Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2023/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 02 tháng 10 năm 2023 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CANH TÁC TRÊN VÙNG CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 492/TTr-SNN ngày 20 tháng 9 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2023.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CANH TÁC TRÊN VÙNG CANH TÁC HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2023/QĐ-UBND ngày 02/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định các hoạt động về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ, bao gồm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
b) Những quy định khác về canh tác hữu cơ không được quy định tại quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ canh tác trên vùng canh tác hữu cơ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Canh tác hữu cơ là quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ để tạo ra các sản phẩm cây trồng hữu cơ.
2. Vùng canh tác hữu cơ là vùng canh tác đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xác định và thông báo rộng rãi trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Sản phẩm cây trồng hữu cơ là bộ phận thu hoạch của cây trồng nông nghiệp (trừ cây lâm nghiệp và cây cảnh) được sản xuất, chứng nhận và ghi nhãn phù hợp theo quy định tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ.
Điều 3. Nguyên tắc canh tác trên vùng canh tác hữu cơ
1. Canh tác hữu cơ trên vùng canh tác hữu cơ phải đáp ứng yêu cầu tại Điều 69 của Luật Trồng trọt năm 2018 và thực hiện nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 28/8/2018 của Chính phủ.
2. Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, độ tơi xốp của đất, chống xói mòn đất và giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất.
3. Nông nghiệp hữu cơ cần có tính cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CANH TÁC TRÊN VÙNG CANH TÁC HỮU CƠ
1. Vùng canh tác hữu cơ
a) Vùng canh tác hữu cơ phải nằm trong vùng được cơ quan có thẩm quyền xác định và thông báo rộng rãi các vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
b) Vùng canh tác hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện; quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện.
c) Vùng đệm phải dễ dàng nhận diện, chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào chiều cao của cây trồng trong khu vực sản xuất thông thường, nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý theo địa hình và điều kiện khí hậu từng vùng.
d) Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài do nguồn nước thì bên ngoài vùng đệm tạo một bờ đất hoặc rãnh thoát nước triệt để nhằm tránh nước xâm lấn, ô nhiễm vào khu vực sản xuất hữu cơ.
đ) Các cây trồng trong vùng đệm không được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.
2. Quản lý đất
a) Chọn vùng trồng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của loại cây trồng.
b) Đất canh tác trong vùng canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn tại Quy chuẩn QCVN 03:2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất.
c) Đất canh tác hữu cơ phải đảm bảo duy trì hoặc tăng cường độ phì và tính chất của đất, cải tạo, bảo vệ đất; áp dụng các biện pháp canh tác phòng, chống xói mòn đất, thoái hóa, ô nhiễm đất và các rủi ro cho đất.
- Đối với việc trồng nấm, giá thể phải làm từ vật liệu là sản phẩm hữu cơ hoặc vật liệu tự nhiên không sử dụng hoá chất.
3. Quản lý nước
a) Nước sử dụng trong vùng canh tác hữu cơ phải đáp ứng tiêu chuẩn của Quy chuẩn QCVN 08:2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 09:2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
b) Sử dụng nước tưới cho cây trồng hợp lý theo từng giai đoạn, theo nhu cầu của từng cây trồng và tránh lãng phí; áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước để tránh bị ô nhiễm, thất thoát nước.
4. Môi trường không khí
Canh tác trên vùng canh tác hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường xung quanh; phải đảm bảo chất lượng môi trường không khí trong sản xuất, không vượt quá giới hạn cho phép theo quy định.
5. Quản lý trang thiết bị
a) Trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu sử dụng trong canh tác hữu cơ, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, tưới tiêu, thu hoạch, sơ chế, bảo quản phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng; được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
b) Các thiết bị phòng, chống sinh vật gây hại đã được sử dụng trong sản xuất thông thường không được sử dụng trong sản xuất hữu cơ.
6. Quản lý vật tư đầu vào
a) Về giống cây trồng
- Không sử dụng hạt giống, vật liệu nhân giống từ cây trồng biến đổi gen; ưu tiên sử dụng giống cây trồng được sản xuất hữu cơ (giống hữu cơ); trường hợp không có sẵn giống hữu cơ thì sử dụng giống thu được từ giống cây trồng thông thường sau khi canh tác theo phương thức hữu cơ ít nhất 1 vụ đối với cây hàng năm, ít nhất 2 vụ thu hoạch đối với cây lâu năm.
- Khuyến khích sử dụng giống cây trồng bản địa; trường hợp không có giống cây trồng bản địa thì sử dụng giống cây trồng theo quy định quản lý về giống cây trồng, có nguồn gốc rõ ràng.
- Sử dụng hạt giống không qua xử lý hoặc xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ lý, sinh học; nếu phải xử lý bằng hóa chất thì các chất đó phải được nêu trong bảng Bảng A2, phụ lục A Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11041-2:2017 về nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ ban hành kèm theo Quyết định số 3883/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng hoá chất nằm ngoài bảng A2, phụ lục A TCVN 11041-2:2017 thì phải loại bỏ các chất đó khỏi giống cây trồng trước khi sử dụng.
b) Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư đầu vào
- Phân bón, chất cải tạo đất, chất phụ gia; thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư đầu vào khác sử dụng trong canh tác hữu cơ chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết, phải đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng liên quan hoặc được sản xuất từ các nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ theo quy định tại Bảng A1, phụ lục A TCVN 11041-2:2017.
- Nước thải chăn nuôi bón cho cây trồng chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết và phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn được quy định tại quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng ban hành kèm theo Thông tư số 28/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, đáp ứng theo quy định tại Bảng A1, phụ lục A TCVN 11041-2:2017.
- Khuyến khích sử dụng phân bón được lấy từ các sản phẩm phụ từ trồng trọt, chăn nuôi đã được cấp chứng nhận sản xuất hữu cơ, qua xử lý đảm bảo làm phân bón.
- Không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp; chất diệt cỏ, sinh vật biến đổi gen, chất kích thích sinh trưởng cây trồng.
7. Quản lý sinh vật gây hại
a) Áp dụng các biện pháp thực hiện luân canh cây trồng, quản lý dinh dưỡng đối với đất và cây trồng.
b) Vệ sinh để loại bỏ các mầm bệnh, hạt cỏ dại và môi trường sống cho sinh vật gây hại.
c) Sử dụng biện pháp vật lý như vệ sinh vườn để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại; lấp đất diệt nhộng; dùng vợt, bẫy dính, bẫy ánh sáng để bắt côn trùng gây hại.
d) Sử dụng loài, giống cây trồng có khả năng kháng các loài sinh vật gây hại phổ biến và thích nghi với môi trường.
đ) Bảo vệ các loài thiên địch của sinh vật gây hại qua việc tạo môi trường sống thuận lợi: Phóng thích các loài thiên địch, bao gồm cả các loài côn trùng ăn thịt và các loài ký sinh; trồng cây xua đuổi sinh vật gây hại, cây dẫn dụ thiên địch; dùng bẫy, rào chắn, ánh sáng, nhiệt độ và tiếng động.
e) Sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật, chất khoáng hoặc chế phẩm sinh học không chứa các chất tổng hợp để kiểm soát dịch bệnh; được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nêu trong tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc với sản phẩm cây trồng hữu cơ.
g) Sử dụng biện pháp sinh học: Dùng bẫy bả sinh học, nuôi thả và bảo vệ thiên địch, trồng cây dẫn dụ hoặc cây xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng vi sinh vật và chế phẩm sinh học nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041 -2: 2017 cũng như các chế phẩm thực vật tự nhiên khác.
8. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng
Thực hiện theo quy trình sản xuất đã được quy định cho mỗi loài cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã được công nhận theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, phù hợp với thực tiễn sản xuất, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, năng lực của người sản xuất
9. Thu hoạch, sơ chế sản phẩm
a) Quá trình thu hoạch, sơ chế phải đảm bảo không bị dập nát, ảnh hưởng mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và không trộn lẫn sản phẩm cây trồng hữu cơ theo TCVN 11041-2:2017 với sản phẩm cây trồng không theo tiêu chuẩn hữu cơ.
b) Không sử dụng các công nghệ có hại cho việc trồng, chăm sóc cây trồng hữu cơ; sản phẩm, vật tư, nguyên liệu có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; bức xạ ion hóa (chiếu xạ) để kiểm soát sinh vật gây hại.
c) Quá trình chế biến phải tuân thủ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và đáp ứng các quy định khác có liên quan.
10. Bảo quản sản phẩm hữu cơ
a) Vật dụng bảo quản sản phẩm hữu cơ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng đảm bảo theo quy định tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
b) Kho chứa sản phẩm cây trồng hữu cơ được bảo quản rời, phải tách biệt với kho chứa sản phẩm cây trồng không hữu cơ và phải được nhận diện.
c) Khu vực bảo quản và các phương tiện vận chuyển sản phẩm cây trồng hữu cơ phải được làm sạch bằng các phương pháp và vật liệu được phép dùng trong sản xuất hữu cơ; đối với các chất làm sạch, chất khử trùng có thể tiếp xúc với thực phẩm chỉ sử dụng các chất được cho phép theo quy định tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
Điều 6. Truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lưng, an toàn thực phẩm
Thực hiện theo Điều 13 của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.
Điều 7. Thu gom, xử lý, sử dụng chất thải và phụ phẩm cây trồng
Thực hiện thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng.
Điều 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh; các quy định về nông nghiệp hữu cơ có liên quan.
2. Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp hữu cơ để nhân dân mở rộng sản xuất.
3. Thực hiện quản lý nhà nước về việc tuân thủ quy định của nhà nước trong hoạt động sản xuất, giám sát, cấp chứng nhận sản xuất trồng trọt hữu cơ theo quy định.
4. Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Sở Khoa học và Công nghệ
1. Triển khai các chương trình, dự án, đề tài về nghiên cứu, ban hành các quy trình sản xuất hữu cơ cho cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Sơn La.
2. Hướng dẫn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị mới tiên tiến trong chế biến, phát triển vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
3. Phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và quy chuẩn kỹ thuật liên quan trên địa bàn.
4. Thực hiện công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn thực hiện cho các chính sách hỗ trợ, dự án đầu tư, các chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước trong thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.
Điều 11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo quy định.
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức thực hiện quảng bá, kết nối với các đơn vị, tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được cấp chứng nhận.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, cơ quan liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở chế biến các sản phẩm trồng trọt hữu cơ theo quy định.
Điều 13. Tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể
Đề nghị các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, các hội ngành nghề vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức về nông nghiệp hữu cơ; thực hiện đúng quy định về canh tác trong vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 14. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định về canh tác trong vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn; phổ biến các quy định về nông nghiệp hữu cơ, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Trung ương và của tỉnh.
2. Thực hiện phát triển, bảo vệ và xây dựng kết cấu hạ tầng ph ù hợp, đảm bảo không bị ô nhiễm hóa chất từ bên ngoài; hướng dẫn người dân trong việc canh tác vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định.
3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ, cấp chứng nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp TCVN 11041-2:2017 nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định.
4. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp hữu cơ để nhân dân mở rộng sản xuất.
5. Hướng dẫn các doanh nghiệp, các nhà đầu tư liên kết với các tổ chức, cá nhân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đảm bảo đầu ra ổn định.
6. Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn.
Điều 15. Tổ chức, cá nhân canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh
Tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp theo đúng chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển của tỉnh và tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định về canh tác trong quá trình canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh./.
- 1Quyết định 30/2020/QĐ-UBND quy định về canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2020 về xác định và bảo vệ phát triển vùng canh tác hữu cơ tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Quyết định 23/2024/QĐ-UBND quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ tại Thành phố Đà Nẵng
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật Trồng trọt 2018
- 4Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
- 5Quyết định 3883/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Nông nghiệp hữu cơ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT quy định về việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
- 11Quyết định 30/2020/QĐ-UBND quy định về canh tác hữu cơ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 12Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2020 về xác định và bảo vệ phát triển vùng canh tác hữu cơ tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 14Thông tư 28/2022/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Quyết định 23/2024/QĐ-UBND quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ tại Thành phố Đà Nẵng
Quyết định 29/2023/QĐ-UBND quy định về canh tác trên vùng canh tác hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 29/2023/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/10/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra