Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 28/2006/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Sư phạm ngày 17 tháng 5 năm 2006;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Sư phạm trình độ đại học bao gồm mười bốn chương trình khung của mười bốn ngành sau:

1. Ngành Sư phạm Toán học, trình độ đại học;

2. Ngành Sư phạm Vật lý, trình độ đại học;

3. Ngành Sư phạm Hóa học, trình độ đại học;

4. Ngành Sư phạm Sinh học, trình độ đại học;

5. Ngành Sư phạm Tin học, trình độ đại học;

6. Ngành Sư phạm Địa lý, trình độ đại học;

7. Ngành Sư phạm Ngữ văn, trình độ đại học;

8. Ngành Sư phạm Lịch sử, trình độ đại học;

9. Ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp, trình độ đại học;

10. Ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp, trình độ đại học;

11. Ngành Tâm lý giáo dục, trình độ đại học;

12. Ngành Giáo dục Chính trị, trình độ đại học;

13. Ngành Quản lý giáo dục, trình độ đại học;

14. Ngành Giáo dục đặc biệt, trình độ đại học.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình khung ban hành kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viện, trường đại học có nhiệm vụ đào tạo 14 ngành có tên tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn giám đốc các đại học, học viện và hiệu trưởng các trường đại học xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của mình, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung theo quy định.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các đại học, học viện và hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM TOÁN HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Toán (Mathematics Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT  ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các tri thức về toán cơ bản và phương pháp giảng dạy Toán ở trường Trung học phổ thông. Có khả năng giảng dạy các kiến thức toán cho học sinh trong học phổ thông đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

1.2.2. Về kiến thức

Chương trình hướng tới trang bị những kiến thức về Toán cơ bản, Toán sơ cấp và Toán ứng dụng cũng như các tư duy thuật toán.

1.2.3. Về kỹ năng

Trang bị cho sinh viên có khả năng sử dụng phương pháp dạy học môn Toán để dạy Toán cho học sinh trung học phổ thông; rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy toán học, khả năng giáo dục để giảng dạy các kiến thức toán học cho học sinh trung học phổ thông.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

75

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

 

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            75 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

14

Đại số tuyến tính

5

15

Hình học giải tích

3

16

Giải tích 1

3

17

Giải tích 2

3

18

Giải tích 3

5

19

Giải tích 4

5

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    43 đvht

1

Đại số đại cương

4

2

Phương trình vi phân

3

3

Hàm biến phức

4

4

Xác suất thống kê

4

5

Số học

4

6

Quy hoạch tuyến tính

3

7

Hình học Afin và Hình học Euclide

5

8

Lý luận dạy học môn Toán

4

9

Không gian metric – Không gian tôpô

3

10

Độ đo tích phân

3

11

Giải tích hàm

6

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục, các khái niệm, phạm trù, nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục nói chung và của lý luận dạy học nói riêng; vận dụng những kiến thức trên vào việc dạy học  và tổ chức giáo dục ở trường phổ thông.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo         2 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Đại số tuyến tính                                                                                         5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về không gian vectơ; ánh xạ tuyến tính và ma trận; định thức và hệ phương trình tuyến tính, giá trị riêng, véctơ riêng của các đồng cấu, dạng song tuyến tính và dạng toàn phương.

15. Hình học giải tích                                                                                        3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: không gian afin, không gian Euclide, đường bậc hai trong mặt phẳng Euclide hai chiều và mặt bậc hai trong không gian Euclide ba chiều.

16. Giải tích 1                                                                                                     3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về số thực, giới hạn của dãy số, của hàm một biến, vô cùng bé, vô cùng lớn, hàm liên tục một biến và các tính chất của chúng; phép tính vi phân của hàm một biến.

17. Giải tích 2                                                                                                     3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: phép tính tích phân của hàm một biến và các ứng dụng vào hình học và vậy lý; chuỗi số và các dấu hiệu hội tụ của chuỗi số; dãy và chuỗi hàm, dấu hiệu hội tụ đều của dãy và chuỗi hàm; các tính chất của tổng chuỗi hàm.

18. Giải tích 3                                                                                                     5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: hàm nhiều biến, giới hạn của hàm nhiều biến, giới hạn lặp, hàm liên tục nhiều biến; phép tính vi phân hàm nhiều biên: khái niệm khả vi của hàm nhiều biến, đạo hàm riêng, đạo hàm theo hướng, biểu diễn đạo hạm qua đạo hàm riêng, ma trận Jacobi, quy tắc lấy đạo hạm riêng của hàm hợp; các định lý hàm ngược, hàm ẩn và ứng dụng hình học của phép tính vi phân hàm nhiều biến.

19. Giải tích 4                                                                                                     5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức về tích phân bội trên hình hộp và trên miền bị chặn bất kỳ; định lý Fubini, công thức đổi biến số trong tích phân bội, ứng dụng vào hình học và vật lý của tích phân bội, tích phân phụ thuộc tham số, tích phân đường, tích phân mặt và các công thức Green, Stockes, Divergence, Ostrogradski-Gauss.

20. Đại số đại cương                                                                                          4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về một số cấu trúc Đại số như nhóm, vành, trường, vành đa thức một và nhiều ẩn, vành chính, vành Euclide và vành nhân tử hóa.

21. Phương trình vi phân                                                                                 3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: cách giải các phương trình tách biến, phương trình thuần nhất, phương trình tuyến tính, phương trình Ricatti, phương trình vi phân cấp một chưa giải ra đạo hàm, phương trình vi phân tuyến tính và những dạng đặc biệt của nó, phương trình vi phân tuyến tính cấp hai; định thức Vronski, hệ nghiệm cơ bản, công thức Ostrogradski-Liouville, phương pháp biến thiên hằng số; lý thuyết tổng quát về hệ phương trình tuyến tính.

22. Hàm biến phức                                                                                            4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: số phức và các phép toán, Tôpô trên mặt phẳng phức: sự hội tụ của dãy và chuỗi số phức; hàm biến phức, giới hạn và tính liên tục của hàm biến phức; hàm chỉnh hình: điều kiện Cauchy – Riemann, ý nghĩa hình học của argument và môđun của đạo hàm; tích phân phức: các định lý Cauchy về tích phân của hàm chỉnh hình, công thức tích phân Cauchy, tích phân loại Cauchy, định lý Louville và một số định lý quan trọng của hàm chỉnh hình; lý thuyết chuỗi và thặng dư; định lý khai triển Taylor và Luarentz, thặng dư và cách tính, nguyên lý argument và định lý Rouché; hàm điều hòa và điều hòa dưới, bài toán Dirichlet.

23. Xác suất và thống kê                                                                                   4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức cơ bản về xác suất: biến cố, xác suất của biến cố, các tính chất của xác suất; đại lượng ngẫu nhiên rời rạc và đại lượng ngẫu nhiên liên tục; các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên: kỳ vọng, phương sai; các loại phân phối cơ bản: phân phối nhị thức, Poisson, mũ, chuẩn, đều,…; vectơ ngẫu nhiên và phân phối của vectơ ngẫu nhiên; luật số lớn và các định lý giới hạn; lý thuyết ước lượng và kiểm định giả thiết; hồi quy và tương quan.

24. Số học                                                                                                           4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức trên vành số nguyên: chia hết, chia có dư, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất và số nguyên tố; lý thuyết đồng dư: đồng dư thức, vành các lớp đồng dư, hệ thặng dư đầy đủ và hệ thống dư thu gọn, phương trình đồng dư bậc nhất và bậc cao, hệ phương trình đồng dư và các hàm số học quan trọng.

25. Quy hoạch tuyến tính                                                                                 3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về giải tích lồi, các loại bài toán tối ưu; cơ sở lý thuyết của thuật toán đơn hình và thuật toán đơn hình; lý thuyết đơn hình đối ngẫu và giải bài toán quy hoạch tuyến tính.

26. Hình học Afin và Hình học Euclide                                                          5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức về không gian Afin, ánh xạ Afin, biến đổi Afin, siêu mặt bậc hai trong không gian Afin, không gia Euclide: ánh xạ đẳng cự của các không gian Euclide, phân loại các phép biến đổi đẳng cự; các siêu mặt bậc hai trong không gian Afin và không gian Euclide; nghiên cứu đường và mặt bậc hai nhờ các bất biến.

27. Lý luận dạy học môn Toán                                                                        4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức về bộ môn phương pháp giảng dạy Toán, mục tiêu chương trình nội dung môn Toán Trung học phổ thông, các phương pháp giảng dạy môn Toán; những tình huống điển hình trong dạy học môn Toán.

28. Không gian mêtric – Không gian tôpô                                                      3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức về không gian Mêtric, không gian Mêtric đầy. Nguyên lý Cantor; định lý Baire; nguyên lý ánh xạ Co và ứng dụng; tập Compact và không gian Mêtric Compact; định lý Hausdoff và định lý Heire – Banch. Ánh xạ liên tục trên tập Compact. Không gian Mêtric khả ly; không gian tôpô; tích và tổng trực tiếp các không gian tôpô; không gian tôpô liên thông; không gian tôpô T1, T2; không gian chính quy và không gian chuẩn tắc; định lý Tietra; không gian tôpô Compact; ánh xạ liên tục giữa các không gian tôpô; định lý Arzela – Ascoli; không gian Compact địa phương và Compact hóa Alexandrov.

29. Độ đo – Tích phân                                                                                       3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức về đại số và s - đại số tập hợp; hàm tập hợp cộng tích và s - cộng tích; biến phân của hàm tập cộng tính; độ đo trên đại số tập hợp; độ đo ngoài và độ đo cảm sinh bởi độ đo ngoài; định lý Carathodory; độ đo trên Rh và tiêu chuẩn đo được Lebesgua; hàm đo được; cấu trúc hàm đo được; hội tụ theo độ đo và hội tụ hầu khắp nơi; định nghĩa tích phân Lebesgua; các tính chất của tích phân Lebesgua; các định lý qua giới hạn dưới dấu tích phân; bổ đề Fatou; liên hệ giữa tích phân Riemann và tích phân Lebesgua; tích phân không gian tích; định lý Fubini.

30. Giải tích hàm                                                                                               6 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức về chuẩn trên không gian Vectơ; không gian định chuẩn và không gian Banach; chuỗi trong không gian Banach; không gian Lp(c), p ³ 1; ánh xạ tuyến tính liên tục giữa các không gian định chuẩn; không gian L (E, F); không gian con và không gian thương; ba nguyên lý cơ bản của giải tích hàm tuyến tính; định lý Hahn – Banach; định lý ánh xạ mở và đồ thị đúng; định lý Banach – Steinhaus; toán tử đối ngẫu; toán tử Compact; phổ của toán tử tuyến tính liên tục và phổ của toán tử Compact; không gian Hilbat; định lý về sự tồn tại phép chiếu trực giao; định lý biểu diễn Ricoz; toán tử liên hợp và tự liên hợp trong không gian Hilbat.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học, ngành Toán học thuộc khối ngành Sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành. Danh mục các học phần được đưa ra trong mục 3 chỉ là những kiến thức bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng).

4.2. Không nhất thiết phải có phần tự chọn đại cương. Nếu các trường muốn có phần tự chọn đại cương thì nên có định hướng để cho phù hợp với phần giáo dục chuyên ngành sau này. Phần giáo dục chuyên ngành tự chọn có thể dành 3 đvht với định hướng tự chọn là các môn: Hình học, Đại số, Giải tích, Toán ứng dụng, Phương pháp dạy học.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ:  gồm 5 đơn vị học trình dành cho môn Vật lý.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Toán học.

4.4.1. Về nội dung đào tạo: Phần giáo dục đại cương được quy định 80 đvht mà trong chương trình khung đã thiết kế 75 đvht. Các trường phải tự xây dựng để đủ 05 đvht còn lại.

4.4.2. Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp quy định 130 đvht. Trong chương trình khung đã dùng cho phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 43 đvht kể cả nội dung môn lý luận dạy học môn Toán, thực tập thực tế 10 đvht, khóa luận tốt nghiệp 10 đvht. Cùng với 5 đvht bổ trợ và 3 đvht chuyên ngành tự chọn. Phần còn lại là 59 đvht các trường tự xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh trường minh. Lưu ý các trường phải thiết kế tối thiểu 6 đvht nữa về phương pháp dạy học bộ môn. Còn lại nên tập trung vào các môn: Phương trình đạo hàm riêng, Đại số tuyến tính nâng cao, Lý thuyết Galoa, Lý thuyết mở rộng trường; Lý thuyết môđun, Đại số sơ cấp, Hình học xạ ảnh, Hình học vi phân, Hình học sơ cấp.

4.4.3. Về phương pháp, phương tiện và tổ chức: Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu và thảo luận. Chú ý đúng mức tình hình cụ thể trong nước và từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

4.4.4. Về đánh giá kết quả đào tạo: cùng với cách đánh giá truyền thống bằng bài thi tự luận nên phát triển hình thức thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá từ hai phần:

- Điểm kiểm tra, điểm semina, điểm bài tập, điểm bài tập lớn chiếm 30%.

- Điểm thi kết thúc học phần chiếm 70%.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Toán học thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM VẬT LÝ

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Vật lý (Physics Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Vật lý thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

1.2.2. Về kiến thức

Có những kiến thức đầy đủ và sâu sắc về Vật lý đại cương, về thí nghiệm Vật lý, có những kiến thức đầy đủ, cơ bản về Vật lý lý thuyết, Điện tử học, có những kiến thức cơ bản về Toán học, Ngoại ngữ, Tin học, Thiên văn học, những vấn đề về vật lý hiện đại, lịch sử vật lý.

Có những kiến thức về lý luận dạy học Vậy lý, về chương trình Vật lý và thực tiễn dạy học Vật lý.

1.2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng vận dụng các kiến thức vật lý để giải các bài toán về Vật lý đại cương, các bài toán Vật lý ở trung học phổ thông, giải thích các hiện tượng vật lý trong tự nhiên, trong đời sống và ứng dụng vật lý trong kỹ thuật.

Có năng lực giảng dạy Vật lý, thực hiện các công việc của một giáo viên, có thể đáp ứng kịp thời với các yêu cầu phát triển của giáo dục.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

56

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

 

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            71 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục Thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

14

Đại số 1

3

15

Đại số 2

3

16

Giải tích 1

5

17

Giải tích 2

5

18

Giải tích 3

4

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    36 đvht

1

Cơ học 1

3

2

Cơ học 2

3

3

Nhiệt học

4

4

Điện và từ 1

3

5

Điện và từ 2

3

6

Dao động và sóng

3

7

Quang học

5

8

Vật lý nguyên tử và hạt nhân

5

9

Thí nghiệm Vật lý đại cương 1

1

10

Thí nghiệm Vật lý đại cương 2

1

11

Thí nghiệm Vật lý đại cương 3

1

12

Lý luận dạy học Vật lý

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục Thể chất                                                                                         5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung môn học bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Nội dung môn học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý

ngành giáo dục và đào tạo                                                                                2 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Đại số 1                                                                                                         3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản của đại số tuyến tính như tập hợp và ánh xạ, không gian véc – tơ, không gian véc – tơ Euclide, định thức, ma trận, hệ phương trình đại số tuyến tính, các cách giải hệ phương trình tuyến tính.

15. Đại số 2                                                                                                         3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức của đại số như ánh xạ tuyến tính, tính chất tự đồng cấu, ánh xạ trực giao, dạng toàn phương, nghiên cứu các đối tượng hình học như các đường bậc hai và mặt bậc hai.

16. Giải tích 1                                                                                                     5 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về hàm một biến thực, khái niệm về giới hạn và về tính liên tục của chúng, phép tính vi phân, tích phân, khái niệm nguyên hàm của hàm số, rèn luyện kỹ năng tính toán đạo hàm và tích phân, và ứng dụng trong việc giải các bài toán Vật lý.

17. Giải tích 2                                                                                                     5 đvht

Nội dung môn học bao gồm các hàm nhiều biến, phép tính vi phân đạo hàm riêng, cực trị của hàm nhiều biến, phương trình vi phân cấp 1 và cấp 2, và hệ phương trình vi phân cấp 1 với hệ số hằng số, chuỗi số, dãy hàm và chuỗi hàm, chuỗi Fourier.

18. Giải tích 3                                                                                                     4 đvht

Nội dung môn học bao tích phân bội, trong đó xét kỹ tích phân hai lớp và ba lớp, tích phân đường và tích phân mặt và ứng dụng trong việc giải các bài toán Vật lý.

Phần cuối của học phần trình bày về hàm biến phức, tích phân hàm biến phức phép tính thặng dư.

19. Cơ học 1                                                                                                       3 đvht

Nội dung môn học bao gồm các kiến thức cơ bản về chuyển động cơ học: các đặc trưng động học của chuyển động chất điểm, động lực học chất điểm, động lực học cơ hệ, định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn cơ năng của cơ hệ.

20. Cơ học 2                                                                                                       3 đvht

Nội dung môn học bao gồm trường hấp dẫn và chuyển động trong trường hấp dẫn, chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính, các dạng chuyển động của vật rắn, chuyển động của chất lưu, thuyết tương đối hẹp, định luật cơ bản của động lực học tương đối tính, quan hệ giữa khối lượng và năng lượng của hạt.

21. Nhiệt học                                                                                                      4 đvht

Nội dung môn học bao gồm những khái niệm cơ bản về nhiệt như nhiệt độ, nhiệt dung, nội năng, công, ẩn nhiệt, entropy, chu trình, các hiện tượng, quá trình nhiệt như sự khuếch tán, sự biến dạng của vật rắn, các trạng thái cấu tạo của vật chất, sự biến đổi trạng thái, sự chuyển pha, các thuyết như thuyết động học chất khí, và ba nguyên lý của nhiệt động lực học.

22. Điện và từ 1                                                                                                  3 đvht

Nội dung môn học bao gồm các khái niệm, hiện tượng về tĩnh điện như: điện trường trong chân không, vật dẫn, điện môi trong điện trường, về dòng điện không đổi và dòng điện trong các môi trường: kim loại, bán dẫn, chất điện phân, chất khí.

23. Điện và từ 2                                                                                                  3 đvht

Nội dung môn học bao gồm các khái niệm, hiện tượng, các lý thuyết cơ bản về từ và cảm ứng điện từ, chuyển động của các hạt tích điện trong điện trường và từ trường, các vật liệu từ, những cơ sở của thuyết Maxwell về điện từ trường và các phương trình Maxwell.

Hai học phần điện và từ này chú trọng vào việc vận dụng các hiểu biết để giải thích các hiện tượng điện trong tự nhiên và trong đời sống.

24. Dao động và sóng                                                                                        3 đvht

Nội dung môn học bao gồm thiết lập và giải phương trình vi phân của các dao động điều hòa, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức về cơ học và điện, nêu ý nghĩa Vật lý của các nghiệm, làm rõ sự tương tự giữa các dao động cơ và dao động điện, cũng như sự khác nhau về bản chất Vật lý của dao động cơ và điện, hiện tượng cộng hưởng.

Nội dung môn học cũng bao gồm các khái niệm và tính chất chung  của quá trình sóng: sóng dọc, sóng ngang, phương trình sóng, vận tốc pha, năng lượng của sóng, bó sóng, vận tốc nhóm, giao thoa, sóng dừng, hiệu ứng Doppler, nêu bản chất và sự lan truyền sóng cơ học, đặc trưng của sóng âm và siêu âm, bản chất của sự truyền sóng điện từ, sự phản xạ và khúc xạ sóng điện từ ở mặt phân giới hai môi trường và thang sóng điện từ.

25. Quang học                                                                                                    5 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức về tính chất sóng và tính chất hạt của ánh sáng: thuyết điện từ ánh sáng, sự giao thoa, nhiễu xạ và phân cực ánh sáng, sự tán sắc, hấp thụ và tán xạ ánh sáng, một số tính chất của ánh sáng truyền trong các môi trường vật chất, lý thuyết về bức xạ nhiệt, lý thuyết photon, hiện tượng quang điện, và quang hình học; ngoài ra, còn có các kiến thức cập nhật về quang học như holography, sợi quang, cáp quang, quang học phi tuyến.

26. Vật lý nguyên tử và hạt nhân                                                                     5 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản, hiện đại về nguyên tử và hạt nhân nguyên tử: cấu trúc nguyên tử và hạt nhân theo lý thuyết lượng tử, các hiện tượng và định luật về phóng xạ và phản ứng hạt nhân, các ứng dụng trong đời sống, kỹ thuật (laser, sử dụng đồng vị phóng xạ, hiệu ứng Mossbauer, năng lượng hạt nhân).

27. Thí nghiệm Vật lý đại cương 1                                                                  1 đvht

Nội dung môn học bao gồm thực hành các phép đo, biết cách tính toán sai số của phép đo, để xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm; sử dụng một số dụng cụ, thiết bị đo lường thông dụng để xác định một số đại lượng, khảo sát một số hiện tượng về cơ học và nhiệt học.

28. Thí nghiệm Vật lý đại cương 2                                                                  1 đvht

Nội dung môn học bao gồm các bài thực hành thuộc phần điện và từ, các bài thực hành có nội dung sử dụng các dụng cụ thông dụng như dao động kí, các dụng cụ đo điện, khảo sát các hiện tượng trong một vài loài vật liệu như chất điện phân, bán dẫn, và linh kiện như photođiôt và pin mặt trời.

29. Thí nghiệm Vật lý đại cương 3                                                                  1 đvht

Nội dung môn học bao gồm các bài thực hành thuộc phần quang học, các bài thực hành yêu cầu sinh viên biết sử dụng các dụng cụ thiết bị quang học và xác định được một số đại lượng, biết lắp đặt một số hệ quang học đơn giản; khảo sát một số hiện tượng liên quan đến tính chất sóng và tính chất hạt của ánh sáng.

30. Lý luận dạy học Vật lý                                                                                4 đvht

Nội dung môn học bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Vật lý ở trường phổ thông; con đường hình thành hệ thống kiến thức Vật lý cơ bản, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lý, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục tư tưởng trong dạy học Vật lý; sử dụng các phương tiện dạy học trong dạy học Vật lý phổ thông; sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lý, sử dụng bài tập trong dạy học Vật lý, lập kế hoạch dạy học.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học, ngành Vật lý thuộc khối ngành Sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành. Danh mục các học phần và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường đại học sư phạm bổ sung những học phần cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp như Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn, phương pháp dạy học Vật lý…, tùy theo nhu cầu và điều kiện của từng trường, từng địa phương.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế như sau:  bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi cho việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Vật lý.

4.4.1. Về nội dung đào tạo:

Ngoài các học phần bắt buộc nêu ở mục 3.1.2, các học phần sau đây (với gợi ý về thời lượng tối thiểu) là nhất thiết cần có trong chương trình của ngành Vật lý thuộc khối ngành sư phạm của các trường đại học: Cơ lý thuyết (3 đvht), Nhiệt động lực học (2 đvht), Vật lý thống kê (3 đvht), Toán cho Vật lý (4 đvht), Điện động lực học (3 đvht), Vật lý chất rắn (3 đvht), Điện kỹ thuật (1 đvht), Điện tử học (3 đvht), Thiên văn học (3 đvht), Cơ học lượng tử (4 đvht), Tin học ứng dụng trong Vật lý (3 đvht), Chiến lược day học Vật lý phổ thông (3 đvht), Thí nghiệm Vật lý phổ thông (2 đvht).

4.4.2. Về phương pháp, tổ chức đào tạo

Phương pháp đào tạo phải hướng vào việc tổ chức cho sinh viên học tập trong hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Muốn vậy, cần lưu ý đến một số điều như sau:

Tận dụng những tiết học có hướng dẫn, nhưng không phải tiết lý thuyết, như thí nghiệm, chữa bài tập, xêmine để làm cho sinh viên chủ động hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Cần bố trí thời gian theo tỷ lệ: (số giờ lý thuyết)/(số giờ bài tập, bài tập lớn, xêmine, thảo luận) khoảng 50% / 50%.

Thông qua việc dạy học các kiến thức khoa học, cần chú ý đến việc giúp sinh viên biết cách học môn học ấy và tập dượt tự học một vài kiến thức có liên quan. Việc làm bài tập nghiên cứu, tập dượt nghiên cứu khoa học là cách tốt nhất để phát triển khả năng tự học.

Trong khi dạy các học phần chuyên môn, chú ý dùng các kiến thức mới làm rõ hơn một số vấn đề nội dung hoặc phương pháp dạy học Vật lý ở trường THPT. Cần tổ chức một số buổi xêmina về những vấn đề có liên quan đến Vật lý ở THPT.

Tận dụng các phương tiện kỹ thuật như thiết bị nghe nhìn, máy tính để buổi học sinh động và có hiệu quả hơn.

Tổ chức tốt việc thực hành của sinh viên trong phòng thí nghiệm Vật lý đại cương và Vật lý phổ thông, tiến hành các thí nghiệm chứng minh trong khi giảng dạy Vật lý đại cương là những biện pháp cần thiết để giúp sinh viên hình thành kỹ năng thực hành Vật lý.

4.4.3. Đánh giá kết quả đào tạo

Cùng với cách đánh giá truyền thống bằng bài thi tự luận, nên phát triển hình thức thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan (trên giấy hoặc trên máy tính). Các bài thí nghiệm được đánh giá theo báo cáo thí nghiệm, trong đó ghi lại quá trình thí nghiệm và kết quả. Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá từ hai phần: điểm kiểm tra, điểm xêmine, điểm bài tập và điểm bài tập lớn chiếm 30%, điểm thi học phần với trọng số 70%.

4.5. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.6. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Vật lý thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 


 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM HÓA HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Hóa học (Chemistry Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo giáo viên có trình độ cử nhân khoa học có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn hóa học ở trường Trung học phổ thông; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; có chí hướng, có khả năng tự học tự nghiên cứu, tiếp tục học tập suốt đời, học lên trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

1.2.2. Về kiến thức

Có những kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; hiểu và nắm vững các kiến thức chuyên sâu về hóa học cơ bản ở trình độ đại học; hiểu và nắm vững các kiến thức về lý luận nghiệp vụ sư phạm; các yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học ở trường phổ thông.

1.2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng tiến hành các thực nghiệm hóa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học và bước đầu có khả năng tư duy sáng tạo trong công tác. Có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, vận dụng được những kiến thức về tâm lý, giáo dục học, phương pháp dạy học để giảng dạy tốt môn hóa học ở trường Trung học phổ thông.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

60

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

02

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            75 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục Thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

14

Đại số và hình giải tích

4

15

Giải tích 1

2

16

Giải tích 2

4

17

Phương trình vi phân

3

18

Vật lý đại cương 1

4

19

Vật lý đại cương 2

4

20

Thí nghiệm Vật lý đại cương

1

21

Xác suất thống kê

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    27 đvht

1

Nhập môn Cơ học lượng tử và Vật lý nguyên tử

3

2

Hóa học Đại cương 1

5

3

Hóa học Đại cương 2

4

4

Thí nghiệm Hóa học Đại cương

2

5

Tin học ứng dụng trong Hóa học

2

6

Các phương pháp phổ ứng dụng vào Hóa học

3

7

Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm

2

8

Đánh giá thống kê các số liệu thực nghiệm hóa học

2

9

Lý luận dạy học môn Hóa học

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục Thể chất                                                                                         5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Điều kiện tiên quyết: sau khi học xong học phần Tâm lý học

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý

ngành giáo dục và đào tạo                                                                                2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Đại số và hình học giải tích                                                                        4 đvht

Giới thiệu khái niệm số thực và số phức; định lý cơ bản của đại số về nghiệm của đa thức và các thuật toán liên quan đến đa thức, hàm hữu tỷ; ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính; không gian Euclide n - chiều; vectơ n - chiều, tích vô hướng, ánh xạ tuyến tính, dạng toàn phương; áp dụng lý thuyết dạng toàn phương để nhận dạng các đường bậc hai và mặt bậc ba.

15. Giải tích 1                                                                                                     2 đvht

Phép tính vi phân các hàm một biến và nhiều biến (2 biến và 3 biến); bổ túc về giới hạn của hàm một biến (giới hạn dãy số và giới hạn liên tục của hàm một biến); một số khái niệm về tập hợp trên mặt phẳng tọa độ và khái niệm hàm hai biến; phép tính vi phân hàm nhiều biến; áp dụng vi phân để tính gần đúng và tìm cực trị.

16. Giải tích 2                                                                                                     4 đvht

Lý thuyết tích phân hàm một biến và nhiều biến, bổ túc về tích phân bất định và các phương pháp tính tích phân bất định; các phương pháp tính tích phân xác định (kể cả công thức tính gần đúng); một số ứng dụng của tích phân xác định; mở rộng tự nhiên của tích phân xác định: tích phân 2 lớp, 3 lớp và ứng dụng; những khái quát của khái niệm tích phân xác định (tích phân suy rộng; tích phân đường, tích phân mặt); nghiên cứu sự hội tụ và phân kỳ của chuỗi số dương, chuỗi đan dấu, chuỗi luỹ thừa và chuỗi Fourier.

17. Phương trình vi phân                                                                                 3 đvht

Một số bài toán dẫn đến một số dạng phương trình vi phân, các khái niệm cơ bản về phương trình vi phân; phương pháp giải một số phương trình vi phân cấp 1 đơn giản nhất; phương trình vi phân cấp cao: một số dạng hạ thấp cấp được và phương trình vi phân tuyến tính cấp 2; một số hệ phương trình vi phân tuyến tính cấp 1 với hệ số hằng; giới thiệu phương pháp giải các phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp hai (phương trình truyền nhiệt, phương trình truyền sóng và phương trình Laplace).

18. Xác suất - Thống kê                                                                                    2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi đã học xong các học phần Giải tích 1, Giải tích 2 và Phương trình vi phân.

Khái niệm, tính chất của xác suất; đối tượng và phương pháp nghiên cứu của thống kê toán học; các kết quả cơ bản của xác suất và thống kê; tính xác suất của một số biến cố; lập bảng phân phối (hàm mật độ) và hàm phân phối; tìm các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên và ý nghĩa thực tiễn của chúng; các phân phối cơ bản (nhị thức Poisson, mũ, đều, chuẩn…); ước lượng các ẩn chưa biết; so sánh hai trung bình, hai tỷ lệ, hai phương sai; tiêu chuẩn phù hợp khi bình phương (c2); tính hệ số tương quan, tìm đường hồi quy tuyến tính thực nghiệm giữa hai biến.

19. Vật lý đại cương 1                                                                                       4 đvht

Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về cơ học như: chuyển động của chất điểm; mối liên hệ giữa lực và chuyển động; công và năng lượng; chuyển động quay của vật rắn; chuyển động của chất khí; chuyển động dao động và những kiến thức cơ sở về thuyết tương đối hẹp; khái niệm cơ bản của nhiệt động lực học, thuyết động học phân tử khí, trạng thái rắn của vật chất và sự chuyển pha.

20. Vật lý đại cương 2                                                                                       4 đvht

Những kiến thức cơ bản về điện trường; từ trường; tương tác điện, tương tác từ; các hiện tượng cảm ứng điện từ; chuyển động của các hạt tích điện trong điện trường và trong từ trường; chuyển động dao động và sóng điện từ; các hiện tượng đặc trưng của quá trình sóng như giao thoa, nhiễu xạ ánh sáng; các hiện tượng hấp thụ, tán sắc và phân cực ánh sáng.

21. Thí nghiệm Vật lý đại cương                                                                     1 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Vật lý đại cương 1 và Vật lý đại cương 2.

Học phần bao gồm các bài thí nghiệm về một số hiện tượng; định luật trong các phần cơ học, vật lý phân tử và nhiệt, điện từ học, quang học như: đo độ dài, chuyển động của con lắc Toán học; nghiên cứu một số định luật cơ bản của chuyển động trên máy Awood; xác định gia tốc trọng trường bằng con lắc thuận nghịch, xác định hệ số nhiệt độ của chất lỏng bằng phương pháp Stock; đo suất điện động và điện trở; xác định đương lượng nhiệt; xác định vận tốc truyền âm trong không khí; nghiên cứu chuyển động quay bằng con lắc chữ thập; xác định điện tích riêng của electron bằng phương pháp manheton; xác định nhiệt độ Curie sắt từ, quang hình học, nghiên cứu dao động ký điện tử; nghiên cứu hiện tượng nhiễu xã qua khe hẹp hoặc cách tử.

22. Nhập môn cơ học lượng tử và Vật lý nguyên tử                                      3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Vật lý đại cương 1 và Vật lý đại cương 2.

Nội dung bao gồm kiến thức cơ sở về Cơ học lượng tử không tương đối tính với phương trình Srođingơ trạng thái dừng và một số kết quả áp dụng vào việc nghiên cứu nguyên tử. Hệ thống kiến thức gồm có: Toán tử (khái niệm, các toán tử tuyến tính Hecmit, các định lý); hàm riêng, trị riêng của toán tử tuyến tính Hecmit.

Các tiên đề cơ học lượng tử. Lời giải phương trình Srođingơ trạng thái dừng cho một số hệ đơn giản: hạt trong hộp thế, quay tử cứng, dao động tử điều hòa, nguyên tử hiđro và ion giống nó; các khái niệm cơ bản: obitan nguyên tử, hàm mật độ xác suất; 4 số lượng tử.

Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học (sơ lược về các phương pháp gần đúng tính các nguyên tử phức tạp; cấu hình electron; hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học dưới ánh sáng của cơ học lượng tử).

23. Hóa học đại cương 1                                                                                   5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Vật lý (bao gồm cả Nhập môn cơ học lượng tử và Vật lý nguyên tử)

Học phần này gồm các nội dung:

Một số vấn đề về Hóa học hạt nhân; một số vấn đề tiền cơ học lượng tử; cấu tạo nguyên tử; các khái niệm cơ bản (AO, Hàm mật độ xác suất; mây electron; spin electron); mối liên hệ giữa bảng hệ thống tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử; phân tử và liên kết hóa học (Đại cương về liên kết hóa học; hình học phân tử; thuyết liên kết hóa trị (VB); thuyết obitan phân tử (MO); phương pháp gần đúng MO-Hucken); liên kết hóa học trong hợp chất phức; đại cương về hóa học tinh thể.

24. Hóa học đại cương 2                                                                                   4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong học phần Toán cao cấp và Vật lý.

Nội dung bao gồm: Nghiên cứu các quy luật điều khiển các quy trình hóa học: nhiệt động học hóa học, động hóa học, điện hóa học. Xét các thông số nhiệt động, nội năng, entanpi, entropi, thế đẳng áp, đẳng nhiệt, khả năng và chiều hướng mức độ diễn ra quá trình hóa học. Đại cương về nhiệt động học dung dịch.

Tốc độ và cơ chế phản ứng hóa học: ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác đến tốc độ phản ứng; phản ứng dây chuyền, quang hóa, xúc tác men (enzim). Hóa học với dòng điện (điện cực, thế điện cực, phương trình Nersnst, cân bằng oxi hóa khử, sự điện phân). Một số cân bằng khác trong dung dịch chất điện ly (cân bằng axit bazơ, cân bằng hòa tan, sự điện ly, thủy phân, cân bằng tạo phức, dung dịch keo), thuyết axit bazơ.

25. Thí nghiệm Hóa học đại cương                                                                  2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong học phần Hóa đại cương 2.

Các thí nghiệm đại cương minh họa một cách định lượng bằng thực nghiệm các kiến thức được đưa ra trong chương trình lý thuyết có khoảng 15 bài thí nghiệm.

26. Tin học ứng dụng trong Hóa học                                                               2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Tin học đại cương.

Nội dung bao gồm kiến thức về thuật toán, củng cố các lệnh cơ bản về INPUT, OUPUT, FUNCTION, PROCEDURE của ngôn ngữ PASCAL; bước đầu lập trình được cho một số bài toán Hóa học đơn giản; ngân hàng các chương trình con (đối tượng hóa học như: hồi quy phi tuyến, phương pháp đơn hình, lọc Kalman, entropi cực đại, thuật giải di truyền, mạng nơron, biến đổi Fourier,…).

27. Các phương pháp phổ ứng dụng trong hóa học                                      3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong Hóa đại cương 1.

Nội dung bao gồm kiến thức cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về các phương pháp phổ.

Các cơ sở chung: sóng điện từ, màu, áng sáng; cơ sở của từng phương pháp phổ trong đó yếu tố chủ đạo là năng lượng liên hệ với từng tham số đặc trưng của từng loại phương pháp phổ.

Các kiến thức và kỹ năng thực nghiệm về từng phương pháp phổ được đề cập có hệ thống, đạt tới yêu cầu: sinh viên bước đầu xử lý được các phổ đồ (bản ghi phổ) để thu thập thông tin Hóa học cần thiết.

Các phương pháp phổ được đề cập bao gồm các phổ hồng ngoại (IR), tử ngoại - khả kiến (UV – Vis), cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), cộng hưởng thuận từ electron (EPR), khối phổ (MS),… Sự phối hợp các phương pháp.

28. Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm                                                        2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong Hóa đại cương 1

Các nội dung cơ bản về đối xứng phân tử (Khái niệm, yếu tố và phép đối xứng, nhóm điểm đối xứng và sự phân loại phân tử Hóa học) cùng với sự áp dụng lý thuyết nhóm vào đối xứng phân tử được đề cập một cách thích hợp tạo thành một thể hoàn chỉnh về khối kiến thức quan trọng của học phần.

29. Đánh giá thống kê các số liệu thực nghiệm hóa học                                2 đvht

Phương pháp thống kê là phương pháp phổ biến và tin cậy trong việc xử lý số liệu thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Nội dung học phần đề cập đến: Phân loại sai số, các nguyên nhân xuất hiện sai số trong đo đạc hóa học phân tích; các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và các lý thuyết phân bố các đại lượng ngẫu nhiên; đánh giá, xử lý kết quả thực nghiệm và biểu diễn kết quả thực nghiệm.

30. Lý luận dạy học môn hóa học                                                                    4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Tâm lý học và Giáo dục học.

Nội dung bao gồm các kiến thức cơ bản và hiện đại về nhiệm vụ môn học, phương pháp nghiên cứu khoa học và lý luận dạy học hóa học; các nhiệm vụ của việc dạy và học hóa học ở trường phổ thông bao gồm nhiệm vụ trí dục, phát triển và giáo dục; nội dung dạy học hóa học ở trường phổ thông; các phương pháp dạy học hóa học (Định nghĩa, cơ sở phân loại, hệ thống các phương pháp dạy học); vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hóa học; các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông nhằm đảm bảo tính giáo dục và tính phát triển của việc dạy và học hóa học.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học, ngành Hóa học thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra ở mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 2.1 và 2.2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức giáo dục đại cương gồm 75 đvht được liệt kê ở mục 3.1.1. Theo quy định của Bộ GD&ĐT phần này có 80 đvht, vậy 05 đvht còn lại để các trường tự bố trí; khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệm được liệt kê ở mục 3.1.2 là 27 đvht. Đây là kiến thức cơ sở, có tính chất nền tảng của việc đào tạo Cử nhân khoa học hóa học cơ bản. Do đó việc dạy và học mỗi học phần này cần được thực hiện tốt nhất có thể được để đảm bảo tạo ra nền tảng kiến thức chung cho sinh viên ở tất cả các cơ sở đào tạo theo chương trình khung này.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ

Khi thiết kế các học phần của phần kiến thức này cần lưu ý dành 6 đvht cho các học phần phương pháp giảng dạy (không tính 4 đvht học phần lý luận dạy học đại cương). Các học phần tự chọn 10 đvht (để các trường xây dựng cho phù hợp với điều kiện của trường và địa phương mình); còn lại thiết kế các học phần liên quan tới ngành Hóa học (Vô cơ, Hữu cơ, Hóa lý, Phân tích, Hóa Công nghệ - môi trường).

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Hóa học

Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Mỗi học phần chuyên ngành, chuyên sâu hạn chế 4 đvht / học phần, chủ yếu là 3 đvht và 2 đvht (chuyên đề chỉ 2 đvht).

Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học, chú trọng đúng mức tình hình cụ thể trong nước và từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Hóa học thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM SINH HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Sinh học (Biology Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, dạy môn Sinh học. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Sinh học, thuộc khối ngành Sư phạm có khả năng là giáo viên dạy môn Sinh học ở các trường Trung học cơ sở, Trung học chuyên nghiệp. Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu thuộc ngành Sinh học, Sinh thái học, Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Sinh học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.

1.2.2. Về kiến thức

Có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo dạy được môn Sinh học ở trường phổ thông. Biết phương pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học. Biết xây dựng các giả thuyết khoa học, soạn đề cương nghiên cứu, triển khai nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Có khả năng đáp ứng các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở phổ thông, có đủ năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại trong dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy. Đồng thời nắm được các nhiệm vụ phát triển giáo dục về quy mô, chất lượng, hiệu quả… phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có khả năng học tập nâng cao lên trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ.

Hiểu được các kiến thức về tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục, khoa học đã được đào tạo để tích hợp giáo dục dân số, môi trường, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội khác vào nội dung bài học sinh học.

1.2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng thực hành, thí nghiệm, ứng dụng các thành tựu khoa học trong thực tiễn sản xuất, đời sống và dạy cho học sinh học những điều đó.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

85

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

02

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            70 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục Thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

14

Toán cao cấp E

4

15

Xác suất - Thống kê

4

16

Vật lý học đại cương

4

17

Hóa học đại cương và hóa học vô cơ

4

18

Hóa học hữu cơ

3

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    62 đvht

1

Sinh học phân tử

2

2

Sinh học tế bào

3

3

Động vật học 1

4

4

Động vật học 2

4

5

Thực vật học 1

4

6

Thực vật học 2

4

7

Hóa sinh học

5

8

Sinh lý học thực vật

5

9

Giải phẫu học người

3

10

Sinh lý học người và động vật

5

11

Di truyền học

5

12

Vi sinh vật học

4

13

Sinh thái học, Môi trường và Đa dạng Sinh học

5

14

Tiến hóa

3

15

Thực tập nghiên cứu thiên nhiên

2

16

Lý luận dạy học môn Sinh học

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục Thể chất                                                                                         5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý

ngành giáo dục và đào tạo                                                                                2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Toán cao cấp E                                                                                            4 đvht

Nội dung học phần gồm những phần sau đây: Tập hợp, ánh xạ, giải tích tổ hợp, một số cấu trúc đại số: nhóm, vành, trường, không gian vectơ tuyến tính, ma trận, định thức, hệ phương trình đại số tuyến tính; Hàm số, giới hạn, hàm số liên tục, phép tính vị, tích phân, phương trình vi phân cấp một và cấp hai với hệ số là hằng số, chuỗi số và chuỗi tích thừa.

15. Xác suất – Thống kê                                                                                   4 đvht

Nội dung học phần gồm những phần sau đây: Biến cố ngẫu nhiên, xác suất, biến ngẫu nhiên, hàm phân phối của biến ngẫu nhiên, các số đặc trưng, một số định lý về luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm, mẫu ngẫu nhiên, hàm phân phối mẫu, các số đặc trưng mẫu, ước lượng tham số, kiểm định giả thiết, hồi quy và tương quan.

16. Vật lý học đại cương                                                                                   4 đvht

Học phần bao gồm các kiến thức cơ bản được chọn lọc từ các phần cơ học, nhiệt phân tử, điện từ, quang học, vật lý nguyên tử và hạt nhân cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu giảng dạy sinh học, kỹ thuật nông nghiệp của sinh viên khối Sinh học trong thời gian học ở đại học và sau này ra công tác ở trường phổ thông. Ưu tiên giới thiệu những kiến thức thuộc vật lý đại cương được vận dụng để tạo ra các thiết bị đo đạc dùng trong phòng thí nghiệm sinh học và các kiến thức được ứng dụng để bảo vệ môi trường sống.

17. Hóa học đại cương và hóa học vô cơ                                                         4 đvht

Nội dung kiến thức bao gồm những khái niệm, nguyên lý và quy luật cơ bản của hóa học, để sinh viên có thể học các học phần sau như hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa sinh, sinh học phân tử, hóa môi trường; những kiến thức cơ bản nhất về tính chất lý – hóa học, phương pháp điều chế, ứng dụng của các đơn chất, hợp chất tạo ra từ các phi kim và kim loại điển hình trong bảng hệ thống tuần hoàn. Đồng thời giúp sinh viên làm quen với các dụng cụ, hóa chất, các thao tác, kỹ năng thực hành hóa học.

18. Hóa học hữu cơ                                                                                           3 đvht

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về cơ sở hóa học hữu cơ để họ có điều kiện học môn sinh hóa học và các môn học có liên quan thuộc các ngành sinh học, sinh học kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học, môi trường và thổ nhưỡng.

19. Sinh học phân tử                                                                                         2 đvht

Học phần Sinh học phân tử nghiên cứu cấu trúc và chức năng của các đại phân tử, chủ yếu là protein và axit nucleic, các cấu trúc và bào quan của tế bào ở mức độ phân tử; nghiên cứu sinh học phân tử một số quá trình sống như tổng hợp và phân giải các chất, phiên mã và dịch mã, hoạt động của phage, những vấn đề hiểu biết về ung thư v.v…, các quá trình cơ bản xảy ra ở mức phân tử liên quan đến protein và axit nucleic; đề cập đến một số phản ứng in vitro liên quan đến axit nucleic, làm cơ sở cho các kỹ thuật di truyền ứng dụng trong thực tế, các công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật v.v…

20. Sinh học tế bào                                                                                            3 đvht

Học phần này trình bày cấu tạo và chức năng từng phần trong cấu trúc tế bào sống, các quá trình sống cơ bản trong tế bào sống như: sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào; một số ứng dụng cơ bản của công nghệ tế bào hiện đại trong chọn giống.

21. Động vật học 1                                                                                             4 đvht

Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về các ngành, các lớp đại diện cho động vật không xương sống; sơ đồ cấu tạo của ngành, các đặc điểm về hình thái cấu tạo, sinh sản, phát triển, phân loại và vai trò của chúng đối với thiên nhiên và con người; các phương pháp giải phẫu các đối tượng dùng trong giảng dạy ở đại học và trung học.

22. Động vật học 2                                                                                             4 đvht

Học phần này bao gồm các kiến thức về cấu tạo hình thái giải phẫu, hoạt động sống, phân loại, sinh thái, nguồn gốc tiến hóa và ý nghĩa thực tiễn của các lớp trong ngành động vật có Dây sống (ĐVDS); giải phẫu so sánh các hệ cơ quan (bộ xương, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh dục…); giới thiệu khái quát về sự phân bố của động vật trên trái đất.

23. Thực vật học 1                                                                                             4 đvht

Nội dung bao gồm: Những đặc điểm cấu tạo điển hình của tế bào thực vật. Hình dạng, cấu tạo và chức năng của từng loại tế bào (các loại mô) trong cơ thể thực vật; những đặc trưng cơ bản về hình dạng bên ngoài, cấu tạo bên trong của các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá), cơ quan sinh sản (hoa, hạt và quả); Sự sinh sản và chu trình phát triển của các Ngành thực vật, từ Rêu đến thực vật có hoa; sự tiến hóa hình thái, cấu tạo giải phẫu từ thực vật chưa có hạt đến thực vật có hạt, từ thực vật chưa có hoa đến thực vật có hoa; kỹ năng làm các tiêu bản hiển vi kỹ năng quan sát, mô tả, phân biệt các loại mô trong cơ thể thực vật.

24. Thực vật học 2                                                                                             4 đvht

Học phần cung cấp các kiến thức chung về giới thực vật; những căn cứ để phần chia giới thực vật thành các bậc đơn vị khác nhau: loài, họ, lớp, ngành và nhóm ngành; cũng như các đặc điểm chứng minh quan hệ họ hàng và chiều hướng tiến hóa của các nhóm, ngành thực vật.

25. Hóa sinh học                                                                                                5 đvht

Học phần này bao gồm các kiến thức cơ bản, hiện đại về cấu tạo hóa học, về chức năng sinh học của các nhóm hợp chất cấu tạo tế bào, điều tiết các hoạt động sống (protein, axit nucleic, gluxit, lipit, vitamin, enzim, hormon), về cơ chế quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể sống.

26. Sinh lý học thực vật                                                                                    5 đvht

Học phần Sinh lý học thực vật bao gồm các kiến thức cơ bản, hiện đại có tính quy luật về các quá trình sinh lý diễn ra trong cở thể thực vật (trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng phát triển,…), mối quan hệ giữa các quá trình sống của cơ thể với môi trường, khả năng ứng dụng và điều khiển các quá trình sinh lý của cây trồng theo hướng có lợi nhất cho con người – thu hoạch tốt nhất về năng suất và chất lượng trồng trọt nhằm tăng chất lượng, hiệu quả trong trồng trọt.

27. Giải phẫu học người                                                                                   3 đvht

Nội dung của học phần Giải phẫu người là nghiên cứu cơ thể con người ở mức đại thể và theo phương pháp hệ thống (các bộ phận trong cơ thể được mô tả theo hệ thống các cơ quan cùng làm một chức năng nhất định). Trong cơ thể người có các hệ cơ quan: hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh và giác quan, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, hệ niệu tiết, hệ nội tiết, hệ sinh dục nam, hệ sinh dục nữ.

28. Sinh lý học người và động vật                                                                    5 đvht

Quy luật thực hiện các chức năng của các hệ cơ quan và cơ quan của động vật và người đó là hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, thân nhiệt, trao đổi chất và năng lượng, hệ nội tiết, hệ sinh sản, hệ thần kinh và phân tích quan.

29. Di truyền học                                                                                               5 đvht

Trang bị kiến thức cơ bản về di truyền học. Biết ứng dụng các kiến thức di truyền vào trong sản xuất, đời sống, tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt. Có kỹ năng làm một số phép lai, gây đột biến, làm các tiêu bản về nhiễm sắc thể, nguyên lý phân tích izozim, AND…

30. Vi sinh vật học                                                                                             4 đvht

Vi sinh học là khoa học nghiên cứu sự sống hiển vi bao gồm các nhóm VSV và các dạng sống vô bào (virút), bao gồm một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh về sự sống: hình thái, trao đổi chất, các quá trình biến dị và di truyền, miễn dịch…; một số thực hành, đặt một số thí nghiệm nghiên cứu về enzym, trao đổi chất, sử dụng các phương pháp nhuộm màu, sử dụng kính hiển vi… và một số kỹ năng liên hệ với thực tiễn sản xuất và đời sống.

31. Sinh thái học, Môi trường và Đa dạng sinh học                                      5 đvht

Học phần Sinh thái học và môi trường bao gồm hai phần:

Phần 1 gồm các kiến thức về môi trường sống và quan hệ giữa sinh vật với môi trường sống của chúng, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Phần 2 gồm các nội dung về tài nguyên thiên nhiên, tác động của con người đến môi trường, các nguyên nhân gây suy thoái môi trường, các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; giới thiệu về đa dạng sinh học nói chung và của Việt Nam nói riêng; ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đa dạng sinh học.

32. Tiến hóa                                                                                                       3 đvht

Nội dung chủ yếu là bằng chứng, nguyên nhân, cơ chế, phương thức, chiều hướng tiến hóa; trình bày tóm tắt lịch sử phát triển tư tưởng tiến hóa, tập trung vào học thuyết tiến hóa hiện đại; những nét chủ yếu về sự phát sinh sự sống trên trái đất, lịch sử phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, sự phát sinh loài người. phác họa bức tranh chung về sự phát triển liên tục của vật chất.

33. Thực tập nghiên cứu thiên nhiên                                                              2 đvht

Học phần thực tập nghiên cứu thiên nhiên nhằm củng cố các kiến thức về thực vật học, động vật học, sinh thái học và môi trường. Giúp sinh viên làm quen với quan sát thiên nhiên, hiểu biết các quy luật Sinh thái học, ham thích nghiên cứu, thu thập xử lý các mẫu vật để sử dụng cho giảng dạy. Mặt khác nội dung của học phần cũng giúp cho sinh viên phát trỉên các kỹ năng quan sát, điều tra khảo sát, các phuơng pháp làm việc ngoài thực địa, tình yêu với thiên nhiên.

34. Phương pháp dạy học bộ môn                                                                   4 đvht

Nội dung học phần bao gồm: mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học sinh học ở trường phổ thông trung học.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ GD-ĐT quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học, ngành Sinh học thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các tiểu mục 1 và mục 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức chuyên sâu (nếu có) thuộc ngành Sinh học có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên ngành hẹp của ngành Sinh học như: Thực vật học, Động vật học, Di truyền học, Sinh thái học, Vi sinh vật học, Sinh lý học… hoặc theo hướng liên chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ: có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:

- Bố trí các nội dung được lựa chọn, liên quan tới nhiều ngành đào tạo và xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ 2 khác với ngành Sinh học nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ 2 có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới sẽ được cấu trúc kiểu ngành chính (Major) – ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là sinh học. 

4.4. Chương trình biên soạn theo hướng giảm số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập, thực hành, thí nghiệm. Riêng học phần Phương pháp dạy học được thiết kế 10 đvht nhưng ở đây mới chỉ thiết kế cụ thể 4 đvht "Lý luận dạy học bộ môn Sinh học" còn 6 đvht do các trường tự xây dựng cụ thể.

Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác nhận phù hợp với khuôn khổ mà Bộ GD-ĐT quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sinh học thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM TIN HỌC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Tin học (Informatic Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT  gày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Sư phạm Tin học:

Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo việc tổ chức dạy học môn Tin học cho các lớp trung học phổ thông cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn tin học.

Có khả năng đảm nhiệm công việc khác ngoài môn Tin học trong kế hoạch dạy học ở trường trung học phổ thông: làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

1.2.2. Về kiến thức

Có khả năng sư phạm và hiểu biết tâm lý học sinh cũng như năng lực trình bày cô đọng các vấn đề khoa học.

Có khả năng làm việc có hiệu quả như thành viên của một nhóm nghiên cứu tin học và phát triển phần mềm.

Có trình độ toán rời rạc cao để hiểu và giải quyết được các mối liên quan có bản chất toán học thuộc các vấn đề phải giải quyết.

Tự quản lý việc tự học và tự nâng cao trình độ, bao gồm việc quản lý thời gian và năng lực tổ chức; giữ vững sự phát triển của cá nhân luôn theo sát sự phát triển kiến thức của công nghệ thông tin.

1.2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng thực hiện, phác thảo và nâng cao hệ thống phần mềm dựa trên cơ sở máy tính.

Có kỹ năng đánh giá hệ thống máy tính theo các thuộc tính chất lượng nói chung  và các khả năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tế.

Có kỹ năng sử dụng các nguyên tắc quản lý có hiệu lực các thông tin, tổ chức thông tin và năng lực thu hồi thông tin cho các loại thông tin khác nhau, kể cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và băng hình.

Có kỹ năng áp dụng các nguyên lý về sự giao tiếp người – máy để đánh giá và thiết kế một khối lượng lớn các sản phẩm dựa trên sử dụng giao diện chung, các trang Web và các hệ thống truyền thông.

Có kỹ năng phát triển công việc một cách hiệu quả thông qua sử dụng các công cụ để thiết kế và xây dựng các phần mềm cho máy tính để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Biết cách thao tác các công cụ máy tính và sử dụng hệ thống phần mềm một cách hiệu quả.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

65

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

 

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            51 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    51 đvht

1

Toán rời rạc

4

2

Tối ưu hóa quá trình ngẫu nhiên

3

3

Ngôn ngữ lập trình bậc cao

2

4

Phương pháp dạy học Tin học

4

5

Truyền và bảo mật thông tin

3

6

Lý thuyết tính toán

3

7

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

4

8

Kiến trúc máy tính

3

9

Nguyên lý hệ điều hành

2

10

Lập trình hướng đối tượng

4

11

Nhập môn cơ sở dữ liệu

3

12

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

3

13

Nhập môn công nghệ phần mềm

2

14

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

2

15

Nhập môn mạng

3

16

Nhập môn trí tuệ nhân tạo

3

17

Phân tích và thiết kế thuật toán

3

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung môn học bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Tâm lý học.

Nội dung môn học bao gồm: lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý

ngành giáo dục và đào tạo                                                                                2 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Toán rời rạc                                                                                                 4 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên hiểu và nắm vững khái niệm thuật toán và ngôn ngữ tựa Pascal.

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức cơ sở của ngành công nghệ thông tin như lý thuyết tập hợp, thuật toán, logic mệnh đề, đại số Boole, lý thuyết đồ thị.

15. Phương pháp tối ưu và quá trình ngẫu nhiên                                          3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong học Phần Xác suất thống kê.

Nội dung môn học bao gồm: hai khối kiến thức cơ bản của quá trình tối ưu hóa: quy luật dừng của quá trình ngẫu nhiên và phương pháp quy hoạch động trên quá trình ngẫu nhiên khi đã dừng. Ứng dụng giải quyết ba bài toàn: phục vụ xếp hàng, quản lý kho và quản trị thiết bị.

16. Ngôn ngữ lập trình bậc cao                                                                        2 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong học phần Tin học cơ sở.

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức nâng cao của Turbo Pascal: thủ tục và hàm, các cấu trúc dữ liệu phức tạp và đồ họa.

17. Phương pháp dạy học Tin học                                                                   4 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần Tâm lý học và Giáo dục học.

Nội dung môn học bao gồm: những cơ sở lý luận của phương pháp dạy học bộ môn như:

+ Các biện pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.

+ Tổ chức dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động.

+ Kiến thức về các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại.

+ Lựa chọn, sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học.

+ Thiết kế kế hoạch năm học, học kỳ và bài giảng (giáo án)…

18. Truyền và bảo mật thông tin                                                                     3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần Xác suất thống kê, Toán rời rạc và số học.

Nội dung môn học bao gồm: các phương pháp xây dựng độ đo thông tin, truyền thông tin trên kênh truyền số, sửa lỗi và mật mã.

19. Lý thuyết tính toán                                                                                     3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần Cơ sở Toán cho tin học, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Ngôn ngữ lập trình.

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức về ngôn ngữ hình thức, các ô-tô-mát, máy Turing và khả năng tính toán của máy tính trừu tượng.

20. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật                                                                    4 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần Tin học đại cương Ngôn ngữ lập trình (ví dụ C, C++, Free Pascal), Toán học rời rạc.

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức hiểu về cấu trúc dữ liệu và thuật toán, phương pháp giải một số bài toán thông dụng, khả năng cài đặt bằng chương trình các thuật toán trên một số ngôn ngữ lập trình cụ thể.

21. Kiến trúc máy tính                                                                                      3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần Ngôn ngữ lập trình Pascal cơ sở.

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức về hệ đếm, khái niệm về các mạch logic cấu thành các phần tử của hệ thống máy tính; các bộ phận chính của máy tính: CPU và các lệnh của ngôn ngữ máy; bộ nhớ chính và cơ chế quản lý bộ nhớ; các giao diện vào ra; hệ điều hành và vai trò của nó trong hệ thống máy tính.

22. Nguyên lý hệ điều hành                                                                              3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên được học trước các học phần Kiến trúc máy tính Cấu trúc dữ liệu & giải thuật, Ngôn ngữ lập trình Pascal và C.

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức cơ bản về hệ điều hành máy tính, giúp sinh viên hiểu được vai trò của hệ điều hành và nguyên lý hoạt động của nó; giúp sinh viên nắm bắt được nguyên lý và kỹ thuật thiết kế hệ điều hành và cách ứng dụng các cơ chế trong việc thiết kế các hệ điều hành hiện đại và các hệ điều hành thông dụng.

23. Lập trình hướng đối tượng                                                                        4 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã biết về Tin học đại cương và Ngôn ngữ PASCAL.

Nội dung môn học bao gồm: các cấu trúc dữ liệu và thiết kế giải thuật hướng đối tượng, minh họa cụ thể trên ngôn ngữ lập trình C và C++.

24. Nhập môn cơ sở dữ liệu                                                                              3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần Nhập môn tin học, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Nội dung môn học bao gồm: các nguyên lý và ứng dụng cơ sở dữ liệu; các kỹ thuật xây dựng thiết kế và tạo lập cơ sở dữ liệu; phương pháp cập nhật và khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu; chuẩn hóa lược đồ cơ sở dữ liệu và khả năng thực hiện trên máy tính.

25. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu                                                                            3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong học phần Nhập môn tin học, thực hiện ngay trước hoặc đồng thời với môn Nhập cơ sở dữ liệu.

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức về thành phần và các chức năng cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ; trong các nội dung nói trên, tập trung vào các khả năng khai báo dữ liệu, thao tác dữ liệu, truy vấn và quản trị giao dịch của ngôn ngữ cơ sở dữ liệu SQL.

26. Nhập môn Công nghệ phần mềm                                                              2 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học các học phần tin học cơ sở, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, biết lập trình bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao như Pascal, C và C++.

Nội dung môn học bao gồm: các quy trình xây dựng và đánh giá một phần mềm; vận dụng để xây dựng được những phần mềm cỡ nhỏ đáp ứng thực tế công việc và các đề án.

27. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin                                                   2 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên cần đã học môn Tin học cơ sở, môn Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật, môn Cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và biết lập trình bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao như C và C++.

Nội dung môn học bao gồm: các phương pháp phân tích, thiết kế và phát triển một hệ thống thông tin; vận dụng để xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống thông tin.

28. Nhập môn mạng máy tính                                                                          3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên phải sử dụng được các phần mêm Tin học văn phòng và có hiểu biết sơ bộ về cấu trúc máy tính.

Nội dung môn học bao gồm: những khái niệm, mô hình lý thuyết, công nghệ và nguyên lý kết nối cơ bản của mạng máy tính; phần thực hành giúp học viên làm quen với hoạt động của mạng, bước đầu học sử dụng một số phần mềm mạng cơ bản.

29. Nhập môn trí tuệ nhân tạo                                                                         3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình nâng cao, Toán rời rạc, Tin học sơ sở và một ngôn ngữ lập trình bậc cao (Pascal, C, C++ hoặc Java).

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức cơ bản về tìm kiếm trong không gian trạng thái; các thuật toán tìm kiếm theo kinh nghiệm, biểu diễn tri thức và lập luận.

30. Phân tích và thiết kế thuật toán                                                                3 đvht

Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã học xong các học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình nâng cao và Toán rời rạc.

Nội dung môn học bao gồm: các nguyên lý lập trình, công cụ và môi trường lập trình cũng như các nguyên lý và phương pháp đánh giá độ phức tạp thuật toán.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học, ngành Sư phạm tin học thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (single Major) diện rộng. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những kiến thức bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những nội dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về giáo dục Thể chất và giáo dục quốc phòng). Ngoài ra, các trường phải thiết kế tối thiểu 6 đvht nữa về phương pháp dạy học bộ môn sư phạm tin học.

4.2. Phần kiến thức tự chọn: trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp sẽ do các trường tự quyết định dựa trên cơ sở cấu trúc mới về chương trình đào tạo (chẳng hạn đào tạo theo tín chỉ…).

4.3. Phần kiến thức bổ trợ: có thể bao gồm 3 tới 4 chuyên đề (lý thuyết độ phức tạp, xử lý ảnh, nhận dạng, xử lý song song…), mỗi chuyên đề nên cấu trúc gọn nhẹ trong 3 đvht.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Sư phạm Tin học.

4.4.1. Về nội dung đào tạo: Nên lấy các kỹ năng lập trình và kỹ năng sử dụng và xây dựng phần mềm ứng dụng, Web và Internet... cũng như khả năng giao tiếp và sử dụng máy tính… làm tiêu chuẩn chính. Trong chương trình khung cũng có nhiều học phần lấy các tiêu chí này làm trọng tâm (các môn Ngôn ngữ lập trình bậc cao, Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, Phân tích và thiết kế giải thuật, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Nhập môn công nghệ phần mềm, Hệ điều hành và mạng máy tính…). Đây là các kiến thức tối cần thiết để truyền đạt tới các học sinh trung học phổ thông.

4.4.2. Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo: Nên thay đổi cơ sở cấu trúc mới về chương trình đào tạo (chẳng hạn đào tạo theo học chế tín chỉ…). Các trường phải có những điều kiện tối thiểu về phòng máy, các điều kiện truy cập Internet và các phần mềm cơ bản dạy lập trình (Turbo Pascal, C, C++).

4.4.3. Về đánh giá kết quả đào tạo: Nên tăng cường khả năng tự học của sinh viên thông qua tổ chức lớp học dạng Xêmina, tăng cường các bài tập lớn, các đề án và tổ chức thi sinh viên nghiên cứu khoa học. Phát huy khả năng sinh viên thông qua việc tạo điều kiện cho sinh viên tự làm ra sản phẩm phần mềm. Tiếp tục củng cố và phát huy phương pháp thi lấy điểm truyền thống cuối học kỳ bằng các hình thức thi mới trên máy tính (trắc nghiệm, thi trên máy, thi online…), trong đó nên lấy trọng số điểm quyết định bởi các sản phẩm có ứng dụng thực sự.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tin học để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

 

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Địa lý (Geography Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Địa lý có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các tri thức về địa lý cơ bản và phương pháp giảng dạy Địa lý ở trường Trung học phổ thông. Có khả năng giảng dạy các kiến thức địa lý cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

1.2.2. Về kiến thức

- Hiểu biết rõ ràng về bản chất đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học địa lý. Nắm vững những tri thức địa lý cơ bản có quan hệ tới các hiện tượng, các quá trình tự nhiên.

- Nắm vững kiến thức cơ bản về địa lý kinh tế - xã hội đại cương, địa lý kinh tế - xã hội của các vùng, các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam.

- Hiểu đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững.

- Hiểu rõ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học của Đảng và Nhà nước hiện nay.

- Nắm được lý luận dạy học cơ bản, tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại.

1.2.3. Về kỹ năng

- Có kỹ năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế - xã hội đề cập đến trong chương trình trung học phổ thông.

- Có khả năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào các quá trình dạy học địa lý ở các trường trung học phổ thông của nước ta, nâng cao chất lượng dạy học địa lý.

- Có khả năng nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực, địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập địa lý và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

- Có kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào việc dạy học địa lý ở các trường trung học phổ thông.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

70

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

9

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            51 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    51 đvht

1

Địa chất đại cương

3

2

Bản đồ học đại cương

3

3

Lý luận dạy học địa lý

4

4

Địa lý tự nhiên đại cương 1

4

5

Địa lý tự nhiên đại cương 2

4

6

Địa lý tự nhiên đại cương 3

4

7

Địa lý tự nhiên Việt Nam 1

5

8

Địa lý tự nhiên Việt Nam 2

4

9

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1

4

10

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 2

6

11

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1

3

12

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2

3

13

Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 3

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung môn học bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Nội dung môn học bao gồm: lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý

ngành giáo dục và đào tạo                                                                                2 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Địa chất đại cương                                                                                      3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: Đối tượng, nhiệm vụ, các phương pháp nghiên cứu địa chất học; cấu tạo và các tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất; đại cương về khoáng vật và đá; các quá trình địa chất (các quá trình địa chất nội lực và các quá trình địa chất ngoại lực); các thuyết địa kiến tạo.

15. Bản đồ học đại cương                                                                                 3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: kiến thức cơ bản về bản đồ địa lý: khái niệm, cơ sở toán học của bản đồ địa lý, ngôn ngữ bản đồ, tổng quát hóa bản đồ địa lý; những đặc trưng của bản đồ địa lý trong nhà trường, các phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa.

16. Phương pháp dạy học Địa lý                                                                      4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu bộ môn; môn Địa lý trong nhà trường phổ thông; hệ thống tri thức địa lý và quá trình nắm tri thức của học sinh; vận dụng các quan điểm và xu thế mới vào việc dạy học địa lý; quá trình dạy học, các phương pháp và kỹ thuật dạy học địa lý, các phương tiện và thiết bị dạy học địa lý, hình thức tổ chức dạy học địa lý ở trường phổ thông; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

17. Địa lý tự nhiên đại cương 1 (Trái Đất - Thạch quyển)                            4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về Trái Đất: cấu tạo, hình dạng, kích thước Trái Đất và những hệ quả của nó; vận động của Trái Đất và các hệ quả địa lý; những kiến thức cơ bản về Thạch quyển; địa hình bề mặt Trái Đất (địa hình lục địa, địa hình dưới đáy biển và đại dương).

18. Địa lý tự nhiên đại cương 2 (Khí quyển - Thủy quyển)                          4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về Khí quyển: khái niệm khí quyển; bức xạ mặt trời và chế độ nhiệt; nước trong khí quyển; khí áp và hoàn lưu khí quyển; thời tiết và khí hậu; những kiến thức cơ bản về Thủy quyền: Khái niệm thủy quyền; các dạng nước thiên nhiên; tuần hoàn nước; nước trên lục địa.

19. Địa lý tự nhiên đại cương 3 (Thổ nhưỡng – Sinh quyển – Lớp vỏ cảnh quan)        4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: khái niệm cơ bản về sự hình thành và phân bố thổ nhưỡng trên thế giới; sinh quyển và sự phân bố các đới sinh vật trên Trái Đất; loài người trên Trái Đất; lớp vỏ cảnh quan và các quy luật địa lý chung của Trái Đất; một số vấn đề về sử dụng hợp lý tự nhiên.

20. Địa lý tự nhiên Việt Nam 1 (Phần khái quát)                                           5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: khái quát về vị trí địa lý, lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam và sự hình thành khoáng sản; đặc điểm địa hình, các kiểu địa hình chủ yếu; khí hậu Việt Nam và sự phân hóa đa dạng của khí hậu; đặc điểm chung của sông ngòi và các hệ thống sông chính của Việt Nam; đặc điểm hải văn Biển Đông; đặc điểm chung của thổ nhưỡng và các loại đất chính; đặc điểm chung của giới sinh vật và các kiểu thảm thực vật chính ở nước ta; đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.

21. Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 (Phần khu vực)                                             4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: cơ sở lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam (các nguyên tắc và phương pháp phân vùng địa lý tự nhiên; các quy luật phân hóa địa lý tự nhiên Việt Nam; hệ thống phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam); các miền tự nhiên: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ).

22. Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1                                                             4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội; môi trường, tài nguyên và sự phát triển bền vững; những vấn đề cơ bản của địa lý dân cư và quần cư; một số khía cạnh của địa lý xã hội.

23. Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 2                                                             6 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những vấn đề cơ bản về địa lý kinh tế - xã hội và tổ chức lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế chủ yếu: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; cơ sở lý luận về tổ chức đời sống kinh tế - xã hội.

24. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1                                                             3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: vị trí địa lý; môi trường và tài nguyên thiên nhiên; những vấn đề địa lý dân cư (dân cư, lao động, dân tộc, sự phân bố dân cư và quần cư; chất lượng cuộc sống).

25. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2                                                             3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: cơ cấu kinh tế; đặc điểm phát triển và tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế Việt Nam: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch).

26. Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 3                                                             4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: sự phân hóa nền kinh tế - xã hội theo các vùng ở Việt Nam; các vùng địa lý kinh tế - xã hội: Trung du và miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; trong các vùng đều phân tích các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển và phân bố kinh tế; một số giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung Giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học, ngành Địa lý thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (single Major) diện rộng. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những kiến thức bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những nội dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức khối giáo dục đại cương có tổng thời lượng là 80 đvht, phần thiết kế chung là 51 đvht, như vậy còn 29 đvht các trường tự quy định. Riêng đối với ngành Địa lý, nên xếp vào đây các môn học về Toán, Vật lý, Sinh thái học, Văn hóa học, Xã hội học… và có thể phần Tin học nâng cao (do việc ứng dụng CNTT trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý đã có những bước tiến lớn và trở thành nhu cầu bắt buộc).

Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp có tổng thời lượng là 130 đvht, phần thiết kế chung là 71 đvht (kể cả 10 đvht thực tập, thực tế và 10 đvht khóa luận hoặc thi tốt nghiệp). Như vậy, còn 59 đvht các trường tự quy định.

Trong phần này còn có các học phần về Địa chất đại cương, Bản đồ chuyên đề, Bản đồ giáo khoa, Địa lý tự nhiên các lục địa, Địa lý kinh tế - xã hội thế giới…

Phương pháp dạy học bộ môn (phần cụ thể) cần được thiết kế tối thiểu là 6 đvht.

Các học phần thực địa (thực địa địa lý tự nhiên 1, thực địa địa lý tự nhiên 2, thực địa địa lý kinh tế - xã hội) với tổng thời lượng là 9 đvht và các chuyến tham quan học tập ngắn ngày là bắt buộc để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Nên xây dựng học phần về Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vùng, Nhập môn Hệ thống thông tin địa lý và Viễn thám. Lịch sử và phương pháp luận của Địa lý học.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ

Phần kiến thức bổ trợ nên được xây dựng thành những môđun riêng. Nên có các học phần về ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lý, các học phần về Phương pháp nghiên cứu (địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội)… Tổng thời lượng cho các kiến thức bổ trợ khoảng 10 đvht (có thể ít hơn).

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Địa lý

4.4.1 Về nội dung đào tạo:

- Trong khi thiết kế chương trình và thực hiện kế hoạch đào tạo, cần chú ý đến tính lôgic trong hệ thống các môn học, để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong lĩnh hội kiến thức mới của sinh viên. Chú ý những điều kiện tiên quyết của các môn học, học phần.

- Chú ý quan điểm tích hợp giữa đào tạo khoa học cơ bản và khoa học nghiệp vụ, đặc biệt coi trọng các vấn đề mới trong khoa học cơ bản và khoa học giáo dục.

- Có những thay đổi phù hợp về chương trình môn học gắn với sự thay đổi của thực tiễn có liên quan đến ngành học.

4.4.2. Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo:

- Các trường cần có các phòng thí nghiệm và các phòng thực hành bộ môn, có các phòng máy tính và cài đặt các phần mềm thích hợp, chuyên dụng cho Địa lý.

- Phương pháp nghiên cứu thực địa là bắt buộc.

4.4.3. Về đánh giá kết quả đào tạo:

- Việc đánh giá cần đa dạng về cách đánh giá, sao cho đánh giá tốt nhất sự chuyên cần, tính tích cực học tập và nghiên cứu của sinh viên, thành tích học tập và nghiên cứu của họ.

- Cần kết hợp cả thi viết (tự luận), thi vấn đáp, thi trắc nghiệm khách quan, thực hành, xêmina, bài tập nghiên cứu (project), niên luận và khóa luận tốt nghiệp.

- Coi trọng đánh giá sinh viên trong tham gia nghiên cứu khoa học.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Địa lý thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn (Philology Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Ngữ văn thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

1.2.2. Về kiến thức

Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Ngữ văn, về khoa học giáo dục. Có kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định để có thể tiếp tục học tập ở trình độ đào tạo cao hơn thuộc chuyên ngành: Văn học dân gian, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học văn, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Văn hóa học v.v.

1.2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học Ngữ văn; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy - học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Có kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sự nghiệp giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Sau khi tốt nghiệp ngành này sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn tại các trường trung học phổ thông, cao đẳng và đại học, hoặc có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm, các cơ quan đoàn thể xã hội khác có nhu cầu sử dụng (hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hóa, văn học, ngôn ngữ v.v.).

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

60

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

 

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            51 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    60 đvht

1.

Lôgích học đại cương

2

2.

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

3.

Thực hành văn bản tiếng Việt

2

4.

Nguyên lý lý luận văn học

3

5.

Tác phẩm văn học và thể loại văn học

3

6.

Văn học dân gian Việt Nam

3

7.

Văn học Việt Nam Trung đại I

4

8.

Văn học Việt Nam Trung đại II

4

9.

Văn học Việt Nam Hiện đại I

5

10.

Văn học Việt Nam Hiện đại II

5

11.

Văn học Trung Quốc

3

12.

Văn học Pháp

2

13.

Văn học Nga

2

14.

Dẫn luận ngôn ngữ học

2

15.

Từ vững - Ngữ nghĩa TV

3

16.

Ngữ pháp TV

4

17.

Văn bản Hán văn Trung Quốc

3

18.

Văn bản Hán – Nôm Việt Nam

3

19.

Lý luận dạy học Ngữ văn

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung môn học bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Nội dung môn học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý

ngành giáo dục và đào tạo                                                                                2 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Lôgic học đại cương                                                                                    2 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản của logic học hình thức, mối liên hệ hữu cơ giữa logic học và triết học; các phương pháp nghiên cứu đặc thù của logic học hình thức; các quy luật logic cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của logic học trong việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy logic chặt chẽ, trình bày vấn đề một cách khoa học; bản chất, đặc biệt và quan hệ của các khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh logic thường dùng, từ đó vận dụng các quy luật logic trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy nghĩ và trình bày vấn đề.

15. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                             3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức chung về văn hóa và văn hóa Việt Nam, về hệ thống các thành tố, những đặc trưng và quy luật phát triển của văn hóa Việt Nam, các vùng văn hóa Việt Nam; phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức văn hóa học vào phân tích ngôn ngữ và tác phẩm văn học.

16. Thực hành văn bản tiếng Việt                                                                   2 đvht

Nội dung môn học chủ yếu là những kỹ năng thực hành ngôn ngữ văn bản tiếng Việt: các yêu cầu về dùng từ, đặt câu, đoạn văn, kết cấu văn bản và kỹ năng sử dụng chữ viết tiếng Việt.

17. Nguyên lý lý luận văn học                                                                          3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức tổng quát, cơ bản về lý luận văn học (đặc trưng của văn học, quan hệ của văn học với thực hiện, chức năng và tính khuynh hướng của văn học, quá trình tiếp nhận văn học…); rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận văn học vào phân tích tác phẩm văn học cụ thể.

18. Tác phẩm văn học và thể loại  văn học                                                     3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức về tác phẩm văn học với các thành tố cơ bản như chủ đề, đề tài, nhân vật, tính cách, kết cấu, cốt truyện, giọng điệu, ngôn từ, thi pháp v.v…; những kiến thức lý luận về ba phương thức biểu đạt chính của văn học (tự sự, trữ tình, kịch), nguồn gốc, quá trình hình thành của các thể loại văn học qua các thời kỳ lịch sử; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận văn học vào phân tích tác phẩm văn học cụ thể.

19. Văn học dân gian Việt Nam                                                                       3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức khái quát về văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa, những đặc trưng và giá trị cơ bản của văn học dân gian; các thể loại chủ yếu, các vùng và các thời kỳ phát triển của văn học dân gian Việt Nam; rèn kỹ năng tiếp cận và phân tích các tác phẩm văn học dân gian.

20. Văn học trung đại Việt Nam I                                                                   4 đvht

 (Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức khái quát về sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam: các bộ phận văn học, các giai đoạn phát triển, những thể loại chính, những nội dung chính, những tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo; các hiện tượng văn học, sự kiện văn học, các tác giả tiêu biểu của văn học Lý - Trần, văn học thế kỷ XV,  văn học thế kỷ XVI và thế kỷ XVII; rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.

21. Văn học trung đại Việt Nam II                                                                  4 đvht        

 (Từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX: trào lưu chủ nghĩa nhân đạo, những thành tựu lớn ở cả sáng tác chữ Hán và Nôm, thành tựu nghệ thuật rực rỡ ở thể loại văn học dân tộc viết bằng ngôn ngữ dân tộc, các tác giả tiêu biểu; tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.

22. Văn học hiện đại Việt Nam I                                                                      5 đvht

 (Từ đầu thế kỷ XX đến 1945)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945: Những đặc điểm và quy luật của tiến trình văn học, những xu hướng và hiện tượng văn học chủ yếu, những thể loại chính, những thành tựu và hạn chế, những tác gia tiêu biểu; những tri thức về sự phát triển của tiếng Việt và sự đóng góp to lớn của chữ quốc ngữ đối với nền văn học hiện đại Việt Nam; rèn luyện các kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam.

23. Văn học hiện đại Việt Nam II                                                                    5 đvht

 (Từ 1945 đến cuối thế kỷ XX)

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam từ 1945 đến cuối thế kỷ XX: Những đặc điểm và quy luật của tiến trình văn học, những thể loại chính, những thành tựu và hạn chế, những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 và văn học thời kỳ đổi mới; tiếp tục rèn luyện kỹ năng tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam.

24. Văn học Trung Quốc                                                                                  3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tiến trình văn học Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại trên các phương tiện đặc trưng thể loại, các mô típ nhân vật, những tác gia tiêu biểu, những ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với văn học Việt Nam; rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu văn học Trung Quốc.

25. Văn học Pháp                                                                                              2 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tiến trình văn học Pháp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, trên các phương diện trào lưu, thể loại, tập trung vào sáng tác của những tác gia tiêu biểu, những ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học Việt Nam; rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu văn học Pháp.

26. Văn học Nga                                                                                                2 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản đặc điểm, tiến trình văn học Nga từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX trên các phương diện hệ vấn đề, các môtíp nhận vật, những khuynh hướng phong cách thể loại của những tác gia tiêu biểu, những ảnh hưởng qua lại của văn học Nga đối với văn học Việt Nam; rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu văn học Nga.

27. Dẫn luận Ngôn ngữ học                                                                              2 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về chất, chức năng, bản thể của ngôn ngữ, nguồn gốc của ngôn ngữ, mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy, về hệ thống và các cấp độ, đơn vị của ngôn ngữ; những tri thức căn bản, mở đầu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa của ngôn ngữ và trong một chừng mực nhất định, một số vấn đề về ngữ dựng; những thao tác làm việc cần thiết để sinh viên nhận thức được rõ hơn, thực hành tốt hơn về những vấn đề nói trên.

28. Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt                                                                3  đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức đại cương về từ vựng học: đơn vị từ vựng, hệ thống từ vừng, quan hệ từ vựng…, các thao tác làm việc trong lĩnh vực từ vựng, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp hệ thống, phân loại…, rèn luyện kỹ năng sử dụng từ và phân tích giá trị của từ ngữ trong sử dụng.

29. Ngữ pháp tiếng Việt                                                                                    4 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức ngữ pháp đại cương như: đơn vị ngữ pháp (NP), ý nghĩa NP, hình thức NP, quan hệ NP, phạm trù NP,… các trường phái và khuynh hướng chủ yếu trong ngữ pháp học để có thể lựa chọn và vận dụng vào tiếng Việt; rèn luyện kỹ năng phân tích và tạo câu.

30. Văn bản Hán văn Trung Quốc                                                                  3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ sở về Hán văn, bao gồm những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự biểu ý của người Hán, các quy tắc cú pháp, các hư từ quan trọng và vốn chữ Hán thường dùng; khái niệm chung, những tri thức thông thường về thể loại Hán văn và những tri thức văn hóa có liên quan để có thể lý giải được một số văn bản Hán văn Trung Quốc và Việt Nam.

31. Văn bản Hám Nôm Việt Nam                                                                    3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về một nền văn tự cổ của Việt Nam đã từng được sử dụng để ghi chép về văn hóa và văn chương Việt Nam trong lịch sử: điều kiện ra đời và quá trình phát triển của chữ Nôm, đặc điểm loại hình văn tự khối vuông biểu ý, tính chất ghi âm đặc biệt của chữ Nôm, cấu trúc của chữ Nôm và cách đọc; phân biệt các cách đọc âm khác nhau trong chữ Nôm (Tiền Hán Việt, Hán Việt, Hán Việt Việt hóa, đọc chỉnh âm), kỹ năng phân tích các kiểu mô thức cấu trúc của chữ Nôm (chữ đơn hay vay mượn, chữ ghép hay sáng tạo, các tiểu loại chữ Nôm…).

32. Lý luận dạy học Ngữ văn                                                                           4 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức cơ bản và kỹ năng về phương pháp dạy học Ngữ văn: phương pháp dạy học Văn, phương pháp dạy học tiếng Việt, phương pháp dạy học làm văn trong nhà trường phổ thông, phương pháp thiết kế bài giảng và tổ chức các hoạt động dạy học.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Ngữ văn thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những kiến thức bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (chưa kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: khi thiết kế chương trình nên để khoảng 10 đvht. Tuy nhiên, khi thiết kế thì nên làm nhiều hơn 10 đvht để sinh viên lựa chọn 10 đvht để học. Tùy theo điều kiện từng trường (đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, trình độ sinh viên v.v.) để có hình thức tự chọn cho thích hợp (ví dụ, có thể gợi ý để sinh viên tự chọn các môn học…). Tuy nhiên, không nên chia quá nhỏ các nhóm sinh viên trong việc lựa chọn môn học.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ có thể được thiết kế dưới dạng lựa chọn các học phần liên quan tới ngành Ngữ văn và các ngành đào tạo khác (ví dụ như: Xã hội học đại cương (2 đvht), Lịch sử tư tưởng Việt Nam (3 đvht); Thống kê Xã hội học (3 đvht), Lịch sử văn minh thế giới (3 đvht), Phương pháp điền dã (2 đvht), v.v.) xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp hoặc thuận lợi cho việc học để lấy văn bằng thứ hai.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Ngữ văn

4.4.1 Về nội dung đào tạo:

Cung cấp kiến thức cốt lõi, tạo nền tảng cho sinh viên, mở rộng quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tự đào tạo nhằm đáp ứng việc dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.

Phần kiến thức ngành (Văn học, Ngôn ngữ học, phương pháp dạy - học) thuộc ngành sư phạm Ngữ văn có thể được thiết kế theo hướng nghiên cứu những trường hợp điển hình (học điểm – keystudy), đi sâu bằng hệ thống chuyên đề (không học dàn trải). Khối lượng các kiến thức liên quan đến Văn học, Ngôn ngữ học và Phương pháp dạy - học có thể được thiết kế tăng về thời lượng, nhưng cố gắng không quá nhiều đvht cho một học phần.

Khi thiết kế nội dung các học phần (chuyên đề) thuộc khối kiến thức ngành và chuyên ngành cần chú ý đến những kiến thức phục vụ trực tiếp và thiết thực cho việc đào tạo và giáo dục Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.

Ngoại trừ những kiến thức bắt buộc đã được thiết kế trong chương trình, các cơ sở đào tạo sẽ tự thiết kế các học phần còn lại.

Về kiến thức giáo dục đại cương, nên dành thêm cho ngoại ngữ khoảng 10 đvht (cộng tất cả số đvht dành cho ngoại ngữ sẽ là 20, các trường có thể có quy định chung), còn lại có thể thiết kế cho các học phần khác ví dụ như: Thống kê xã hội học, Môi trường và phát triển, Dân tộc học, v.v.

Về số đvht của kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, các trường phải thiết kế thêm tối thiểu 6 đvht nữa cho Lý luận dạy học và phương pháp dạy học Ngữ văn; số còn lại, nên phân bổ theo hướng sau:

- Tăng thời lượng cho những học phần đã có trong chương trình, hoặc bổ sung những học phần mới nếu thấy cần thiết.

- Bổ sung các nội dung tự chọn.

- Bổ sung các kiến thức chuyên ngành (hệ thống chuyên đề).

4.4.2. Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo:

Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Chương trình định hướng khắc phục lối truyền thụ một chiều, chuyển mạnh sang dạy học phát huy tính tích cực của sinh viên, đổi mới các phương pháp dạy và học ở đại học, tăng cường các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Muốn vậy, sinh viên phải có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo cho các môn học; cần có những phòng học hiện đại để sinh viên làm việc theo nhóm, được tiếp cận với các thiết bị dạy học mới (nghe nhìn, hệ thống băng hình dạy học theo nhóm, các thiết bị công nghệ thông tin…).

Nội dung đào tạo không chỉ giới hạn ở giáo trình, tài liệu, việc dạy học không chỉ diễn ra trong phòng học mà phải gắn quá trình đào tạo với thực tiễn cuộc sống thông qua các hình thức đi thực tế, thực tập, v.v.

Tổ chức đào tạo cần linh hoạt và hướng tới đào tạo theo học chế tín chỉ.

Để thuận lợi cho việc dạy khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm, khi thiết kế kế hoạch dạy học, trong những năm đầu nên dạy - học khối kiến thức cơ bản, vào những học kỳ cuối dạy - học khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm gắn với thực tập sư phạm.

4.4.3. Về đánh giá kết quả đào tạo:

Dựa vào lý luận dạy học hiện đại kết hợp với đặc trưng môn học, việc kiểm tra đánh giá cần được đa dạng hóa, linh hoạt: tự luận, viết thu hoạch, làm bài tập, viết tiểu luận, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm v.v. Các trường, tùy theo điều kiện của mình, tự lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp.

Các tiêu chí đánh giá phải cụ thể, rõ ràng, chi tiết, đặc biệt đối với các câu hỏi tự luận.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Ngữ văn thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long


 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM LỊCH SỬ

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử (HistoryTeacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân về khoa học Lịch sử có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức sâu rộng và vững chắc về khoa học Lịch sử; có khả năng giảng dạy các kiến thức Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

1.2.2. Về kiến thức

Có kiến thức toàn diện, hệ thống và sâu rộng về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại để làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường trung học phổ thông.

1.2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng sư phạm cao để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục dạy học môn lịch sử ở trường Trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục. Có kỹ năng đổi mới, tự bổ túc, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

65

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

2

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            51 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    52 đvht

1

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

2

Lịch sử văn minh thế giới

3

3

Nhân học đại cương

3

4

Nhập môn sử học

2

5

Lịch sử sử học

2

6

Cơ sở Khảo cổ học

3

7

Xã hội học đại cương

2

8

Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại

5

9

Lịch sử Việt Nam cận đại

5

10

Lịch sử Việt Nam hiện đại

5

11

Lịch sử thế giới cổ - trung đại

5

12

Lịch sử thế giới cận đại

5

13

Lịch sử thế giới hiện đại

5

14

Lý luận dạy học môn Lịch sử

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung môn học bao gồm kiến thức: cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục, các khái niệm, phạm trù, nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục nói chung và của lý luận dạy học nói riêng; vận dụng những kiến thức trên vào việc dạy học và tổ chức giáo dục ở trường phổ thông.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo           

                                                                                                                            2 đvht

Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                             3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam, hệ thống các thành tố văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của chúng; về cơ sở văn hóa Việt Nam; về tiến trình văn hóa Việt Nam và một số nền văn hóa tiêu biểu.

15. Lịch sử văn minh thế giới                                                                           3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản và hệ thống về sự phát triển văn minh nhân loại (qua những nền văn minh tiêu biểu ở phương Đông như nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa, và ở phương Tây như nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại); về bước chuyển sang nền văn minh công nghiệp và văn minh thông tin; những nguyên tắc và mối tương quan giữa hội nhập văn minh thế giới và giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…

16. Nhân học đại cương                                                                                    3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về Dân tộc học: Lịch sử phát triển của Dân tộc học thế giới, các trường phái trong Dân tộc học và lịch sử phát triển của Dân tộc học Việt Nam; về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam; đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, sự phân bố và các đặc trưng văn hóa tộc người Việt Nam, những nét lớn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, vị trí của vấn đề dân tộc trong tiến trình lịch sử dân tộc và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; những nguyên tắc cơ bản của phương pháp và thao tác trong nghiên cứu Dân tộc học, vận dụng vào việc tiếp cận các vấn đề văn hóa và văn hóa tộc người.

17. Nhập môn sử học                                                                                        2 đvht

Nội dung môn học bao gồm: đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử, khái niệm lịch sử cơ bản và khái lược lịch sử sử học thế giới và Việt Nam.

18. Lịch sử sử học                                                                                              2 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản về bộ môn Lịch sử sử học (là một môn khoa học, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp học tập môn Lịch sử sử học); về sự hình thành nhận thức lịch sử, sự ra đời của sử học thời cổ đại, cận đại và nền sử học sau Cách mạng tháng Mười Nga; tiến trình Lịch sử sử học Việt Nam bao gồm: hoạt động của nền sử học phong kiến Việt Nam, các khuynh hướng của sử học Việt Nam thời cận đại, các thành tựu và hạn chế của sử học Việt Nam hiện đại.

19. Cơ sở Khảo cổ học                                                                                      3 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những tri thức cơ bản về Khảo cổ học bao gồm: khái niệm về Khảo cổ học, đối tượng nghiên cứu của Khảo cổ học; lịch sử Khảo cổ học; lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học; các thời đại Khảo cổ học thế giới và Việt Nam.

20. Xã hội học đại cương                                                                                  2 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những khái niệm và kiến thức cơ bản về xã hội, bao gồm: quá trình hình thành và phát triển cũng như đối tượng nghiên cứu xã hội học; cơ cấu Xã hội học; một số lĩnh vữc nghiên cứu của Xã hội học, cá nhân và xã hội – quá trình xã hội hóa và một số trường phái xã hội học; những thiết chế và tổ chức xã hội cơ bản; các phương pháp định tính, định lượng trong nghiên cứu xã hội học.

21. Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại                                                                5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam từ khởi thủy đến nửa đầu thế kỷ XIX, tập trung và các vấn đề: thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam (dấu vết và các giai đoạn phát triển); thời kỳ Bắc thuộc và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm bảo vệ, phát huy nền văn hóa dân tộc, giành quyền tự chủ; Việt Nam trong các thế kỷ X – XV; Việt Nam từ đầu thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII; Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX.

22. Lịch sử Việt Nam cận đại                                                                           5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc từ giữa thế kỷ XIX (khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám 1945), cụ thể gồm: Việt Nam trước cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1858 – 1884); tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX; hoàn cảnh, điều kiện mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX; các khuynh hướng và  đảng phái chính trị ở Việt Nam trước năm 1945; phong trào cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện đến Cách mạng tháng Tám thắng lợi.

23. Lịch sử Việt Nam hiện đại                                                                          5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những kiến thức cơ bản, hệ thống về lịch sử Việt Nam từ 1945 đến ngày nay qua các giai đoạn 1945 – 1954; 1954 – 1975; 1975 đến nay, bao gồm: Việt Nam trong những năm 1945 – 1954 (năm đầu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và kháng chiến chống Pháp); công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954 – 1975); xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1975 đến nay.

24. Lịch sử thế giới cổ - trung đại                                                                    5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: hệ thống những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cổ - trung đại, trong đó tập trung vào những vấn đề chính của lịch sử xã hội nguyên thủy với những đặc trưng cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần; sự hình thành, phát triển của xã hội cổ đại thông qua hai mô hình chủ yếu (xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại Hy Lạp – Rôma); quá trình hình thành, phát triển và suy tàn của xã hội phong kiến; những nét chính về lịch sử một số quốc gia phong kiến ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.

25. Lịch sử thế giới cận đại                                                                              5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: hệ thống những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại, tập trung vào những vấn đề chính như: lịch sử ra đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, quá trình chủ nghĩa thực dân xâm chiếm thuộc địa, phong trào đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc của các nước Á – Phi – Mĩ Latinh thời cận đại.

26. Lịch sử thế giới hiện đại                                                                             5 đvht

Nội dung môn học bao gồm: những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại, từ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga 1917 đến nay trải qua hai thời kỳ phát triển chính (1917 – 1945 và 1945 – 2005). Thời kỳ thứ nhất (1917 – 1945), bao gồm quá trình thắng lợi của Cách mạng XHCN tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 – 1941); sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới; phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á – Phí – Mĩ Latinh; Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Thời kỳ thứ hai (1945 – 2005) khái quát những nội dung cơ bản về quan hệ quốc tế; quá trình phát triển của Liên Xô, các nước Đông Âu, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; phòng trào giải phóng dân tộc; những vấn đề về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

27. Lý luận dạy học môn Lịch sử                                                                     4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: giới thiệu những hiểu biết cơ bản về phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học: đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu; sơ lược quá trình phát triển của bộ môn phương pháp dạy học lịch sử; giới thiệu về bộ môn lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam (khái quát chung về bộ môn lịch sử ở trường phổ thông; cấu tạo chương trình, nội dung cơ bản của bộ môn lịch sử hiện nay ở trường phổ thông; nhiệm vụ cơ bản của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông); về quá trình hình thành tri thức lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: sự kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút quy luật bài học lịch sử; chức năng, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học ngành Lịch sử thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra ở mục 3 là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: khi thiết kế chương trình nên để khoảng 10 đvht cho phần kiến thức này. Tuy nhiên, khi thiết kế thì nên làm gấp đôi (20 đvht) để sinh viên lựa chọn 10 đvht khi học. Tùy theo điều kiện từng trường (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chất lượng sinh viên,…) để có hình thức tự chọn cho thích hợp (Ví dụ : Thầy gợi ý cho sinh viên để họ chọn môn học tự chọn, nhiều sinh viên chọn chuyên đề ấy). Tuy nhiên, không chia quá nhỏ các nhóm sinh viên trong lựa chọn môn học.

Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp đưa ra phải sát với ngành và chuyên ngành học.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ được trường thiết kế dưới dạng lựa chọn các học phần liên quan tới ngành Lịch sử (Ví dụ như Kinh tế học đại cương (3 đvht), Xã hội học đại cương (2 đvht), Lịch sử tư tưởng Việt Nam (3 đvht), Sử liệu học đại cương (2 đvht), phương pháp giảng dạy (Ví dụ như Bản đồ giáo khoa (2 đvht)) và nhiều ngành đào tạo khác xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp, hoặc thuận lợi cho việc học để đạt văn bằng hai. Lượng kiến thức bao nhiêu môn, bao nhiêu đơn vị học trình do các trường xác định.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Lịch sử

4.4.1 Về nội dung đào tạo:

Cung cấp kiến thức cốt lõi, tạo nền tảng cho sinh viên, mở rộng quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tự đào tạo nhằm thực hiện phương châm “biết mười dạy một”, để đáp ứng việc dạy - học lịch sử ở trường phổ thông.

Phần kiến thức ngành (Lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, phương pháp dạy - học) thuộc ngành sư phạm lịch sử có thể được thiết kế theo hướng nghiên cứu những trường hợp điển hình (học điểm – keystudy), đi sâu bằng hệ thống chuyên đề (chứ không dàn trải, học lại thông sử), theo tỷ lệ thời gian dành cho các phần (Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới và Phương pháp giảng dạy), khối lượng kiến thức lịch sử thế giới lớn hơn, nên có thể thiết kế tăng hơn một chút về thời lượng, nhưng không quá 5 đvht.

Mỗi học phần chuyên ngành, chuyên sâu hạn chế tối đa là 4 đvht, nhưng chủ yếu là 3 và 2 đvht (chuyên đề chỉ 2 đvht).

Khi thiết kế các học phần (chuyên đề) thuộc kiến thức ngành và chuyên ngành cần tính đến những kiến thức ấy phục vụ trực tiếp và thiết thực cho việc đào tạo và giáo dục lịch sử ở phổ thông.

Ngoại trừ những kiến thức bắt buộc đã được thiết kế trong chương trình, các cơ sở đào tạo sẽ tự thiết kế những học phần còn lại (về kiến thức giáo dục đại cương còn tối thiểu 29 đvht, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp còn 58 đvht).

Về 29 đvht thuộc kiến thức giáo dục đại cương, nên dành thêm cho ngoại ngữ 10 đvht (cộng tất cả số đvht dành cho ngoại ngữ sẽ là 20, các trường có thể quy định chung cho các khoa…), còn lại 19 đvht có thể thiết kế cho những môn theo gợi ý sau: Thống kê xã hội học; Môi trường và phát triển, giáo dục môi trường qua môn lịch sử; Tôn giáo học đại cương; Lịch pháp học; Nhà nước và pháp luật đại cương; Hán Nôm,…

Về 58 đvht của kiến thức giáo dục chuyên nghiệp còn lại, nên phân bổ như sau:

- Kiến thức tự chọn (cả đại cương và chuyên ngành): 10 đvht

- Kiến thức phương pháp dạy - học bộ môn tối thiểu: 6 đvht

- Kiến thức chuyên ngành (các chuyên đề Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử địa phương) và bổ trợ: 41 đvht

- Bài tập chuyên môn: 1 đvht

Hệ thống các chuyên đề lịch sử Việt Nam và thế giới cần thiết từ lịch sử cổ - trung đại đến lịch sử hiện đại.

Bài tập chuyên môn và các đợt đi thực tế chuyên môn là những học phần nằm trong chương trình đào tạo, khi đánh giá kết quả đều có điểm riêng như các học phần khác.

4.4.2. Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo:

Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Chương trình được biên soạn theo hướng khắc phục lối truyền thụ một chiều còn khá phổ biến hiện nay, chuyển mạnh sang việc dạy học phát huy tính tích cực của sinh viên, đổi mới các phương pháp dạy và học ở đại học, tăng cường các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. Muốn vậy, trong học tập, sinh viên tối thiểu phải có đủ tài liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo cho các môn học; cần có những phòng học đổi mới để sinh viên làm việc theo nhóm, tiếp cận với các thiết bị công nghệ thông tin (nghe nhìn, bảng, hệ thống băng hình theo môn học…).

Nội dung đào tạo không chỉ giới hạn ở giáo trình, tài liệu, việc dạy học không chỉ diễn ra ở trong phòng học mà phải gắn quá trình đào tạo với thực tiễn cuộc sống thông qua các hình thức học tập tại thực địa, đi thực tế, thực tập. Tổ chức đào tạo cần linh hoạt và hướng tới đào tạo theo tín chỉ.

Để thuận lợi cho việc dạy khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm, khi thiết kế kế hoạch học tập, trong 3 năm đầu nên học khối kiến thức cơ bản, năm cuối cùng sinh viên học khối nghiệp vụ, đi thực tập sư phạm, nếu như có sự thống nhất chung về kế hoạch đào tạo của Trường.

4.4.3. Về đánh giá kết quả đào tạo:

Dựa vào lý luận dạy học hiện đại kết hợp với đặc trưng bộ môn, việc kiểm tra, đánh giá cần đa dạng, linh hoạt. Bên cạnh tổ chức kiểm tra, thi có thể kết hợp cho sinh viên viết thu hoạch, làm bài tập viết tiểu luận. Đề thi, kiểm tra có thể kết hợp câu hỏi trắc nghiệm với tự luận, song tỉ lệ tự luận phải nhiều hơn. Đề kiểm tra, thi bằng câu hỏi tự luận tối thiểu phải 60 phút trở lên.

Hình thức thi vấn đáp rất có ưu thế trong việc rèn luyện khả năng trình bày, diễn đạt của sinh viên. Vì vậy nên tăng cường hình thức này (nếu có điều kiện), kết hợp với các hình thức kiểm tra, thi viết…

Các tiêu chí đánh giá (đáp án, thang điểm) phải cụ thể, rõ ràng, chi tiết, đặc biệt đối với những câu hỏi tự luận.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Lịch sử thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (Industrial Technique Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo giáo viên trình độ cử nhân khoa học có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của giáo dục trung học phổ thông; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu và trình độ để có thể tiếp tục học tập ở trình độ đào tạo cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

1.2.2. Về kiến thức

Hiểu được những kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức Kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành và vận dụng được trong dạy học phần Kỹ thuật công nghiệp (môn Công nghệ) phổ thông.

Hiểu được những kiến thức về khoa học giáo dục, đặc biệt là lý luận, phương pháp, phương tiện dạy học tiên tiến và vận dụng được vào quá trình dạy học bộ môn.

Hiểu rõ vị trí, nhiệm vụ của người giáo viên dạy môn Công nghệ ở trường phổ thông trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục (nhất là các nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật và hướng nghiệp, bảo vệ môi trường v.v…).

1.2.3. Về kỹ năng

Thực hiện thành thạo các kỹ năng thực hành cơ bản thuộc chương trình đào tạo để giảng dạy thực hành kỹ thuật cho học sinh phổ thông.

Có năng lực sư phạm để tổ chức hiệu quả quá trình dạy học môn công nghệ, phần kỹ thuật công nghiệp ở phổ thông.

Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của giáo dục phổ thông.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

70

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

02

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            51 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    55 đvht

14

Hình học họa hình

3

15

Vẽ kỹ thuật

5

16

Cơ kỹ thuật 1

3

17

Cơ kỹ thuật 2

3

18

Cơ khí đại cương

5

19

Động cơ đốt trong

5

20

Ứng dụng động cơ đốt trong

3

21

Kỹ thuật điện I

3

22

Kỹ thuật điện II

3

23

Thiết bị điện dân dụng

3

24

Kỹ thuật tương tự

4

25

Kỹ thuật số

4

26

Thiết bị điện tử dân dụng

3

27

Tin học ứng dụng

4

28

Lý luận dạy học Công nghệ

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Tâm lý học.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo           

                                                                                                                            2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Hình học họa hình                                                                                       3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong học phần Toán cao cấp

Học phần này bao gồm những kiến thức cơ sở để học môn Vẽ kỹ thuật: phép chiếu, phương pháp hai hình chiếu thẳng góc của điểm, đường thẳng, mặt phẳng; các phép biến đổi hình chiếu; đường và mặt; khai triển một mặt.

Đó là những kiến thức cơ bản về biểu diễn các vật thể trong không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều và giải các bài toán không gian trên mặt phẳng biểu diễn.

15. Vẽ kỹ thuật                                                                                                  5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp và Hình học họa hình.

Học phần này bao gồm những kiến thức cơ bản để vừa học các môn chuyên ngành vừa giảng dạy phần Vẽ kỹ thuật ở phổ thông: Vẽ kỹ thuật đại cương (Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ, vẽ hình học, biểu diễn vật thể, hình chiếu trục đo,…); vẽ kỹ thuật cơ khí (vẽ quy ước các mối ghép, vẽ quy ước bánh răng và lò xo, dung sai và nhám bề mặt, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ,…); vẽ xây dựng (hình chiếu phối cảnh, bản vẽ nhà); vẽ trên máy tính.

16. Cơ kỹ thuật 1                                                                                               3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật.

Giới thiệu một số kiến thức cơ bản của cơ học (các khái niệm cơ bản, động học điểm, chuyển động của vật rắn, tổng hợp chuyển động, động học cơ cấu) và ứng dụng những kiến thức đó vào việc tìm hiểu nguyên lý làm việc của các cơ cấu và kết cấu thường gặp trong kỹ thuật và trong thực tế.

17. Cơ kỹ thuật 2                                                                                               3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật và Cơ kỹ thuật 1.

Giới thiệu về tác dụng của lực lên vật rắn thực:

- Phần thứ nhất: Tĩnh động lực hình học (các khái niệm cơ bản, các định luật cơ bản của động lực học, tính chất cơ bản của hệ lực tác dụng lên vật rắn tự do, động lực học cơ hệ, phương pháp tĩnh - động lực hình học).

- Phần thứ hai: Cơ học vật rắn (các khái niệm cơ bản, kéo – nén đúng tâm, cắt và dập, thanh tròn chịu xoắn thuần tuý, uốn thuần tuý của thanh thẳng, thanh chịu lực phức tạp, ổn định của thanh).

Cơ kỹ thuật cũng là nội dung cơ sở của cơ khí và cũng là cơ sở để sinh viên sau này giảng dạy môn Công nghệ ở phổ thông.

18. Cơ khí đại cương

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật và Cơ kỹ thuật.

Học phần giới thiệu một cách đại cương về các nội dung: vật liệu cơ khí và gia công nhiệt vật liệu: khái niệm, đặc điểm của một số kim loại và hợp kim thông dụng; một số phương pháp nhiệt luyện; các phương pháp gia công không tạo phoi: đúc, gia công áp lực, hàn và cắt kim loại; gia công kim loại bằng cắt gọt; thực hành phương pháp gia công kim loại thuộc kỹ thuật nguội.

19. Động cơ đốt trong                                                                                       5 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Nhiệt kỹ thuật và Cơ khí đại cương.

Học phần giới thiệu một cách đại cương về các nội dung: khái niệm chung về động cơ đốt trong; cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong; cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ đốt trong; sử dụng động cơ đốt trong và vấn đề giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường; thực hành tìm hiểu cấu tạo và phương pháp tháo, lắp động cơ đốt trong.

20. Ứng dụng động cơ đốt trong                                                                      3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Nhiệt kỹ thuật, Cơ khí đại cương và động cơ đốt trong.

Học phần giới thiệu một cách đại cương về các nội dung: vai trò của động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống, nguyên tắc sử dụng động cơ đốt trong; việc sử dụng động cơ đốt trong và hệ thống truyền lực từ động cơ đến máy công tác trên các thiết bị động lực thông dụng như: ôtô, xe máy, tàu thuyền, máy phát điện, máy nông nghiệp v.v…

21. Kỹ thuật điện 1                                                                                            3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật và Cơ khí đại cương.

Học phần bao gồm: dòng điện xoay chiều và phương pháp tính toán mạch điện cơ bản: cấu trúc của mạch điện, các đại lượng và các thông số đặc trưng của mạch điện, mạch điện và các phương pháp giải mạch điện một pha và ba pha, các định luật điện từ dùng trong máy điện; máy điện: cấu tạo nguyên lý làm việc, và quá trình năng lượng xảy ra trong máy biến áp một pha và ba pha.

22. Kỹ thuật điện 2                                                                                            3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vậy lý, Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Cơ khí đại cương và Kỹ thuật điện 1.

Học phần bao gồm: cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy điện có phần quay như máy phát điện, động cơ điện 3 pha, động cơ điện một chiều v.v…; các phương pháp đo lường và điều khiển máy điện: các cơ cấu đo chỉ thị kim và cách đo các đại lượng điện, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và cách phối hợp các thiết bị này tạo ra các mạch điều khiển, bảo vệ sự làm việc của động cơ điện không đồng bộ v.v….

23. Thiết bị điện dân dụng                                                                               3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Cơ khí đại cương và Kỹ thuật điện 1 và Kỹ thuật điện 2.

Học phần giới thiệu khái quát về: động cơ điện không đồng bộ 1 pha và 3 pha; các thiết bị điện dân dụng như thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng, thiết bị điện lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt,…; cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính toán và chế tạo máy biến áp,…; thiết kế mạng điện sinh hoạt.

24. Kỹ năng tương tự                                                                                        4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý và Kỹ thuật điện.

Học phần giới thiệu về: các đại lượng cơ bản và các hệ thống điện tử điển hình, chất bán dẫn, transistor lưỡng cực, khuếch đại và khuếch đại dùng vi mạch thuật toán, tạo dao động điều hòa và phần tử nhiều lớp tiếp tục P-N; kỹ thuật xung: khái niệm, các mạch không đồng bộ hai trạng thái ổn định mạch không đồng bộ một trạng thái ổn định, mạch không đồng bộ hai trạng thái không ổn định, dao động Blockinh và tạo xung tam giác; thực hành tìm hiểu các linh kiện, mạch khuếch đại; phương pháp lắp ráp, điều chỉnh v.v…

25. Kỹ thuật số                                                                                                   4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Kỹ thuật điện và Kỹ thuật tương tự.

Học phần bao gồm: "Cơ sở của kỹ thuật số" giới thiệu về các hệ thống đếm và mã dùng trong kỹ thuật số, đại số lôgic, tối thiểu hóa làm lôgic và các họ vi mạch số; "Các mạch số" giới thiệu về thiết kế và phân tích mạch tổ hợp, một số mạch tổ hợp chuyên dụng; "Mạch dãy" giới thiệu về các phần tử nhớ cơ bản (flip-flop), các mạch logic dãy, một số mạch ứng dụng các vi mạch cỡ lớn, các mạch số học dùng IC cỡ lớn và chuyển đổi tín hiệu; thực hành tìm hiểu, lựa chọn linh kiện, lắp ráp, điều chỉnh một số mạch đơn giản.

26. Thiết bị điện tử dân dụng                                                                           3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Toán cao cấp, Vật lý, Kỹ thuật điện và Kỹ thuật tương tự, Kỹ thuật số và Thực hành điện tử.

Học phần giới thiệu khái quát về: cấu tạo và nguyên lý làm việc một số thiết bị điện tử dân dụng như Radio, Cassette, Máy đọc đĩa Compact, Ti vi v.v.

27. Tin học ứng dụng                                                                                        4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong học phần Tin học đại cương.

Học phần giới thiệu khái quát về các khái niệm cơ bản về tin học và các công cụ trong bộ chương trình Microsoft office phục vụ cho việc lập báo cáo, bảng biểu, soạn thảo văn bản, bài giảng điện tử. Trọng tâm của học phần là các chương trình phần mềm Microsoft Word, MS Excel và MS Power Point.

28. Lý luận dạy học Kỹ thuật công nghiệp                                                     4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Học xong các học phần Tâm lý học, Giáo dục học, Vẽ kỹ thuật, các môn học thuộc kiến thức ngành (Cơ khí, Động cơ đốt trong, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử,…).

Học phần giới thiệu khái quát về mục tiêu, nội dung, chương trình phần Kỹ thuật công nghiệp (thuộc môn Công nghệ) ở trung học phổ thông; phương pháp và phương tiện dạy học Kỹ thuật công nghiệp; các hình thức tổ chức dạy học Kỹ thuật công nghiệp phổ thông v.v…

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học ngành Kỹ thuật công nghiệp thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo chương trình kiểu đơn ngành (single major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục III là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục I và II trên đây, các trường đại học cần bổ sung những nội dung cần thiết còn thiếu và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Với chương trình khung đã nêu ở mục 2.2 và 3.1, khối kiến thức giáo dục đại cương đã sử dụng hết 51 đvht và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp đã sử dụng hết 75 đvht (trong đó gồm: các học phần bắt buộc: 55 đvht, thực tập sư phạm: 10 đvht và thi cuối khóa hoặc khóa luận: 10 đvht). Căn cứ vào mục tiêu đào tạo cụ thể, các trường có thể tự xây dựng các học phần còn lại về những kiến thức như sau:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: Có thể chọn các học phần về Toán cao cấp, Vật lý, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (còn được gọi là Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên) v.v… sao cho tổng số các học phần tự chọn là 29 đvht.

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (còn 55 đvht) phân phối như sau:

+ Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp (tối thiểu): 6 đvht.

+ Còn lại 49 đvht dành cho các môn học/học phần về: Ngoại ngữ chuyên ngành, Vẽ kỹ thuật trên máy vi tính, Công nghệ CAD/CAM – CNC, Đo lường, Điều khiển tự động, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Tin học ứng dụng, Phương tiện dạy học, Thực hành, Thực tập chuyên môn kỹ thuật, Giáo dục môi trường v.v… Nội dung, chương trình và số đvht các môn thực hành do các trường tự xây dựng với tỷ lệ lý thuyết/thực hành hợp lý.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo cụ thể, các trường có thể tự xây dựng các học phần thuộc phần kiến thức bổ trợ.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Kỹ thuật công nghiệp.

- Khi xây dựng chương trình đào tạo cần bám sát và dự đoán được hướng đổi mới của kiến thức giáo dục phổ thông về Kỹ thuật công nghiệp.

- Cấu trúc nội dung và hình thức dạy học đảm bảo tính thiết thực: tỷ lệ lý thuyết/thực hành thích hợp, đảm bảo sinh viên không chỉ biết được đối tượng kỹ thuật mà còn sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa,… được đối tượng đó.

- Có tỷ lệ các môn học tự chọn để vừa đảm bảo tính hiện đại vừa phù hợp với đặc điểm điều kiện địa phương.

- Chương trình phong phú về hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (Agrotechnology Teacher Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo giáo viên Kỹ thuật nông nghiệp có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.

1.2.2. Về kiến thức

Chương trình trang bị cho sinh viên cơ sở khoa học và nguyên lý cơ bản của các quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản; những kỹ năng thực hành, phương pháp tiếp cận khoa học để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của giáo dục và của sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở địa phương.

1.2.3. Về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nông nghiệp phải có đủ năng lực để dạy học phần Kỹ thuật nông nghiệp trong chương trình môn Công nghệ ở các trường phổ thông trung học, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và các trường CĐSP. Ngoài ra, cử nhân ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp có thể đảm nhận những công việc ở các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở các địa phương và trong các viện nghiên cứu.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

52

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

02

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            51 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    52 đvht

1

Động vật không xương sống

3

2

Động vật có xương sống

3

3

Hình thái - Giải phẫu thực vật

2

4

Phân loại thực vật

3

5

Hóa sinh học

4

6

Sinh lý thực vật

4

7

Giải phẫu động vật

3

8

Sinh lý động vật

4

9

Di truyền học

4

10

Tổ chức học và Phôi thai học

2

11

Vi sinh vật học

4

12

Sinh thái nông nghiệp

3

13

Khí tượng nông nghiệp

2

14

Công nghệ sinh học trong nông nghiệp

2

15

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp

2

16

Bảo vệ thực vật

3

17

Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Tâm lý học.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo           

                                                                                                                            2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Động vật không xương sống                                                                       3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ thể, sinh sản, phát triển, hệ thống phân loại từng ngành và từng lớp động vật không xương sống.

15. Động vật có xương sống                                                                              3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Động vật không xương sống.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc hình thái, giải phẫu cơ thể của động vật, mối liên quan giữa cấu tạo, chức phận của các cơ quan trong cơ thể động vật; giới thiệu hệ thống phân loại.

16. Hình thái - Giải phẫu thực vật                                                                   2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Không

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về hình dạng và cấu tạo bên ngoài của cơ thể thực vật, hệ thống tổ chức hoàn chỉnh từ tế bào đến từng loại mô, từng cơ quan và toàn bộ cơ thể thực vật.

17. Phân loại thực vật                                                                                       3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Hình thái - Giải phẫu thực vật.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về giới thực vật, sự phân chia giới thực vật thành các bậc đơn vị khác nhau và con đường tiến hóa của chúng trong tự nhiên.

18. Hóa sinh học                                                                                                4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa học phân tích.

Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức về thành phần hóa học, cấu tạo tế bào, các quá trình trao đổi chất và năng lượng của tế bào và cơ thể sống.

19. Sinh lý thực vật                                                                                           4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Thực vật học, Hóa sinh học.

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình sinh lý diễn ta trong cây, mối quan hệ giữa các quá trình này, ứng dụng vào tăng năng suất cây trồng.

20. Giải phẫu động vật                                                                                      3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Động vật học, Hóa sinh học.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về giải phẫu, chức năng của từng cơ quan trong cơ thể động vật.

21. Sinh lý động vật                                                                                           4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Động vật học, Giải phẫu động vật, Hóa sinh học.

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về quá trình sinh lý, cơ chế điều hòa các chức năng và hoạt động sinh lý trong cơ thể động vật.

22. Di truyền học                                                                                               4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Động vật học, Thực vật học, Hóa sinh học.

Môn học trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản, hiện đại về cấu trúc chức năng của vật chất di truyền ở các cấp độ tổ chức của sự sống và quy luật di truyền biến dị.

23. Tổ chức học và Phôi thai học                                                                     2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Giải phẫu động vật.

Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc vi thể, siêu vi thể, các chức năng sinh lý của các tế bào và các cơ quan trong cơ thể vật nuôi; hiểu biết cơ bản về phôi thai vật nuôi.

24. Vi sinh vật học                                                                                             4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Hóa sinh học.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo và hoạt động sống của vi sinh vật; trình bày những nhóm vi sinh vật chính có ý nghĩa trong nông nghiệp, những ứn dụng của chúng  trong bảo quản, chế biến nông – lâm - thủy sản, trong việc sản xuất thức ăn gia súc, phân bón và thuốc trừ sâu sinh học.

25. Sinh thái nông nghiệp                                                                                 3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Động vật học, Thực vật học, Kiến thức về nông nghiệp, Vi sinh vật học.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sinh thái học, về mối quan hệ sinh thái trong nội bộ quần thể, quần xã; những kiến thức cơ bản về mối quan hệ vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái nông nghiệp.

26. Khí tượng nông nghiệp                                                                               2 đvht

Học phần giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về ảnh hưởng của yếu tố khí hậu đến sản xuất và đời sống, những phương pháp khai thác tài nguyên khí hậu một cách hợp lý, có hiệu quả.

27. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp                                                    2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Hóa sinh học, Di truyền học, Vi sinh vật học.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chung nhất của công nghệ AND tái tổ hợp, công nghệ vi sinh và công nghệ tế bào, những ứng dụng của công nghệ  sinh học trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

28. Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp                                                      2 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Tin học, Xác suất thống kê, Kiến thức về nông nghiệp.

Học phần trang bị cho sinh viên những nguyên lý kỹ thuật thiết kế, bố trí các thí nghiệm nghiên cứu trong nông – lâm- ngư nghiệp; sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích, đánh giá các kết quả thí nghiệm thu được và rút ra những kết luận cần thiết.

29. Bảo vệ thực vật                                                                                            3 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Vi sinh vật học, Sinh thái học nông nghiệp.

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về côn trùng và bệnh cây. Nguyên lý chung về phòng trừ dịch hại cây trồng; tính chất, tác dụng của một số thuốc hóa học và sinh học phòng trừ dịch hại cây trồng; đặc điểm một số sâu, bệnh hại trên đối tượng cây trồng chính và cách phòng trừ của chúng.

30. Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp                                                     4 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong các học phần Tâm lý học, Giáo dục học.

Học phần Lý luận dạy học KTNN hướng dẫn cho sinh viên vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào dạy học bộ môn nhằm trực tiếp hình thành năng lực sư phạm trong mục tiêu đào tạo giáo viên, hướng dẫn cho sinh viên phân tích, thiết kế và triển khai các bài dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung Giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học ngành trình độ đại học ngành Kỹ thuật nông nghiệp thuộc khối ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major) diện rộng. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những nội dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Chương trình đã xây dựng 51 đvht cho khối kiến thức giáo dục đại cương bắt buộc và 52 đvht cho khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Các trường thiết kế bổ sung các học phần còn lại cho đủ số đvht đã quy định.

4.3. Phần kiến thức phương pháp dạy học bộ môn gồm 10 đvht và được chia làm 2 học phần: Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp 4 đvht và Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp ở THPT 6 đvht. Chương trình đã xây dựng 4 đvht Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp, các trường cần thiết kế bổ sung tối thiểu 6 đvht cho học phần Phương pháp dạy học Kỹ thuật nông nghiệp ở THPT.

4.4. Phần kiến thức bổ trợ Chương trình cần dành thời lượng nhất định cho phần kiến thức bổ trợ để các trường xây dựng chuyên đề, học phần nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức về lĩnh vực nào đó trong khối kiến thức ngành và chuyên ngành có trong chương trình đào tạo hoặc các chuyên đề, học phần để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể dạy được phần Tạo lập doanh nghiệp trong Sách giáo khoa Công nghệ 10.

4.5. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Kỹ thuật nông nghiệp.

4.5.1. Về nội dung đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo là những kiến thức về cơ sở khoa học, nguyên lý và quy trình kỹ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có liên quan đến nội dung phần Kỹ thuật nông nghiệp trong môn Công nghệ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giảng dạy cho học sinh trung học phổ thông.

4.5.2 Về phương pháp, phương tiện và tổ chức dạy học

Những vấn đề lý thuyết khó, phức tạp giảng viên trực tiếp giảng dạy trên lớp. Đối với những vấn đề lý thuyết đơn giản giảng viên có thể yêu cầu sinh viên nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo viết báo cáo và trình bày trước lớp. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình học tập giảng viên có thể chia lớp học thành nhóm nhỏ sau đó nêu vấn đề để sinh viên thảo luận.

Trong quá trình giảng dạy cần tăng cường sử dụng các phương tiện nghe nhìn, sử dụng công nghệ thông tin để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn.

Để nâng cao chất lượng các giờ thực hành cần cung cấp đủ lượng mẫu vật để mọi sinh viên đều trực tiếp tham gia thực hành. Những nội dung khó, phức tạp hoặc cơ sở vật chất của nhà trường không đáp ứng được yêu cầu của bài thực hành có thể chuyển sang phần tham quan, thực hành tại các cơ sở sản xuất, hoặc các viện nghiên cứu.

Trong quá trình đào tạo cần tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực tế sản xuất, thực tập sản xuất.

4.5.3 Đánh giá kết quả học tập

Thực hành chiếm tỷ lệ lớn trong chương trình đào tạo vì vậy khi đánh giá kết quả học tập cần căn cứ vào điểm lý thuyết và điểm thực hành. Điểm tổng kết học phần là điểm trung bình của điểm lý thuyết và điểm thực hành. Tùy thuộc tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành mà quy định hệ số cho từng phần. Đối với học phần không có thực hành điểm lý thuyết sẽ là điểm tổng kết môn học.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật nông nghiệp thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 


 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tâm lý – Giáo dục (Psychology and Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT gày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Tâm lý – Giáo dục có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Tâm lý học và Giáo dục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; co thể nghiên cứu khoa học tâm lý và giáo dục tại các cơ sở nghiên cứu; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học tiếp lên trình độ cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.

1.2.2. Về kiến thức

Có hiểu biết cơ bản các kiến thức tâm lý người, sự phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân; kiến thức về dạy học và giáo dục để hình thành nhân cách cho người học và thúc đẩy xã hội phát triển. Đồng thời cử nhân Tâm lý – Giáo dục cũng được trang bị các kiến thức cơ bản về phương pháp tiến hành các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học tâm lý và khoa học giáo dục.

1.2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản: kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục, kỹ năng tổ chức, quản lý và lãnh đạo v.v…, kỹ năng tổ chức nghiên cứu các vấn đề của Tâm lý học và Giáo dục học, kỹ năng vận dụng các thành tựu của Tâm lý học – Giáo dục học vào thực tiễn xã hội; biết vận dụng các kiến thức được đào tạo vào việc giảng dạy và nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học tại các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu có các môn khoa học này.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

95

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

03

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            67 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục Thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

14

Sinh lý học hoạt động thần kinh

4

15

Đại cương văn hóa Việt Nam

3

16

Xã hội học đại cương

3

17

Môi trường và phát triển

3

18

Thống kê trong khoa học xã hội

3

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    35 đvht

1

Tâm lý học nhận thức

3

2

Tâm lý học nhân cách

3

3

Tâm lý học giao tiếp

3

4

Tâm lý học phát triển

3

5

Tâm lý học dạy học

3

6

Lịch sử giáo dục Việt Nam

3

7

Tổ chức hoạt động giáo dục

4

8

Tổ chức hoạt động dạy học

3

9

Đánh giá trong giáo dục

3

10

Tổ chức và quản lý trường học

3

11

Lý luận dạy học tâm lý học và giáo dục học

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Tâm lý học.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo           

                                                                                                                            2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Sinh lý học hoạt động thần kinh cao cấp                                                  5 đvht

Nội dung đề cập tới các kiến thức cơ bản về giải phẫu – sinh lý người, giải phẫu và chức năng của tế bào thần kinh, của hệ thần kinh trung ương; các phản xạ, các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao nhằm giúp người học hiểu hơn cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý người.

15. Đại cương văn hóa Việt Nam                                                                     3 đvht

Môn học bao gồm kiến thức về những đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam: nguồn gốc, đặc trưng và diễn tiến của văn hóa truyền thống Việt Nam; đặc trưng của các giai đoạn phát triển văn hóa, các vùng văn hóa và các loại hình văn hóa tiêu biểu; quan hệ giữa văn hóa với phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng; quan hệ giữa văn hóa và tâm lý; chủ trương và các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc gìn giữ và phát huy tinh hoa bản sắc văn hóa Việt Nam trên con đường xây dựng nền văn hóa hiện đại, tiên tiến và hội nhập quốc tế.

16. Xã hội học đại cương                                                                                  3 đvht

Môn học đề cập các khái niệm cơ bản về xã hội, cơ cấu xã hội, hành động xã hội và các quan hệ xã hội; giới thiệu các lý thuyết nghiên cứu về xã hội và tiến triển xã hội; giới thiệu các hiện tượng nảy sinh và phát triển trong hệ thống xã hội và quá trình xã hội hóa cá nhân trong nền văn hóa xã hội; các quy luật vận động của xã hội và vận dụng những quy luật đó vào cải tạo hiện thực xã hội.

17. Môi trường và phát triển con người                                                         3 đvht

Nội dung bao gồm các kiến thức về kết cấu và sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái; mối quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái; ảnh hưởng của môi trường sinh thái đến hành vi của con người và tác động của con người đến sự tồn tại của môi trường đang là vấn đề bức xúc có tính toàn cầu; các cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm và hủy hoại môi trường sinh thái; làm mất cân bằng giữa con người với môi trường sống.

18. Thống kê trong khoa học xã hội                                                                3 đvht

Môn học đề cập những kiến thức cơ bản về toán thống kê – xác suất: Xác suất và các phép tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và các phân phối xác suât1; Lý thuyết mẫu; Toán thống kê và kiểm định giả thuyết thống kê; hồi quy tuyến tính v.v…; giới thiệu việc ứng dụng các kiến thức cơ bản của toán thống kê – xác suất vào trong hoạt động nghiên cứu các khoa học xã hội nói chung, trong nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng.

19. Tâm lý học nhận thức                                                                                 3 đvht

Môn học bao gồm các kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hoạt động nhận thức của cá nhân; giới thiệu các quan điểm, cách tiếp cận vấn đề nhận thức, các thành tựu hiện đại và cập nhật về nhận thức trong tâm lý học; những ứng dụng quan trọng của các tri thức tâm lý học về nhận thức vào trong các lĩnh vực của thực tiễn, đặc biệt là vào việc phát triển nguồn nhân lực, vào dạy học và giáo dục học sinh.

20. Tâm lý học nhân cách                                                                                 3 đvht

Nội dung đề cập tới các khái niệm cơ bản, các quan điểm tiếp cận vấn đề nhân cách trong tâm lý học: các đặc trưng nhân cách và cấu trúc của nhân cách; về quá trình hình thành và phát triển nhân cách; các điều kiện và các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời trình bày các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu nhân cách và các khả năng ứng dụng lý luận tâm lý học về nhân cách vào thực tiễn.

21. Tâm lý học giao tiếp                                                                                    3 đvht

Nội dung học phần đề cập tới các vấn đề cơ bản về giao tiếp và truyền thông giữa các cá nhân với cá nhân, giữa nhóm với nhóm: nội dung, nguyên tắc, phương pháp, phương tiện giao tiếp; các kỹ năng giao tiếp như kỹ năng định hướng, định vị trong giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình và của người khác trong giao tiếp, kỹ năng sử dụng hữu hiệu các phương tiện trong giao tiếp v.v, các đặc trưng văn hóa, dân tộc và cộng đồng trong giao tiếp và trong ứng xử hàng ngày; các yếu tố tác động tới quá trình giao tiếp của cá nhân và nhóm.

22. Tâm lý học phát triển                                                                                 3 đvht

Môn học đề cập tới những vấn đề cơ bản của sự phát triển tâm lý cá nhân, bao gồm nội dung và bản chất của sự phát triển tâm lý, nguồn gốc phát sinh phát triển tâm lý cá nhân; động lực và các quy luật phát triển; nội dung của các giai đoạn phát triển và các yếu tố tác động tới sự phát triển tâm lý cá nhân; các yếu tố tác động tới sự phát triển tâm lý của cá nhân; các quan niệm truyền thống và hiện đại về các vấn đề liên quan tới sự phát triển của trẻ em.

23. Tâm lý học dạy học                                                                                     3 đvht

Môn học bao gồm các kiến thức về cơ sở tâm lý của hoạt động dạy học: các lý thuyết về phát triển tâm lý và các mô hình dạy học; bản chất của hoạt động dạy và hoạt động học; cơ sở tâm lý học của việc hình thành các hoạt động học tập cho học sinh: hình thành động cơ học tập, mục đích học, các hành động học và các thao tác học; cơ sở tâm lý của việc hình thành các khái niệm khoa học, các kỹ năng, kỹ xảo và tư duy; mối quan hệ giữa dạy học và phát triển, cơ sở tâm lý của việc phát triển trí tuệ và các phương hướng nâng cao hiệu quả dạy học phát triển trong dạy học.

24. Lịch sử giáo dục Việt Nam                                                                         3 đvht

Môn học bao gồm các kiến thức về lịch sử tư tưởng giáo dục và các sự kiện giáo dục Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước; phân tích các vấn đề cơ bản của giáo dục Việt Nam: mục đích giáo dục, nội dung và các hình thức giáo dục qua các thời đại; mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế - xã hội với phát triển giáo dục; quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta từ cách mạng tháng tám đến nay; những thành tựu về giáo dục và những bài học lịch sử về sự phát triển giáo dục từ trước tới nay.

25. Tổ chức các hoạt động giáo dục                                                                 4 đvht

Môn học đề cập những tri thức cơ bản và hệ thống về mục đích, nguyên tắc, nội dung và phương thức, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục để học sinh tổ chức các hoạt động của mình, nhằm hình thành phát triển trí lực, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng lao động và định hướng nghề; cách thức các hoạt động giáo dục chuyên sâu như tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp; cách thức tổ chức huy động, khai thác và phối hợp, các nguồn lực xã hội trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là học sinh phổ thông.

26. Tổ chức hoạt động dạy học                                                                        3 đvht

Môn học bao gồm kiến thức cơ bản và cập nhật về các phương thức, phương pháp, hình thành tổ chức các hoạt động dạy học trong nhà trường hiện đại; mô tả khái quát về các hệ quy chiếu để xác định tính hiện đại và truyền thống của các phương pháp tổ chức hoạt động học tập hiện nay, qua đó làm nổi bật nên đặc trưng của các phương pháp tổ chức dạy học hiện đại cũng như cách thức và giới hạn phạm vi sử dụng chúng trong dạy học; các yêu cầu, điều kiện và phương hướng đổi mới các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

27. Đánh giá giáo dục                                                                                        3 đvht

Môn học đề cập các khái niệm chủ yếu về đánh giá và đo lường trong giáo dục; các quan điểm tiếp cận vấn đề đo lường, đánh giá trong giáo dục; các loại đánh giá trong giáo dục, các chuẩn đánh giá và các cách đánh giá chương trình giáo dục và thành tích học tập của học sinh; các kiến thức và kỹ năng về quy trình xây dựng và sử dụng các phương pháp đánh giá khách quan thành tích học tập của học sinh.

28. Tổ chức và quản lý trường học                                                                  3 đvht

Môn học đề cập tới các nội dung chủ yếu của khoa học quản lý, quản lý giáo dục và tổ chức, quản lý nhà trường. Trong đó tập trung giới thiệu các vấn đề cơ bản về nội dung, nguyên tắc và phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường từ mầm non đến đại học; những ứng dụng của khoa học quản lý vào việc tổ chức một quá trình dạy học và giáo dục cụ thể trong nhà trường.

29. Lý luận dạy học Tâm lý học và Giáo dục học                                          4 đvht

Môn học đề cập tới đặc trưng của bộ môn Tâm lý học và Giáo dục học; cấu trúc của các chương trình Tâm lý học và Giáo dục học đang được giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề khác; các chương trình đào tạo chuyên ngành và không chuyên ngành Tâm lý học và Giáo dục học; các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy hai môn học này theo các chương trình khác nhau; các biện pháp sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy Tâm lý học và Giáo dục học.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung Giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Tâm lý – Giáo dục thuộc khối ngành Sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major) diện rộng. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định tối thiểu bắt buộc. Cần căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những nội dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần thích hợp để tạo nên các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Khối kiến thức giáo dục đại cương được quy định tối thiểu là 80 đvht, trong đó có 67 đvht thuộc khối kiến thức bắt buộc, phần còn lại: tối thiểu 13 đvht do các trường tự thiết kế. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm tối thiểu 130 đvht, được cấu trúc thành các kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành); kiến thức bổ trợ, thực tế, thực tập bộ môn và thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp. Phần kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành) tối thiểu là 95 đvht, trong đó có 35 đvht thuộc kiến thức bắt buộc, 60 đvht còn lại do các trường tự thiết kế.

Khối kiến thức lý luận dạy học dạy học Tâm lý học và Giáo dục học tối thiểu là 10 đvht, trong đó có 4 đvht bắt buộc. Các trường chủ động thiết kế tối thiểu 6 đvht còn lại về phương pháp dạy học bộ môn, theo đặc điểm đào tạo của mình.

Khối kiến thức thực tế, thực tập và khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp) được quy định bắt buộc 23 đvht, các trường chủ động bố trí thời điểm thích hợp để thực hiện các nội dung này.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ

Phần kiến thức bổ trợ hoàn toàn do các trường tự chọn theo hướng mở rộng khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức ngành (kể cả chuyên ngành) hoặc thực tế, thực tập v.v.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Tâm lý – Giáo dục

4.4.1. Về nội dung

Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng cơ bản và hiện đại. Trong đó tăng tỷ trọng các hoạt động của người học, tăng các kiến thức thực tiễn và được cấu trúc theo hướng mở, dành nhiều học phần tự chọn để các trường chủ động quyết định chương trình cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mình, trên cơ sở đảm bảo khối lượng kiến thức chung, tối thiểu.

4.4.2 Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo

Chương trình được cấu trúc theo hướng tăng cường tính tích cực độc lập của người học; tăng cường việc ứng dụng các thành tựu của các khoa học khác, đặc biệt là của công nghệ thông tin vào dạy học.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Tâm lý – Giáo dục thuộc khối ngành sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 


 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Giáo dục Chính trị (Polictical Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT gày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.

1.2.2. Về kiến thức

Trang bị cho người học hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại, rộng và sâu về các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; những kiến thức cơ bản, cập nhật và thiết thực về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm; những vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

1.2.3. Về kỹ năng

Biết vận dụng lý luận vào thực tiễn và kỹ năng sư phạm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà giáo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

60

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

 

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            51 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục Thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    52 đvht

1

Văn hóa học

3

2

Lịch sử triết học trước Mác

1

3

Lịch sử triết học Mác – Lênin

2

4

Logic hình thức

3

5

Đạo đức học

3

6

Xã hội học

3

7

Chính trị học

3

8

Những vấn đề của thời đại ngày nay

3

9

Lịch sử tư tưởng XHCN

3

10

Giáo dục gia đình

2

11

Pháp luật học

4

12

Hiến pháp và định chế chính trị

2

13

Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông

4

14

Lịch sử các học thuyết kinh tế

3

15

Kinh tế học đại cương

3

16

Giới thiệu tác phẩm Kinh điển của Mác – Ăngghen

3

17

Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Lêninh

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương (khái quát về hiện tượng tâm lý người, nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý, các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người); Tâm lý học lứa tuổi (mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành và Tâm lý học sư phạm). Tâm lý học sư phạm (những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo           

                                                                                                                            2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Lịch sử triết học trước Mác (I)                                                                  4 đvht

Trình bày kiến thức cơ bản về quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của tư tưởng triết học phương Đông và phương Tây cổ - trung đại; cận đại; triết học cổ điển Đức, những quan điểm triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít.

15. Lịch sử triết học Mác – Lênin                                                                    2 đvht

Trình bày quá trình hình thành và phát triển triết học Mác – Lênin. Những  tri thức về triết học hiện đại; những tri thức về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa đã góp phần tạo nên những tư tưởng triết học Mác – Lênin; triết học Mác – Lênin là đỉnh cao lịch sử triết học nhân loại.

16. Lịch sử các học thuyết kinh tế                                                                   3 đvht

Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa của từng học thuyết kinh tế từ khi CNTB ra đời đến nay; đánh giá khách quan những tiến độ và hạn chế của từng học giả, trường phái kinh tế trong lịch sử; liên hệ những vấn đề của môn học với đường lối và chính sách phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay.

17. Lịch sử tư tưởng XHCN                                                                             3 đvht

Trình bày lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng XHCN từ không tưởng trở thành khoa học. Quá trình đó là một dòng chảy lịch sử tự nhiên, tuân theo những quy luật khách quan.

18. Pháp luật                                                                                                      4 đvht

Bao gồm những kiến thức chung nhất về nhà nước và pháp luật theo quan điểm mácxít; trình bày một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

19. Logíc hình thức                                                                                           3 đvht

Trình bày những tri thức về logíc học với tư cách là khoa học của tư duy.

20. Đạo đức học                                                                                                 3 đvht

Trình bày bản chất của đạo đức; những vấn đề của đạo đức học mácxít và đạo đức truyền thống Việt Nam.

21. Xã hội học                                                                                                    3 đvht

Trình bày các quan điểm về xã hội; trình bày bản chất, quy luật xã hội theo quan điểm mácxít; những quy luật xã hội ở Việt Nam trong lịch sử cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.

22. Kinh tế học đại cương                                                                                 3 đvht

Trình bày những vấn đề cơ bản kinh tế học (kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô) theo quan điểm mácxít. Từ đó có những nhận thức đúng đắn về việc phát triển và quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

23. Chính trị học                                                                                               3 đvht

Giới thiệu sơ lược lịch sử các học thuyết chính trị phương Đông và phương Tây; bản chất quy luật, các phạm trù của chính trị học mácxít; những quan điểm chính trị học hiện đại; liên hệ với Việt Nam trong lịch sử cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.

24. Hiến pháp và định chế chính trị                                                                2 đvht

Trình bày hệ thống tri thức cơ bản về Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các định chế chính trị.

25. Giới thiệu tác phẩm Kinh điển của Mác – Ăngghen                               3 đvht

Giới thiệu 3 tác phẩm tiêu biểu của Mác, Ăngghen về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa cộng sản khoa học…

 (Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Chống Đuyrinh, Tư bản).

26. Giới thiệu tác phẩm kinh điển của Lênin                                                 4 đvht

Giới thiệu 5 tác phẩm của Lênin, trình bày những tri thức về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học và xây dựng Đảng.

27. Lý luận dạy học môn GDCD ở trường THPT                                         4 đvht

Trình bày bản chất, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ hông Những vấn đề đổi mới dạy học bộ môn; vấn đề thay đổi nội dung chương trình môn Giáo dục công dân.

28. Những vấn đề của thời đại ngày nay                                                         3 đvht

Giới thiệu những vấn đề mang tính toàn cầu trong thời đại ngày nay như: Vấn đề bùng nổ dân số, môi trường, việc làm, bệnh dịch, chiến tranh và hòa bình, bảo tồn di sản văn hóa trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, quốc gia và công dân về các vấn đề trên.

29. Giáo dục gia đình                                                                                        2 đvht

Chương trình giới thiệu một hệ thống kiến thức về vai trò, vị trí, chức năng và các đặc trưng… của gia đình với tư cách là tế bào của xã hội để nuôi dưỡng giáo dục con người trở thành những chủ thể của xã hội.

30. Văn hóa học                                                                                                 3 đvht

Giới thiệu đại cương về văn hóa học; những vấn đề văn hóa Việt Nam: lịch sử, đặc trưng, truyền thống… từ đó hiểu được quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước xem văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học ngành Giáo dục chính trị thuộc khối ngành Sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra ở mục 3 là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức ngành (Lịch sử triết học, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Lịch sử tư tưởng XHCN, Lịch sử Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, Lý luận dạy học bộ môn…) thuộc ngành sư phạm Giáo dục chính trị được thiết kế theo hướng nghiên cứu những đặc điểm chung nhất, bản chất nhất, đi sâu bằng hệ thống chuyên đề theo tỷ lệ thời gian dành cho các phần cụ thể. Học phần lý luận dạy học bộ môn được thiết kế 4 đvht, các trường chủ động xây dựng phần hướng dẫn cụ thể với thời lượng 6 đvht.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ được thiết kế dưới dạng lựa chọn các học phần liên quan tới ngành Giáo dục chính trị, Lý luận dạy học bộ môn và nhiều ngành đào tạo khác xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp hoặc thuận lợi cho việc học để đạt văn bằng 2…

4.4. Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giảng giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành tại cơ sở. Mỗi học phần chuyên ngành, chuyên sâu hạn chế 4 đvht/học phần, chủ yếu là 3 đvht và 2 đvht. Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới dạy và học đại học.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức và ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị thuộc khối ngành Sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Quản lý giáo dục (Education managenment)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Học xong chương trình này người học chiếm lĩnh được các tri thức chung về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục; có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên viên hành chính giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực văn hóa giáo dục; chương trình góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng nền hành chính giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.

1.2.2. Về kiến thức

Cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Bảo đảm kiến thức chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

1.2.3. Về kỹ năng

Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào hoạt động hành chính giáo dục và quản lý giáo dục ở các cơ sở văn hóa – giáo dục, các tổ chức kinh tế - xã hội; có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục; phát triển kỹ năng tự học, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

80

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

03

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            57 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục Thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

14

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

15

Logic học

3

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    55 đvht

1

Xác suất và thống kế trong giáo dục

3

2

Kinh tế học giáo dục

2

3

Xã hội học giáo dục

2

4

Điều khiển học và Lý thuyết hệ thống

3

5

Bảo đảm chất lượng trong giáo dục

3

6

Lịch sử các tư tưởng giáo dục

2

7

Nghiệp vụ quản lý hành chính trong các cơ sở giáo dục

2

8

Tâm lý học quản lý

3

9

Nhân cách và lao động của người cán bộ QLGD

3

10

Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục

2

11

Đại cương về quản lý và quản lý giáo dục

3

12

Kế hoạch hóa phát triển giáo dục

3

13

Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục

2

14

Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục

3

15

Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục

3

16

Tổ chức và Quản lý cơ sở giáo dục – nhà trường

2

17

Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong GD

3

18

Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục

2

19

Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường

2

20

Phát triển chương trình đào tạo

3

21

Lý luận dạy học hiện đại

4

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Học phần bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo           

                                                                                                                            2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Cơ sở văn hóa Việt Nam                                                                             3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức đại cương về văn hóa Việt Nam, gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn hóa Việt Nam; giới thiệu một số vấn đề về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập thế giới.

15. Logic học                                                                                                      3 đvht

Nội dung bao gồm những kiến thức đại cương về Logic học, các khái niệm cơ bàn của logic hình thức và các tính chất cơ bản của logic; khả năng vận dụng vào QLGD.

16. Xác suất và thống kê trong giáo dục                                                         3 đvht

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của lý thuyết xác suất, thống kê. Trên cơ sở đó hình thành được kỹ năng tính toán các chỉ số đánh giá trong các hoạt động giáo dục có liên quan tới xác suất, thống kê và vận dụng vào công tác quản lý giáo dục của bản thân.

17. Kinh tế học giáo dục                                                                                   2 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức đại cương về Kinh tế học giáo dục; các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản như vấn đề chi phí lợi ích; tài chính đầu tư cho giáo dục…

18. Xã hội học giáo dục                                                                                     2 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về xã hội học, xã hội học giáo dục; một số nội dung cơ bản của xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục.

19. Điều khiển học và Lý thuyết hệ thống                                                      3 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về điều khiển học và lý thuyết hệ thống, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của khoa học điều khiển và tiếp cận hệ thống; một số ứng dụng trong giáo dục và quản lý giáo dục.

20. Bảo đảm chất lượng trong giáo dục                                                          3 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về đo lường và đánh giá trong giáo dục theo hướng chuẩn hóa và các thành tố của bảo đảm chất lượng giáo dục như định chuẩn, kiểm định chất lượng, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng, quy trình cơ bản của các vấn đề nêu trên; giới thiệu một số phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục phổ biến đang được sử dụng hiện nay.

21. Lịch sử các tư tưởng Giáo dục                                                                   2 đvht

Học phần bao gồm: một số vấn đề về các tư tưởng giáo dục theo tiến trình lịch sử phát triển giáo dục và xã hội loài người, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản; giới thiệu các tư tưởng giáo dục Nho giáo Trung Hoa và các tư tưởng giáo dục hiện đại.

22. Nghiệp vụ quản lý hành chính trong các cơ sở giáo dục                         2 đvht

Học phần bao gồm: những khái niệm chung về văn bản và vai trò của văn bản trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức giáo dục và đào tạo; các chức năng chủ yếu của văn bản và văn thư trong hoạt động hành chính nhà nước ở các cơ sở giáo dục và phân loại chúng; trình bày một số vấn đề cơ bản về kỹ thuật xây dựng văn bản và công tác quản lý văn bản nói chung và nghiệp vụ hành chính công sở nói riêng.

23. Tâm lý học quản lý                                                                                     3 đvht

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức đại cương về Tâm lý học xã hội và Tâm lý học quản lý; các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản; khả năng vận dụng vào quản lý giáo dục.

24. Nhân cách và lao động của người cán bộ quản lý GD                             3 đvht

Học phần bao gồm: trình bày cấu trúc nhân cách của một người cán bộ quản lý giáo dục và tổ chức lao động khoa học của người quản lý; nội dung cơ bản của chuyên đề tập trung vào nội dung về cách thức tự tu dưỡng và quản lý bản thân của một người cán bộ quản lý giáo dục.

25. Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục                                   2 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; cụ thể hóa một số cơ sở pháp lý.

26. Đại cương về quản lý và quản lý giáo dục                                                3 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về lý luận quản lý và quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các chức năng cơ bản của quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng; giới thiệu một số vấn đề về phương pháp quản lý và quản lý giáo dục.

27. Kế hoạch hóa phát triển giáo dục                                                              3 đvht

Giúp người học hiểu và tiếp cận với các khái niệm về dự báo, về chiến lược phát trểin giáo dục nói riêng và kế hoạch hóa giáo dục nói chung, nắm được các đặc trưng của chiến lược giáo dục, các giải pháp phát triển giáo dục.

28. Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục                                               2 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của hệ thống thông tin quản lý giáo dục; các nội dung của hệ thông tin quản lý giáo dục và vai trò của chúng trong hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng.

29. Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy QLGD                                       3 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và lịch sử phát triển của nó trong so sánh với một số hệ thống giáo dục của một số nước. Nội dung cơ bản của phần bộ máy quản lý giáo dục phải làm nổi bật cấu trúc phân tầng của bộ máy quản lý giáo dục của một nước và các quy định phân cấp, phân quyền trong quy định chức năng nhiệm vụ quản lý giáo dục của từng bộ phận cấu thành.

30. Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục                                                       3 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về kiểm tra và thanh tra trong giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản của kiểm tra trường học và thanh tra chuyên ngành giáo dục, gồm nội dung, quy trình và các hình thức kiểm tra, thanh tra các mặt hoạt động cũng như các nội dung hoạt động cụ thể của một cơ sở giáo dục.

31. Tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục – nhà trường                                     2 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức cơ bản về Quản lý các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng trong một cơ sở giáo dục và đào tạo, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản về quá trình giáo dục và dạy học ở một cơ sở giáo dục và những vấn đề quản lý liên quan tới công tác tổ chức và quản lý các loại hình cơ sở giáo dục và đào tạo.

32. Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong GD                       3 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức lý thuyết quản lý về Phát triển nguồn nhân lực và Quản lý nhân sự trong giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản; nội dung chủ yếu của quản lý đội ngũ ở các cơ sở giáo dục và đào tạo.

33. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục                                 2 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức về Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong giáo dục, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng cơ bản; giới thiệu một số vấn đề về đầu tư và quản lý tài chính giáo dục; xác định các yêu cầu cụ thể của việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục, thiết bị trong giáo dục và cách thức phát huy hiệu quả của chúng.

34. Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường                     2 đvht

Học phần này trình bày nội dung cơ bản của quản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò cũng như kế hoạch hóa các hoạt động giáo dục của một nhà trường. Trọng tâm của học phần này chỉ ra cách thức quản lý nề nếp dạy học của một nhà trường.

35. Phát triển chương trình đào tạo                                                                3 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức đại cương về chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo, bao gồm các khái niệm cơ bản và các đặc trưng về các loại chương trình giáo dục; giới thiệu một số vấn đề về tiếp cận cơ bản trong phát triển chương trình giáo dục, quy trình xây dựng và phát triển chương trình giáo dục và phân tích chương trình các bậc học, ngành học.

36. Lý luận dạy học hiện đại                                                                            4 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức cơ bản, nền tảng và cập nhật của lý luận dạy học; những tiếp cận thời sự của lý luận dạy học nói chung và dạy học ở cấp học, bậc học cụ thể nói riêng; kỹ năng vận dụng các kiến thức của lý luận dạy học vào quá trình dạy học ở một nhà trường, đối với các môn học cụ thể trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung Giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Quản lý giáo dục thuộc khối ngành Sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành diện rộng. Danh mục các học phần và khối lượng của chúng được đưa ra ở mục 3 là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những nội dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành học phần thích hợp để tạo nên các chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương là 23 đvht.

Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: bên cạnh các học phần bắt buộc tối thiểu đã được quy định cho khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo bổ sung kiến thức phù hợp với điều kiện nhà trường và mục tiêu đào tạo cử nhân quản lý giáo dục, nhưng tổng số không được lớn hơn 130 đvht.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ: Các cơ sở đào tạo khi xây dựng chương trình đào tạo cụ thể sẽ quyết định số lượng đvht cho phần này trong khuôn khổ số lượng đvht đã quy định.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản lý giáo dục

4.4.1. Về nội dung đào tạo: Chương trình được biên soạn theo hướng tinh giản thời lượng lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận,…

4.4.2. Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo: Chương trình được biên soạn theo hướng đổi mới các phương pháp dạy và học ở bậc đại học.

4.4.3. Về đánh giá kết quả đào tạo: Nên kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá kết thúc môn học theo các bậc nhận thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của mục tiêu cụ thể của từng học phần và của cả chương trình.

4.4.4. Lưu ý rằng khái niệm "Thực tập sư phạm" (10 đvht) dành cho đối tượng này được hiểu là kiến tập và thực tập tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học ở một nhà trường, cơ sở giáo dục. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu hoạt động nhà trường bao gồm toàn bộ nội dung quản lý và vận hành một nhà trường trong đó đi sâu vào tổ chức quá trình dạy học và giáo dục. Phần "Thực tập, thực tế chuyên môn" (3 đvht) nhằm mục đích cho người học thực tập đóng vai chuyên viên hành chính giáo dục hay thực tập quản lý giáo dục.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long


 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

 

KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

 

 

 

 

 

 

NGÀNH ĐÀO TẠO: GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

 

 

 

 

HÀ NỘI, 2006

 


BỘ GIÁO DỤC VÀ
 ĐÀO TẠO

----------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

 

 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt (Special Education)
Mã ngành:

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục đặc biệt có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành thành thạo để tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt ở độ tuổi mầm non và tiểu học theo yêu cầu của ngành giáo dục đặc biệt (giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập); có khả năng tư vấn, giúp đỡ phụ huynh, giáo viên ở các cấp học trong nuôi dạy và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục đặc biệt. Ngoài ra, các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên ở các trình độ cao hơn trong các lĩnh vực thuộc khoa học Giáo dục.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.

1.2.2. Về kiến thức

Có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ có nhu cầu đặc biệt; nắm vững những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt theo mục tiêu của giáo dục đặc biệt; có những kiến thức về can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trước tuổi học và hiểu biết sâu một trong các lĩnh vực đặc thù của ngành học (giáo dục trẻ khiếm thính, giáo dục trẻ khiếm thị, giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ…).

1.2.3. Về kỹ năng

Có khả năng thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong môi trường chuyên biệt và hòa nhập; có kỹ năng quan sát, phát hiện và chẩn đoán kịp thời những bất thường về tâm sinh lý, bệnh lý, thể lực của trẻ; có kỹ năng sử dụng các phương pháp giao tiếp đặc thù torng giáo dục đặc biệt; có kỹ năng nhận biết, tổ chức nghiên cứu những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục đặc biệt; có kỹ năng quản lý, hỗ trợ các chương trình giáo dục hòa nhập tại các cơ sở giáo dục địa phương.

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế

210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).

Thời gian đào tạo: 4 năm

2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo                                     đvht

2.2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

80

2.2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

130

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

80

- Kiến thức bổ trợ

 

- Thực tập sư phạm

10

- Thực tập, thực tế chuyên môn

 

- Khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp)

10

 

3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC

3.1. Danh mục các học phần bắt buộc

3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương                                                            51 đvht*

1

Triết học Mác – Lênin

6

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

5

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

4

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

6

Ngoại ngữ

10

7

Giáo dục Thể chất

5

8

Giáo dục Quốc phòng

165 tiết

9

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

10

Tin học

4

11

Tâm lý học

5

12

Giáo dục học

6

13

Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo

2

(*) Không tính các học phần 7 và 8.

 

3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp                                                    55 đvht

1

Sinh lý trẻ em

4

2

Tâm lý học phát triển

4

3

Bệnh trẻ em

3

4

Tâm bệnh học

3

5

Chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non

4

6

Giáo dục học tiểu học

4

7

Nhập môn giáo dục đặc biệt

4

8

Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt

2

9

Kế hoạch giáo dục cá nhân

3

10

Lý luận dạy học cho trẻ co nhu cầu giáo dục đặc biệt

4

11

Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

3

12

Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục đặc biệt

2

13

Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính

5

14

Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị

5

15

Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ

5

 

3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc

1. Triết học Mác – Lênin                                                                                  6 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin                                                                     5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                                           4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                                                               4 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh                                                                                3 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Ngoại ngữ                                                                                                     10 đvht

Đây là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp, các kỹ năng giao tiếp thông dụng cùng với vốn từ vựng cần thiết cho giao tiếp. Yêu cầu đạt trình độ trung cấp đối với những sinh viên đã hoàn tất chương trình ngoại ngữ 7 năm giáo dục phổ thông.

7. Giáo dục thể chất                                                                                          5 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Giáo dục Quốc phòng                                                                                  165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Phương pháp nghiên cứu khoa học                                                             2 đvht

Nội dung bao gồm: những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học; viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học vào việc học tập ở đại học.

10. Tin học                                                                                                         4 đvht

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.

11. Tâm lý học                                                                                                   5 đvht

Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về tâm lý học đại cương; tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm. Tâm lý học đại cương trình bày khái quát về hiện tượng tâm lý người; nguồn gốc và bản chất của các hiện tượng tâm lý; các yếu tố tác động đến sự hình thành và biểu hiện của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.

12. Giáo dục học                                                                                                6 đvht

Điều kiện tiên quyết: Sau khi học xong học phần Tâm lý học.

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

13. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo           

                                                                                                                            2 đvht

Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14. Sinh lý học trẻ em                                                                                       4 đvht

Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng và các quá trình sinh lý của tế bào, các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ em trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường; những kiến thức về điều hòa hoạt động chức năng đảm bảo cho cơ thể trẻ phát triển và thích ứng với sự biến đổi của môi trường.

15. Tâm lý học phát triển                                                                                 4 đvht

Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản của tâm lý học phát triển: các quan điểm trong tâm lý học về bản chất, nguồn gốc, điều kiện, động lực và các quy luật phát triển tâm lý; phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý. Các thành tựu phát triển tâm lý chủ yếu ở từng thời kỳ từ thai nhi đến tuổi trưởng thành.

16. Bệnh trẻ em                                                                                                 3 đhvt

Học phần bao gồm: khái niệm và tầm quan trọng của bộ môn bệnh học trẻ em, những kiến thức cơ bản về các bệnh thường gặp ở trẻ em, các bệnh chuyên khoa, bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, các cấp cứu thường gặp ở trẻ em, thuốc và cách sử dụng thuốc cho trẻ em, từ đó biết vận dụng những kiến thức về bệnh trẻ em để phòng bệnh, nhận biết phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh và có kỹ năng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ em.

17. Tâm bệnh học                                                                                              3 đvht

Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu về tâm bệnh học trẻ em, các biểu hiện rối loạn về tâm bệnh học ở trẻ em và các phương pháp chỉnh trị tâm lý nhằm tăng cường sự phát triển của học sinh.

18. Chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non                                        4 đvht

Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản của giáo dục học mầm non bao gồm đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu giáo dục mầm non, các nguyên tắc giáo dục mầm non; học phần cũng trình bày cách tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non; hình thành cho sinh viên các kỹ năng ban đầu để tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục ở trường mầm non: tổ chức hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, dạy học ở mẫu giáo.

19. Giáo dục học tiểu học                                                                                 4 đvht

Học phần bao gồm: những tri thức cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam về quá trình dạy học và giáo dục ở cấp tiểu học; các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học và giáo dục cấp tiểu học; các hình thức tổ chức quá trình dạy học và giáo dục ở cấp học tiểu học; đồng thời học phần cũng cung cấp cho người học một số kỹ năng cơ bản của người giáo viên tiểu học như phân tích nội dung chương trình dạy học và giáo dục, thiết kế giáo án dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục ở lớp và trường tiểu học.

20. Nhập môn giáo dục đặc biệt                                                                       4 đvht

Học phần bao gồm: một số vấn đề chung nhất về giáo dục đặc biệt. Trong đó, đi sâu phân tích khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp cũng như một số vấn đề liên quan tới giáo dục đặc biệt; khái quát lịch sử phát triển của giáo dục đặc biệt, các quan điểm khác nhau về thực trạng của giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam và một số nước trên thế giới; giới thiệu về cách nhìn nhận trẻ khuyết tật trong xã hội Việt Nam và những nguyên nhân cơ bản đối với trẻ khuyết tật có nhu cầu đặc biệt; giới thiệu về các mục tiêu và các hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt được thực hiện trong những điều kiện khác nhau tuỳ theo nhu cầu và khả năng, độ tuổi của trẻ và các dịch vụ liên quan.

21. Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt                                      2 đvht

Học phần bao gồm: những kiến thức tổng quan về công tác đánh giá nói chung và với trẻ khuyết tật nói riêng; các khái niệm có liên quan đến vấn đề đánh giá trẻ khuyết tật, các yêu cầu cũng như các lưu ý trong đánh giá trẻ khuyết tật; mô tả một cách chi tiết; quy trình đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt, phương pháp và công cụ thực hiện đánh giá trẻ khuyết tật.

22. Kế hoạch giáo dục cá nhân                                                                        3 đvht

Học phần bao gồm: cấu trúc của một kế hoạch giáo dục cá nhân và cách xây dựng một kế hoạch giáo dục cá nhân, trong đó cần chú ý tới cá tính của từng trẻ và những hướng dẫn cần thiết; hệ thống theo dõi học sinh của người dạy học, chú trọng vào kế hoạch giáo dục đặc biệt có liên quan với các nhu cầu về học tập của trẻ khuyết tật.

23. Lý luận dạy học cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt                             4 đvht

Học phần bao gồm: Những vấn đề chung về lý luận dạy học cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt; Hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại mang tính đặc thù dành cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong đó nhấn mạnh việc tìm hiểu mức độ nhận thức và nhu cầu của trẻ (mô hình Bloom, các tầng bậc nhu cầu của Maslow…), các phương pháp dạy học tích cực và dạy học đa dạng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.

24. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật                                                              3 đvht

Học phần bao gồm: những hiểu biết chung về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật: sự hình thành và phát triển công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của can thiệp sớm; những vấn đề chung về gia đình, những ảnh hưởng trong gia đình khi có trẻ khuyết tật, cách xử lý; các tổ chức thực hiện can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật; tình hình về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam.

25. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục đặc biệt                  2 đvht

Học phần bao gồm: một số vấn đề về phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính và những điều cần lưu ý khi làm việc với các trẻ em có nhu cầu đặc biệt; giới thiệu cho sinh viên những hướng tiếp cận trong quá trình lên kế hoạch và lập báo cáo nghiên cứu.

26. Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính                                                     5 đvht

Học phần bao gồm: những hiểu biết cần thiết về giáo dục trẻ khiếm thính: Đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ khiếm thính; Vấn đề hỗ trợ trẻ khiếm thính về thính học; Các cách tiếp cận giao tiếp đối với trẻ khiếm thính và tình hình giáo dục trẻ em khiếm thính ở Việt Nam.

27. Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị                                                         5 đvht

Học phần bao gồm: kiến thức cơ bản về Đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ khiếm thị: cảm giác tri giác, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức; phát triển các kỹ năng đặc thù cho trẻ khiếm thị; Giới thiệu hệ thống phương tiện trợ thị và tình hình giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam.

28. Đại cương về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ                                   5 đvht

Học phần bao gồm: Khái niệm, nguyên nhân, mức độ, các khuyết tật và hội chứng thường đi kèm với tật Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), đặc điểm tâm lý trẻ CPTTT; các biện pháp giao tiếp và quản lý hành vi của trẻ CPTTT và tình hình giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam.

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ

Chương trình khung Giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.

4.1. Chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học ngành Giáo dục đặc biệt thuộc khối ngành Sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major) diện rộng. Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng được đưa ra ở mục 3 là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đvht (không kể các nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

4.2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Căn cứ vào tiềm năng của cơ sở giáo đào tạo, nguyện vọng và nhu cầu của địa phương trường có thể thiết kế chương trình đào tạo sinh viên theo các chuyên ngành của ngành Giáo dục đặc biệt như: Giáo dục trẻ khiếm thính, Giáo dục trẻ khiếm thị, Giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ… Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.

Về kiến thức phương pháp dạy học: Trong khối kiến thức bắt buộc của khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp đã có học phần "Lý luận dạy học cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt" (4 đvht). Các trường phải thiết kế tối thiểu 6 đvht nữa về phương pháp dạy học bộ môn cho phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo hai hướng sau:

- Bố trí các học phần có nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan đến nhiều ngành, chuyên ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Bố trí các học phần chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo, cập nhật kiến thức và kỹ năng ngành, chuyên ngành.

4.4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành Giáo dục đặc biệt.

4.4.1. Về nội dung đào tạo:

- Bám sát mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của ngành và chuyên ngành.

- Nội dung được biên soạn theo hướng tinh giản giảm giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, thảo luận và bài tập thực hành tại cơ sở.

- Tiếp cận theo kiểm Module.

- Khối lượng kiến thức của chương trình phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm.

4.4.2. Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo:

- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sư phạm tương tác.

- Sử dụng các phương tiện dạy học đặc thù và hiện đại.

- Tổ chức đào tạo gắn chặt với cơ sở thực hành.

- Đa dạng hóa các hình thức dạy học.

4.4.3. Về đánh giá kết quả đào tạo:

Dựa trên cơ sở điểm học phần, điểm thực tập sư phạm và điểm thi cuối khóa hoặc luận văn tốt nghiệp.

4.5. Hiệu trưởng các trường Đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký Quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt thuộc khối ngành Sư phạm để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bành Tiến Long

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 28/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Sư phạm trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 28/2006/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/06/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Bành Tiến Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 10 đến số 11
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản