Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 281/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 12 tháng 04 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2018-2020 TẦM NHÌN ĐẾN 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý hoạt động Thông tin đối ngoại; Thông tư số 222016/TT-BTTTT ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 368/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 02 năm 2013 cửa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về Thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 273/QĐ -TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin đối ngoại khu vực cửa khẩu quốc tế phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển Thông tin đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020 tầm nhìn đến 2025”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TT&TT;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- UB MTTQ tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KT (LTA); KGVX(NĐH).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Mùa A Sơn

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh)

Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về Quản lý hoạt động Thông tin đối ngoại; Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19/10/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về Thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020; Nghị Quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập Quốc tế; Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể Hội nhập Quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên xây dựng Đề án Thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025 như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thông tin đối ngoại là bộ phận quan trọng công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh Hội nhập Quốc tế hiện nay, Thông tin đối ngoại càng khẳng định vai trò là cầu nối cung cấp thông tin về những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ra thế giới; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của đất nước, con người, truyền thống lịch sử và các giá trị văn hóa tinh thần; tiềm năng thế mạnh, thành tựu đổi mới của Việt Nam ra nước ngoài để thu hút sự ủng hộ, đầu tư của Quốc tế. Đồng thời, Thông tin đối ngoại cũng trở thành kênh đưa thông tin thế giới vào Việt Nam.

Những năm gần đây, công tác Thông tin đối ngoại đặc biệt được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; phương thức hoạt động đổi mới, linh hoạt; lực lượng tham gia được tăng cường; đối tượng, địa bàn được mở rộng. Thông tin chính thống từ Việt Nam đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè Quốc tế phát triển nhanh chóng, đa dạng về nội dung và hình thức, góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức Quốc tế.

Tuy vậy, công tác Thông tin đối ngoại hiện nay cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình khu vực và thế giới đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nhiều vấn đề mới, khó dự báo. Tình hình trong nước cũng có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Các thế lực thù địch, phần tử bất mãn đang quyết liệt đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; trong đó chúng đặc biệt chú trọng sử dụng các trang mạng xã hội, Internet gây tác động tiêu cực đến hình ảnh Việt Nam... Trước tình hình đó, việc phát triển, hoạt động Thông tin đối ngoại góp phần cung cấp thông tin chính thống, đấu tranh chủ động và hiệu quả với những thông tin sai lệch, xuyên tạc, giải tỏa các băn khoăn, hoài nghi trong dư luận để phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền tự do tôn giáo, giữ vững sự ổn định chính trị và quốc phòng - an ninh.

Đối với tỉnh Điện Biên - một tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, diện tích tự nhiên 9.562,9 km2. Có đường biên giới giáp với hai Quốc gia: CHDCND Lào và Trung Quốc dài 455,573 km; trong đó biên giới Việt - Lào dài 414,712 km; có 03 cửa khẩu, gồm: Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu phụ Si Pa Phìn (tiếp giáp với tỉnh Phoong Sa Lỳ), cửa khẩu chính Huổi Puốc (tiếp giáp với tỉnh Luông Pha Băng); biên giới Việt - Trung dài 40,861 km, có lối mở A Pa Chải - Long Phú (tiếp giáp với huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Tỉnh Điện Biên có 10 đơn vị hành chính (8 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố) với 130 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 55 vạn người, gồm 19 dân tộc anh em cùng chung sống (trong đó dân tộc Thái chiếm 38,1%; dân tộc Mông 34,9%; dân tộc Kinh 18,5%; Khơ Mú 3,3% còn lại là các dân tộc khác như Tày, Nùng...).

Điện Biên còn là một tỉnh giàu tiềm năng về truyền thống văn hóa, lịch sử, du lịch độc đáo, như: Di sản văn hóa phi vật thể Lễ Kim Pang Then của dân tộc Thái, Lễ hội Nào Pê Chầu của dân tộc Mông; nghệ thuật Xòe Thái; Di tích lịch sử Quốc gia, đặc biệt là quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ; các danh lam thắng cảnh, ẩm thực đặc trưng của các dân tộc và nhiều lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa đã thu hút sự quan tâm của bạn bè Quốc tế.

Với vị trí và đặc điểm trên, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định y mạnh hoạt động đối ngoại và Hội nhập Quốc tế"; "Đẩy mạnh quan hệ hữu nghị đặc biệt; hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào. Duy trì quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Mở rộng quan hệ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, các nước trong khu vực và các tổ chức Quốc tế".

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan báo chí và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã quan tâm triển khai thực hiện công tác Thông tin đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực. Công tác Thông tin đối ngoại của tỉnh đã có nhiều tiến bộ cả về nội dung, hình thức góp phần tăng cường thông tin, quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người, lịch sử, văn hoá truyền thống của các dân tộc Điện Biên đến bạn bè trong nước và Quốc tế; thông tin về chủ trương, chính sách, tiềm năng thế mạnh của Điện Biên nhằm mời gọi thu hút đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trên cả nước đến với Điện Biên, Đồng thời, đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và tỉnh Điện Biên...

Tuy nhiên, công tác Thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn nhiều hạn chế: Nội dung Thông tin chưa thật phong phú, kịp thời, thiếu chiều sâu, chưa tương xứng với vị thế của tỉnh. Thông tin về tình hình thế giới đến với người dân Điện Biên chưa kịp thời, đầy đủ và thiếu chọn lọc. Chưa huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội phục vụ công tác Thông tin đối ngoại một cách hiệu quả. Các ấn phẩm, sản phẩm Thông tin đối ngoại; đặc biệt bằng tiếng nước ngoài còn rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức, chưa đến được đông đảo các nhóm đối tượng. Công tác quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại còn bất cập. Các hoạt động Thông tin đối ngoại còn phân tán, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp các nguồn lực của toàn bộ hệ thống chính trị. Đối ngoại nhân dân có bước phát triển nhưng chưa xứng tầm với truyền thống Điện Biên anh hùng.

Do đó, việc xây dựng Đề án phát triển Thông tin đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến 2025 là yêu cầu cấp thiết, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách Nhà nước; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại và phát triển hoạt động Thông tin đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh. Mặt khác, với đặc thù là tỉnh miền núi biên giới, có diện tích rộng, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, 8/10 huyện, thị xã, thành phố đều có xã thuộc diện đặc biệt khó khăn và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đây là địa bàn dễ bị nhóm phản động và các thế lực thù địch lợi dụng kích động chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đề án phát triển Thông tin đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến 2025 nhằm tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tạo điều kiện để người dân hiểu rõ hơn và có lập trường quan điểm vững vàng trước những thông tin xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.

II. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

1. Về công tác quản lý nhà nước

Là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh, thời gian qua Sở Thông tin và Truyền thông đã tích cực tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại: Tham mưu ban hành các văn bản quy phạm phạm pháp luật, các kế hoạch hoạt động Thông tin đối ngoại ngắn hạn, trung hạn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Thông tin đối ngoại của tỉnh; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy qua các cuộc giao ban báo chí định kỳ, chỉ đạo định hướng các cơ quan báo chí tuyên truyền các nội dung Thông tin đối ngoại, giới thiệu, quảng bá về tỉnh Điện Biên đến với đông đảo bạn đọc, khán - thính giả trong tỉnh, trong nước và Quốc tế. Tổ chức theo dõi, tổng hợp các hoạt động thông tin, tuyên truyền đối ngoại trên báo chí và các hình thức thông tin khác. Tổ chức xuất bản và thẩm định cấp phép các xuất bản phẩm Thông tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Tổ chức các lớp tập huấn về Thông tin đối ngoại cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và các cơ quan báo chí, tuyên truyền...

Theo Quyết định 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ (Nay đã được thay thế bằng Nghị định 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về Quản lý hoạt động Thông tin đối ngoại); Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Điện Biên thì Sở Thông tin và Truyền thông Điện Biên là cơ quan đầu mối, trực tiếp tham mưu quản lý nhà nước về công tác Thông tin đối ngoại của tỉnh. Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020 có ghi rõ: "Đảm bảo đến 2015 các bộ, ngành, địa phương có biên chế cán bộ chuyên trách thông tin đối ngoại". Song cho đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông chưa được phân bố biên chế chuyên trách theo dõi nội dung quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại. Hiện, Phòng Báo chí - Xuất bản của Sở, là đơn vị trực tiếp tham mưu công tác quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại, Phòng có 05 biên chế, gồm: 3 chuyên viên và 02 lãnh đạo phòng. Trong khi đó, nhiệm vụ tham mưu quản lý của Phòng khá nhiều lĩnh vực, cụ thể gồm: Báo chí (bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử trên mạng Internet); xuất bản, in, phát hành; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; một phần của thông tin điện tử (trang thông tin điện tử); quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng và trên xuất bản phẩm; thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với sản phẩm báo chí, xuất bản; đọc, kiểm duyệt lưu chiểu các ấn phẩm thuộc chức năng, thẩm quyền...

Với số lượng nhân lực hạn chế và phải thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong một lĩnh vực rất rộng, khối lượng công việc rất lớn và quan trọng trên mặt trận thông tin nên có nhiều khó khăn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại của Phòng nói riêng và Sở Thông tin và Truyền thông nói chung.

Kinh phí được cấp cho các hoạt động thông tin đối ngoại của tỉnh còn rất hạn chế.

2. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương trong tỉnh về công tác Thông tin đối ngoại

Xác định được công tác Thông tin đối ngoại là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động Thông tin đối ngoại nằm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, chưa tạo được sức mạnh cộng hưởng, tổng hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền. Việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, ban, ngành nhằm cung cấp thông tin cho các đối tác nước ngoài, các cơ quan báo chí một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác vẫn còn nhiều điểm bất cập.

3. Nội dung công tác Thông tin đối ngoại

Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về Thông tin đối ngoại, nhất là các nhóm nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Kết luận 16-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và Chỉ thị 26-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X) về công tác Thông tin đối ngoại; các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh luôn xác định Thông tin đối ngoại là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, gắn với nhiệm vụ, chức năng cụ thể của đơn vị, địa phương mình. Những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác Thông tin đối ngoại được các cấp, các ngành cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, định hướng và hướng dẫn triển khai các hoạt động về Thông tin đối ngoại; kết hợp hài hòa ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao nhân dân nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Công tác thông tin, tuyên truyền về Thông tin đối ngoại được các phương tiện thông tin đại chúng tích cực triển khai thực hiện. Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) tỉnh và các cơ quan có ấn phẩm báo chí, các trang thông tin điện tử trong tỉnh xây dựng và duy trì hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước; những thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước, của tỉnh; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ hội hợp tác và đầu tư của tỉnh; về văn hóa, truyền thống, lịch sử, con người Điện Biên... Đồng thời, phản bác các thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Từ năm 2011-2016, Đài PT-TH tỉnh đã thực hiện 260 tác phẩm bằng tiếng Việt, Thái, Mông có nội dung về Thông tin đối ngoại; thực hiện 60 chuyên mục vì chủ quyền an ninh biên giới; Báo Điện Biên Phủ có hơn 1.000 tác phẩm tuyên truyền Thông tin đối ngoại đăng tải trên các ấn phẩm. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với bạn bè trong nước và Quốc tế, thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển thương mại và du lịch. Bên cạnh đó, với địa bàn các xã biên giới, các lực lượng, địa phương thường xuyên quan tâm chỉ đạo tuyên truyền, vận động giáo dục quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của công tác Thông tin đối ngoại, nhằm thực hiện tốt Luật Biên giới Quốc gia, Nghị định thư về phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền...

Cùng với các cơ quan báo chí, các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại tỉnh; các sở, ban, ngành tỉnh cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại tỉnh: Định kỳ hằng tháng, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh, Hội nghị giao ban báo chí để cung cấp thông tin về tình hình trong nước, Quốc tế và chủ trương nhiệm vụ đối ngoại của tỉnh, định hướng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên các cấp, phóng viên báo, đài địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Gắn công tác Thông tin đối ngoại với việc tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan quản lý Nhà nước về Thông tin đối ngoại: Phối hợp xây dựng các phóng sự tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Điện Biên phát sóng trên các kênh truyền hình đối ngoại VTC10, VTC1, VTV4; xuất bản tờ rơi, ấn phẩm Thông tin đối ngoại bằng tiếng Việt, song ngữ Việt - Anh phát hành trên địa bàn tỉnh và cả nước; xây dựng chuyên mục Thông tin đối ngoại trên trang thông tin điện tử của Sở; cập nhập tin, bài về hoạt động đối ngoại, cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh của tỉnh Điện Biên trên mạng Internet. Năm 2015, Sở TT&TT phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý tại Điện Biên, thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong tỉnh, trong nước và du khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Tổ chức phát hành, tuyên truyền các tài liệu (sách, tờ gấp, đĩa DVD) về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam tới các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tỉnh...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức thông tin, tuyên truyền lưu động bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới lãnh thổ Quốc gia thông qua hình thức biểu diễn nghệ thuật. Biên soạn và phát hành 10 loại ấn phẩm bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài giới thiệu, quảng bá du lịch Điện Biên; duy trì quầy thông tin và hỗ trợ du khách trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá về du lịch Điện Biên.

Sở Kế hoạch và Đầu tư xuất bản tài liệu song ngữ Việt - Anh giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Điện Biên...

Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, hoạt động Thông tin đối ngoại còn được các cơ quan, đơn vị thực hiện thông qua các hoạt động hợp tác thương mại, xúc tiến thương mại và đầu tư, tham gia hội thảo, hội chợ Quốc tế,... Thông tin kịp thời về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh và các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, kinh doanh của tỉnh tới bạn bè trong và ngoài nước. Hình ảnh đất và con người Điện Biên cũng được giới thiệu thông qua việc đón tiếp các đoàn khách nước ngoài đến thăm, làm việc tại tỉnh và việc quản lý, hướng dẫn đoàn phóng viên báo chí nước ngoài tới Điện Biên tham quan, khai thác tư liệu phục vụ việc triển khai các chương trình, dự án và công tác tuyên truyền tại tỉnh.

Các lực lượng vũ trang, gồm: Công an, quân sự, biên phòng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh và các huyện biên giới, lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng làm tốt công tác trao đổi thông tin, tuyên truyền đối ngoại: Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện ký cam kết tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và an ninh trật tự ở 4 huyện, 29 xã, 346 bản khu vực biên giới. Tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, tấn công trấn áp các loại tội phạm trên tuyến biên giới; tổ chức hội đàm, giao lưu văn nghệ với lực lượng chức năng và địa phương các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)... Đồng thời, chủ động nắm bắt thông tin, phòng ngừa, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch và các hoạt động lợi dụng Thông tin đối ngoại làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của địa phương.

4. Đánh giá chung

4.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, công tác Thông tin đối ngoại đã phát huy hiệu quả các cấp, các ngành và các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đã coi trọng công tác tuyên truyền với nhiều loại hình thông tin phong phú, đa dạng, nhằm tuyên truyền những thành tựu đổi mới của nước ta hiện nay, khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; quảng bá hình ảnh tiềm năng, thế mạnh mảnh đất lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc Điện Biên đến với cả nước và thế giới. Thông qua các chuyến thăm và làm việc tại nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đoàn công tác của các sở, ngành trong tỉnh và các tổ chức phi chính phủ, khách tham quan, du lịch nước ngoài đến Điện Biên; đặc biệt là Đoàn cấp cao các tỉnh của hai nước: CHDCND Lào và Trung Quốc đã mở ra mối quan hệ mật thiết, hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Điện Biên nói riêng và Việt Nam nói chung với các nước.

4.2. Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Thông tin đối ngoại của tỉnh còn một số hạn chế:

- Công tác chỉ đạo, điều hành còn có lúc bị động, nhất là trước những vấn đề phức tạp mới nảy sinh; sự phối hợp của các cấp, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là huyện biên giới chưa chặt chẽ và đồng bộ; tầm quan trọng của công tác Thông tin đối ngoại chưa được nhận thức đúng; nội dung thông tin phục vụ công tác Thông tin đối ngoại còn thiếu chọn lọc, chưa phong phú, thiếu kịp thời.

- Công tác đấu tranh phản bác lại những thông tin sai trái chưa tiến hành một cách có hệ thống; lập luận đấu tranh trong các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, biên giới lãnh thổ chưa sâu sát; việc cập nhật đối với các vấn đề dân di cư tự do, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới - những đối tượng dễ bị lợi dụng, kích động, lôi kéo còn quá ít...

- Việc ứng dụng các công nghệ mới vào Thông tin đối ngoại còn chậm và yếu kém. Số lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên phụ trách công tác Thông tin đối ngoại cấp cơ sở còn mỏng, chất lượng chưa đồng đều. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ làm công tác Thông tin đối ngoại vừa yếu, vừa thiếu; đối nội và đối ngoại chưa gắn chặt với nhau.

4.3. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do:

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, thường xuyên nên chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện công tác Thông tin đối ngoại. Nhận thức về vị trí, vai trò của Thông tin đối ngoại trong tình hình mới ở các cấp, ngành tuy có nhiều chuyển biến, song chưa đầy đủ và toàn diện. Một số cơ quan, đơn vị chưa đề cao công tác Thông tin đối ngoại trong tình hình mới, để ngành mình nằm ngoài việc tham mưu và tổ chức thực hiện thông tin đối ngoại. Ngoài ra, một số đơn vị còn thụ động trong công tác Thông tin đối ngoại, chủ yếu thực hiện theo chỉ đạo; chưa thực sự chủ động, mặc dù công tác Thông tin đối ngoại là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

- Hoạt động Thông tin đối ngoại là nhiệm vụ mới, cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác Thông tin đối ngoại đa số chưa qua đào tạo, chỉ tham dự một số lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức nên chất lượng công tác tham mưu còn hạn chế.

- Việc tuyên truyền công tác Thông tin đối ngoại được thực hiện bằng nhiều hình thức; tuy nhiên còn thiếu sự phong phú, đa dạng, chưa phát huy được ưu thế tuyên truyền trên truyền thông đại chúng, tuyên truyền trực quan. Những tin, bài, ảnh đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch còn hạn chế. Tài liệu tuyên truyền về Thông tin đối ngoại xuống cơ sở còn thiếu nên việc vận dụng chủ yếu là các văn bản chỉ đạo dẫn đến tính chủ động chưa cao.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá về địa phương chưa đảm bảo thường xuyên; người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn trong việc tiếp cận thông tin. Việc tuyên truyền về công tác đối ngoại nhân dân còn chưa cao; việc vận động, kêu gọi giúp đỡ từ nguồn lực cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho tỉnh nhà còn hạn chế.

- Kinh phí thực hiện thông tin đối ngoại còn hạn hẹp, chủ yếu thực hiện lồng ghép trong hoạt động chuyên môn của từng đơn vị; những hoạt động như xuất bản, phát hành các ấn phẩm xúc tiến đầu tư, thương mại hằng năm vẫn còn ít; giao lưu văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao còn hạn chế; việc tổ chức các hội chợ xúc tiến thương mại, tham dự các hoạt động do nước ngoài tổ chức chưa nhiều.

III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Hiện nay Việt Nam nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng đang đứng trước bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Sau hơn 30 năm đổi mới, vai trò và vị trí của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Với mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại càng đòi hỏi việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước ra bên ngoài tốt hơn; đặc biệt là việc giới thiệu tiềm năng, đất nước con người, văn hóa Việt Nam, môi trường chính trị, xã hội ổn định. Yêu cầu của Thông tin đối ngoại tỉnh là phải tham gia tích cực và hiệu quả tuyên truyền đường lối đổi mới, hội nhập, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ rộng mở của nước ta; đấu tranh không khoan nhượng với những âm mưu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi sự đầu tư thích đáng cả về nguồn lực vật chất lẫn con người; đòi hỏi sự đột phá về tư duy và cách thể hiện để làm sao phải xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa nhu cầu mở rộng, phát triển quan hệ đối ngoại với việc bảo vệ lợi ích Quốc gia, nền văn hóa dân tộc.

Trong thời gian tới, nội dung của Thông tin đối ngoại tỉnh Điện Biên cần tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII; Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh từng giai đoạn, nhất là các văn bản liên quan đến công tác Thông tin đối ngoại để định hướng hoạt động Thông tin đối ngoại thiết thực, kịp thời.

Thông tin đối ngoại phải phục vụ đắc lực và hiệu quả cho việc triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ Quốc tế. Nêu bật hình ảnh tỉnh Điện Biên vững bước trên con đường đổi mới, hình ảnh một Điện Biên năng động, tiềm năng và hấp dẫn đầu tư đang tích cực, nỗ lực phấn đấu vươn lên là bạn, là đối tác tin cậy của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Công tác Thông tin đối ngoại phải phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong hành động, tập trung mọi nỗ lực và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; trong đó lực lượng nòng cốt là các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ Thông tin đối ngoại đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm cho thế giới hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu đổi mới của đất nước, của tỉnh Điện Biên. Qua đó, góp phần đấu tranh chống quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch, cơ hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sức mạnh tiềm lực quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

IV. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

- Tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại và hoạt động Thông tin đối ngoại; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong chỉ đạo và triển khai thực hiện hoạt động Thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của tỉnh. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Điện Biên ra thế giới. Đồng thời, cung cấp thông tin kịp thời tình hình thế giới, khu vực, trong nước đến với nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, giúp nhân dân các dân tộc trong tỉnh hiểu rõ hơn về tình hình thế giới và ngược lại giúp nhân dân các nước trên thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam nói chung, về mảnh đất, con người Điện Biên nói riêng. Từ đó, tranh thủ sự ủng hộ, đầu tư của cộng đồng Quốc tế và sự góp sức của người Việt Nam ở nước ngoài, đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên.

- Kịp thời phản bác lại những thông tin sai lệch của các thế lực thù địch, bảo vệ hình ảnh tốt đẹp của tỉnh Điện Biên, của đất nước trước nhân dân thế giới đã đẩy mạnh công tác đối ngoại và Hội nhập Quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến 2025

- 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm về Thông tin đối ngoại.

- 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh có cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác Thông tin đối ngoại, đảm bảo sự phối hợp, triển khai công tác Thông tin đối ngoại giữa các cơ quan, đơn vị chức năng và các địa phương trong tỉnh một cách hiệu quả.

- 100% cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng trở lên và cán bộ phụ trách công tác Thông tin đối ngoại thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí - xuất bản; cán bộ phụ trách cổng/trang thông tin điện tử sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố được tập huấn, trang bị kiến thức cơ bản về Thông tin đối ngoại.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Điện Biên đến người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế trên các kênh phát thanh - truyền hình đối ngoại Quốc gia và các tổ chức có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

- Tạo bước chuyển biến căn bản trong tổ chức và hoạt động Thông tin đối ngoại của tỉnh, đảm bảo sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quản lý và điều hành thống nhất của UBND tỉnh; đảm bảo sự phối hợp, triển khai giữa các cơ quan, đơn vị chức năng và các địa phương trong tỉnh.

- Nâng cao và tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương, cá nhân, tổ chức về tầm quan trọng của hoạt động Thông tin đối ngoại trong tình hình mới; từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng nâng cao hệ thống Thông tin đối ngoại của tỉnh.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ chuyên trách về công tác Thông tin đối ngoại. Đồng thời, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác Thông tin đối ngoại.

- Mở rộng và tăng cường chất lượng nội dung Thông tin đối ngoại. Tăng cường xuất bản và phát hành các ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài có giá trị để tuyên truyền, quảng bá. Xử lý tốt mối quan hệ giữa Thông tin đối nội và Thông tin đối ngoại.

2. Yêu cầu

- Công tác Thông tin đối ngoại cần được đổi mới cả về nội dung và phương thức thực hiện; tăng cường, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng hoạt động của Thông tin đối ngoại góp phần thực hiện tốt đường lối đối ngoại.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các địa phương; các tổ chức, cá nhân về Thông tin đối ngoại.

- Công tác Thông tin đối ngoại cần bám sát chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong phát ngôn, cung cấp, trao đổi và đưa thông tin lên phương tiện thông tin đại chúng, Internet và các trang mạng xã hội; đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa đối nội và đối ngoại mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế trên tinh thần đảm bảo lợi ích, tôn trọng chủ quyền Quốc gia dân tộc.

V. NỘI DUNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2018-2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2025

1. Tăng cường tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về Thông tin đối ngoại

- Tuyên truyền rộng rãi về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; quan điểm, lập trường về đường lối đối ngoại của nước ta về vấn đề hợp tác, hội nhập, chủ quyền biên giới Quốc gia để nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Từ đó, nâng cao vai trò, vị trí của công tác đối ngoại đối với quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế; sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh trong tình hình mới.

- Thông tin về đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại, tiềm năng của Việt Nam trong việc hợp tác kinh tế Quốc tế theo nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau.

- Thông tin về chính sách phát triển, nhu cầu, thiện chí hợp tác của tỉnh Điện Biên để tạo dựng sự hiểu biết, tin cậy, thân thiện của bạn bè Quốc tế với tỉnh nhằm hợp tác, phát triển về kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Tuyên truyền về chủ trương, chính sách trong việc xây dựng và đổi mới của tỉnh tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người đang sống và công tác tại nước ngoài có thân nhân ở tỉnh để kêu gọi sự gắn kết tình cảm với quê hương, khuyến khích họ đóng góp, đầu tư xây dựng quê hương.

- Hình thức phổ biến, tuyên truyền: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Điện Biên ra nước ngoài

- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh con người, tiềm năng, thế mạnh của Điện Biên ra nước ngoài qua việc hợp tác với báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, trên các kênh truyền hình đối ngoại Quốc gia. Thông qua báo chí nước ngoài và các phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh để thông tin về văn hóa vùng miền, kinh tế, xã hội, tiềm năng du lịch của tỉnh...

- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về hoạt động Thông tin đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở địa phương: Báo Điện Biên Phủ; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh; các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh, qua hệ thống màn hình LED tại các cửa khẩu.

- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Điện Biên thông qua các hoạt động đối ngoại lớn của tỉnh, như: Các sự kiện, hội nghị giao lưu, hợp tác Quốc tế, hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư, đón tiếp, làm việc với các đoàn khách Quốc tế, ...

- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Điện Biên thông qua các chương trình, hoạt động giao lưu hữu nghị văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch... tổ chức tại nước ngoài nhằm giới thiệu và thu hút sự quan tâm của bạn bè Quốc tế với Điện Biên.

- Sản xuất các sản phẩm Thông tin đối ngoại giới thiệu về Điện Biên, gồm: Các ấn phẩm, đặc san, các đĩa CD, VCD, DVD, pano, tờ rơi, tờ gấp; thiết kế và sản xuất sản phẩm quà tặng... giới thiệu về các di sản văn hóa phi vật thể, văn hóa du lịch lịch sử, danh lam thắng cảnh, ẩm thực của tỉnh...

3. Đấu tranh, phản bác lại những thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Nắm bắt kịp thời thông tin, tổ chức họp báo định kỳ và không định kỳ để trao đổi cung cấp thông tin về tình hình trong tỉnh cho báo chí trong và ngoài nước. Chủ động tiếp xúc, thông báo các Đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh, giúp họ hiểu rõ thực chất tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh. Tạo sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng Quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Tăng cường nắm, phân tích dự báo tình hình; kịp thời tổ chức tuyên truyền định hướng dư luận xã hội và đấu tranh, phản bác những thông tin sai sự thật, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch góp phần thực hiện thắng lợi công tác Thông tin đối ngoại của tỉnh Điện Biên; nâng cao uy tín của tỉnh nói riêng và vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế.

4. Hoạt động đối ngoại nhân dân

- Đổi mới công tác đối ngoại nhân dân theo tinh thần chủ động hội nhập quốc tế; chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác của nhân dân Điện Biên với nhân dân các nước, các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, tích cực huy động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động đối ngoại, nhất là nhân dân các xã, các bản giáp biên nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân 2 bên biên giới Việt - Lào, Việt - Trung. Huy động sự tham gia của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động đấu tranh chống lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền dân tộc tôn giáo chống "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tỉnh Điện Biên và của Việt Nam.

- Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch thể thao giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc - Thái Lan và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc qua đó, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh, mảnh đất và con người Điện Biên giàu truyền thống và thân thiện, mến khách, giàu tiềm năng phát triển đến bạn bè quốc tế.

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ biên giới; các cuộc hội thảo, hội đàm, các chuyến thăm làm việc ở nước ngoài của các cơ quan, tổ chức trong tỉnh: các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các đoàn, các tổ chức từ nước ngoài vào tỉnh; các hoạt động phối hợp thực hiện tuyên truyền, phòng chống truy bắt tội phạm, bảo vệ biên giới của các lực lượng vũ trang...; các hoạt động thông tin đối ngoại thông qua các lưu học sinh Lào học tập tại Điện Biên và các lưu học sinh Điện Biên tại Lào, Thái Lan, Trung Quốc...

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động của cộng đồng người Điện Biên nói riêng và người Việt Nam nói chung ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân các nước, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thông qua đó tranh thủ thông tin quảng bá hình ảnh của tỉnh đến các tổ chức, nhân dân trên thế giới.

5. Các hoạt động về Thông tin đối ngoại khác

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động Thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các hoạt động Thông tin đối ngoại.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác Thông tin đối ngoại cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến hoạt động đối ngoại, người phát ngôn và đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong tỉnh.

- Quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa phương theo quy định; theo dõi dư luận báo chí nước ngoài về địa phương, chủ động phản bác các thông tin xuyên tạc, sai sự thật.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động Thông tin đối ngoại; chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến để đổi mới và nâng cao hiệu quả các sản phẩm Thông tin đối ngoại.

- Định hướng thông tin cho báo chí trong tỉnh, cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài. Tổ chức đoàn nghiên cứu, dự báo tình hình, khảo sát thực tế về quản lý, tổ chức, triển khai hoạt động Thông tin đối ngoại tại địa phương.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động Thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết định kỳ việc triển khai thực hiện công tác Thông tin đối ngoại của tỉnh theo các nhiệm vụ được phân công.

VI. GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân trong công tác Thông tin đối ngoại bằng các hoạt động: Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền; thực hiện nghiêm quy định về phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; thông tin cung cấp cho cơ quan báo chí trong và ngoài nước phải đảm bảo kịp thời và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

2. Hoàn thiện cơ chế chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại: Ban hành văn bản cụ thể hóa chiến lược phát triển Thông tin đối ngoại trong tỉnh phù hợp với điều kiện, yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh; xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm để bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện Đề án; kiện toàn hệ thống Thông tin đối ngoại từ tỉnh tới các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc triển khai công tác Thông tin đối ngoại; chú trọng bồi dưỡng đội ngũ thực hiện công tác quản lý Thông tin đối ngoại.

3. Nâng cao chất lượng nội dung Thông tin đối ngoại: Xác định đúng, đầy đủ nội dung tuyên truyền phù hợp từng thời kỳ, từng địa bàn để tập trung nguồn lực triển khai có trọng tâm; thay đổi hình thức tuyên truyền linh hoạt, tận dụng ưu thế của hệ thống thông tin truyền thông đại chúng để tạo ra các sản phẩm thông tin đa dạng, mang bản sắc riêng; ưu tiên việc đầu tư các ấn phẩm mang ngôn ngữ nước ngoài thông dụng. Xây dựng các chương trình tuyên truyền lớn trong và ngoài nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong Thông tin đối ngoại; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là internet, truyền hình số trong Thông tin đối ngoại. Đổi mới nội dung của các bài viết, ấn phẩm văn hóa, sản phẩm Thông tin đối ngoại. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái phản động của các thế lực thù địch; bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ phóng viên, nhà báo, biên tập viên thực hiện công tác tuyên truyền đối ngoại.

4. Tăng cường và bảo đảm hoạt động của các phương tiện thực hiện công tác Thông tin đối ngoại: Nâng cấp, đầu tư cho các phương tiện thông tin đại chúng; hợp tác với truyền thông trong và ngoài nước để giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; nâng cao chất lượng hệ thống truyền thanh ở cấp huyện và cấp xã; đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới để đảm bảo thông tin tuyên truyền đồng đều, hiệu quả đến từng người dân.

5. Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, người Điện Biên nói riêng và người Việt Nam nói chung đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài để phục vụ cho công tác Thông tin đối ngoại.

VII. KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện công tác Thông tin đối ngoại được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cấp, các ngành và các nguồn lực xã hội khác. Nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án Phát triển Thông tin đối ngoại tỉnh Điện Biên đoạn 2018 - 2020 là: 8.096.000.000 (Tám tỷ không trăm chín mươi sáu triệu đồng chẵn).

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về Thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện công tác Thông tin đối ngoại hằng năm trình UBND xem xét, phê duyệt; tổng hợp báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác Thông tin đối ngoại trên địa bàn của tỉnh.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo hoạt động công tác Thông tin đối ngoại, hướng dẫn các cơ quan báo chí, tuyên truyền ở địa phương thực hiện tuyên truyền về thông tin đối ngoại.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp thông tin cho báo chí phục vụ nhiệm vụ Thông tin đối ngoại của tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức các buổi họp báo cung cấp Thông tin đối ngoại của tỉnh cho các cơ quan báo chí.

- Nghiên cứu, dự báo tình hình và theo dõi dư luận báo chí trong nước và nước ngoài phản ánh về tỉnh để có kế hoạch thông tin, phản bác đối với các thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương tuyên truyền, quảng bá thông tin, hình ảnh của tỉnh Điện Biên ra Thế giới.

- Phối hợp với Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các ngành liên quan trong việc quản lý các đoàn báo chí và phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu chủ trì mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về Thông tin đối ngoại hằng năm để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách về Thông tin đối ngoại, người phát ngôn của tỉnh, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong tỉnh.

- Xuất bản các ấn phẩm truyền thông, sổ tay chuyên đề về Thông tin đối ngoại.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo trong các hoạt động Thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh.

2. Văn phòng UBND tỉnh

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai các hoạt động Thông tin đối ngoại theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các ngành liên quan tổ chức cho phóng viên báo chí nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh; tham mưu nội dung thông tin phát ngôn đối ngoại, trả lời phỏng vấn của lãnh đạo tỉnh cho phóng viên nước ngoài.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, kế hoạch Thông tin đối ngoại hằng năm, quảng bá hình ảnh của tỉnh với bạn bè Quốc tế.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác kết nối, đoàn kết với bộ phận kiều bào, học sinh, sinh viên, người lao động là người của Điện Biên đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng Cổng thông tin điện tử tỉnh; thường xuyên cập nhật các hoạt động về Thông tin về đối ngoại của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử.

3. Sở Ngoại vụ

- Chủ trì và triển khai các hoạt động Thông tin đối ngoại ở nước ngoài. Phối hợp với các ngành chức năng quản lý và hướng dẫn hoạt động của các đoàn báo chí nước ngoài đến tác nghiệp trên địa bàn tỉnh và các đoàn báo chí của tỉnh tác nghiệp ở nước ngoài.

- Phối hợp Văn phòng UBND tỉnh tham mưu nội dung thông tin phát ngôn đối ngoại; chuẩn bị nội dung trả lời phỏng vấn của lãnh đạo tỉnh cho phóng viên nước ngoài về những vấn đề liên quan đến hoạt động đối ngoại của tỉnh; phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, tổng hợp diễn biến Thông tin đối ngoại của tỉnh để đề xuất chủ trương, biện pháp phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động Thông tin đối ngoại thuộc lĩnh vực của ngành quản lý, như: Giao lưu, quảng bá các hoạt động văn hóa nghệ thuật, du lịch, văn hóa ẩm thực, thể dục thể thao với các nước trong khu vực và trên Thế giới.

- Xuất bản các ấn phẩm, văn hóa phẩm giới thiệu, quảng bá về truyền thống lịch sử, văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên. Thiết kế, sản xuất và cung cấp các sản phẩm đối ngoại làm quà tặng của tỉnh mang đậm bản sắc riêng của tỉnh Điện Biên.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Văn hóa - Thông tin và Đài Truyền thanh - Truyền hình tuyên truyền, quảng bá trên mọi phương diện về hình ảnh đất nước, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, văn hóa ẩm thực, các lễ hội đặc trưng, thế mạnh của từng địa phương.

5. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành liên quan đề xuất, xây dựng phương án bố trí tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác Thông tin đối ngoại của tỉnh.

6. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hằng năm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện hoạt động Thông tin đối ngoại theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

7. Sở Công Thương

Tổ chức và tham gia các cuộc triển lãm hội nghị xúc tiến thương mại, diễn đàn, hội thảo và hội chợ thương mại trong nước và các nước trong khu vực để thông qua đó giới thiệu, quảng bá hàng hóa, thương hiệu của các sản phẩm, nghề truyền thống và tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế của Điện Biên đến các nước, đặc biệt là hai nước láng giềng chung biên giới là CHDCND Lào và Trung Quốc.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh liên quan xây dựng kế hoạch, giới thiệu tiềm năng và cơ hội khi đầu tư, kinh doanh vào tỉnh; giới thiệu danh mục các dự án đầu tư kinh tế, cơ chế chính sách của tỉnh thông qua các cuộc họp báo, xúc tiến đầu tư tổ chức trong và ngoài tỉnh nhằm thu hút đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước vào tỉnh. Xuất bản các ấn phẩm bằng các thứ tiếng nước ngoài để quảng bá, giới thiệu đất nước, con người, những tiềm năng thế mạnh của tỉnh ra thế giới nhằm kêu gọi và thu hút đầu tư vào Điện Biên.

9. Sở Giáo dục Đào tạo

Tiếp tục tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện các Đề án hợp tác đào tạo với các tỉnh Bắc Lào, đào tạo tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và các tỉnh Bắc Thái Lan và đào tạo lưu học sinh Lào tại Điện Biên, lồng ghép tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thế mạnh, lịch sử, văn hóa, các thành tựu nổi bật của tỉnh cũng như hoạt động của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Điện Biên trong công tác đào tạo.

10. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn và theo dõi kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động Thông tin đối ngoại của tỉnh.

- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông quản lý các phóng viên báo chí nước ngoài đến tác nghiệp tại tỉnh.

- Chủ động, phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, tổng hợp diễn biến Thông tin đối ngoại của tỉnh để đề xuất chủ trương, biện pháp phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước.

- Là đầu mối chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu kiểm duyệt nội dung thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước trước khi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đề nghị cấp thẩm quyền cung cấp cho tổ chức, cá nhân, cơ quan, phóng viên báo chí nước ngoài, phòng ngừa lộ, lọt bí mật Nhà nước trong hoạt động Thông tin đối ngoại.

11. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Tham mưu, chỉ đạo kịp thời định hướng công tác Thông tin đối ngoại khu vực biên giới. Thực hiện tốt công tác đối ngoại Biên phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các huyện biên giới chỉ đạo các đồn Biên phòng và các xã biên giới thực hiện công tác đối ngoại nhân dân.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành và UBND các huyện biên giới triển khai xây dựng, duy trì có hiệu quả Cụm Thông tin đối ngoại ở các cửa khẩu, lối mở biên giới

12. Các cơ quan báo chí trong tỉnh

- Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phục vụ công tác Thông tin đối ngoại hằng năm. Tăng cường chất lượng nội dung thông tin, thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài về hoạt động Thông tin đối ngoại của tỉnh.

- Khuyến khích mở các chuyên trang, chuyên mục bằng tiếng nước ngoài thông dụng để quảng bá hình ảnh Điện Biên nói riêng và Việt Nam nói chung một cách hiệu quả đến bạn bè Quốc tế.

- Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Điện Biên ra thế giới.

13. Các Sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy chế, đề án, kế hoạch hoạt động Thông tin đối ngoại của tỉnh trong phạm vi đơn vị quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của địa phương.

- Chủ động cung cấp thông tin cho báo chí trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực và địa bàn quản lý theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động Thông tin đối ngoại và dự toán kinh phí hằng năm theo quy định, đồng thời gửi cho Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi, tổng hợp, xây dựng kế hoạch Thông tin đối ngoại hằng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Thực hiện chế độ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

14. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Định hướng các hoạt động Thông tin đối ngoại theo đúng chủ trương của Đảng về Thông tin đối ngoại. Thẩm định các nội dung tuyên truyền Thông tin đối ngoại của các đơn vị trình xin ý kiến trước khi thực hiện.

15. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh phối hợp các ngành liên quan tuyên truyền về công cuộc đổi mới đất nước và của tỉnh, đường lối đối ngoại, chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân trong nước và bạn bè Quốc tế.

- Quản lý và sử dụng các nguồn vốn Quốc tế trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các đoàn thể tổ chức thực hiện các Dự án Quốc tế, các Dự án phi chính phủ về vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển cộng đồng...

IX. DANH MỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

TT

Nội dung thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

I

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ thực hiện công tác thông tin đối ngoại

1

Bố trí cán bộ chuyên trách TTĐN tại Sở Thông tin và Truyền thông.

Sở Nội vụ; Sở Thông tin và Truyền thông.

Các đơn vị có liên quan.

2

Phân công cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác TTĐN tại các sở, ngành.

Các Sở, ngành tỉnh, đơn vị có liên quan

Sở Thông tin và Truyền thông.

II

Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu hình ảnh tỉnh Điện Biên

1

Xây dựng các chương trình truyền thông trên các kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại Trung ương.

Sở Thông tin và Truyền thông.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các cơ quan báo chí Trung ương.

2

Tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh Điện Biên (sóng truyền hình, báo điện tử, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, các Trang thông tin điện tử).

Báo Điện Biên Phủ; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Ngoại vụ; Sở Tài chính và các Sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3

Tuyên truyền trực quan: Cụm thông tin đối ngoại (màn hình LED, cụm cổ động).

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Sở Ngoại vụ, các đơn vị có liên quan.

4

Tuyên truyền thông qua phát hành đĩa DVD, các ấn phẩm truyền thông (tờ rời, tập gấp, sách, bộ ảnh...).

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở văn hóa Thể thao và Du lịch.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Ngoại vụ; Sở Công Thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan.

5

Xuất bản và phát hành sách giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư và những chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan.

6

Tuyên truyền công tác đối ngoại thông qua tổ chức các cuộc triển lãm, hội nghị, hội chợ thương mại ở nước ngoài, khu vực biên giới.

Sở Công thương

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

7

Tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ; Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã có liên quan.

8

Thiết kế sản phẩm thông tin đối ngoại làm quà tặng mang đặc trưng riêng có của tỉnh Điện Biên.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ; Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan.

III

Hoạt động đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái

1

Tổ chức đấu tranh phản bác thông tin sai sự thật, quan điểm sai trái và hoạt động tuyên truyền của các thế lực thù địch.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Công an tỉnh.

Các Sở, ngành tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

III

Hoạt động đối ngoại nhân dân

1

Tổ chức các cuộc đối ngoại nhân dân, hoạt động thông tin đối ngoại ở khu vực biên giới và các cửa khẩu thuộc tỉnh thông qua các hệ thống nghe, nhìn, pano, văn nghệ, sách báo.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND các huyện biên giới

Công an tỉnh; Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2

Lồng ghép tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thế mạnh, lịch sử, văn hóa, các thành tựu nổi bật của tỉnh cũng như hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh thông qua công tác tổ chức triển khai thực hiện các Đề án hợp tác đào tạo với các tỉnh Bắc Lào, đào tạo tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc và các tỉnh Bắc Thái Lan và đào tạo lưu học sinh Lào tại Điện Biên

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ

Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

IV

Các hoạt động thông tin đối ngoại khác

1

Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông.

Các Sở, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác Thông tin đối ngoại; biên soạn xuất bản Sổ tay công tác Thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tác TTĐN trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông.

Các Sở, ngành tỉnh: các cơ quan báo chí, tuyên truyền và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo vệ bí mật Nhà nước cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác Thông tin đối ngoại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Công an tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông.

Các Sở, ngành tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan.

4

Tăng cường quản lý quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh.

Sở Ngoại Vụ; Sở Thông tin và Truyền thông.

Văn phòng UBND tỉnh; Công an tỉnh và các đơn vị khác có liên quan.

5

Theo dõi nội dung thông tin và tổng hợp dư luận báo chí trong nước và nước ngoài viết về Điện Biên.

Sở Thông tin và Truyền thông: Sở Ngoại vụ.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các cơ quan, đơn vị có liên quan.

6

Thiết kế chuyên trang Thông tin đối ngoại và rà soát, tập hợp số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu về Thông tin đối ngoại trên Cổng thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông.

Sở Thông tin và Truyền thông.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan.

7

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Thông tin đối ngoại tại các đồn biên phòng, các trạm cửa khẩu, các xã vùng biên giới.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; các sở, ban, ngành và UBND các huyện có liên quan.

8

Tổ chức Đoàn nghiên cứu, dự báo tình hình, khảo sát thực tế, kiểm tra thực hiện hoạt động Thông tin đối ngoại.

Sở Thông tin và Truyền thông.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Ngoại vụ và các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

9

Tổ chức sơ, tổng kết hoạt động Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020

Sở Thông tin và Truyền thông.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; Sở Ngoại vụ và các đơn vị có liên quan.

Trên đây là Đề án Phát triển Thông tin đối ngoại của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến 2025. UBND tỉnh đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể tỉnh và yêu cầu các Sở, Ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; cơ quan báo chí, tuyên truyền và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI 2018-2020

(Kèm theo Quyết định số 281/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Phân kỳ thực hiện

Tổng kinh phí

Ghi chú

Năm 2018

m 2019

Năm 2020

I

Hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu hình ảnh tỉnh Điện Biên

1.990

2.150

2.150

6.190

 

1

Xây dựng các chương trình truyền thông trên các kênh phát thanh truyền hình đối ngoại Trung ương.

Sở Thông tin và Truyền thông

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan báo chí Trung ương

700

800

800

2.300

 

1.1

Sản xuất.

 

 

400

450

450

1.300

 

1.2

Phát sóng (nhiều lượt).

 

 

300

350

350

1.000

 

2

Tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh Điện Biên

Báo Điện Biên Phủ; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

600

700

700

1.900

 

2.1

Sản xuất và phát sóng các phóng sự tuyên truyền bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc và Tiếng Anh (có thể thay phần dịch tiếng Anh bằng phụ đề tiếng Anh)

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

200

300

300

800

 

2.2

Xây dựng và xuất bản các phóng sự trên Báo Điện Biên Phủ điện tử

Báo Điện Biên Phủ

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

150

200

200

550

 

2.3

Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử tỉnh; chuyên trang Thông tin đối ngoại - Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông.

Văn phòng UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

150

200

200

550

 

3

Tuyên truyền trực quan: Cụm Thông tin đối ngoại (màn hình LED, cụm cổ động).

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ, các đơn vi có liên quan

150

150

150

450

 

4

Tuyên truyền thông qua Xuất bản, phát hành đĩa DVD, các ấn phẩm truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

300

300

300

900

 

5

Xuất bản và phát hành sách giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư và những chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan

70

70

70

210

 

6

Tuyên truyền công tác đối ngoại thông qua tổ chức các cuộc triển lãm, hội nghị, hội chợ thương mại ở nước ngoài, khu vực biên giới.

Sở Công Thương; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ và các đơn vị có liên quan

50

50

50

150

 

7

Thiết kế và sản xuất sản phẩm Thông tin đối ngoại làm quà tặng mang đặc trưng riêng có của tỉnh Điện Biên.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Ngoại vụ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

120

80

80

280

 

II

Hoạt động đấu tranh phản bác lại các quan điểm sai trái

30

30

30

90

 

 

Tổ chức đấu tranh phản bác thông tin sai sự thật, quan điểm sai trái và hoạt động tuyên truyền của các thế lực

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Công an tỉnh

Các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh

30

30

30

90

 

III

Hoạt động đối ngoại nhân dân

50

50

50

150

 

 

Tổ chức các cuộc đối ngoại nhân dân, hoạt động thông tin đối ngoại biên phòng ở khu vực biên giới và các cửa khẩu

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh

Công an tỉnh, Sở Tài chính và các đơn vị, các huyện có liên quan

50

50

50

150

 

IV

Các hoạt động thông tin đối ngoại khác

562

562

602

1.666

 

1

Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

7

7

7

21

 

2

Tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Thông tin đối ngoại; xuất bản Sổ tay Công tác Thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các cơ quan báo chí, tuyên truyền, UBND các huyện, thị xã, thành phố

100

100

100

300

 

3

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo vệ bí mật nhà nước cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác TTĐN các cơ quan, ban ngành trong tỉnh

Công An tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh

40

40

40

120

 

4

Theo dõi, tổng hợp dư luận báo chí trong nước và nước ngoài viết về Điện Biên.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ

Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị khác có liên quan

80

80

80

240

 

5

Rà soát, tập hợp số liệu xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đối ngoại tỉnh Điện Biên.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

90

90

90

210

 

6

Tổ chức họp báo cung cấp thông tin về thông tin đối ngoại.

Văn phòng UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

25

25

25

75

 

7

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Thông tin đối ngoại tại các đồn biên phòng, các trạm cửa khẩu, các xã vùng biên giới.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan

200

200

200

600

 

8

Tổ chức Đoàn nghiên cứu, dự báo tình hình, khảo sát thực tế, kiểm tra thực hiện hoạt động Thông tin đối ngoại.

Sở Thông tin và Truyền thông

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Ngoại Vụ và các sở, ngành, đơn vị có liên quan

20

20

20

60

 

9

Tổ chức tổng kết hoạt động Thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020

Sở Thông tin và Truyền thông.

Ban tuyên giáo tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; Sở Ngoại vụ và các đơn vị có liên quan

0

0

40

40

 

 

Cộng

 

 

2.632

2.792

2.832

8.096

 

Bằng chữ: Tám tỷ không trăm chín mươi sáu triệu đồng chẵn.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Phát triển Thông tin đối ngoại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020 tầm nhìn đến 2025

  • Số hiệu: 281/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/04/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Mùa A Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/04/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản