mức độ bao trùm của hệ thống giáo dục, đào tạo đối với người dân.

Công thức tính

Trong đó: P là tỷ lệ người trong nhóm tuổi 6 - 23 đang đi học

HS là số học sinh trong nhóm tuổi 6 - 23

D là dân số trong nhóm tuổi 6 - 23

- Ý nghĩa: Phản ánh mức độ thu hút người dân thuộc các nhóm tuổi đi học được tham gia vào hệ thống giáo dục và đào tạo các cấp.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nguồn số liệu: Tổng điều tra dân số, điều tra chuyên đề về giáo dục, điều tra mức sống hộ gia đình.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

19. Dân số nhóm tuổi 18 - 23 tuổi đang đi học

Là tổng số người trong nhóm tuổi 18 - 23 đang đi học trong các cơ sở đào tạo, phản ánh quy mô đào tạo nhân lực trong nhóm tuổi cần được đào tạo lớn nhất của quốc gia hoặc trên địa bàn lãnh thổ nhất định.

Cùng với số lượng tuyệt đối, còn tính chỉ tiêu: Tỷ lệ người trong nhóm tuổi 18 - 23 tuổi đang đi học trong tổng dân số của nhóm tuổi 18 - 23. Thể hiện mức độ thu hút nhóm dân số trong tuổi thanh niên được thu hút vào các hình thức đào tạo, mức độ sẵn sàng của quốc gia, lãnh thổ trong việc cung cấp nhân lực được đào tạo cho thị trường lao động.

Công thức tính

Trong đó: P là tỷ lệ người trong nhóm tuổi 18 - 23 đang đi học

SV là số học sinh, sinh viên trong nhóm tuổi 18 - 23

D là dân số trong nhóm tuổi 18 - 23

- Ý nghĩa: Phản ánh mức độ thu hút thanh niên - nhóm tuổi cần được và có nhu cầu đào tạo lớn nhất được tham gia vào hệ thống đào tạo các cấp: Dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, thống kê giáo dục.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

20. Số người được đào tạo nghề hàng năm

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá kết quả phát triển nhân lực ở cấp trình độ dạy nghề trong một năm nhất định.

- Phân tổ: Cả nước, thành thị, nông thôn, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo cấp bậc đào tạo nghề gồm: Công nhân kỹ thuật không có Bằng nghề, Chứng chỉ nghề; Chứng chỉ, Chứng chỉ học nghề dưới 3 tháng; Sơ cấp nghề, có Chứng chỉ nghề ngắn hạn (từ 3 tháng đến dưới 12 tháng); Bằng nghề dài hạn nghề (từ 12 tháng đến dưới 24 tháng); Trung cấp nghề; Cao đẳng nghề;

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên

21. Số học sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hàng năm

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá kết quả phát triển nhân lực ở cấp trình độ trung cấp chuyên nghiệp trong một năm nhất định.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

22. Số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học hàng năm

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá kết quả phát triển đào tạo nhân lực cấp trình độ cao đẳng, đại học trong một năm nhất định.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngành đào tạo.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

23. Số học viên tốt nghiệp cao học hàng năm

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá kết quả phát triển nhân lực trình độ cao trong một năm nhất định.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, chuyên ngành đào tạo.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

24. Số nghiên cứu sinh bảo vệ luận án tiến sỹ hàng năm

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá kết quả phát triển nhân lực trình độ cao trong một năm nhất định.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, chuyên ngành đào tạo.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

25. Số học sinh các trường trung cấp nghề trong năm

- Ý nghĩa: Phản ánh việc triển khai thực hiện giải pháp phát triển nhân lực cấp trình độ trung cấp nghề trong một năm nhất định.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

26. Số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp trong năm

- Ý nghĩa: Phản ánh việc triển khai thực hiện giải pháp phát triển nhân lực cấp trình độ trung cấp chuyên nghiệp trong một năm nhất định.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, Niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

27. Số học sinh các trường cao đẳng nghề trong năm

- Ý nghĩa: Phản ánh việc triển khai thực hiện giải pháp phát triển nhân lực cấp trình độ cao đẳng nghề trong một năm nhất định.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

28. Số sinh viên cao đẳng và đại học trong năm

- Ý nghĩa: Phản ánh việc triển khai thực hiện giải pháp phát triển nhân lực cấp trình độ cao đẳng, đại học trong một năm nhất định.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngành đào tạo.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

29. Số học viên đang học cao học hàng năm

- Ý nghĩa: Phản ánh việc triển khai thực hiện giải pháp phát triển nhân lực trình độ cao trong một năm nhất định.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, chuyên ngành đào tạo.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

30. Nghiên cứu sinh đang làm luận án hàng năm

- Ý nghĩa: Phản ánh việc triển khai thực hiện giải pháp phát triển nhân lực trình độ cao trong một năm nhất định.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, chuyên ngành đào tạo.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo đào tạo, niên giám thống kê.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

31. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế

- Ý nghĩa

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là những người, trong thời gian quan sát, đang có việc làm trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc làm các công việc sản xuất, kinh doanh cá thể, hộ gia đình, hoặc đã có công việc làm nhưng đang trong thời gian tạm nghỉ việc và sẽ tiếp tục trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ (tạm nghỉ vì ốm đau, sinh đẻ, nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch,...). Phản ánh mức độ huy động LLLĐ tham gia vào các hoạt động có ích để làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ngành kinh tế.

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, kết quả các cuộc điều tra.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

32. LLLĐ thất nghiệp

- Ý nghĩa

LLLĐ thất nghiệp là những người trong thời gian quan sát tuy không làm việc nhưng đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc để tạo ra thu nhập bằng tiền hay hiện vật, gồm cả những người chưa bao giờ làm việc. Thất nghiệp còn bao gồm cả những người trong thời gian quan sát không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đã được bố trí một việc làm mới sau thời gian quan sát, những người đã bị buộc thôi việc không lương có hoặc không có thời hạn hoặc những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ quan niệm rằng không thể tìm được việc làm.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình độ chuyên môn - kỹ thuật.

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, kết quả các cuộc điều tra.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

33. Năng suất lao động

- Năng suất lao động xã hội: Chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động của lao động. Năng suất lao động thường được thể hiện bằng kết quả hoạt động được tính bằng tổng sản phẩm (giá trị sản xuất hoặc GDP hoặc giá trị tăng thêm -VA...) được tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) tính bình quân cho một lao động làm việc.

- Ý nghĩa: Phản ánh chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động.

- Phân tổ: Cả nước, các vùng kinh tế (6 vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ngành kinh tế.

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê.

- Công thức tính:

Năng suất lao động =

Tổng sản phẩm (GO, GDP, VA…)

Tổng số người làm việc bình quân

34. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong khu vực quản lý hành chính nhà nước và sự nghiệp có trình độ đại học trở lên

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá chất lượng và kết quả phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý trong khu vực quản lý hành chính nhà nước và sự nghiệp.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành, chia theo khu vực hành chính công và khu vực sự nghiệp công.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo thống kê cán bộ, công chức, viên chức và kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn - nghiệp vụ và quản lý của các cơ quan, đơn vị trong khu vực.

35. Số người có trình độ đại học trở lên (Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ), có học hàm (Giáo sư, Phó Giáo sư) trong khu vực quản lý hành chính nhà nước và sự nghiệp

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá kết quả phát triển nhân lực trình độ cao của khu vực hành chính, sự nghiệp

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành, chia theo khu vực hành chính công và khu vực sự nghiệp công.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo thống kê cán bộ, công chức, viên chức và kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý của các cơ quan, đơn vị trong khu vực.

36. Số người sử dụng được các ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật) (hoặc có trình độ ở cấp A, B, C, D...)

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá kết quả phát triển nhân lực của khu vực cấp trình độ dạy nghề.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành, chia theo khu vực hành chính công và khu vực sự nghiệp công.

- Nguồn số liệu: Kết quả điều tra mẫu, Thống kê và Báo cáo cán bộ hàng năm của các cơ quan.

37. Số người sử dụng thành thạo máy vi tính (trình độ được phân loại theo các cấp Module trong quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Ý nghĩa: Phản ánh, đánh giá kết quả phát triển nhân lực của khu vực cấp trình độ dạy nghề.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành, chia theo khu vực hành chính công và khu vực sự nghiệp công.

- Nguồn số liệu: Kết quả điều tra mẫu, Thống kê và Báo cáo cán bộ hàng năm của các cơ quan.

38. Số người được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong năm

- Ý nghĩa: Phản ánh kết quả thực hiện giải pháp phát triển nhân lực theo hình thức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.

- Phân tổ: Cả nước, giới tính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành, chia theo khu vực hành chính công và khu vực sự nghiệp công.

- Nguồn số liệu: Tổng hợp từ báo cáo thực hiện kế hoạch đào tạo.

39. Chi ngân sách hàng năm cho giáo dục và đào tạo

- Ý nghĩa: Là tổng số tiền chi từ ngân sách nhà nước (cả nước, các ngành và địa phương) cho phát triển giáo dục và đào tạo. Thể hiện sự cam kết, quyết tâm chính trị của Nhà nước trong phát triển nhân lực; phản ánh kết quả thực hiện giải pháp phát triển nhân lực về chi ngân sách cho phát triển giáo dục và đào tạo.

- Phân tổ: Cả nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành.

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, Báo cáo thu - chi ngân sách của ngành tài chính.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

40. Chi ngân sách hàng năm cho đào tạo nghề

- Ý nghĩa: Là tổng số tiền chi từ ngân sách nhà nước (cả nước, các ngành và địa phương) cho phát triển đào tạo nghề. Thể hiện sự quan tâm của các đơn vị, tổ chức cho phát triển dạy nghề; phản ánh kết quả thực hiện giải pháp phát triển nhân lực về chi ngân sách cho phát triển dạy nghề.

- Phân tổ: Cả nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành.

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, Báo cáo thu - chi ngân sách của ngành tài chính.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên.

41. Đầu tư phát triển hàng năm cho giáo dục đào tạo

- Ý nghĩa: Thể hiện hành động thực tế của Nhà nước, Bộ ngành, các tỉnh các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cho phát triển nhân lực thông qua đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển nhân lực; phản ánh kết quả thực hiện giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nhân lực.

- Phân tổ: Cả nước, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ ngành.

- Nguồn số liệu: Niên giám thống kê, các báo cáo về đầu tư phát triển.

- Phương pháp tính: Theo chỉ dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 291/QĐ-TTg năm 2013 về Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực phục vụ giám sát và đánh giá thực hiện Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực thời kỳ 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 291/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/02/2013
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 111 đến số 112
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản