Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2018/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 13 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 ngày 5 tháng 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2149/TTr-SNN ngày 18 tháng 9 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018 và thay thế Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có công trình thủy lợi; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 13/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phạm vi vùng phụ cận, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với các công trình thủy lợi đã xây dựng và được đưa vào khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa được quy định tại Luật Thủy lợi. Trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Các công trình đê điều (bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống tràn qua đê và công trình phụ trợ) thực hiện theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định về công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 2. Phạm vi vùng phụ cận cho các công trình thủy lợi khác chưa được quy định tại Luật Thủy lợi như sau:
1. Đối với công trình ngăn mặn Mỹ Trung
Phạm vi vùng phụ cận cống và âu thuyền được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía là 50 m.
Phạm vi vùng phụ cận đập ngăn sông là 20 m tính từ chân đập trở ra hai phía thượng, hạ lưu đập.
2. Đối với kênh và công trình trên kênh
- Đối với kênh nổi, kênh nửa chìm nửa nổi: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài của kênh trở ra;
- Đối với kênh chìm (là kênh có mặt cắt chuyển nước (diện tích ướt) nằm dưới mặt đất tự nhiên): Phạm vi vùng phụ cận tính từ điểm giao mái trong của kênh với mặt đất tự nhiên trở ra;
Phạm vi vùng phụ cận theo các cấp lưu lượng được quy định cụ thể như sau:
TT | Lưu lượng thiết kế (m3/s) | Phạm vi vùng phụ cận (m) |
I | Kênh có lưu lượng nhỏ hơn 0,5 |
|
1 | Kênh đất | 1,0 |
2 | Kênh kiên cố | 1,0 |
II | Kênh có lưu lượng từ 0,50 đến dưới 1,0 |
|
1 | Kênh đất | 1,5 |
2 | Kênh kiên cố | 1,0 |
III | Kênh có lưu lượng từ 1,0 đến dưới 2,0 |
|
1 | Kênh đất | 2,0 |
2 | Kênh kiên cố | 1,0 |
- Đối với kênh là đường ống: Phạm vi bảo vệ là 03 m tính từ tim đường ống; trường hợp phải đào đất để đặt đường ống thì phạm vi không nhỏ hơn khoảng cách từ tim đường ống đến điểm giao mái đào với mặt đất tự nhiên;
- Đối với những đoạn kênh, tuyến kênh có bờ kết hợp làm đường giao thông, phạm vi vùng phụ cận ngoài việc đảm bảo theo quy định trên còn phải phù hợp với quy định về hành lang bảo vệ công trình giao thông;
- Đối với công trình trên kênh: Phạm vi vùng phụ cận tính từ mép ngoài của phần xây đúc trở ra từ 03 m đến 05 m, riêng thùng máng phạm vi phụ cận tính từ mép ngoài thùng máng trở ra là 01 m.
3. Đối với trạm bơm: Trạm bơm phải có hàng rào bảo vệ. Phạm vi bảo vệ được tính từ mép ngoài móng hàng rào bảo vệ trở vào (trường hợp nền hàng rào là đất đắp thì tính từ chân mái đắp trở vào). Trường hợp chưa xây dựng được hàng rào bảo vệ thì phạm vi bảo vệ của trạm bơm được tính trong phạm vi đất được thu hồi khi xây dựng và đưa công trình vào bàn giao sử dụng.
a) Đối với công trình ngăn mặn Mỹ Trung: Căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 20 m đến 50 m, tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc;
b) Kênh có lưu lượng từ 02 m3/s đến 05 m3/s trừ kênh chìm, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý để cắm mốc tại các điểm chuyển hướng; trên các đoạn thẳng khoảng cách hai mốc liền nhau từ 400 m, trường hợp kênh ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung khoảng cách hai mốc liền nhau từ 200 m;
c) Đối với trạm bơm có lưu lượng từ 20 m3/s trở lên: Trường hợp chưa xây dựng được hàng rào bảo vệ thì cắm mốc tại các điểm góc theo phạm vi đất được thu hồi; trường hợp đã xây hàng rào bảo vệ thì không cần cắm mốc.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 4. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi
1. Lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Thủy lợi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức lực lượng bảo vệ công trình tại Khoản 2 Điều 42 Luật Thủy lợi.
Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi nhỏ quyết định phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Lập phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình, công bố công khai phương án cắm mốc chỉ giới, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để phối hợp quản lý, bảo vệ. Công tác cắm mốc cho công trình phải được hoàn thành trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực.
4. Trực tiếp quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hàng năm tổ chức kiểm tra, bảo trì khôi phục các mốc bị mất hoặc sai lệch so với hồ sơ cắm mốc chỉ giới đã được duyệt. Kinh phí bảo trì, khôi phục mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
5. Lập danh mục đề nghị các công trình thuộc Khoản 2, Điều 48 của Luật Thủy lợi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham gia cùng với các cấp chính quyền địa phương trong công tác tổ chức dỡ bỏ hoặc di dời nhà và công trình nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
6. Thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện công tác bảo vệ công trình thủy lợi, cắm mốc, di dời nhà và công trình xây dựng nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Điều 5. Trách nhiệm của các sở, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về lập phương án bảo vệ công trình, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, quy cách và kỹ thuật cắm mốc theo đúng quy định;
b) Thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt phương án bảo vệ đối với các công trình thủy lợi do Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý.
c) Thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;
d) Tổ chức thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; xử lý theo quy định của pháp luật;
e) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2. Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp huyện, cấp xã trong việc quy hoạch mạng lưới giao thông thủy, giao thông bộ, xác định lộ giới, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có kết hợp giao thông, thực hiện cắm biển báo, chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông theo quy định hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí, các phương tiện truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Quy định này để nhân dân biết, thực hiện.
4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với chính quyền địa phương có công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi chỉ đạo, ngăn chặn các hành vi phá hoại, cản trở công tác di dời nhà và công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cân đối bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác giải tỏa vi phạm, hỗ trợ, bồi thường trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
Điều 6. UBND các huyện, thành phố, thị xã
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Quy định này để nhân dân biết, thực hiện.
2. Tham gia, phối hợp với đơn vị quản lý khai thác công trình trong việc xây dựng phương án bảo vệ công trình, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình và trong việc thực hiện cắm mốc chỉ giới trên thực địa.
3. Phê duyệt phương án bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn trừ các công trình do Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý.
4. Phê duyệt danh mục nhà và công trình phải dỡ bỏ hoặc di dời ra ngoài phạm vi bảo vệ công trình và kế hoạch thực hiện, tổ chức thực hiện.
5. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch dỡ bỏ hoặc di dời đối với công trình thuộc Khoản 2, Điều 48 của Luật Thủy lợi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện dỡ bỏ hoặc di dời đối với công trình vi phạm sau khi phê duyệt.
6. Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và quản lý an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn.
7. Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
8. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.
Điều 7. UBND các xã, phường, thị trấn
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Quy định này để nhân dân biết và thi hành.
2. Tham gia, phối hợp với đơn vị quản lý khai thác công trình tổ chức thực hiện cắm mốc chỉ giới trên thực địa đối với các công trình nằm trong địa giới xã, phường, thị trấn. Tiếp nhận, quản lý và bảo vệ các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Xây dựng kế hoạch dỡ bỏ hoặc di dời đối với công trình thuộc Khoản 2, Điều 48 của Luật Thủy lợi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp thực hiện dỡ bỏ hoặc di dời đối với công trình vi phạm sau khi phê duyệt.
4. Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và quản lý an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn.
5. Tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện tình hình thực hiện trước ngày 20 tháng 11 hàng năm.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Đối với các công trình đã được cắm mốc trước ngày Quy định này có hiệu lực thì được giữ nguyên. Các công trình triển khai thực hiện cắm mốc kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan kịp thời phản ánh đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lụt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017
- 2Quyết định 10/2017/QĐ-UBND quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận và các trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 4Quyết định 44/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 41/2018/QĐ-UBND quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 3147/QĐ-UBND năm 2018 quy định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 7Kế hoạch 210/KH-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật Thủy lợi 2017
- 4Quyết định 33/2016/QĐ-UBND Quy định về công tác quản lý và phạm vi bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lụt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2017
- 6Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 7Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 9Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về phạm vi vùng phụ cận và các trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 10Quyết định 44/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang
- 11Quyết định 41/2018/QĐ-UBND quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 12Quyết định 3147/QĐ-UBND năm 2018 quy định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 13Kế hoạch 210/KH-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Quyết định 29/2018/QĐ-UBND quy định về bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 29/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/11/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Lê Minh Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra