Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2802/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 25/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc rà soát quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2013
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 686/TTr ngày 11/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 08 thủ tục hành chính năm 2013 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Tiền Giang (phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính không thuộc quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi các Bộ, ngành.
Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Thông tin và Truyền thông, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2802/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (02 thủ tục):
1. Cấp lại Giấy phép bưu chính hoạt động trong phạm vi nội tỉnh khi hết hạn, số hồ sơ: T-TGG-176932-TT.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết hồ sơ: Quy định cụ thể thời gian giải quyết hồ sơ 07 ngày làm việc. Lý do: Thời gian cấp phép quy định 07 ngày làm việc là phù hợp. Vì hoạt động cấp giấy phép được thực hiện dựa trên cơ sở kiểm tra, xem xét các giấy tờ do tổ chức nộp, không phải xin ý kiến tham vấn, thỏa thuận của cơ quan hành chính khác.
- Về thời hạn giấy phép: quy định cụ thể thời hạn của giấy phép. Lý do: Việc không xác định rõ thời hạn có giá trị của giấy phép sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý; là kẽ hở của pháp luật dẫn đến sự tùy tiện, nhũng nhiễu trong hoạt động cấp phép, quản lý.
- Về thành phần hồ sơ: Giảm 01 thành phần hồ sơ là Bản sao Giấy phép bưu chính đã được cấp lần gần nhất. Lý do: Giấy phép của đơn vị do Sở cấp, và còn lưu hồ sơ tại Sở vì vậy, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp số giấy phép đã được cấp trước đó. Vì vậy, việc yêu cầu bản sao có chứng thực giấy phép được cấp gần nhất là không cần thiết.
- Về biểu mẫu: Bổ sung nội dung yêu cầu điền số giấy phép hoạt động bưu chính được cấp lần gần nhất tại phụ lục V, Nghị định 47/2011/NĐ-CP, ngày 17/6/2011.
b) Kiến nghị thực thi:
- Về thời gian giải quyết hồ sơ: Sửa đổi Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP, ngày 17/6/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính theo hướng thời gian giải quyết thủ tục hành chính, “không quá 7 ngày làm việc”.
- Về thời hạn giấy phép: Sửa đổi Khoản 2 Điều 22 Luật Bưu chính theo hướng quy định cụ thể thời hạn của giấy phép.
- Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.
- Về biểu mẫu thực hiện thủ tục: Bổ sung nội dung số giấy phép hoạt động bưu chính lần gần nhất sau mục thứ 6 của phụ lục V Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức khi lập hồ sơ.
2. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép bưu chính hoạt động trong phạm vi nội tỉnh, số hồ sơ; T-TGG-176931-TT
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Về thời gian giải quyết hồ sơ: từ 10 ngày làm việc giảm còn 07 ngày làm việc. Lý do: Thời gian cấp phép quy định 07 ngày làm việc là phù hợp. Vì hoạt động cấp giấy phép được thực hiện dựa trên cơ sở kiểm tra, xem xét các giấy tờ do tổ chức nộp, không phải xin ý kiến tham vấn, thỏa thuận của cơ quan hành chính khác.
- Về thành phần hồ sơ: Giảm 01 thành phần hồ sơ là Bản sao Giấy phép bưu chính đã được cấp lần gần nhất. Lý do: Giấy phép của đơn vị do Sở cấp và được lưu hồ sơ tại Sở. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp số giấy phép đã được cấp trước đó để Sở biết, đối chiếu là đủ.
b) Kiến nghị thực thi:
- Về thời gian giải quyết hồ sơ: Sửa đổi khoản 4 Điều 11 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ từ 10 ngày làm việc còn 07 ngày làm việc.
- Về thành phần hồ sơ: Bãi bỏ Điểm c Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ.
- Về biểu mẫu: Bổ sung vào sau mục số 6 phụ lục IV Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính nội dung số giấy phép bưu chính được cấp lần gần nhất.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức khi lập hồ sơ.
II. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG (01 thủ tục):
1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương (cấp mới, cấp lại do hết hạn, cấp lại do bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng), số hồ sơ: T-TGG-227932-TT.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Về đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Theo quy định tại Điều 2, Thông tư 29/2012/TT-BCT thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (chỉ có 02 lao động trực tiếp trở xuống) không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận.
Đề nghị bổ sung: trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu được cấp để bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận khác thì cơ quan có thẩm quyền được cấp và thu hồi theo quy định.
Lý do: Cơ sở sản xuất, kinh doanh (chỉ có 02 lao động trực tiếp) không thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận nhưng cơ sở có nhu cầu cấp để bổ sung vào hồ sơ cấp các Giấy chứng nhận khác như: Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (theo yêu cầu của ngành y tế)... Thực tế, các cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh thường chỉ có 02 lao động trực tiếp, nếu không được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Điều 2 Thông tư 29/2012/TT-BCT) thì không thể hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (theo Điều 6 Thông tư 39/2012/TT- BCT ngày 20/12/2012) và như vậy quy định về thủ tục hành chính của 02 Thông tư nêu trên là chưa phù hợp, gây khó khăn cho cơ sở cũng như cho Sở Công Thương trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận.
- Về thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Đề nghị bổ sung vào yêu cầu thành phần hồ sơ: bản sao Phiếu xét nghiệm phân (trong trường hợp cơ quan y tế quyết định phụ thuộc vào mùa dịch, vùng dịch) cho phù hợp với quy định hồ sơ đính kèm tại Phụ lục 1 - Thông tư 29/2012/TT-BCT ngày 29/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương và Công văn số 5845/BCT-KHCN ngày 3/7/2013 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm.
Lý do: Tại Điều 3 quy định về hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận và Phụ lục 1 (mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) Thông tư 29/2012/TT-BCT quy định chưa thống nhất, cụ thể:
Tại Điều 3 quy định Giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ quan y tế quận/huyện trở lên cấp theo quy định nhưng tại Phụ lục 1 hồ sơ kèm theo là: Bản sao Giấy xác nhận đủ sức khỏe, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
+ Số lượng hồ sơ: Đề nghị quy định rõ “Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển (02 bộ), 01 bộ lưu tại cơ sở, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ”.
Lý do: việc quy định hồ sơ lập thành 02 bộ tại Điều 3 và giải thích cách lưu tại cơ sở và cơ quan cấp Giấy chứng nhận tại Điều 5 đôi khi dẫn đến việc hiểu nhầm nộp cơ quan cấp Giấy chứng nhận 02 bộ nên cơ sở phải photo, chứng thực 02 bộ.
- Về mẫu đơn:
+ Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012):
Tại mục Hồ sơ gửi kèm: đề nghị bỏ cụm từ “xác nhận của cơ sở” cho thống nhất với quy định tại Điều 3, Thông tư 29/2012/TT-BCT: các bản sao công chứng hoặc chứng thực.
Bổ sung cụm từ “nếu có” và sửa thành: xét nghiệm phân (nếu có).
Lý do: thống nhất quy định trong Thông tư và mẫu đơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp nhận hồ sơ.
+ Mẫu Báo cáo kết quả khắc phục (Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012): đề nghị bỏ 01 dòng địa danh, ngày, .... tháng... năm (ở cuối trang) do đã có ở đầu trang.
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 29/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về cấp thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, cụ thể:
- Tại Điều 2, đề nghị bổ sung khoản 3:
Trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ (chỉ có 02 lao động/nhân viên trực tiếp sản xuất/kinh doanh trở xuống) quy định điểm a, b khoản 2, Điều này có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền cấp và thu hồi như đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận.
- Tại Điều 3: đề nghị bổ sung cụm từ “bản sao Phiếu xét nghiệm phân (trong trường hợp cơ quan y tế quyết định phụ thuộc vào mùa dịch, vùng dịch)” vào khoản 5, cụ thể: "5. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khỏe, Phiếu xét nghiệm phân (trong trường hợp cơ quan y tế quyết định phụ thuộc vào mùa dịch, vùng dịch của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định. ”
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012):
+ Bỏ cụm từ “xác nhận của cơ sở” cho thống nhất với quy định tại Điều 3, Thông tư 29/2012/TT-BCT: các bản sao công chứng hoặc chứng thực.
+ Bổ sung cụm từ “nếu có” và sửa thành: xét nghiệm phân (nếu có).
- Mẫu Báo cáo kết quả khắc phục (Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012): đề nghị bỏ 01 dòng địa danh, ngày,.... tháng... năm (ở cuối trang) do đã có ở đầu trang.
- Số lượng hồ sơ: chuyển nội dung gạch đầu dòng thứ nhất của điểm b, Điều 5, Thông tư 29/2012/TT-BCT vào Điều 3, quy định cụ thể: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển (02 bộ), 01 bộ lưu tại cơ sở, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định thủ tục hành chính cho rõ ràng, dễ thực hiện, bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong thực hiện, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
1. Cấp giấy phép khai thác khoáng sản, số hồ sơ: T-TGG-236595 -TT:
a) Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thành phần hồ sơ.
Lý do: Khai thác khoáng sản là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, do đó trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư thì tổ chức, cá nhân đó phải có giấy phép đăng ký kinh doanh; bên cạnh đó, trong nội dung giấy chứng nhận đầu tư kèm theo hồ sơ đã có đầy đủ thông tin về chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân xin phép chuyển nhượng nên không cần thiết buộc tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nội dung đơn giản hoá không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm e, khoản 1, điều 59, của Luật Khoáng sản số: 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Bãi bỏ một phần tại điểm b, khoản 1, điều 31 của Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 432.925.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 427.265.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.660.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1 %.
2. Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, số hồ sơ: T-TGG-236583-TT:
a) Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thành phần hồ sơ.
Lý do: Đây chỉ là hoạt động thăm dò khoáng sản, nếu tổ chức, cá nhân không có đủ năng lực hành nghề thăm dò khoáng sản thì thuê đơn vị có đủ năng lực để thực hiện. Do đó, không cần thiết buộc tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nội dung đơn giản hoá không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ điểm d, khoản 1, điều 47, của Luật Khoáng sản số: 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Bãi bỏ một phần tại điểm b, khoản 1, điều 29 của Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 136.312.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 128.552.500 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 7.760.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6 %.
3. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, số hồ sơ: T-TGG-236602-TT:
a) Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thành phần hồ sơ.
Lý do: Trước khi đề nghị cấp phép khai thác tận thu, tổ chức, cá nhân này đã lập thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư; trong nội dung giấy chứng nhận đầu tư kèm theo hồ sơ đã có đầy đủ thông tin về chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân xin cấp phép nên không cần thiết buộc tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nội dung đơn giản hoá không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ một phần điểm d, khoản 1, điều 70, của Luật Khoáng sản số: 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010.
- Bãi bỏ một phần tại điểm b, khoản 1, điều 32 của Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 174.345.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 168.685.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.660.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3 %.
4. Cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm, số hồ sơ: T-TGG-236959-TT
a) Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ Bản đồ khu vực và vị trí khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1:25000 đến 1:50.000 trong thành phần hồ sơ.
Lý do: Trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác nước dưới đất có Bản đồ khu vực và vị trí khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1:25000 đến 1:50.000, với mục đích là xác định rõ vị trí giếng khoan khai thác nước trong khu vực hay nói cách khác là thể hiện đường để đi đến vị trí giếng khoan, nhưng do tỉ lệ bản đồ như trên quá nhỏ, do đó không hiện rõ ràng được đường đi đến vị trí của giếng khoan trên bản đồ. Mặt khác, trong Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ ngày đêm trở lên; Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm; Báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động đã có kèm theo sơ họa vị trí giếng khoan khai thác nước thể hiện rất rõ đường đi đến giếng khoan.
Nội dung đơn giản hoá không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ Điểm C, Khoản 1, Điều 20 Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 57.010.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 46.665.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 10.345.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18 %.
IV. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (01 thủ tục)
a) Nội dung đơn giản hóa:
Có văn bản để thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 158 Luật Doanh nghiệp quy định “Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp”.
Lý do: Chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện
b) Kiến nghị thực thi:
Đề nghị có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện các trường hợp quyết định giải thể doanh nghiệp phải đăng báo.
c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho các địa phương thực hiện thống nhất, đúng luật pháp./.
- 1Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- 2Quyết định 1509/QĐ-UBND thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2013 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2013 thông qua phương án đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực nội vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình
- 4Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2014 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2013 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 149/2004/NĐ-CP qui định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- 4Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Luật bưu chính 2010
- 6Luật khoáng sản 2010
- 7Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính
- 8Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 9Thông tư 29/2012/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
- 10Thông tư 39/2012/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 11Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 12Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- 13Quyết định 1509/QĐ-UBND thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2013 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
- 14Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2013 thông qua phương án đơn giản hóa 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực nội vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình
- 15Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật An toàn thực phẩm do Bộ Công Thương ban hành
- 16Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2014 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2013 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Quyết định 2802/QĐ-UBND thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2013 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 2802/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Kim Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra