Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2017/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 24 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ KHOÁN QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN KHÔNG TRỒNG BỔ SUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 23 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 80/2013/TTLT-BTC-BNN ngày 14 tháng 6 năm 2013 của liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 83/TTr-SNN ngày 18 tháng 7 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

1. Mục tiêu

Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng tự nhiên hiện có, tăng thu nhập ổn định đời sống nhân dân miền núi;

Hỗ trợ một phần chi phí nhằm khuyến khích việc bảo vệ, phát triển rừng; hàng năm ngân sách hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng ít nhất cho khoảng trên 30.000 ha; diện tích còn lại do các chủ rừng tự đầu tư bảo vệ.

2. Nội dung hỗ trợ

a) Hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng:

Đối tượng hỗ trợ: Là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ, đặc dụng hoặc được các Ban quản lý rừng giao khoán bảo vệ rừng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.

Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

Mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng 300.000 đồng/ha/năm. Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5 năm.

Hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm tra và nghiệm thu bằng 4% tổng số kinh phí hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng hàng năm.

b) Hỗ trợ khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung:

Đối tượng hỗ trợ: Là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung.

Mức hỗ trợ khoán khoanh nuôi tái sinh rừng 3.000.000 đồng/ha/6năm (bình quân 500.000 đồng/ha/năm). Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh năm đầu là 50.000 đồng/ha.

Hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm tra và nghiệm thu bằng 4% tổng số kinh phí hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh không trồng bổ sung hàng năm.

c) Trong cùng một nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách khác nhau quy định thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng chỉ được nhận hỗ trợ từ một chính sách mà có lợi nhất cho đối tượng nhận hỗ trợ.

3. Nguồn vốn hỗ trợ

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho bảo vệ, phát triển rừng; nguồn ngân sách tỉnh; nguồn vốn khác (sử dụng nguồn thu từ bán cây đứng, thuế tài nguyên rừng, tiền thu từ xử phạt các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng, các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật...) và nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu trên địa bàn, đảm bảo bố trí đủ kinh phí theo kế hoạch để thực hiện ngay từ đầu năm.

Điều 2. Trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm về hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Quyết định này; tổng hợp diện tích rừng thuộc địa phương quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thông báo diện tích rừng cần bảo vệ hàng năm.

Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách quy định tại Quyết định này và các chính sách liên quan đến các đối tượng. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Quyết định. Hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, tham mưu phân bổ kế hoạch chi tiết nguồn vốn ngân sách hàng năm, bố trí vốn sự nghiệp lâm nghiệp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nguồn vốn hàng năm, trung hạn trong công tác khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện Quyết định này.

4. Ủy ban nhân dân các huyện: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện quy định mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung trên địa bàn quản lý theo Quyết định này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 và bãi bỏ Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang Ban hành Quy định mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.

2. Các nội dung khác không quy định trong Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật hiện hành.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho Bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục kiểm tra VB QPPL- Bộ Tư pháp;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT HĐND (b/c);
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
-
y ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
+ LĐVP, TH, KT, KTN, TTTT, TKCT;
+ Lưu VT, NN.Thăng.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Thái

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 29/2017/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

  • Số hiệu: 29/2017/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/08/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Dương Văn Thái
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2018
  • Ngày hết hiệu lực: 01/04/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản