Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2885/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 30 tháng 7 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;
Căn cứ Quyết định số 4711/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2065;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 5307/SXD-QH ngày 28 tháng 7 năm 2021 về việc nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 (kèm theo Tờ trình số 171/TTr-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của UBND huyện Quảng Xương).
QUYẾT ĐỊNH:
1. Lý do và sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch
- Trong giai đoạn hiện nay xuất hiện nhiều yếu tố mới ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển của vùng huyện Quảng Xương bao gồm: Nghị quyết số 786/NQ- UBTVQH14, ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa trong đó huyện Quảng Xương đã sáp nhập xã Quảng Tân, Quảng Phong vào thị trấn Quảng Xương gọi là thị trấn Tân Phong, xã Quảng Lĩnh sáp nhập với xã Quảng Lợi là xã Tiên Trang, sáp nhập xã Quảng Vọng vào xã Quảng Phúc; Nghị quyết 58 NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025 trong đó xác định đến năm 2030 huyện Quảng Xương phát triển thành thị xã;
- Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang được nghiên cứu thực hiện trong đó có nhiều định hướng mới tác động đến địa bàn huyện Quảng Xương về phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch, đồng thời, các đơn vị hành chính lân cận là thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn đã được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung, đang tổ chức lập quy hoạch phân khu, huyện Nông Cống đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng, thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn đang được lập điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung đô thị, do đó, cần nghiên cứu để kết nối tổng thể không gian phát triển đô thị, nông thôn, khu chức năng, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của huyện Quảng Xương với với các đơn vị hành chính lân cận.
- Các định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật liên vùng qua địa bàn huyện Quảng Xương và khu vực lân cận bao gồm: Tuyến đường ven biển, tuyến đường Thái Bình kết nối huyện Quảng Xương với huyện Nông Cống, tuyến đường Thanh Niên kéo dài kết nối từ Quốc lộ 1A đến Quốc lộ 45, tuyến đường nối đại lộ Võ Nguyên Giáp với khu công nghiệp Lưu Bình đang được nghiên cứu triển khai đầu tư xây dựng. Ngoài ra, cần nghiên cứu điều chỉnh mạng lưới giao thông cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên, việc lập điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 là cần thiết, nhằm phù hợp với các định hướng phát triển trong tình hình mới; cụ thể hóa các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; gắn kết chặt chẽ các quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch các khu chức năng và quy hoạch xây dựng xã cả về không gian và hệ thống hạ tầng xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiềm năng và lợi thế của huyện; làm cơ sở triển khai các quy hoạch, kế hoạch hành động, thu hút đầu tư và quản lý thực hiện theo quy hoạch.
2. Phạm vi, ranh giới, quy mô lập quy hoạch
- Ranh giới lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương: bao gồm toàn bộ địa giới huyện Quảng Xương (25 xã và 01 thị trấn), có giới hạn như sau:
Phía Bắc: giáp thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn;
Phía Nam: giáp thị xã Nghi Sơn;
Phía Đông: giáp Biển Đông;
Phía Tây: giáp huyện Nông Cống, huyện Đông Sơn.
- Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng: 171,26 km2.
3. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch
3.1. Quan điểm:
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương phải phù hợp với các định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới: Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 03/02/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Bám sát các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, phù hợp với khả năng huy động vốn, sử dụng hiệu quả nguồn lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực; Gắn kết với các vùng lân cận trong sự phát triển chung.
- Tận dụng tối đa cơ hội do sự phát triển lan tỏa của Khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn; đặc biệt là đối với dải ven biển và dọc trục Quốc lộ 1A.
- Phải giữ gìn vùng đệm sinh thái, truyền thống lịch sử, lối sống cộng đồng khi khu vực nằm giữa hai vùng phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ, để tạo được bản sắc riêng.
- Phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn, các vùng chức năng; tôn trọng tự nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
3.2. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa các chủ trương chính sách các cấp để phát triển kinh tế xã hội của huyện Quảng Xương; tích hợp thống nhất quy hoạch các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện, làm công cụ để chỉ đạo, triển khai thực hiện các kế hoạch đầu tư công, thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Quảng Xương trong từng thời kỳ.
- Tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo từng giai đoạn. Xây dựng và phát triển huyện Quảng Xương đến năm 2030 trở thành thị xã.
- Là cơ sở pháp lý, công cụ chỉ đạo để tổ chức lập quy hoạch đô thị, quy hoạch chung xã, quy hoạch các khu chức năng trên địa bàn huyện, chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020- 2025 và các giai đoạn tiếp theo.
4. Tính chất, chức năng, vai trò của vùng:
- Là vùng phát triển đa ngành tập trung phát triển kinh tế biển; thương mại; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.
- Là địa bàn chiến lược, khu vực kết nối, hỗ trợ phát triển cho tam giác tăng trưởng thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn qua hành lang kinh tế hành lang kinh tế dọc tuyến Quốc lộ 1A và dọc tuyến đường ven biển.
5. Yêu cầu lựa chọn chỉ tiêu và dự báo sơ bộ quy mô vùng:
5.1. Yêu cầu lựa chọn chỉ tiêu về hạ tầng xã hội & hạ tầng kỹ thuật:
Các chỉ tiêu kỹ thuật tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD ngày 19/5/2021. Trong đó lưu ý:
- Hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống dịch vụ - công cộng: y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ - công cộng, các hệ thống công trình hạ tầng xã hội khác.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Hệ thống giao thông; Hệ thống cấp năng lượng; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; Hệ thống cấp nước; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (XLNT); Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR); Hệ thống vệ sinh công cộng; Hệ thống nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
5.2. Dự báo quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hóa:
- Dân số hiện trạng khu vực lập quy hoạch (theo niên giám thống kê 2020) khoảng 199.943 người. Trong đó dân cư đô thị khoảng 20.952 người (thị trấn Tân Phong), tỷ lệ đô thị hóa đạt 10,48%.
- Dự báo đến năm 2025 dân số toàn huyện là 210.000 người, dân số đô thị khoảng 55.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 26,2%, tốc độ đô thị hóa trung bình 3,14%/năm.
- Dự báo đến năm 2030 dân số toàn huyện là 220.000 người, dân số nội thị khoảng 140.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 63,6%, tốc độ đô thị hóa trung bình 7,48%/năm.
- Dự báo đến năm 2045 dân số toàn huyện là 240.000 người, dân số nội thị khoảng 170.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 70,8%, tốc độ đô thị hóa trung bình 0,48%/năm.
5.3. Dự báo quy mô đất đai:
- Dự báo đến năm 2030 đất xây dựng đô thị khoảng: 3.000 - 3.500 ha.
- Dự báo đến năm 2045 đất xây dựng đô thị khoảng: 5.000 - 6.000 ha.
(Dự báo quy mô đất đai yêu cầu nghiên cứu, luận chứng cụ thể trong quá trình lập điều chỉnh quy hoạch)
6. Nội dung yêu cầu nghiên cứu
Nội dung yêu cầu nghiên cứu đồ án quy hoạch xây dựng vùng thực hiện theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ. Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1. Yêu cầu về nội dung điều tra khảo sát, thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng:
- Phân tích, đánh giá mối liên hệ của vùng huyện Quảng Xương với các huyện, thành phố trong vùng trung tâm, đặc biệt trong mối quan hệ với thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn để có những giải pháp kết nối hiệu quả, cùng phát triển. Đánh giá tác động ảnh hưởng và mối quan hệ tương hỗ với các khu vực trọng điểm trong tỉnh trên các tuyến hành lang kinh tế của tỉnh (Quốc lộ 1A, đường ven biển) theo định hướng quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Đánh giá về các điều kiện tự nhiên như: Khí hậu, thủy văn, địa hình địa mạo, địa chất công trình, địa chất thủy văn, v.v... để xác định các khu vực có quỹ đất xây dựng thuận lợi, các khu vực cần kiểm soát phát triển.
- Đánh giá tình hình phát triển các đô thị, các điểm dân cư nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa, thực trạng quản lý đô thị; các cơ sở kinh tế chủ yếu phát triển vùng (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, dịch vụ, du lịch, thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo, v.v...); hệ thống hạ tầng xã hội để làm cơ sở để xác định cơ cấu phát triển không gian.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường, bao gồm: hiện trạng hệ thống giao thông từ đường liên xã trở lên, hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật, thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR), công nghệ xử lý nước thải, CTR của các đô thị, các cụm công nghiệp, hiện trạng nghĩa trang, hiện trạng về tiêu thụ điện, nguồn điện và lưới điện, hiện trạng về “hạ tầng viễn thông thụ động”, hiện trạng môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất, hệ sinh thái, v.v…) và môi trường xã hội.
- Rà soát và đánh giá các đề án, các cơ chế chính sách quản lý và phát triển theo quy hoạch của tỉnh, các quy hoạch xây dựng đã có, dự án đầu tư cấp Quốc gia, cấp tỉnh, các dự án cấp huyện đã và đang triển khai. Đánh giá tính hiệu quả, sự phù hợp với tổng thể chung trong thời kỳ mới.
6.2. Yêu cầu về định hướng phát triển không gian vùng:
- Định hướng phát triển không gian vùng phải phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, trong đó yêu cầu xác định rõ vai trò huyện Quảng Xương nằm trong vùng trung tâm (gồm huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, huyện Đông Sơn và huyện Hoằng Hóa) đặc biệt là với thị thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn. Không gian vùng sẽ phát triển dọc theo các tuyến giao thông quan trọng: theo hướng Bắc Nam (dọc Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1A0, đường ven biển); theo hướng Đông Tây (dọc đường nối Quốc lộ 47C kéo dài đến đường Thái - Bình, đường nối Quốc lộ 45 với đường ven biển).
- Đối với các khu vực phát triển du lịch: Khai thác tối đa tiềm năng về du lịch biển; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng. Nghiên cứu các loại hình du lịch mới phù hợp với tài nguyên du lịch về cảnh quan, văn hóa địa phương.
- Rà soát đánh giá hiện trạng các cụm công nghiệp hiện nay, đề xuất mở rộng, di chuyển hoặc quy hoạch mới các cụm công nghiệp đảm bảo thuận lợi thu hút đầu tư. Phát triển khu công nghiệp tập trung tại khu vực xã Quảng Nhân, Quảng Đức, Quảng Lưu, Quảng Bình nhằm đón đầu các dự án tại khu vực ven biển. Xác định các loại hình ưu tiên thu hút đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp.
- Đối với các khu vực phát triển nông nghiệp: nghiên cứu xây dựng các vùng sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp bền vững cả về kinh tế và môi trường, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh.
6.3. Yêu cầu nghiên cứu về hệ thống đô thị, nông thôn:
- Đối với phát triển hệ thống đô thị: Trên cơ sở định hướng Quy hoạch hệ thống đô thị toàn tỉnh, yêu cầu rà soát đánh giá, xác định lại quy mô, tính chất sự phù hợp của các đô thị trên địa bàn toàn huyện: thị trấn Tân Phong, đô thị Cống Trúc, đô thị Tiên Trang); nghiên cứu, luận chứng đến năm 2030 phát triển huyện Quảng Xương là thị xã. Việc phát triển hệ thống đô thị phải đảm bảo tiêu chí quy định tại Nghị quyết 1210/2016/NQ-UBTVQH gắn với sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính.
- Đối với khu vực Nông thôn: Định hướng khung hạ tầng chung, trong đó chú trọng hạ tầng giao thông, định hướng các khu vực dân cư hiện hữu, các khu vực dự kiến phát triển, các khu, cụm công nghiệp, khu vực phát triển nông lâm nghiệp. Làm cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chung xã theo các quy định tại Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ và Thông tư số: 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng về quy hoạch chung xây dựng xã.
6.4. Yêu cầu về định hướng hệ thống hạ tầng xã hội:
Hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm: Hệ thống dịch vụ - công cộng: y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ - công cộng cần tính toán quy mô theo các công trình cấp vùng.
Xác định quy mô và vị trí các công trình hạ tầng xã hội mang ý nghĩa cấp vùng huyện và một số công trình hạ tầng xã hội phục vụ vùng liên huyện như: các trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao...
6.5. Yêu cầu về định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng:
Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng gồm: Chuẩn bị kỹ thuật, giao thông, phát triển điện lực, cung cấp năng lượng, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, viễn thông thụ động, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang...
- Về định hướng giao thông:
Xác định khung giao thông vùng, các công trình đầu mối giao thông quan trọng liên kết với các khu vực trọng điểm của tỉnh. Đối với giao thông nội huyện, lựa chọn khung giao thông để phát triển các khu vực mới và các đô thị dự kiến hình thành, tạo mối liên hệ hợp lý giữa đô thị với khu vực nông thôn. Lưu ý khai thác lợi thế của các tuyến hành lang kinh tế, giao thông Quốc gia: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 1A0, đường ven biển.
Trong quá trình lập quy hoạch đề nghị định hướng phát triển hạ tầng giao thông trong khu vực phải đảm bảo đúng với quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017. Nghiên cứu, khớp nối các tuyến giao thông theo định hướng quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20245.
- Về định hướng chuẩn bị kỹ thuật: Phân tích, đánh giá về địa hình, cảnh bảo các vùng cấm và hạn chế xây dựng, xác định các khu vực thuận lợi xây dựng, hạn chế tác động đến địa hình tự nhiên.
Xác định các lưu vực, hướng thoát nước chính và các công trình tiêu thoát nước đầu mối, hệ thống đê điều, trạm bơm tiêu thoát lũ, chống ngập. Đề xuất các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
- Về định hướng quy hoạch cấp nước: Đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước ngầm, nghiên cứu quy mô và công suất các công trình đầu mối cấp nước. Tính toán bổ sung nhu cầu cấp nước cho các khu vực dự kiến là đô thị; trung tâm huyện lỵ. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước và công trình đầu mối, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
- Về định hướng quy hoạch cấp điện: Dự báo bổ sung nhu cầu phụ tải điện, bao gồm: Phụ tải điện sinh hoạt, điện công trình công cộng, điện sản xuất, điều chỉnh lưới truyền tải điện và phân phối điện theo nhu cầu phụ tải mới. Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo.
- Về định hướng quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang: Dự báo, điều chỉnh bổ sung, công xuất, quy mô của các trạm xử lý nước, trạm bơm cho các khu vực dự kiến phát triển đô thị. Nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quy mô, công suất một số công trình đầu mối xử lý chất thải rắn, và nghĩa trang cấp vùng huyện.
- Nghiên cứu, xác định mạng lưới, vị trí và quy mô các công trình hạ tầng viễn thông thụ động theo các định hướng quy hoạch chuyên ngành.
6.6. Yêu cầu về đánh giá môi trường chiến lược và các yêu cầu khác: Các yêu về đánh giá môi trường chiến lược:
- Đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực đến môi trường do quy hoạch tạo ra. Đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường. Xác định các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động và quản lý, giám sát môi trường. Các nội dung yêu cầu nghiên cứu thực hiện theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
- Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường do tác động của phân bố đô thị, dân cư, các hoạt động kinh tế, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trong vùng; nêu các vấn đề môi trường đã và chưa được giải quyết trong đồ án quy hoạch. Đánh giá sự thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch xây dựng và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; dự báo, so sánh tác động môi trường của các phương án quy hoạch.
- Tổng hợp, đề xuất, sắp xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch; đề xuất các vùng bảo vệ môi trường (rừng phòng hộ, hành lang xanh , lưu vực nguồn nước, v.v...).
6.7. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào hồ sơ quy hoạch theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống thiên tai.
6.8. Các yêu cầu khác:
- Nghiên cứu phân tích, làm rõ vai trò, vị trí, vị thế, tiềm năng của huyện Quảng Xương.
- Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư chủ yếu có ý nghĩa tạo lực phát triển về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường đợt đầu; sắp xếp danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên, yêu cầu về quy mô xây dựng, phân kỳ đầu tư, dự báo nhu cầu vốn và kiến nghị nguồn vốn đầu tư.
- Đề xuất các cơ chế quản lý quy hoạch và phát triển vùng, các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch.
7.1. Hồ sơ địa hình phục vụ lập quy hoạch
Sử dụng bản đồ địa hình tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1/100.000 sẵn có để thực hiện bản đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng;
Sử dụng bản đồ địa hình số tỷ lệ 1/25.000 và tỷ lệ 1/10.000 của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có hiệu chỉnh, bổ sung để thực hiện hồ sơ quy hoạch.
7.2. Hồ sơ quy hoạch
- Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP;
- Nội dung hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng.
8. Kinh phí, nguồn vốn thực hiện
- Kinh phí lập quy hoạch: Giao UBND huyện Quảng Xương tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán lập quy hoạch theo quy định tại Thông tư số 20/2019/TT- BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
- Nguồn vốn lập quy hoạch: Vốn ngân sách huyện và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định.
- Cơ quan phê duyệt quy hoạch: UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng Thanh Hóa.
- Cơ quan chủ đầu tư và trình hồ sơ: UBND huyện Quảng Xương.
- Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Lựa chọn theo quy định của pháp luật.
- Thời gian thực hiện đồ án quy hoạch: không quá 6 tháng sau khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 168/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Quyết định 1550/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 88/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Thông tư 02/2017/TT-BXD hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 3227/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 9Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 10Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
- 11Nghị quyết 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 12Thông tư 20/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 13Nghị quyết 58-NQ/TW năm 2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 168/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 16Quyết định 1550/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi
- 17Quyết định 88/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định 2885/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045
- Số hiệu: 2885/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Mai Xuân Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra