Hệ thống pháp luật

BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 282-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ VIỆC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT CÁN BỘ LÃNH ĐẠO NHÀ XUẤT BẢN

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quyết định số 67-QĐ/TW, ngày 04-7-2007 của Bộ Chính trị về việc phân cấp quản lý cán bộ;

- Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản";

- Căn cứ Luật xuất bản ngày 03-12-2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản ngày 03-6-2008;

- Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

Xét đề nghị của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương,

BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản.

Điều 2. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn đảng uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quyết định này trong phạm vi phụ trách.

Điều 3. Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh, bổ sung, Ban Tổ chức Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.

 

 

T/M BAN BÍ THƯ




Trương Tấn Sang

 

QUY ĐỊNH

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ VIỆC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT CÁN BỘ LÃNH ĐẠO NHÀ XUẤT BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 282-QĐ/TW ngày 26-01-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Quy chế này cụ thể hoá các quy định của Đảng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản.

Điều 1. Yêu cầu, nguyên tắc

1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với công tác xuất bản.

2- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản.

3- Cấp uỷ, tập thể lãnh đạo có thẩm quyền xem xét, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản phải trên cơ sở phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên và người đứng đầu.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Đảng viên là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập nhà xuất bản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- “Tổ chức đảng" là cấp uỷ đảng (chi uỷ, đảng uỷ, thường vụ cấp uỷ), đảng đoàn, ban cán sự đảng.

2- "Cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về xuất bản" bao gồm:

- Cơ quan chỉ đạo về xuất bản ở Trung ương là Ban Tuyên giáo Trung ương; cơ quan chỉ đạo về xuất bản ở địa phương là ban tuyên giáo tỉnh, thành uỷ.

- Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản ở Trung ương là Bộ Thông tin và Truyền thông; cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản ở địa phương là uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sở thông tin và truyền thông các tỉnh, thành phố được uỷ quyền).

3- "Mức độ rất nghiêm trọng" được xác định là vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản và các quy định của Đảng về công tác xuất bản, gây hậu quả nghiêm trọng về đối nội, đối ngoại, làm phương hại nhiều mặt đến lợi ích của đất nước, của Đảng.

4- “Mức độ nghiêm trọng" là hoạt động của nhà xuất bản vi phạm một trong các điểm sau:

a) Xuất bản những tác phẩm, tài liệu đã được cơ quan chỉ đạo, quản lý về xuất bản yêu cầu (bằng văn bản hoặc truyền đạt trực tiếp) không được xuất bản hoặc bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi xuất bản phẩm.

b) Những sai phạm trong hoạt động xuất bản đã được cơ quan chỉ đạo, quản lý và cơ quan chủ quản ra công văn nhắc nhở nhưng không chấp hành, sửa đổi; sai phạm có tính lặp lại nhiều lần.

5- “Mức độ ít nghiêm trọng" là hoạt động của nhà xuất bản vi phạm một trong các điểm sau:

a) Xuất bản các tác phẩm, tài liệu có nội dung không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.

b) Vi phạm các điều 19, 20, 21, 23, 25, 27 của Luật Xuất bảnkhoản 1, khoản 2, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, QUYÊN HẠN CỦA CẤP UỶ, TỖ CHƯC ĐẢNG CƠ QUAN CHỦ QUẢN NHÀ XUẤT BẢN, NHÀ XUẤT BẢN VÀ ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜL ĐỨNG ĐẦU NHÀ XUẤT BẢN

Điều 4. Trách nhiệm

1- Cấp uỷ, tổ chức đảng quan chủ quản nhà xuất bản và nhà xuất bản

a) Chỉ đạo cơ quan chủ quản nhà xuất bản thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ xuất bản.

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của nhà xuất bản trực thuộc.

2- Đảng viên là người đứng đầu nhà xuất bản

a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động xuất bản. Lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền khác theo đúng Luật Xuất bản, tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.

b) Tổ chức tốt bản thảo để xuất bản các ấn phẩm phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và định hướng thông tin theo đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

c) Phối hợp với tổ chức đảng cùng cấp xây dựng quy chế hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ, biên tập viên của nhà xuất bản.

d) Chịu trách nhiệm chính trị trước tổ chức đảng, cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động của nhà xuất bản; chịu trách nhiệm khi nhà xuất bản do mình quản lý có xuất bản phẩm vi phạm pháp luật hoặc trái với sự chỉ đạo của cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản; khi cán bộ, biên tập viên, nhân viên của nhà xuất bản thuộc quyền quản lý có các hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng về xuất bản.

3- Đảng viên là cấp phó của người đứng đầu nhà xuất bản thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công hoặc uỷ quyền của người đứng đầu nhà xuất bản; đồng thời, chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công.

Điều 5. Quyền hạn

1- Cấp uỷ, tổ chức đảng cơ quan chủ quản nhà xuất bản

Chỉ đạo cơ quan chủ quản nhà xuất bản đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2- Đảng viên là người đứng đầu nhà xuất bản

a) Có quyền cho xuất bản những tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản, định hướng chính trị của Đảng và các quy định của pháp luật; không cho xuất bản các tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân có nội dung vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

b) Phối hợp với tổ chức đảng cùng cấp nhận xét, đánh giá cán bộ, biên tập viên, nhân viên để quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.

e) Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm của cán bộ, biên tập viên, nhân viên đã được cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản kết luận xử lý để ra quyết định kỷ luật về chính quyền; đồng thời, báo cáo và đề xuất với tổ chức đảng hình thức xử lý kỷ luật về đảng.

3- Đảng viên là cấp phó của người đứng đầu nhà xuất bản thực hiện quyền hạn theo sự phân công hoặc uy quyền của người đứng đầu nhà xuất bản; đồng thời, chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng và pháp luật về những nhiệm vụ được phân công.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ BỔ NHIỆM

Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm

1- Bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ theo quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), đủ điều kiện theo khoản 1, Điều 14 của Luật Xuất bản.

2- Tốt nghiệp đại học; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ xuất bản và chương trình quản lý nhà nước; có trình độ lý luận chính trị cao cấp; có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí xuất bản ít nhất là 2 năm.

3- Có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực quản lý và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Điều 7. Điều kiện bổ nhiệm

1. Đáp ứng các tiêu chuẩn bổ nhiệm nói trên; có đầy đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ theo quy định; lý lịch cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.

2. Tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 55 đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.

3. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Cán bộ 1ãnh đạo nhà xuất bản bị kỷ luật về đảng hoặc chính quyền với hình thức cách chức, trong vòng một năm kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp uỷ, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn.

Điều 8. Quy trình bổ nhiệm

1- Trường hợp nguồn nhân sự tại chỗ

a) Tập thể lãnh đạo phối hợp với cấp uỷ đảng nhà xuất bản căn cứ sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan chủ quản nhà xuất bản; căn cứ quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ của Quy định này để thực hiện công khai, dân chủ việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt.

b) Người đứng đầu cơ quan cùng với tập thể lãnh đạo ban thường vụ cấp uỷ tiến hành phân tích kết quả phiếu lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt.

c) Tập thể lãnh đạo, ban thường vụ cấp uỷ đảng nhà xuất bản thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải được trên 50% các thành viên trong tập thể lãnh đạo ban thường vụ cấp uỷ tán thành.

2- Trường hợp nguồn nhân sự từ nơi khác

a) Người đứng đầu, lãnh đạo nhà xuất bản có nhu cầu đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu.

b) Cấp có thẩm quyền hoặc tập thể lãnh đạo phối hợp với cấp uỷ đảng nhà xuất bản, nơi có nhu cầu về cán bộ, thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau:

- Gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu và nhiệm vụ công tác.

- Trao đổi với tập thể lãnh đạo và cấp uỷ đảng cơ quan nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động cán bộ; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo, tổ chức đảng đối với cán bộ dự kiến điều động.

c) Tập thể lãnh đạo, ban thường vụ cấp uỷ nơi có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ thảo luận, nhận xét, đánh giá cán bộ, làm tờ trình đề nghị cấp trên bổ nhiệm.

Trường hợp cán bộ bảo đảm được tiêu chuẩn bổ nhiệm nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động thì cơ quan có yêu cầu bổ nhiệm vẫn có thể báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3- Cơ quan chỉ đạo và quản lý xuất bản tham gia giám sát, thẩm tra quy trình bổ nhiệm cán bộ. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản trước khi ra quyết định bổ nhiệm người đứng đầu nhà xuất bản theo thẩm quyền phải trao đổi ý kiến bằng văn bản với cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản. Trong thời hạn 15 ngày, cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý xuất bản phải trả lời bằng văn bản với cơ quan chủ quản nhà xuất bản.

Điều 9. Thời hạn giữ chức vụ

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản là 5 năm.

Điều 10. Bổ nhiệm lại

Trong thời hạn 06 tháng trước khi cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản hết thời hạn giữ chức vụ, lãnh đạo cơ quan chủ quản nhà xuất bản chỉ đạo thực hiện quy trình bổ nhiệm lại đối với lãnh đạo nhà xuất bản.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ MIỄN NHIỆM

Điều 11. Điều kiện miễn nhiệm

1- Cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản bị miễn nhiệm chức vụ khi nhà xuất bản hoặc cá nhân cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý bằng một trong 2 hình thức sau:

a) Nhà xuất bản bị cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về xuất bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo Điều 30 của Luật Xuất bản.

b) Cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản bị tổ chức đảng thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách lân thứ hai (trong thời gian một năm của thời hạn giữ chức vụ) hoặc bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

2- Cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, nhưng không đủ uy tín, năng lực, điều kiện để giữ chức vụ.

Điều 12. Quy trình miễn nhiệm

1- Căn cứ điều kiện miễn nhiệm, đề nghị miễn nhiệm của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý xuất bản; kết luận xử lý vi phạm của cơ quan, tổ chức đảng, nhà nước có thẩm quyền, lãnh đạo cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải tạm đình chỉ chứ vụ đối với lãnh đạo nhà xuất bản, phân công người phụ trách và chỉ đạo tổ chức kiểm điểm lãnh đạo nhà xuất bản mắc sai phạm.

2- Cá nhân vi phạm làm bản kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ, cấp uỷ đảng.

3- Sau khi có ý kiến của cấp uỷ đảng, lãnh đạo cơ quan chủ quản nhà xuất bản quyết định việc miễn nhiệm cán bộ bằng phiếu kín, sau đó thông báo bằng văn bản tới cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý xuất bản.

Cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản bị miễn nhiệm chức vụ thì tuỳ theo mức độ sai phạm và năng lực cá nhân mà được cơ quan chủ quản nhà xuất bản bố trí công tác khác một cách thích hợp.

4- Cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản 1ý xuất bản có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản nhà xuất bản nếu không thực hiện việc miễn nhiệm chức vụ cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản theo Điều 17, Chương V của Quy định này.

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Khen thưởng

1- Cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản có thành tích và cống hiến trong hoạt động xuất bản được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và quy định của Đảng.

2- Cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản có thành tích xuất sắc thì được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước.

Điều 14. Xử lý vi phạm

1- Lãnh đạo nhà xuất bản, nếu để nhà xuất bản vi phạm các Điều 3, 5, 10, 19, 20, 21, 23, 25, 27 của Luật Xuất bảnkhoản 1, khoản 2, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008, các quy định của Đảng, thì tuỳ theo tính chất, mức độ của vụ việc như quy định tại các Điều 15, 16, 17 và 18 của Quy định này mà tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đảng với các hình thức như:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Khai trừ đảng.

Đồng thời, kiến nghị cơ quan chủ quản nhà xuất bản xử lý kỷ luật về mặt chính quyền phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức.

2- Cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý xuất bản có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo nhà xuất bản vi phạm Luật Xuất bản, vi phạm các quy định của Đảng và có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo cơ quan chủ quản nhà xuất bản nếu không chấp hành việc xử lý vi phạm nêu trên.

Điều 15. Hình thức kỷ luật khiển trách

1- Người đứng đầu nhà xuất bản bị khiển trách nếu để nhà xuất bản vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở mức độ ít nghiêm trọng.

2- Cấp phó của người đứng đầu thì tuỳ theo mức độ liên đới trách nhiệm mà áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng.

Điều 16. Hình thức kỷ luật cảnh cáo

1- Người đứng đầu nhà xuất bản bị cảnh cáo nếu để nhà xuất bản vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở mức độ nghiêm trọng.

2- Cấp phó của người đứng đầu thì tuỳ theo mức độ liên đới trách nhiệm áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng.

Điều 17. Hình thức cách chức

1- Người đứng đầu nhà xuất bản giữ các chức vụ trong Đảng bị cách chức nếu để nhà xuất bản bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động xuất bản hoặc bị cảnh cáo lần thứ 2.

2- Cấp phó của người đứng đầu thì tuỳ theo mức độ liên đới trách nhiệm áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng.

Điều 18. Hình thức khai trừ đảng

1- Người đứng đầu nhà xuất bản bị khai trừ đảng nếu để xuất bản phẩm của nhà xuất bản vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở mức độ rất nghiêm trọng, hoặc cá nhân đã bị kỷ luật cảnh cáo mà vẫn tiếp tục để xảy ra sai phạm ở mức độ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.

2- Cấp phó của người đứng đầu thì tuỳ theo mức độ liên đới trách nhiệm áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng.