Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2006/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 17 tháng 11 năm 2006 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC GIA ĐÌNH TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2006-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ vào Quyết định 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam;
Thực hiện Hướng dẫn số 725/DSGĐTE-GĐ, ngày 30/06/2005 của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về việc thực hiện chiến lược Gia đình Việt Nam;
Xét tờ trình số 57/TTr-DSTE ngày 10/10/2006 của Chủ nhiệm Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này hiệu lực thực hiện sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG VỀ CÔNG TÁC GIA ĐÌNH TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐỌAN 2006-2010.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28 /2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hộ gia đình Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng, quyết đinh sự phát triển bền vững của xã hội và sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng hộ gia đình chỉ 1 đến 2 con là yếu tố đảm bảo cho sự ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc và là động lực để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn cách mạng mới.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hộ gia đình Việt Nam được hình thành phát triển với những giá trị truyền thống tốt đẹp như lòng yêu nước, yêu quê hương, với những giá trị đạo đức, thủy chung, nhân nghĩa đã vun đắp thêm cho những tinh hoa và sự sáng tạo trong đấu tranh, xây dựng của quá trình dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ phát triển cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có sự thay đổi những chức năng cơ bản vẫn tồn tại và là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được, trong sự phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước.
II. THỰC TRẠNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH TRONG TỈNH.
Tính đến cuối năm 2004 toàn tỉnh có 158.636 hộ gia đình, trong đó gia đình một thế hệ 17.598 hộ, gia đình hạt nhân (hai thế hệ) là 124.871 hộ, gia đình ba thế hệ 13.952 hộ, gia đình trên 3 thế hệ 2.215 hộ; gồm 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khơ-me. Cùng với sự phát triển của đất nước, cấu trúc, đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã có một số thay đổi tích cực, góp phần cũng cố khối đại đoàn kết tòan dân tộc vững mạnh.
Thời gian qua, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trên bước đường phát triển kinh tế - Xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi gia đình, đồng thời mỗi hộ gia đình cũng thực sự là một tế bào sống của xã hội, đã có những đóng góp quan trọng vào những cấu trúc về giá trị văn hóa, tinh thần của toàn xã hội. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII đã nhấn mạnh về gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong đó có sự phát triển ngày càng nhiều khu dân cư tiên tiến, gia đình văn hóa và ấp khóm văn hóa. Để góp phần tôn tạo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chủ trương của Chính phủ chính thức lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam, đã khẳng định vai trò của gia đình với xã hội và xã hội đối với từng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Tuy nhiên công tác phát huy truyền thống đạo đức trong mỗi gia đình hiện nay còn nhiều việc chưa làm được. Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân ngày một tăng, những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài đang làm cho xã hội lo lắng, nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như nghĩa thủy chung, đạo vợ chồng, nét đẹp của những giá trị “kính trên nhường dưới” đang có biểu hiện xuống cấp. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm đã và đang thâm nhập dần vào mỗi gia đình. Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập Quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để mỗi gia đình phát triển, nhưng cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn thử thách.
Nguyên nhân của tình hình nói trên là do nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình. Công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời. Các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức việc chỉ đạo công tác gia đình; chưa gắn việc ổn định và phát triển gia đình với phát triển cụm dân cư, ấp, khóm... Công tác nghiên cứu gia đình chưa được quan tâm. Công tác giáo dục đời sống gia đình, cụ thể là giáo dục trước và sau kết hôn, việc cung cấp các kiến thức làm cha mẹ, các kỷ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình chưa được coi trọng. Nhiều gia đình do tập trung làm kinh tế đã xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ gia đình, đặc biệt là trẻ em.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại quá, đô thị hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện, đồng thời cũng đặt gia đình và công tác gia đình trước nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng sẽ tác động mạnh mẽ tới các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và lối sống lành mạnh. Sự phân hóa giàu nghèo cũng làm ảnh hưởng đến công tác gia đình, nếu không được hổ trợ, chuẩn bị đầy đủ, nhiều gia đình sẽ không đủ năng lực để đối phó với những thay đổi nhanh chóng về KT-XH và không làm tròn chức năng vốn có của mình. Trong giai đoạn tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố ổn định và xây dựng gia đình tiên tiến và bền vững, những khó khăn và thách thức nêu trên sẽ tiếp tục làm suy yếu gia đình, tác động đến qúa trình phát triển kinh tế - xã hội.
Chương trình hành động về công tác gia đình tỉnh Bạc Liêu giai đọan 2006-2010 nhằm cũng cố, ổn định và phát triển gia đình, góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI và Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng về việc xây dựng Gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1. Quan điểm:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ gia đình là một trong những nhân tố quyết định đến việc hình thành nhân cách, niềm vui, hạnh phúc của con người; quyết định sự thành công về phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
b) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp uỷ đảng, chính quyền nhằm phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình trong thời kỳ mới.
c) Tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp đến từng gia đình các kiến thức, kỷ năng sống như: Kỷ năng làm cha mẹ, kỷ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Hằng năm lấy Ngày gia đình Việt Nam (28/06) tổ chức biểu dương tôn vinh những gia đình tiêu biểu, gương mẩu để động viên phong trào xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc trong từng cộng đồng dân cư.
d) Chính quyền các cấp cần quan tâm hổ trợ phát triển các hình thức Tổ hoà giải, câu lạc bộ gia đình để giúp giải quyết những mâu thuẩn phát sinh của các gia đình tại cộng đồng, xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình, triển khai các loại hình dịch vụ an sinh xã hội để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận được với các chính sách của Nhà nước, ổn định cuộc sống chăm lo giáo dục con cái và chăm sóc người cao tuổi được tốt hơn.
đ) Tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, nhân rộng các mô hình kinh tế hộ tiên tiến; cũng cố kết quả công tác xoá đói giảm nghèo; nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, quan tâm đặc biệt gia đình có công với nước; từng bước rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, xóa dần những khác biệt lớn về mức sống, lối sống cũng như chênh lệch về hưởng thụ văn hoá, giáo dục và chăm sóc sức khỏe giữa các hộ gia đình.
2. Mục tiêu của Chương trình hành động:
a) Mục tiêu chung:
Từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.
b) Mục tiêu cụ thể:
* Mục tiêu 1 : Củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện qui mô gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi.
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010:
+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu có 95% gia đình đạt chuẩn văn hóa.
+ Chỉ tiêu 2: Phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5 – 2% số cặp vợ chồng không sinh con thứ 3.
+ Chỉ tiêu 3: Đảm bảo mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con.
+ Chỉ tiêu 4: Phấn đấu có > 80% nam, nữ được trang bị kiến thức hôn nhân và gia đình trước khi kết hôn.
+ Chỉ tiêu 5: Phấn đấu có >90 % người cao tuổi được con cháu chăm sóc.
+ Chỉ tiêu 6: Phấn đấu 90% hộ gia đình giáo dục tốt con cháu.
* Mục tiêu 2 : Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010:
+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu hàng năm tuyên truyền được >90% hộ gia đình nhận thức rõ vai trò trách nhiệm về xây dựng và ổn định đời sống văn hóa trong khu dân cư.
+ Chỉ tiêu 2: Đảm bảo không còn phát sinh các trường hợp tảo hôn trong nông thôn.
+ Chỉ tiêu 3: Phấn đấu giảm từ 10-15% những hành vi bạo lực trong gia đình.
+ Chỉ tiêu 4: Phấn đấu giảm từ 10-15% số hộ gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội.
* Mục tiêu 3: Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, làm tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt quan tâm đối với gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010:
+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu giảm hộ nghèo xuống còn 8-10 % (theo tiêu chí mới).
+ Chỉ tiêu 2: Phấn đấu > 95% số hộ được dùng nước sạch, trong đó nông thôn đạt 90%.
+ Chỉ tiêu 3: Đảm bảo có 90% số hộ được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục.
+ Chỉ tiêu 4: Phấn đấu có 90-100% trẻ mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc và giúp đỡ.
+ Chỉ tiêu 5: Đảm bảo 100% gia đình chính sách được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước.
1- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng và sự phối hợp chỉ đạo của chính quyền các cấp.
Vấn đề gia đình phải được đưa vào các Chương trình mục tiêu, Nghị quyết hàng năm của cấp ủy và chính quyền các cấp. Đồng thời trong các Chương trình, kế hoạch trước mắt và lâu dài phải xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, hàng đầu trong quá trình tổ chức thực hiện, nhất là vấn đề phát triển và xây dựng gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa phải là nhiệm vụ ngang tầm với sự phát triển kinh tế-xã hội.
2- Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác Dân số- Gia đình & Trẻ em các cấp.
UBND các huyện, thị xã có kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em; hỗ trợ cán bộ có năng lực phụ trách công tác gia đình. Trước mắt, tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân số, gia đình & trẻ em từ tỉnh đến cơ sở.
3- Tăng cường công tác gia đình theo hướng xã hội hóa: Từng hộ gia đình thông qua việc thực hiện tốt chiến lược phát triển văn hóa, giáo dục trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Xây dựng và triển khai sâu rộng các mô hình tiên tiến về hộ gia đình phát triển bền vững như gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình mẫu mực về lối sống văn hóa...
4- Xây dựng các loại hình tuyên truyền vận động, giáo dục đa dạng và phù hợp với từng khu vực, từng vùng, từng loại hình gia đình trong cộng đồng dân cư.
Huy động sức mạnh tổng hợp các loại hình thông tin đại chúng, nhằm không ngừng giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của gia đình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi địa phương, về quyền, trách nhiệm của gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình đối với phụ nữ và trẻ em, người cao tuổi. Khuyến khích tạo điều kiện cho mọi tổ chức và mỗi người trong xã hội có điều kiện tham gia vận động tuyên truyền và cung cấp kiến thức, kỷ năng về tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, tiến bộ. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dục kiến thức về gia đình, trong nhà trường và xã hội. Tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến về gia đình của cộng đồng, phù hợp với đạo đức chuẩn mực với điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh hiện nay.
Tiếp tục xây dựng và phát triển Trung tâm tư vấn dịch vụ dân số gia đình & trẻ em ở các cấp để đáp ứng ngày một tốt hơn cho tất cả gia đình ở từng địa phương trong tỉnh.
5- Thực hiện các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ngoài các chính sách về hỗ trợ và phát triển kinh tế hộ gia đình của Chính phủ, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện các ngành, các cấp cần đề xuất cấp ủy, chính quyền có các chính sách về gia đình phù hợp, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ gia đình.
6- Mạng lưới dịch vụ gia đình và cộng đồng:
a. Xây dựng, củng cố và nâng cao hệ thống dịch vụ tư vấn về gia đình.
Tiếp tục hoàn thiện chất lượng hoạt động của các Trung tâm tư vấn hiện có; nâng cao chất lượng của các tổ hoà giải tại cộng đồng; hình thành các loại hình dịch vụ tư vấn phù hợp.
Xây dựng hoàn thiện các Trung tâm tư vấn về pháp luật, hôn nhân và gia đình, y tế; văn hoá, giáo dục, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu của từng gia đình.
b. Xây dựng và phát triển các loại hình dịch vụ gia đình.
Xây dựng các loại hình dịch vụ gia đình và cộng đồng như giáo dục gia đình, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, dịch vụ khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ và các loại dịch vụ phục vụ sinh họat gia đình, cứu trợ nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình.
Củng cố và nâng cao hệ thống các trường mầm non, quan tâm các loại hình bán công tư thục, xây dựng và thực hiện các mô hình chăm sóc người tàn tật, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Củng cố và hoàn thiện hệ thống các Nhà văn hóa địa phương; chú ý thường xuyên đưa nội dung hoạt động của Nhà văn hoá gắn với nội dung tuyên truyền, giáo dục về gia đình.
V- KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH :
1. Kinh phí :
Kinh phí thực hiện Chương trình do Ngân sách địa phương đảm nhiệm. Tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh có chính sách ưu tiên, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện trên cơ sở các Đề án của Chương trình hành động về công tác Gia đình đã được phê duyệt. .Kinh phí thực hiện Chương trình hành động được bố trí trong dự toán Ngân sách hằng năm của tỉnh để thực hiện các Đề án của Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước đầu tư, các cơ quan ban ngành và các huyện, thị chủ động tạo mọi điều kiện nhằm huy động sự tài trợ từ các nguồn lực khác cho việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình.
2. Các Đề án thực hiện chương trình hành động:
a) Đề án tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi 2006-2010.
b) Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình giai đoạn 2006-2010.
c) Đề án nghiên cứu những vấn đề tổng thể về gia đình, đề xuất xây dựng mô hình gia đình và giải pháp phát triển gia đình trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
d) Đề án phát triển dịch vụ gia đình và cộng đồng giai đoạn 2006-2010.
e) Đề án phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình giai đoạn 2006-2010.
f) Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình giai đoạn 2006-2010.
1. Ủy ban Dân số Gia Đình và Trẻ em tỉnh.
a- Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động-TBXH, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hoá- Thông tin, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên-Môi trường, Sở Nông nghiệp-PTNT, Sở Kế hoạch-Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Tôn giáo-Dân tộc, các ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động này.
b- Chủ trì phối hợp các cấp các ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm, phù hợp với chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; hướng dẫn kiểm tra tổng hợp tình hình thực hiện chương trình hành động theo định kỳ hàng năm để báo cáo với UBND tỉnh; tổ chức sơ kết chương trình vào năm 2007 và tổng kết tình hình thực hiện chương trình công tác gia đình năm 2010.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh đưa một số mục tiêu chính của chương trình này vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm của tỉnh.
3. Sở Tài chính tham mưu đề xuất UBND tỉnh cân đối kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển về vấn đề gia đình, và các Đề án thực hiện Chương trình hành động vào kế hoạch hằng năm và 5 năm.
4. Sở Nông nghiệp-PTNT tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ, và tiêu dùng để phát triển kinh tế hộ gia đình.
5. Sở Lao động- Thương binh & Xã hội thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo, Chương trình giải quyết việc làm, công tác bảo trợ xã hội, cũng như các chế độ ưu đãi đối với gia đình chính sách, Phối hợp với Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em xây dựng và tổ chức tốt các Đề án “Phòng chống bạo lực trong gia đình, chống sự xâm nhập các tệ nạn xã hội vào gia đình”.
6. Sở Tư pháp tăng cường trợ giúp pháp lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hoà giải ở cơ sở có liên quan đến công tác gia đình.
7. Sở Văn hoá-Thông tin phối hợp với Uỷ ban Dân số-Gia đình & Trẻ em tỉnh, Báo, Đài PT-TH tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, giáo dục về phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp về gia đình, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Thủ trưởng các Sở ngành có liên quan tham gia thực hiện Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.
9. Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị đưa các mục tiêu về gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn vận động nhân dân xoá bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về UBND tỉnh và Uỷ ban Dân số Gia đình & Trẻ em tỉnh.
10. Đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ, các Đoàn thể và các tổ chức thành viên của Uỷ ban MTTQ tỉnh tích cực phối hợp với các cấp chính quyền vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia thực hiện Chương trình này.
UBND tỉnh Bạc liêu đề nghị các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung Chương trình này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để uốn nắn, chỉ đạo kịp thời.
- 1Chỉ thị 07/2012/CT-UBND đẩy mạnh công tác gia đình do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013 – 2016
- 3Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về đẩy mạnh công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 103/2005/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và công tác gia đình giai đoạn 2005 - 2010 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Quyết định 69/QĐ-UBND về Chương trình công tác năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 11/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động công tác Gia đình giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7Quyết định 83/2012/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hành động về công tác gia đình do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 1Quyết định 106/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Chỉ thị 49-CT/TW năm 2005 về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Chỉ thị 07/2012/CT-UBND đẩy mạnh công tác gia đình do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 07/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013 – 2016
- 6Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về đẩy mạnh công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 103/2005/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và công tác gia đình giai đoạn 2005 - 2010 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 69/QĐ-UBND về Chương trình công tác năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
- 9Quyết định 11/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động công tác Gia đình giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Quyết định 83/2012/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hành động về công tác gia đình do tỉnh Bắc Ninh ban hành
Quyết định 28/2006/QĐ-UBND ban hành chương trình hành động về công tác gia đình tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010
- Số hiệu: 28/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/11/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Bùi Hồng Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra