Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2863/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 05 tháng 11 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với những nội dung chính như sau:
1. Tên Đề án: Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn thành phố Cần Thơ (gọi tắt Chương trình OCOP - CT).
2. Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
3. Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2030.
5. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn thành phố Cần Thơ (bao gồm tất cả các xã, phường, thị trấn).
6. Đối tượng thực hiện:
- Chủ thể thực hiện: Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, tổ hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất có đăng ký kinh doanh.
- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ.
7. Quan điểm và cách thức triển khai Đề án:
Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý, chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
8. Mục tiêu Đề án:
a) Mục tiêu chung: Chương trình OCOP-CT nhằm thực hiện việc phát triển các tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế góp phần tái cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; Chú trọng thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP.
- Xác định sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng, mang tính đặc trưng, lợi thế địa phương, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển sản phẩm và các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, theo đó:
+ Đến năm 2020: Tiêu chuẩn hóa 20 sản phẩm, dịch vụ hiện có; Phát triển và củng cố 20 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP, bao gồm các doanh nghiệp và HTX; Đào tạo 100% cán bộ quản lý nhà nước (cấp thành phố và huyện); 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh; Triển khai phát triển 03 làng du lịch kết hợp với các sản phẩm của địa phương.
+ Đến năm 2030: Phát triển mới thêm 20 sản phẩm, dịch vụ; phát triển các tổ chức kinh tế phù hợp với số lượng các sản phẩm. Công nhận, chứng nhận ít nhất 05 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia; phát triển 01 làng văn hóa du lịch; 05 làng du lịch kết hợp với các sản phẩm của địa phương.
- Ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả Đề án Mỗi xã một sản phẩm của thành phố.
- Triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông, xúc tiến thương mại và quảng bá giới thiệu chương trình, các sản phẩm OCOP của thành phố.
9. Nội dung Đề án:
a) Triển khai Chu trình OCOP của thành phố Cần Thơ: Tuân thủ thực hiện Chu trình OCOP hàng năm gồm: (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP; (2) Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; (3) Nhận phương án sản xuất kinh doanh; (4) Triển khai kế hoạch kinh doanh; (5) Đánh giá và phân hạng sản phẩm; (6) Xúc tiến thương mại.
b) Xác định và phát triển các sản phẩm OCOP: Tập trung vào 6 nhóm/ngành hàng: (1) Thực phẩm: nông sản tươi và qua chế biến; (2) Đồ uống: có cồn và không cồn; (3) Thảo dược: sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu; (4) Vải và may mặc: sản phẩm làm từ bông, sợi; (5) Lưu niệm - nội thất - trang trí: từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng; (6) Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng: sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
Định hướng phát triển sản phẩm OCOP đến năm 2020: Đến năm 2020 thành phố Cần Thơ xây dựng phát triển 20 sản phẩm OCOP; trong đó 12 sản phẩm thuộc nhóm (1) chiếm 60%, 05 sản phẩm OCOP thuộc nhóm (5) chiếm 25%, và 03 sản phẩm OCOP thuộc nhóm (6) chiếm 15% (phụ lục 1).
Định hướng đến năm 2030: Phát triển thêm 20 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm OCOP của Đề án là 40 sản phẩm thuộc 04 nhóm: Thực phẩm; Đồ uống; Lưu niệm - nội thất - trang trí; Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng (phụ lục 1).
c) Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP: Đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP theo 05 hạng sao quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát có liên quan theo quy định.
d) Đào tạo nhân lực cho chương trình OCOP: Đào tạo, tập huấn cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP; các chủ thể sản xuất, lao động tại các doanh nghiệp, HTX, THT, hộ sản xuất. Nội dung đào tạo, tập huấn theo khung Chương trình ban hành tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung cần thiết khác.
đ) Xúc tiến thương mại: Khảo sát, thu thập, phân tích, dự báo thị trường; Hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm; Thương mại điện tử; Tổ chức sự kiện hội chợ, triển lãm; Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm: Trung tâm OCOP (cấp thành phố, huyện); gắn kết gian hàng OCOP tại các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, chợ, khu dân cư lớn, quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại các vị trí thuận lợi.
e) Xây dựng và triển khai các nội dung, dự án thành phần thuộc Chương trình OCOP Cần Thơ:
- Các dự án thành phần cấp thành phố: Thành phố lựa chọn các lợi thế để xây dựng, triển khai các dự án xã (ấp, khu vực) văn hóa du lịch gắn với sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP.
- Tham gia các dự án thành phần trọng điểm cấp quốc gia: Thành phố Cần Thơ sẽ tham gia các dự án thành phần của Chương trình OCOP Quốc gia như dự án phát triển thương hiệu sản phẩm Chương trình OCOP, dự án mô hình mẫu làng văn hoá du lịch, các dự án thành phần theo hình thức PPP (phụ lục 2).
g) Triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm: Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp thành phố, cấp huyện xây dựng kế hoạch hàng năm trình UBND cùng cấp triển khai thực hiện.
h) Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện chương trình OCOP.
i) Nguồn vốn và kinh phí thực hiện đề án:
- Nguồn vốn: Vốn thực hiện Đề án OCOP chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ. Ngân sách nhà nước chỉ mang tính chất hỗ trợ từ các nguồn kinh phí sự nghiệp trong dự toán chi ngân sách hàng năm: Ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn sự nghiệp khoa học, công nghệ, vốn khuyến công, khuyến nông, chương trình hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, các nguồn vốn lồng ghép Trung ương và địa phương khác.
- Tổng kinh phí: Thực hiện Đề án (từ năm 2018 đến năm 2030), dự kiến khoảng 1.400 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2018 - 2020: 400 tỷ đồng, trong đó: vốn Ngân sách (25%): 100 tỷ đồng; vốn huy động (75%): 300 tỷ đồng.
Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao, lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định.
+ Dự kiến giai đoạn 2021 - 2030: 1.000 tỷ đồng, trong đó: Vốn Ngân sách (25%): 250 tỷ đồng; Vốn huy động (75%): 750 tỷ đồng.
Kinh phí giai đoạn 2021 - 2030 mang tính định hướng, cuối năm 2020 các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí cụ thể cho giai đoạn này.
k) Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức: Thông tin, truyền thông cần triển khai thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng từ thành phố đến cơ sở; cổng thông tin điện tử của thành phố và các sở, ngành, quận, huyện; trang web của Chương trình OCOP; dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh; trong các đợt hội nghị, hội thảo, tập huấn… Cần đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết hành động của cấp ủy; kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương để triển khai thực hiện lâu dài và thường xuyên.
- Xây dựng hệ thống quản lý thực hiện Chương trình OCOP: Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành, thực hiện Chương trình OCOP theo 03 cấp:
+ Cấp thành phố:
Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Cần Thơ.
Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố.
UBND thành phố quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp thành phố tại mỗi kỳ đánh giá thường niên.
+ Cấp huyện:
Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế.
UBND cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp huyện tại mỗi kỳ đánh giá thường niên.
+ Cấp xã: UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.
- Về cơ chế, chính sách: Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành của trung ương, của thành phố về hỗ trợ phát triển ngành nghề, phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại,… tích hợp các cơ chế, chính sách này để hỗ trợ Chương trình; nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới về OCOP.
- Huy động các nguồn lực:
Các nguồn lực từ chủ thể OCOP bao gồm: Tiền, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức OCOP, dưới dạng góp vốn; triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP.
Huy động nguồn lực tín dụng: Từ tín dụng ngân hàng, tín dụng cộng đồng, huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ... cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP.
Nhà nước bố trí vốn ngân sách phù hợp, kịp thời thông qua các chính sách hỗ trợ cộng đồng đầu tư sản xuất, tổ chức dịch vụ thực hiện Chương trình OCOP.
- Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình:
+ Hệ thống tư vấn OCOP: Tư vấn OCOP là các cá nhân, pháp nhân (doanh nghiệp, viện, trường đại học) có kinh nghiệm và năng lực tư vấn toàn diện các hoạt động của Chương trình OCOP và các tổ chức OCOP tại cộng đồng
+ Hệ thống đối tác OCOP:
Hệ thống đối tác OCOP bao gồm các tổ chức/cá nhân có quan hệ với các chủ thể OCOP theo cách hợp tác cùng có lợi, bao gồm: Các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của Chương trình OCOP ở các tổ chức khoa học công nghệ cấp trung ương, vùng và địa phương; các hiệp/hội chuyên ngành; các tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm; các ngân hàng, các quỹ đầu tư; các tổ chức quốc tế; các cơ quan truyền thông.
Tổ chức Hội nghị đối tác OCOP, với sự tham gia của các tổ chức OCOP của thành phố và các chủ thể tham gia chuỗi giá trị, các nhà hỗ trợ chuỗi.
- Về khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
+ Xây dựng và triển khai các đề án, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP (theo Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 của UBND thành phố). Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế OCOP (ưu tiên các hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể).
+ Triển khai thực hiện, hỗ trợ xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm OCOP (theo Quyết định số 4091/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND thành phố phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ TP. Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020). Thực hiện áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP. Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho từng sản phẩm). Thiết kế website giới thiệu và quảng bá sản phẩm, làng nghề tiêu biểu, tiếp nhận ý tưởng phát triển sản phẩm.
- Phát triển các tổ chức kinh tế, phát triển sản phẩm:
+ Hỗ trợ các đối tượng/tổ chức đã tham gia OCOP nâng cấp về tổ chức sản xuất và kinh doanh, bao gồm: Nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có; Hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp nhỏ và vừa với các nhóm, hộ gia đình; Nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, nhân sự,…); mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.
+ Hỗ trợ các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm: Tư vấn tại chỗ về quản trị sản xuất kinh doanh; tập huấn, tư vấn tổ chức kinh tế áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến.
+ Phát triển sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tiếp cận theo thị trường; trong đó, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết các chuỗi sản phẩm OCOP là giải pháp để tiêu thụ và nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm.
- Hợp tác trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành chương trình OCOP của thành phố và thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu sản phẩm OCOP; tổ chức, tham gia các Hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm; tổ chức các chuyến tham quan, học tập tại Thái Lan và các tỉnh, thành trong nước thực hiện tốt Chương trình OCOP.
1. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới thành phố: Chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình OCOP-CT trên địa bàn thành phố; cụ thể:
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai OCOP của thành phố theo giai đoạn và hàng năm.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các quận, huyện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP từ thành phố đến cơ sở; tham mưu thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp thành phố tại mỗi kỳ đánh giá thường niên.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quy định cụ thể về nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ của từng nội dung, đối tượng được hỗ trợ, để khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo triển khai các dự án thành phần của Chương trình.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, các Bộ ngành Trung ương theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
2. Các Sở, ban ngành thành phố có liên quan:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện; lồng ghép công tác tuyên truyền chương trình OCOP trong các lớp đào tạo, tập huấn của ngành; hỗ trợ cộng đồng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến nông, phát triển ngành nghề, đào tạo nghề nông nghiệp, đổi mới kinh tế tập thể, hỗ trợ cây con giống...
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách thành phố; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ ngân sách để thực hiện Chương trình.
c) Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí vốn cho các hoạt động của Chương trình; hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành trong Chương trình OCOP về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính.
d) Sở Công Thương: Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận nguồn vốn khuyến công, lập kế hoạch và ngân sách hàng năm cho hoạt động khuyến công liên quan đến các tổ chức kinh tế hình thành bởi Chương trình, tổng hợp/báo cáo kết quả công tác khuyến công; tổ chức, quản lý điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP (hội chợ, triển lãm,…); cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP; thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài thành phố.
Phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố và các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm lưu thông trên thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
đ) Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn hóa, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm OCOP. Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo quy định.
- Hỗ trợ các địa phương đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, sử dụng mã số, mã vạch theo quy định. Hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
- Chủ động phối hợp với các địa phương hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị sản xuất về ứng dụng Khoa học công nghệ, đổi mới dây chuyền công nghệ trong chế biến bảo quản các sản phẩm, trên cơ sở đó kết nối, đặt hàng với các nhà khoa học giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị sản xuất sử dụng mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đảm bảo đúng quy định; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp và chất lượng sản phẩm theo quy định.
e) Sở Y tế: Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất sản xuất đạt tiêu chuẩn theo quy định, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; xây dựng và bảo đảm các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thuốc Y học cổ truyền.
g) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của địa phương; hướng dẫn các địa phương, các chủ thể OCOP xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP; quảng bá, xúc tiến mở rộng các tour, tuyến du lịch kết nối với các trung tâm, các vùng sản xuất sản phẩm OCOP.
Có trách nhiệm chủ trì phối hợp các sở ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương cung cấp thông tin và kết hợp, khuyến khích các đơn vị lữ hành bố trí khách du lịch đến các điểm, trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của địa phương.
h) Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng website về Chương trình OCOP của thành phố Cần Thơ.
i) Sở Nội vụ: Phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới và các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quy định về thành lập hệ thống chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình OCOP từ thành phố đến cơ sở, trên tinh thần sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý, không tăng biên chế ở các cấp.
k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp thực hiện quản lý, tổ chức công tác đào tạo nghề, truyền nghề phục vụ phát triển Chương trình OCOP.
l) Sở Giao thông vận tải: Phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm Chương trình OCOP trên các tuyến vận tải hàng không, đường bộ và đường thủy.
m) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ: Chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh ngân hàng thương mại: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, ngân hàng Chính sách xã hội thành phố hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất.
n) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ: Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, tư vấn phát triển thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm; thông tin, hỗ trợ phát triển đối tác OCOP, các chủ thể tham gia các đợt hội chợ, triển lãm liên quan về Chương trình OCOP.
o) Liên minh Hợp tác xã thành phố: Hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
p) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền hội viên và nhân dân tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP.
q) Ủy ban nhân dân quận, huyện:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn; giao nhiệm vụ cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách; các cơ quan phối hợp triển khai thực hiện Chương trình OCOP; thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP thường niên ở cấp huyện.
- Xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai Chương trình OCOP tại địa phương. Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Chương trình theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Sử dụng, lồng ghép nguồn vốn thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông,… bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP.
- Tổ chức cuộc thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm của quận/huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và xếp hạng của thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở, ban ngành thành phố, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Phụ lục 1: Danh mục các sản phẩm OCOP đề xuất, giai đoạn 2018 - 2020
(Đính kèm Quyết định số 2863/QĐ-UBND ngày 05/11/2018 của UBND TP. Cần Thơ)
STT | Sản phẩm OCOP | Tên cơ sở | Giai đoạn 2018 - 2020 | Giai đoạn 2021 - 2030 |
|
I | Vĩnh Thạnh |
|
|
|
|
1 | Lươn thương phẩm | THT Trần Văn Chắt, xã Vĩnh Trinh | x |
|
|
2 | Gạo đỏ an toàn | HTX Thạnh Đạt, xã Thạnh Qưới | x |
|
|
3 | Chả lụa Kim Ngân | Nguyễn Ngọc Đoán, TT. Thạnh An |
| x |
|
II | Cờ Đỏ |
|
|
|
|
4 | Xoài cát | HTX NN Lộc Hưng, xã Thới Hưng | x |
|
|
5 | Cơm Rượu | THT Cơm Rượu, xã Trung Thạnh | x |
|
|
6 | Lươn thương phẩm | HTX Phước Lộc Hòa, xã Thạnh Phú |
| x |
|
7 | Mãng cầu xiêm | Nguyễn Văn Lâm, xã Thới Hưng |
| x |
|
III | Phong Điền |
|
|
|
|
8 | Dâu Hạ Châu | HTX Dâu Hạ Châu, xã Nhơn Ái | x |
|
|
9 | Vú sữa | HTX Vườn cây ăn trái, Trường Long | x |
|
|
10 | Du lịch sinh thái Phong Điền | HTX Tân Thới, làng du lịch Mỹ Khánh | x |
|
|
11 | Nhãn Ido | THT Nhãn Ido, xã Nhơn Nghĩa |
| x |
|
IV | Thới Lai |
|
|
|
|
12 | Mắm cá các loại | Công ty TNHH MTV Mắm Ẩn, xã Trường Xuân | x |
|
|
13 | Cần xé, bội từ mây, tre | HTX Quốc Noãn, xã Trường Thắng | x |
|
|
14 | Sầu riêng | Xã Trường Thành |
| x |
|
15 | Nón lá | THT chằm nón lá, xã Thới Thạnh |
| x |
|
V | Ninh Kiều |
|
|
|
|
16 | Tranh gạo, kết cườm | DN Tấn Bữu, phường Cái Khế | x |
|
|
17 | Giá mầm | Cty TNHH Anbi, phường An Bình |
| x |
|
18 | Du lịch Ninh Kiều | Quận Ninh Kiều |
| x |
|
VI | Ô Môn |
|
|
|
|
19 | Cam xoàn | Tổ hợp tác Cam xoàn, phường Thới An | x |
|
|
20 | Bánh, Kẹo | Làng nghề Bánh kẹo Ba Rích, P. Thới An | x |
|
|
21 | Nhãn IDO | HTX Nhãn IDO, phường Thới An, Thới Long |
| x |
|
22 | Rau muống | HTX rau Thới An, phường Thới An |
| x |
|
| |||||
23 | Du lịch (kết hợp hoa kiểng) | P. Thới Hòa, Thới Long |
| x |
|
VII | Cái Răng |
|
|
|
|
24 | Sản phẩm từ đan sợ, lục bình | HTX Kim Hưng, P. Thường Thạnh | x |
|
|
25 | Cá thát lát | Cty Phạm Nghĩa, phường Phú Thứ |
| x |
|
26 | Thanh nhãn | HTX Thanh Nhãn, phường Tân Phú |
| x |
|
27 | Chợ nổi Cái Răng gắn kết du lịch | P. Lê Bình | x |
|
|
VIII | Bình Thủy |
|
|
|
|
28 | Bánh tét | THT Bánh tét lá Cẩm, P. An Thới | x |
|
|
29 | Hoa kiểng | Làng nghề Hoa Kiểng Bà bộ, P. Long Hòa | x |
|
|
30 | Rau ăn quả, ăn lá | HTX rau an toàn Long Tuyền |
| x |
|
31 | Sữa bò tươi Long Hòa | HTX Bò sữa Long Hòa |
| x |
|
32 | Nấm bào ngư | THT Nấm Bào ngư Thới An Đông |
| x |
|
33 | Bún chùm ngây |
|
| x |
|
34 | Du lịch sinh thái Cồn Sơn | THT Du lịch sinh thái, P. Bùi Hữu Nghĩa |
| x |
|
IX | Thốt Nốt |
|
|
|
|
35 | Mắm, khô cá tra | Cơ sở mắm cá tra Út Anh, P. Tân Lộc | x |
|
|
36 | Bánh tráng Thuận Hưng | Làng nghề bánh tráng, P. Thuận Hưng | x |
|
|
37 | Lưới bắt cá các loại | Làng nghề đan lưới, P. Tân Hưng | x |
|
|
38 | Du lịch sinh thái (kết hợp nhà cổ, cây ăn trái, …) | HTX trái cây P. Tân Lộc | x |
|
|
39 | Thúng, xề, rổ | Làng nghề đan đát, P. Thuận An |
| x |
|
40 | Vườn cò Bằng Lăng | Vườn cò Bằng Lăng, P. Thuận An |
| x |
|
Ghi chú: Việc triển khai sẽ được thực hiện theo chu trình OCOP, trên cơ sở định hướng và đề xuất nhu cầu từ dưới lên theo nhu cầu và khả năng của cộng đồng (Doanh nghiệp, HTX, THT, hộ sản xuất kinh doanh)
Phụ lục 2: Các dự án thuộc Chương trình OCOP Cần Thơ
(Đính kèm Quyết định số 2863/QĐ-UBND ngày 05/11/2018 của UBND TP. Cần Thơ)
STT | Chương trình, dự án | Giai đoạn | Số lượng (2018 -2020) | Hình thức đầu tư |
1 | Xây dựng cơ bản, mua sắm và lắp đặt trang thiết bị | 1 |
|
|
1.1 | Dự án làng du lịch sinh thái Phong Điền (kết hợp hoa kiểng, cây ăn trái) | 1 |
| PPP |
1.2 | Dự án Du lịch sinh thái Tân Lộc (kết hợp Nhà cổ, cây ăn trái) | 1 |
| PPP |
1.3 | Dự án Du lịch Chợ nổi Cái Răng | 1 |
| PPP |
1.4 | Dự án xây dựng Trung tâm khởi nghiệp, giới thiệu, và thương mại điện tử OCOP tại thành phố Cần Thơ | 1 |
| Trung ương |
2 | Sản xuất sản phẩm |
|
|
|
| Dự án ứng dụng KHCN trong sản xuất các sản phẩm NN | 1,2 | 17 |
|
- 1Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020
- 2Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2018 quy định về nội dung, mức chi hỗ trợ hoạt động phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề nông thôn và Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020
- 3Kế hoạch 226/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV năm 2018 đến năm 2020
- 4Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 6Quyết định 3292/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”
- 7Quyết định 2511/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 1943/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP_AG)
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 4091/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 2277/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1760/QĐ-TTg năm 2017 về điều chỉnh Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2792/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2018-2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 8Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020
- 10Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2018 quy định về nội dung, mức chi hỗ trợ hoạt động phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề nông thôn và Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020
- 11Kế hoạch 226/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV năm 2018 đến năm 2020
- 12Quyết định 975/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 13Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 14Quyết định 3292/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”
- 15Quyết định 2511/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 1943/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP_AG)
Quyết định 2863/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 2863/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/11/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Trương Quang Hoài Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra