Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2009/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 03 tháng 11 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Thực hiện Công văn số 1352/BTC-QLG ngày 05/02/2009 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Nghị định số 75/2008/NĐ-CP , Nghị định số l07/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 90/STC-GCS ngày 14/10/2009 và Báo cáo thẩm định số 95/BC-STP ngày 01/10/2009 của Giám đốc Sở Tư pháp;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 03/11/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình)
Quy định này quy định thực hiện việc bình ổn giá; danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá, quyết định giá; hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá; hiệp thương giá; thẩm định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; đăng ký giá; kê khai giá; công khai thông tin về giá và quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quản lý giá và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
THỰC HIỆN BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
1. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá: Quy định tại Điểm l, Khoản 2, Điều l, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/06/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2008/NĐ-CP) và Điều 1, Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định cụ thể tại Phụ lục số l kèm theo Quy định này.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, UBND tỉnh sẽ quyết định bổ sung thêm danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá ngoài danh mục quy định nêu trên theo từng thời kỳ.
2. Điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá: Theo quy định tại Khoản 2, Mục I, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá (sau đây gọi tắt là Thông tư số 104/2008/TT-BTC);
Điều 4. Thẩm quyền quyết định các biện pháp bình ổn giá
Thực hiện theo quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3, Mục I, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Tài chính trong việc thực hiện bình ổn giá
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền thực hiện tại địa phương.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để áp dụng trong từng thời kỳ.
3. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan kiểm tra hoặc tham mưu cho UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở chuyên ngành thực hiện kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng hóa và dịch vụ theo giá niêm yết; việc đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá đối với loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá (theo thẩm quyền), phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bình ổn giá.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Sở Công thương, Cục thuế, Chi cục Hải quan, Công an tỉnh kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, lợi dụng chủ trương điều hành giá của Nhà nước, lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá, ép giá bất hợp lý.
5. Kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
1. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
2. Báo cáo đầy đủ, kịp thời về chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá theo yêu cầu bằng văn bản của Sở Tài chính.
LẬP, TRÌNH, THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN GIÁ, QUYẾT ĐỊNH GIÁ
Điều 7. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá
1. Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp do Nhà nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách;
2. Giá bán báo Ninh Bình khi có quyết định của Nhà nước về việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
3. Giá các loại đất trên địa bàn tỉnh sau khi thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh;
4. Giá cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh;
5. Giá rừng, giá cho thuê các loại rừng trên địa bàn tỉnh;
6. Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ;
7. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa;
8. Giá nước sạch cho sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng khác;
9. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích được sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch; giá hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện, theo quy định của Luật Đấu thầu và không qua hình thức đấu giá.
1. Sở Tài chính lập phương án giá trình UBND tỉnh quyết định giá cho thuê đất, thuê mặt nước sau khi thống nhất với các sở, ngành có liên quan.
2. Các sở, ngành xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của các đơn vị liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính:
a) Sở Giao thông Vận tải: Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp do Nhà nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách; mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa.
b) Sở Xây dựng: Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường: Giá các loại đất trên địa bàn tỉnh;
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Giá rừng, giá cho thuê các loại rừng trên địa bàn tỉnh.
e) Báo Ninh Bình: Giá bán báo Ninh Bình khi có quyết định của Nhà nước về việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Đối với giá nước sạch cho sinh hoạt, cho mục đích sử dụng khác: Các đơn vị sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ xây dựng phương án giá báo cáo Sở quản lý chuyên ngành, để Sở quản lý chuyên ngành có văn bản gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND tỉnh quyết định và phê duyệt.
4. Đối với giá sản phẩm, dịch vụ công ích được sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch; giá hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện, theo quy định của Luật Đấu thầu và không qua hình thức đấu giá: thực hiện theo Thông tư số 05/2004/TT-BTC ngày 30/01/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý giá đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Điều 9. Hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 mục III phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
Điều 10. Điều kiện tổ chức hiệp thương giá
Thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP .
Điều 11. Thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá
1. Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại Điều 10 Quy định này, có phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Việc hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể mà pháp luật chuyên ngành có quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó và quy định tại Quy định này.
Điều 12. Hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá
1. Hồ sơ hiệp thương giá: theo quy định tại Khoản 1, Mục IV, Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
2. Thủ tục và trình tự hiệp thương giá.
a) Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá
b) Thành phần tham gia tổ chức hiệp thương giá hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
Sở Tài chính; đại diện có thẩm quyền của bên mua, bên bán và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của Sở Tài chính.
c) Trình tự hiệp thương giá:
- Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại Khoản 1, Mục IV, Phần B, Thông tư số 104/2008/TT-BTC trong khoảng 05 ngày (ngày làm việc), Sở Tài chính quyết định thời gian cụ thể tiến hành hội nghị hiệp thương giá, thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết. Trong trường hợp hồ sơ hiệp thương giá của các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ theo quy định, Sở Tài chính có văn bản yêu cầu các bên tham gia hiệp thương giá thực hiện đúng quy định.
- Sở Tài chính trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ phương án hiệp thương giá đồng thời nghe ý kiến của các cơ quan có liên quan tham gia hiệp thương giá.
- Sở Tài chính kết luận và ghi biên bản (có chữ ký của cơ quan tổ chức hiệp thương giá, đại diện bên mua, bên bán), thông báo kết quả hiệp thương và hình thức công bố kết quả hiệp thương giá để hai bên mua và bán thi hành.
- Doanh nghiệp hiệp thương giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá để tự thỏa thuận với nhau về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá trước khi Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá.
d) Trách nhiệm của Sở Tài chính:
- Trong thời hạn sau 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được yêu cầu hiệp thương giá của Ủy ban nhân dân tỉnh; đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán, đồng thời nhận được đủ hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại Khoản l, Mục IV, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC , Sở Tài chính phải tổ chức hiệp thương giá.
- Trước thời điểm tổ chức hiệp thương giá, Sở Tài chính phải tiến hành thu thập, phân tích những thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá; phân tích các yếu tố hình thành giá ảnh hưởng đến bên bán và bên mua, tạo điều kiện để cho hai bên mua và bán thỏa thuận thống nhất với nhau về mức giá.
- Quyết định mức giá hiệp thương thực hiện theo quy định của pháp luật để bên mua và bên bán thi hành.
Điều 13. Kết quả hiệp thương giá
1. Kết quả hiệp thương giá được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh Giá. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá mà hai bên mua và bán không thống nhất được mức giá thì Sở Tài chính quyết định mức giá tạm thời để hai bên thi hành.
2. Quyết định giá tạm thời do Sở Tài chính công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời các bên được quyền thỏa thuận giá mua, giá bán.
a) Nếu các bên thỏa thuận được giá thì thực hiện theo giá thỏa thuận và có trách nhiệm báo cáo cho Sở Tài chính biết mức giá đã thỏa thuận, thời gian thực hiện.
b) Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì Sở Tài chính sẽ tổ chức hiệp thương giá theo quy định tại Điều 11 Quy định này và trong thời gian tổ chức hiệp thương, các bên vẫn tiếp tục thực hiện theo quyết định giá tạm thời.
Điều 14. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá
Hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Quy định này.
Điều 15. Doanh nghiệp phải đăng ký giá
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là các tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH do tỉnh quản lý có trên 50% vốn sở hữu Nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp.
Điều 16. Hình thức, nội dung và thủ tục đăng ký giá
1. Đăng ký giá được thực hiện dưới hình thức gửi hồ sơ đăng ký giá (theo mẫu quy định thống nhất tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC) cho cơ quan tiếp nhận đăng ký giá theo quy định tại Điều 17 Quy định này.
a) Đăng ký giá lần đầu được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bắt đầu đăng ký giá với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá theo quy định tại Quy định này.
b) Đăng ký lại giá được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhận được yêu cầu phải đăng ký lại của cơ quan có thẩm quyền.
2. Nội dung hồ sơ đăng ký giá: thực hiện theo quy định tại điểm 3.2, Khoản 3, Mục VI, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
3. Thủ tục đăng ký giá: thực hiện theo quy định tại điểm 3.3, Khoản 3,
Mục VI, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
Điều 17. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá
Sở Tài chính, Sở chuyên quản ngành hàng tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ đối với hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Quy định này đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc tỉnh quản lý quy định tại Điều 15 Quy định này.
Điều 18. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
Thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Mục VI, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
Điều 19. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá
Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá quy định tại Điểm 11, Khoản 1, Mục VII, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, UBND tỉnh sẽ quyết định bổ sung thêm danh mục hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá ngoài danh mục quy định nêu trên theo từng thời kỳ.
Điều 20. Doanh nghiệp phải kê khai giá
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định tại Điều 19 Quy định này trên địa bàn tỉnh đều phải kê khai giá.
Điều 21. Hình thức, nội dung và thủ tục kê khai giá
1. Kê khai giá được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá (bao gồm kê khai giá lần đầu, kê khai lại giá).
2. Nội dung hồ sơ kê khai giá:
a) Mức giá kê khai là giá bán cho khách hàng do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy định phù hợp với quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ (hoặc mức giá mà doanh nghiệp đã thỏa thuận được với khách hàng).
b) Bảng giá kê khai hoặc quyết định giá.
3. Thủ tục kê khai giá:
a) Doanh nghiệp lập hồ sơ kê khai giá gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá quy định tại Quy định này khi có quyết định thay đổi giá.
b) Kê khai giá lần đầu được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bắt đầu kê khai giá với cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá theo Quy định này.
c) Kê khai lại giá được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá của lần kê khai trước và liền kề.
Điều 22. Cơ quan tiếp nhận kê khai giá
Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ kê khai giá của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tỉnh quản lý.
Điều 23. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
Thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Mục VII, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC .
THẨM ĐỊNH, KIỂM SOÁT, CÔNG KHAI THÔNG TIN, THANH TRA GIÁ
Thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
Điều 25. Kiểm soát các yếu tố hình thành giá
1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Mục V, phần B của Thông tư số 104/2008/TT-BTC
2. Thủ tục kiểm soát các yếu tố hình thành giá được tiến hành như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm soát các yếu tố hình thành giá của tỉnh: Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá hoặc thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
b) Sở Tài chính ra quyết định kiểm soát các yếu tố hình thành giá và gửi công văn đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu kiểm soát các yếu tố hình thành giá; đồng thời có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các tài liệu quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 22a được bổ sung tại Khoản 10, Điều l của Nghị định số 75/2008/NĐ-CP
3. Thời hạn kiểm soát các yếu tố hình thành giá:
a) Thời gian một lần kiểm soát tối đa là 15 ngày kể từ ngày Sở Tài chính ra quyết định kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian kiểm soát thì Sở Tài chính phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức, cá nhân liên quan; thời hạn kiểm soát kéo dài không quá 05 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm soát lần đầu;
b) Trong thời hạn tối đa là 07 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kiểm soát các yếu tố hình thành giá, Sở Tài chính có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận kiểm soát đến tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan.
4. Các hình thức xử lý:
Căn cứ kết quả kiểm soát, Sở Tài chính xử lý hoặc báo cáo UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền. Tùy theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo một trong các hình thức sau:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân phải mua, bán theo đúng giá mua, giá bán do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc do doanh nghiệp quyết định trước khi tăng giá bất hợp lý;
b) Xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân quyết định;
d) Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các yếu tố hình thành giá quy định tại Quy định này chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Công khai thông tin về giá
Thực hiện theo quy định tại Điều 22c được bổ sung tại Khoản 10, Điều 1 của Nghị định số 75/2008/NĐ-CP .
Điều 27. Thông tin giá cả thị trường
Sở Tài chính, Sở Công thương tổ chức thực hiện công tác thông tin thị trường, giá cả, báo cáo kịp thời tình hình giá cả thị trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện theo quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36 của Pháp lệnh Giá.
Điều 29. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Ninh Bình)
DANH MỤC HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THỰC HIỆN BÌNH ỔN GIÁ
1. Xăng, dầu;
2. Xi măng;
3. Thép xây dựng;
4. Khí hóa lỏng;
5. Phân bón hóa học;
6. Thuốc bảo vệ thực vật;
7. Thuốc thú y: Vac xin lở mồm long móng; vac xin cúm gia cầm; các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline, Tylosin, Enrofloxacin dạng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc bột (tên gốc và tên thương mại);
8. Muối do diêm dân sản xuất;
9. Sữa;
10. Đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện);
11. Thóc, gạo;
12. Thuốc phòng, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám , chữa bệnh do Bộ Y tế quy định;
13. Cước dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng;
14. Một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương;
15. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc dùng cho chăn nuôi lợn thịt và gà thịt;
16. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dùng để nuôi tôm sú (số 05) có khối lượng từ 10 g/con đến 20 g/con.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Ninh Bình)
DANH MỤC HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁ
1. Xăng, dầu;
2. Xi măng;
3. Thép xây dựng;
4. Khí hóa lỏng;
5. Nước sạch cho sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ;
6. Phân bón hóa học: phân U rê, DAP, NPK, phân Lân;
7. Thuốc bảo vệ thực vật: (tên gốc và tên thương mại)
+ Thuốc trừ sâu: Fenobucarb (min 96%), Etofenrox (min 96%), Buprofezin (min 98%), Imiđaclorpi (min 96%), Fipronil (min 96%);
+ Thuốc trừ bệnh: lsoprothiolane (min 96%), Tricyclazole (min 95%), Kasugamycin (min 70%);
+ Thuốc trừ cỏ: Glyphosate (min 95%), Pretilachlor, Quynclorac (min 99%).
8. Thuốc thú y: Vac xin lở mồm long móng; vac xin cúm gia cầm; các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline, Tylosin, Enlofloxacin dạng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc bột (tên gốc và tên thương mại), Oxytetracycline dạng bột trộn thức ăn gia súc.
9. Muối ăn do các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký;
10. Sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi;
11. Đường ăn: đường trắng và đường tinh luyện;
12. Gạo do các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký;
13. Thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi đăng ký;
14. Than;
15. Giấy: giấy in, giấy in báo, giấy viết;
16. Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng;
17. Dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 02/2007/TT-BTTTT ngày 13/12/2007.
18. Sách giáo khoa;
19. Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá.
- 1Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý Nhà nước về giá áp dụng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 101/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định quyền hạn, trách nhiệm của cấp, ngành đối với công tác quản lý giá tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 4Quyết định 29/2014/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 587/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 6Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 29/2014/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Quyết định 587/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 3Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Pháp lệnh Giá năm 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 170/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giá
- 4Thông tư 05/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 02/2007/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Nghị định 75/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 170/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giá
- 7Thông tư 104/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 170/2003/NĐ-CP và Nghị định 75/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 170/2003/NĐ-CP thi hành một số điều Pháp lệnh giá do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 116/2009/QĐ-TTg bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 28/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý Nhà nước về giá áp dụng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 10Quyết định 101/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 11Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định quyền hạn, trách nhiệm của cấp, ngành đối với công tác quản lý giá tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
Quyết định 29/2009/QĐ-UBND về Quy định quản lý giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 29/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/11/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Quốc Trị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra