Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2881/2000/QĐ-UB

Tân An, ngày 06 tháng 10 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TRỢ CẤP ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động Cách mạng; Thông tư Liên tịch số 135/1998/TTLT. BTC- BLĐTBXH ngày 16/10/1998 của liên Bộ Tài chính và Lao động- TBXH hướng dẫn việc cấp phát và quản lý kinh phí ủy quyền chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng thuộc ngân sách trung ương;

- Xét đề nghị số 1105/TT- LS LĐTBXH- TCVG ngày 25/9/2000 của liên Sở Lao động- TBXH và Tài chánh- Vật giá.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định nầy quy định về việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng.

Điều 2: Giao trách nhiệm cho Sở Lao động- TBXH phối hợp với Sở Tài chánh- Vật giá hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Điều 3: Các Ông, bà Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động- TBXH, Giám đốc Sở Tài chánh- Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện (thị xã), Thủ trưởng các ngành chức năng liên quan chiếu quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TT. HĐND “b/c”.
- CT, PCT.vx UBND tỉnh.
- Như điều 3.
- NC-UB _ lưu/U: Chitrả TC ưu đãi.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Văn Tiếp

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHI TRẢ TRỢ CẤP ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG
(Ban hành kèm theo QĐ số: 2881/2000/QĐ-UB ngày 06/10/2000 của UBND tỉnh)

Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động Cách mạng; Thông tư Liên tịch số 135/1998/TTLT. BTC-BLDTBXH ngày 16/01/1998 của liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động-TBXH về việc hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí uỷ quyền chi trả trợ ưu đãi người có công với Cách mạng thuộc ngân sách trung ương;

Đồng thời để chấn chỉnh công tác quản lý và chi trả trợ cấp đối với người có công với Cách mạng (gọi tắt người có công) đi vào nề nếp, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, UBND tỉnh quy định về việc quãn lý, cấp phát và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp người có công như sau:

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Việc quản lý nguồn kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công ( do Bộ Lao động-TBXH phân bổ chỉ tiêu, Bộ Tài Chính uỷ quyền Sở Tài Chính-Vật Giá cấp phát kinh phí) các ngành và các địa phương thực hiện nghiêm túc theo Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng; khi giải quyết chế độ chính sách phải đúng đối tượng quy định.

Điều 2: Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu trung ương giao, Sở Lao d0ộng-TBXH lập dự toán kinh phí chi trả gửi Sở Tài chánh-Vật giá; phân bổ kinh phí, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi trả của các đơn vị, địa phương,; tổng hợp và báo cáo quyết toán toàn ngành theo đúng quy định Luật ngân hàng.

Sở Tài chính-Vật giá phân phối hạn mức kinh phí uỷ quyền theo dự toán của ngành Lao động-TBXH, dồng thời phối hợp với Sở Lao động-TBXH tổ chức xét duyệt quyết toán định kỳ đối với các đơn vị trực thuộc và quyết toán tổng hợp năm đối với ngành Lao động-TBXH.

Điều 3: Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn) là chủ tài khoản tiền gửi chi trả trợ cấp cho đối tượng (khi quyết định sử dụng nguồn kinh phí này, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng, tyệt đối không được sử dụng nguồn kinh phí này để chi cho công việc khác); cán bộ tài chính xã là kế toán; thủ quỹ chi trả là thủ quỹ của UBND xã (phường, thị trấn) và cán bộ Lao động-TBXH xã (phường, thị trấn) báo cáo danh sách đối tượng (hàng tháng), dự toán kinh phí chi trả và cùng với tài chánh xã quyết toán (theo định kỳ).

Chương II:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A- Lập kế hoạch và phân phối hạn mức:

Điều 4: Định kỳ đầu năm và từng quý, Sở Lao động-TBXH lập dự toán chi tiết kinh phí chi trả trợ cấp đối với người có công và các khoản chi khác theo quy định gửi Sở Tài chính-Vật giá và Bộ Lao động-TBXH.

Điều 5: Hàng tháng (vào ngày 25) phòng Lao động-TBXH các huyện (thị xã) căn cứ hồ sơ (tăng hoặc giảm) của đối tượng được hưởng và các khoản chi khác (nếu có) lập dự toán cho tháng sau, gửi Sở Lao động-TBXH.

Sở Lao động-TBXH kiểm tra, xét duyệt dự toán, phân phối hạn mức kinh phí và thông báo chi tiết dự toán cho phòng Lao động-TBXH.

Điều 6: Cán bộ Lao động-TBXH xã (phường, thị trấn) đầu tháng về phòng Lao động-TBXH điều chỉnh số lượng đối tượng (tăng hoặc giảm), số tiền phải trả trong tháng và các khoản chi khác cho đúng với số liệu của phòng Lao động-TBXH và ghi vào sổ quản lý chi trả tại địa phương. Sau khi đối chiếu xong, phòng Lao động-TBXH lập danh sách đối tượng giao cho cán bộ Lao động-TBXH xã để tiến hành việc chi trả.

B- Công tác chuẩn bị chi trả:

Điều 7: Nhận được thông báo phân phối hạn mức kinh phí của Sở Lao động-TBXH, phòng Lao động-TBXH lập dự toán chi tiết theo nội dung chi và thông báo cho UBND xã biết. Đồng thời lập uỷ nhiệm chi chuyển tiền vào tài khoản tiền gởi của UBND xã (nội dung ghi chuyển tạm ứng kinh phí chi trả cho các đối tượng chính sách).

Điều 8: UBND xã (phường, thị trấn) niêm yết danh sách đối tượng được hưởng chính sách và chế độ chi trả trợ cấp thường xuyên hoặc trợ cấp một lần tại trụ sở UBND; quy định cụ thể địa điểm và thời gian để đối tượng đến nhận trợ cấp. Việc chi trả phải được công khai, dân chủ, có sự giám sát của các đoàn thể.

Điều 9: Việc chi trả được tiến hành như sau:

- Cán bộ Lao động-TBXH xã (phường, thị trấn) hướng dẫn và nhắc nhỡ đối tượng khi nhận tiền trợ cấp phải đếm kỹ số tiền được lĩnh hàng tháng, hay số tiền được truy lĩnh do tăng chế độ hoặc khoản trợ cấp một lần, đối chiếu với quyết định của Sở Lao động-TBXH hoặc UBND huyện (thị xã), nếu đúng thì ký tên và ghi rõ họ tên vào danh sách và sổ quản lý chi trả.

- Thủ quỹ phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên vào phiếu lĩnh tiền trợ cấp của đối tượng (mẫu: SO3H-LĐ).

- Người được hưởng chế độ, nếu không nhận tiền được, thì có thể làm giấy uỷ quyền (có xác nhận của UBND xã) cho người khác nhận thay.

Điều 10: Trường hợp người được hưởng chế độ không đi nhận tiền được và cũng không uỷ quyền cho người khác nhận tiền thay, cán bộ Lao động-TBXH xã làm giấy tạm ứng (có phê duyệt của chủ tài khoản) thủ quỹ mới xuất quỹ. Khi chi trả xong, cán bộ Lao động-TBXH xã quyết toán với cán bộ Tài chánh theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Trường hợp đối tượng không còn tiêu chuẩn nhận trợ cấp nữa, cán bộ Lao động-TBXH xã phài nhanh chóng lập thủ tục trình UBND xã báo cáo phòng Lao động-TBXH để tổng hợp đề xuất UBND huyện (thị xã) hoặc Sở Lao động-TBXH ra quyết định cắt trợ cấp kịp thời, tránh sự sao kê kéo dài.

C- Công tác quyết đoán:

Điều 11: Sau khi chi trả trợ cấp cho đối tượng xong, cán bộ tài chánh, thủ quỹ phối hợp với cán bộ Lao động-TBXH xã làm bản quyết toán theo mẫu quy định, trình chủ tài khoản phê duyệt, gởi về phòng Lao động-TBXH lập thủ tục quyết toán vớ Kho bạc Nhà nước tại nơi giao dịch.

Trường hợp đối tượng chưa nhận tiền do đi làm ăn xa, vắng nhà lâu ngày hoặc không được nhận trợ cấp nữa (do quá tuổi, chết, đổi chế độ hưởng trợ cấp,...), cán bộ Lao động-TBXH xã lập danh sách sao kê gởi về phòng Lao động-TBXH, cùng với biểu mẫu quyết toán, để có cơ sở truy lĩnh sau này. Đồng thời, thủ quỹ mang số tiền chưa chi trả đến nộp lại tài khoản tiền gởi ở Kho bạc Nhà nước.

Điều 12: Chi phí (bao gồm cả thù lao) cho những người trực tiếp tham gia công tác chi trả như: chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ và cán bộ Lao động-TBXH xã là 0,4% trên tổng số tiền thực chi trả cho đối tượng tại địa phương (theo quy định tại điểm 3 của công văn số 1572/CV-UB ngày 07/12/1999 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công).

Do đặc điểm địa bàn nơi cư trú của các đối tượng ở mỗi địa phương có khác nhau, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Lao động-TBXH phân bổ tỉ lệ này cho phù hợp, nhưng không vượt quá mức quy định trên .

Chương III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13: Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm: chỉ đạo các bộ phận giúp việc quản lý chặt chẽ nguồn trợ cấp ưu đãi người có công, đảm bảo chi trả kịp thời đúng chế độ quy định (đặc biệt lưu ý khi đối tượng hết tuổi hưởng chế độ hoặc chết hoặc đổi chế độ trợ cấp, các địa phương phải làm thủ tục báo cắt chế độ ngay); tổ chức kiểm tra, thanh tra theo định kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất ở đại phương (có sự giám sát của các ngành đoàn thể).

Điều 14: Ngành Tài chính và Lao động-TBXH có trách nhiệm giúp UBND các cấp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý, cấp phát và quyết toán nguồn kinh phí này trong toàn tỉnh đúng Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 15: Kho bạc Nhà nước nước các cấp có trách nhiệm kiểm soát chi đúng quy định, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng người có công nhận được tiền một cách sớm nhất.

Điều 16: Các đơn vị, địa phương và cá nhân có thành tích tốt trong công tác nầy sẽ được xét khen thưởng hàng năm theo quy định chung của tỉnh.

Tổ chức, cá nhân vị phạm sẽ bị xử lý theo ph1p luật hiện hành.

Điều 17: Thủ trưởng các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí này phải tổ chức lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu (chúng từ, dự toán, quyết toán) theo đúng quy định của nhà nước.

Trong quá trình thực hiện những quy định trên, nếu có khó khăn, vướng mắt phản ảnh về UBND tỉnh, Sở Lao động-TBXH và Sở Tài Chính-Vật giá để được bổ sung và sửa đổi kịp thời.