Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 289/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2012 CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ LIÊN NGÀNH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2014

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 585/QĐ-TT ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014;

Căn cứ Quyết định số 354/QĐ-BTP ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - Kinh tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2012 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 được phê duyệt theo Quyết định số 585/QĐ-TT ngày 5 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp có liên quan;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Vụ PLDSKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

 


KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2012

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁP LÝ LIÊN NGÀNH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 289 /QĐ- BTP ngày 24/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2012 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014)

TT

Hoạt động

Kết quả

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì, tham gia thực hiện hoạt động

Hoạt động I.

Hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động thông tin pháp lý cho doanh nghiệp

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan tham gia: Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

1.

Hỗ trợ xây dựng, phát triển Trang thông tin chính thức về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và trang thông tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của một số địa phương (ưu tiên các địa phương làm điểm và các địa phương khác được lựa chọn), tổ chức đại diện của doanh nghiệp.

 

Hoàn thành việc xây dựng Trang thông tin chính thức về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Quý II

- Thực hiện việc vận hành Trang thông tin chính thức về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

- Kế hoạch xây dựng, phát trển các Trang thông tin về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của một số tổ chức đại diện của doanh nghiệp và địa phương.

Quý III- IV

2.

Hỗ trợ thực hiện các chương trình phổ biến pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp trên Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam.

Hỗ trợ việc xây dựng, phát sóng Chương trình như: Thiết kế chương trình, xây dựng nội dung, thuê chuyên gia, Luật sư, Luật gia viết tin, bài, giải đáp... Biên tập nội dung, duyệt nội dung chương trình, đạo diễn âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, quay phim, dẫn chương trình, Kỹ thuật viên thu thanh, viết kịch bản chi tiết, trang phục, hoá trang, xây dựng phóng sự, đối thoại.

Quý II

xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan tham gia: Bộ Thông tin và truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành có liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp và các đơn vị của Bộ Tư pháp.

Phối hợp thực hiện các chương trình phát sóng và các khoản chi trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình truyền hình: Xây dựng kế hoạch phối hợp, triển khai, chỉnh lý, tổng hợp, cung cấp thông tin pháp luật về kinh doanh cho các chương trình phổ biến pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp, xây dựng tin, bài, ảnh ở các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Quý III-IV tổ chức xây dựng, phát sóng Chương trình

3.

Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, toạ đàm về các chuyên đề pháp luật kinh doanh nhằm trao đổi kinh nghiệm, khuyến cáo các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật và thu thập ý kiến góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh

 

3.1.

Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, toạ đàm về các chuyên đề pháp luật kinh doanh nhằm trao đổi kinh nghiệm, khuyến cáo các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật và thu thập ý kiến góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh

Lập kế hoạch, tổ chức các hội thảo, diễn đàn, toạ đàm về các chuyên đề pháp luật kinh doanh nhằm trao đổi kinh nghiệm, khuyến cáo các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật.

Định kỳ tổ chức hàng tháng

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan tham gia: Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh làm điểm và các địa phương được lựa chọn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

3.2.

Tổ chức các hội thảo, diễn đàn, toạ đàm về các chuyên đề pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực thuế, hải quan và thu thập ý kiến góp ý hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh

Lập kế hoạch, xây dựng nội dung các hội thảo, diễn đàn, toạ đàm về các chuyên đề pháp luật kinh doanh trong lĩnh vực thuế, hải quan nhằm trao đổi kinh nghiệm, khuyến cáo các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật.

Định kỳ tổ chức hàng tháng

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.

- Cơ quan tham gia: Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

Hoạt động II.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên một số hoạt động cụ thể

 

1.

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp

 

1.1.

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp (pháp luật về hợp đồng, sở hữu, thực hiện quyền sở hữu doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp, pháp luật xử lý vi phạm trong kinh doanh, giải quyết tranh chấp, phá sản, ... ).

 

Biên soạn các cuốn cẩm nang pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp theo các chuyên đề phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể: hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật về hợp đồng, sở hữu, thực hiện quyền sở hữu doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp, pháp luật xử lý vi phạm trong kinh doanh, giải quyết tranh chấp, phá sản,... (biên soạn, sửa chữa, biên tập tổng thể, thẩm định và góp ý tài liệu).

Quý I-II

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan tham gia: các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, các Bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quảng Bình, Đồng Nai; Đắk Lắk, Vĩnh Phúc; Hà Nội, Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho Giảng viên, Báo cáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp.

Quý I-IV

Hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp làm điểm và một số địa phương được lựa chọn.

Quý I- IV

Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng.

Cả năm

1.2.

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan

Hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp (các địa phương làm điểm và các địa phương khác được lựa chọn).

Hàng tháng

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.

- Cơ quan tham gia: Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quảng Bình, Đồng Nai; Đắk Lắk, Vĩnh Phúc; Hà Nội, Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.

Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng.

Cả năm

2.

Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp

Biên soạn các tài liệu về bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp.

Quý II-IV

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan tham gia: các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, các Bộ, ngành có liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam và Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho Giảng viên, Báo cáo viên tại các địa phương thực hiện hoạt động bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp.

Quý II-IV

Hỗ trợ tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp (tổ chức làm thí điểm 7 tỉnh, giai đoạn 2 nhân rộng trên cả nước).

Quý II-IV

Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng.

Cả năm

3.

Hỗ trợ thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp

- Cơ quan tham gia: các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thông tin và truyền thông, Uỷ ban nhân dân một số tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

3.1.

Xây dựng đề án, kế hoạch xây dựng mạng lưới tại các tỉnh có địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn[1].

Đề án thiết lập mạng lưới.

Quý I-II

3.2.

Xây dựng mô hình và thí điểm thiết lập mạng lưới tại một số địa phương.

Thí điểm thiết lập mạng lưới tại các địa phương làm điểm và các địa phương khác do Ban Quản lý lựa chọn.

Quý III-IV

3.3.

Hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất ban đầu cho việc thành lập mạng lưới cho các địa phương làm điểm.

Mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất, ... và các hoạt động khác cho việc thành lập mạng lưới.

Quý IV

3.4.

Tổ chức và duy trì hoạt động của mạng lưới.

 Tổ chức các hoạt động của mạng lưới.

Cả năm

Hoạt động III.

Tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

 

1.

Biên soạn cẩm nang, sổ tay nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng quy trình chuẩn của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Biên soạn các cuốn cẩm nang, sổ tay nghiệp vụ về hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Quy trình chuẩn của hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Quý I-II

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp

- Cơ quan tham gia: các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quảng Bình, Đồng Nai; Đắk Lắk, Vĩnh Phúc; Hà Nội, Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

2.

Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh và kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

- Tài liệu cho các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật về hợp đồng, sở hữu, thực hiện quyền sở hữu doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp, thực thi pháp luật về thuế, hải quan, pháp luật xử lý vi phạm trong kinh doanh, giải quyết tranh chấp, phá sản ...

- Xây dựng các tài liệu về các chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Quý I-II

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan tham gia: các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam

3.

 Biên soạn, in ấn, phân phát Bản tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Bản tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được xuất bản định kỳ.

Quý I-IV

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan tham gia: các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Liên minh hợp tác xã Việt Nam

4.

Thực hiện thí điểm các hoạt động nhằm tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức có chức năng thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại một số địa phương nhằm xây dựng mô hình hiệu quả áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

- Cơ quan tham gia: các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quảng Bình, Đồng Nai, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Cần Thơ; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.

4.1.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh và kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Cung cấp kiến thức pháp luật kinh doanh và kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Quý I-IV

4.2.

Hỗ trợ các nguồn lực khác để củng cố các đơn vị hỗ trợ pháp lý tại các địa phương điểm thực hiện chương trình:

- Cung cấp Bản tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các tài liệu cần thiết khác cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương;

- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn;

- Hỗ trợ mua sắm máy tính, bàn ghế, tủ sách, trang thiết bị cần thiết cho việc triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Cung cấp thông tin cho các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ về cơ sở vật chất để nâng cao năng lực hỗ trợ pháp lý của các địa phương điểm thực hiện Chương trình.

Quý I-IV

Hoạt động IV.

Hoạt động quản lý chương trình và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả chương trình

Tổ chức các cuộc họp thường xuyên của Ban Quản lý, Thường trực Tổ Thư ký để triển khai các hoạt động của Chương trình.

Cả năm

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp

- Cơ quan tham gia: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thông tin và truyền thông, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.

Tổ chức các Hội nghị Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký Chương trình.

Quý II -IV

Lựa chọn cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện hoạt động của Chương trình

Cả năm

Thực hiện các hoạt động kiểm tra, quản lý, tổng kết các hoạt động của Chương trình.

Cả năm

Thực hiện mua sắm trang thiết bị, Văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động thường xuyên của Chương trình.

Cả năm

 

Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở một số nước.

Quý III

Xây dựng Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm và giải pháp thực hiện hiệu quả cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Cả năm

 

Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động của Chương trình.

Cả năm

 



[1] Có 55 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, trong đó có 49 tỉnh có địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.