Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2799/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 06 tháng 05 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16 tháng 9 năm 2011 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Chương trình phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 07/TTr-SKHCN ngày 06 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” (có Dự án kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố và UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Dự án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
“NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2799/QĐ-UBND ngày 06/05/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Tên Dự án: “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.
2. Thuộc chương trình:
Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg , ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ quan chủ trì Dự án: UBND thành phố Đà Nẵng.
4. Cơ quan quản lý Dự án: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng.
5. Phạm vi, đối tượng của Dự án:
a) Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tổ chức tư vấn và đánh giá chứng nhận thuộc thành phố và các doanh nghiệp tham gia Dự án.
b) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc tất cả các ngành sản xuất, trong đó ưu tiên các DNNVV sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của thành phố như: dệt may, da giày, cơ khí, điện-điện tử, vật liệu xây dựng, sản xuất sắt thép, chế biến thủy sản, chế biến gỗ, các sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, y dược, sản xuất hàng tiêu dùng.
1. Hiện trạng về năng suất và chất lượng
a) Tình hình sản xuất sản phẩm, hàng hóa chủ lực
Sản xuất công nghiệp của thành phố duy trì sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2003-2013 với giá trị sản xuất ước tăng 10,9%/năm (giá cố định 2010), giá trị năm 2013 ước đạt 39.659 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2003.
Sản phẩm công nghiệp của thành phố ngày càng phong phú, đa dạng và đã hình thành một số sản phẩm chủ lực có quy mô sản xuất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố như dệt- may, thủy sản đông lạnh, bia, săm lốp cao su, xi măng, sắt thép, linh kiện-thiết bị điện, điện tử....
Thành phố Đà Nẵng đã quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển tương đối hoàn chỉnh 6 khu công nghiệp tập trung tổng diện tích 1.141,82 ha và đang triển khai xây dựng thêm 3 khu công nghiệp với tổng quỹ đất gần 3.000 ha, gồm: Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin và Khu Công nghiệp Hòa Khương. Đến hết quý I-2013, các khu công nghiệp đã thu hút 376 dự án (trong nước có 296 dự án), tổng vốn đầu tư 12.444 tỷ đồng và 768,4 triệu USD, tỷ lệ lấp đầy đạt 85,9%.
b) Hiện trạng về năng lực cạnh tranh của DNNVV thành phố Đà Nẵng
Thành phố hiện có 12.280 DNNVV đang hoạt động với tổng vốn đăng ký khoảng 64 000 tỷ đồng; DNNVV đã và đang tham gia ngày càng sâu rộng trong quá trình phát triển kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ cho nguồn thu ngân sách và sự tăng trưởng GDP (đóng góp gần 60% GDP) của thành phố. Tuy vậy, đa số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt đối với những DNNVV không có hoặc ít tài sản thế chấp. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản. Năm 2012, toàn thành phố có 286 DN giải thể, gần 3.000 DN ngừng hoạt động, năm 2013 đã có khoảng 1194 DN ngừng hoạt động.
Do đó, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV thành phố Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các DNNVV trên địa bàn là quan trọng và đây cũng là mục tiêu của Dự án.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động trực diện và mạnh mẽ đến định hướng phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Cùng với sự phát triển đó, DNNVV thành phố Đà Nẵng đã có sự tăng trưởng nhanh về số lượng, chiếm tỷ trọng vốn và lực lượng lao động đáng kể. Trong những năm qua, mặc dù thành phố đã có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ DNNVV tăng năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh như đơn giản hóa các quy định thủ tục đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, nguồn vốn vay ưu đãi, xúc tiến thương mại, các chương trình hỗ trợ phát triển, hỗ trợ tham gia chương trình sản phẩm chủ lực xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp thành phố xây dựng áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, đổi mới công nghệ, nghiên cứu các đề tài ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, trợ giúp phát triển doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ viễn thông, đào tạo nghề v.v... Tuy vậy, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của DNNVV tại thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể là tỷ lệ lao động đóng góp trên chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu nộp ngân sách, chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư và giá trị kim ngạch xuất khẩu của các DNNVV trên địa bàn còn ở mức thấp.
Đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của DNNVV trên địa bàn thành phố qua một số yếu tố cơ bản như sau:
- Về năng lực quản lý doanh nghiệp, trình độ nguồn nhân lực
Phần lớn đối với DNNVV, chủ doanh nghiệp vừa thực hiện công tác quản lý vừa điều hành doanh nghiệp, không có sự phân biệt chức năng lãnh đạo, xây dựng chiến lược của chủ doanh nghiệp và chức năng quản lý, điều hành của người quản lý.
Vấn đề nhận thức và tiếp cận trong việc xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 một cách có hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành còn nhiều bất cập. Theo kết quả khảo sát có khoảng 35% doanh nghiệp đã áp dụng ISO 9001 và có đến 50% doanh nghiệp được khảo sát chưa áp dụng tiêu chuẩn này.
Mặt khác, việc tiếp cận thông tin còn hạn chế nên hầu hết các DNNVV chưa nắm bắt được các chủ trương, chính sách cũng như định hướng phát triển kinh tế-xã hội (cũng theo kết quả khảo sát đã dẫn ở trên, hiện có đến khoảng 60% DNNVV thiếu thông tin về cơ chế, chính sách).
Những hạn chế trong năng lực điều hành, quản lý, tiếp cận thông tin đã ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư, đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất hoặc phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, DNNVV thành phố vẫn chưa thấy hết vai trò quan trọng của hoạt động quản trị nên chưa chú trọng đến đội ngũ quản lý. Trình độ cán bộ quản lý thấp, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức và phong cách quản lý hiện đại, chưa có chính sách tối ưu trong tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý nâng cao trình độ, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch, nghiên cứu tiếp cận với thị trường thế giới. Trong điều kiện hội nhập, trình độ quản lý của doanh nghiệp giữ vị trí quyết định trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần đặt công việc nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý lên hàng đầu.
Hiện nay nhu cầu đào tạo của DNNVV rất cao, số liệu từ cuộc khảo sát đã nêu trên cho thấy nhu cầu đào tạo về các nội dung: năng lực quản trị doanh nghiệp là 46 %, đào tạo về quản lý sản xuất và năng suất chất lượng là trên 65%, quản lý tiết kiệm năng lượng 35%,...
Một trong những hạn chế lớn đối với DNNVV hiện nay là thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn. Khuynh hướng phổ biến cho thấy các doanh nghiệp này hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, nghèo nàn về kiến thức trên các mặt quản lý và điều hành, chiến lược kinh doanh, phát triển quảng bá thương hiệu, áp dụng công nghệ... và như thế sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và hạn chế khả năng cạnh tranh. Cho nên, việc đẩy mạnh công tác đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo nói riêng và lực lượng lao động nói chung của DNNVV là hết sức cần thiết và cấp bách.
- Về quy mô vốn, trình độ công nghệ
12.280 DNNVV đang hoạt động, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; với tổng số vốn đăng ký 64.000 tỷ đồng, tăng 30 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2005. Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 65,05%, DN có mức vốn từ 1-10 tỷ đồng chiếm 31,25%, chỉ có 3,7% DN có vốn đăng ký hơn 10 tỷ đồng. Như vậy, hằng năm số lượng DN và quy mô vốn đều tăng, tuy nhiên xét về góc độ quy mô vốn cho thấy đa phần là DN nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Vấn đề tiếp cận các nguồn vốn là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định, tình trạng thiếu vốn để sản xuất của DNNVV là một khó khăn không nhỏ, nhất là các khoản vay trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt là nguồn vốn chủ sở hữu thấp. Đại đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Với năng lực tài chính còn thấp và hạn chế, DNNVV thành phố khó có khả năng đầu tư cho quy trình công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các trang, thiết bị, công nghệ đảm bảo cho sản xuất các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Về trình độ công nghệ, theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố, phần lớn các DNNVV trên địa bàn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Theo đánh giá sơ bộ các doanh nghiệp có trình độ thiết bị hiện đại chỉ có từ 15-20%, còn lại hơn 35-38% doanh nghiệp ở mức độ trung bình, 42% ở mức lạc hậu và rất lạc hậu đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra. Với hiện trạng công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu như hiện nay của DNNVV đã dẫn tới tình trạng định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng.
Về kinh phí dành để đổi mới công nghệ so với tổng doanh thu cho thấy DNNVV chưa đặt vấn đề đổi mới công nghệ lên hàng đầu, cụ thể theo bảng dưới đây:
Tỷ lệ kinh phí dành cho đổi mới công nghệ so với tổng doanh thu | Tỷ lệ doanh nghiệp |
Từ 0% đến 1% | 24 |
Từ 1% đến 2% | 18 |
Từ 2% đến 3% | 2,7 |
Trên 3% | 13,5 |
Số doanh nghiệp sử dụng nội lực để đổi mới đổi công nghệ chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm gần 55% số doanh nghiệp được khảo sát. Nhiều doanh nghiệp cho rằng những khó khăn khi thay đổi công nghệ có thể rơi vào các hạn chế thông tin về cơ chế, chính sách, thủ tục, vốn.. Trong số đó nổi bật hơn cả là sự thiếu thông tin về cơ chế, chính sách (chiếm hơn 60%), khó khăn về vốn dành cho thay đổi công nghệ là 32%.
- Về quảng bá, xây dựng thương hiệu; tham gia các giải thưởng tôn vinh, quảng bá thương hiệu; xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thương hiệu có giá trị rất cao, là tài sản vô hình của doanh nghiệp; tuy nhiên, DNNVV trên địa bàn thành phố hiện nay vẫn chưa quan tâm đúng mức để xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu.
Rất nhiều DNNVV chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của tài sản trí tuệ và việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ, yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng xâm nhập thị trường, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tính đến tháng 9/2013, số DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đăng ký và được cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn ở mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1,2% tổng số các doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh.
Hoạt động nghiên cứu thị trường của các DNNVV thành phố Đà Nẵng chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng được chương trình xúc tiến bán hàng, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng một cách tốt nhất. Chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cũng rất nhỏ và có rất ít doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ triển lãm của thành phố, khu vực và ở các tỉnh thành khác trong nước và nước ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngoài.
Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã tận dụng được các đại lý để phân phối bán lẻ, mà chưa chú trọng đến việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường gồm đặc tính của các tập tục khách hàng, đặc tính của sản phẩm, đặc điểm môi trường. Xác lập hệ thống này còn mang tính chất “thời vụ” chứ chưa hình thành được chiến lược về kênh phân phối chuẩn. Bên cạnh đó, dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh như nghiên cứu thị trường, thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của doanh nghiệp còn thấp, chưa có sự quan tâm chưa đúng mức và cơ cấu tổ chức tương ứng.
Đối với Giải thưởng Chất lượng quốc gia là một giải thưởng thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức được quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưng so với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước, các doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng tham dự chiếm tỷ lệ rất thấp (từ năm 2000 đến năm 2012 có 14 doanh nghiệp tham gia với 26 lượt đạt giải, trong đó duy nhất có Công ty Cổ phần Bình Vinh lần đầu tiên đạt Giải Vàng Chất lượng quốc gia năm 2011).
Việc xây dựng, công bố áp dụng tiêu chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa nhìn tổng thể các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên, việc công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực hay tiêu chuẩn quốc tế chủ yếu tập trung ở các nhóm sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước chịu sự cạnh tranh quyết liệt như mặt hàng thủy sản đông lạnh, dệt may, sắt thép, vật liệu xây dựng, điện-điện tử, thực phẩm, đồ uống, giày da, v.v..., số còn lại công bố áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
c) Một số nguyên nhân chính của tình trạng yếu kém về năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa và năng lực cạnh tranh của DNNVV thành phố Đà Nẵng
Từ thực trạng nêu trên, có thể tóm lược một số nguyên nhân chính dẫn đến của tình trạng yếu kém về năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa và năng lực cạnh tranh của DNNVV thành phố Đà Nẵng như sau:
- Năng lực và bộ máy quản lý điều hành còn yếu; số lượng doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, số lượng sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia còn ít.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, lực lượng lao động chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
- Công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, chi phí năng lượng cho một đơn vị sản phẩm còn cao dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định.
- Nhận thức về xây dựng thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm hàng hóa còn hạn chế đã làm suy yếu năng lực cạnh tranh của các DNNVV.
2. Định hướng phát triển về năng suất chất lượng
Theo định hướng phát triển ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung ưu tiên phát triển những ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao (trong đó tập trung ưu tiên phát triển các chuyên ngành như công nghiệp chế biến-chế tạo; công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin; công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản và thực phẩm; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hóa chất-cao su-nhựa; công nghiệp dệt may, da giày; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép, công nghiệp phụ trợ); coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch và giá trị gia tăng cao, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.
Do đó các DNNVV thành phố Đà Nẵng phải nắm bắt cơ hội, xây dựng chiến lược và đầu tư phát triển công nghệ, chọn lọc các công nghệ mới thích hợp với doanh nghiệp, tranh thủ cơ hội từ cơ chế chính sách, nguồn tài chính hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền thành phố hướng đến đổi mới công nghệ, phát triển các yếu tố nguồn lực, cải thiện vị thế cạnh tranh trên thương trường.
Để góp phần thiết thực đưa thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020 và thực hiện Quyết định 712/QĐ-TTg , thành phố Đà Nẵng xây dựng Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” nhằm hỗ trợ DNNVV tiếp cận, nâng cao trình độ quản lý và năng suất chất lượng.
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Tạo bước chuyển biến về năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh của các DNNVV, góp phần tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp.
- Tạo dựng và nâng cao nhận thức về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo cách tiếp cận mới cho các DNNVV thông qua việc xây dựng các mô hình điểm về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, công cụ quản lý chất lượng tiên tiến; chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia; thực hiện kiểm toán năng lượng, đổi mới công nghệ.
- Chú trọng việc nâng cao năng lực quản lý về chất lượng, công nghệ cho đội ngũ cán bộ quản lý tại các DNNVV. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý tại doanh nghiệp về đánh giá công nghệ, xây dựng Dự án đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến.
b) Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến khi kết thúc dự án vào năm 2020 đạt:
- 100% doanh nghiệp được lựa chọn tham gia dự án hoàn thành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, áp dụng các mô hình, công cụ quản lý tiên tiến;
- 100% doanh nghiệp tham gia dự án được kiểm toán năng lượng;
- Trên 20% doanh nghiệp tham gia dự án được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia;
- 100% doanh nghiệp tham gia dự án có sản phẩm được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy hoặc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở;
- Trên 20% doanh nghiệp tham gia dự án thực hiện đổi mới công nghệ.
IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
1. Nâng cao được nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trong thành phố về áp dụng tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật, năng suất chất lượng, giải thưởng chất lượng; tạo dựng phong trào năng suất và chất lượng cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
2. Thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các công cụ về năng suất chất lượng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ trong khai thác, sản xuất, bảo quản, chế biến.
3. Đảm bảo nâng cao được năng suất tổng hợp và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia Dự án so với trước khi áp dụng ít nhất là 10%, góp phần nâng cao năng suất tổng hợp của các doanh nghiệp thành phố.
4. Thông qua việc thực hiện các nội dung của Dự án, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tham gia Dự án được đào tạo, huấn luyện đủ năng lực và kiến thức để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Tiêu chí xét chọn doanh nghiệp, sản phẩm tham gia Dự án
a) Số lượng doanh nghiệp được lựa chọn tham gia Dự án (gọi tắt là doanh nghiệp tham gia dự án): 20 DNNVV.
b) Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia Dự án
- Lĩnh vực: Các doanh nghiệp tham gia Dự án thuộc các lĩnh vực sau:
+ Sản xuất các mặt hàng thành phố ưu tiên phát triển;
+ Điện, điện tử, tự động hóa; công nghệ thông tin, tin học;
+ Vật liệu xây dựng, sắt thép, vật liệu composit, vật liệu nhẹ;
+ Cơ khí chế tạo;
+ Dệt may, da giày, cao su, nhựa;
+ Sản xuất nông sản, thực phẩm;
+ Công nghiệp phụ trợ.
- Doanh nghiệp:
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước theo luật định.
+ Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp; có chiến lược phát triển trung hạn, dài hạn; có chương trình, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện đầu tư phát triển (như đổi mới công nghệ, xây dựng triển khai áp dụng các hệ thống quản lý và công cụ quản lý tiên tiến; xây dựng công bố tiêu chuẩn, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy).
c) Các đối tượng khác
- Các DNNVV trên địa bàn thành phố không thuộc phạm vi của Dự án nêu ở điểm a khoản 1 mục V sẽ được hỗ trợ về đào tạo theo các nội dung của Dự án này.
- Các tổ chức chứng nhận, tư vấn của thành phố được bố trí kinh phí cho việc nâng cao năng lực về cơ sở vật chất, đào tạo để tham gia Dự án.
2. Xây dựng các mô hình điểm về năng suất, chất lượng
a) Tổ chức triển khai cho các DNNVV xây dựng áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn
- Các doanh nghiệp tham gia Dự án tiến hành xây dựng, áp dụng tại doanh nghiệp các hệ thống quản lý theo tiên chuẩn: ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, ISO 50000, OHSAS 18000 và các tiêu chuẩn khác.
- Áp dụng các công cụ quản lý chất lượng như 5S, Kaizen, Lean Six Sigma, đo lường năng suất, KPI,...trong hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn (nếu có).
- Các doanh nghiệp tham gia Dự án xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tổ chức đánh giá chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy đối với các sản phẩm của doanh nghiệp tham gia Dự án.
- Lựa chọn doanh nghiệp tham gia Dự án tham gia Giải thưởng chất lượng quốc gia.
- Đánh giá chỉ số về yếu tố năng suất tổng hợp (TFP-Total factor productivity) để xác định mức độ đóng góp của năng suất chất lượng trong tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
b) Chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ
- Đánh giá công nghệ cho 20 doanh nghiệp tham gia Dự án.
- Kiểm toán năng lượng cho 20 doanh nghiệp tham gia Dự án.
- Lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ (Dự án đổi mới công nghệ) theo các nội dung: Phân tích đánh giá thực trạng công nghệ tại doanh nghiệp; phân tích lựa chọn công nghệ thích hợp; thiết lập Dự án đổi mới công nghệ; thực hiện chuyển giao công nghệ; tổ chức triển khai công nghệ tại doanh nghiệp...
3. Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về năng suất chất lượng
a) Đào tạo, tập huấn
- Đào tạo tổng quan về năng suất chất lượng: 7 lớp, thời lượng 2 ngày/lớp
- Đào tạo đánh giá nội bộ: 2 lớp, thời lượng 2 ngày/lớp
- Đào tạo về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: 2 lớp, thời lượng 2 ngày/lớp.
- Đào tạo về quản trị chất lượng, quản trị công nghệ, quản trị dự án, quản trị rủi ro cho các đối tượng là lãnh đạo các doanh nghiệp: 2 lớp, thời lượng 2 ngày/lớp.
- Đào tạo về chuyển giao công nghệ, đánh giá công nghệ, xây dựng Dự án công nghệ: 3 lớp, thời lượng 2 ngày/lớp
- Đào tạo về yếu tố năng suất tổng hợp (TFP): 1 lớp, thời lượng 2 ngày/lớp.
b) Tuyên truyền, quảng bá
- Xây dựng 7 chuyên đề, phóng sự trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng và các đài truyền hình khác.
- Tổ chức 4 hội nghị, hội thảo triển khai, sơ kết và tổng kết Dự án.
4. Nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện dự án
a) Đào tạo ít nhất 7 chuyên gia năng suất chất lượng cho các sở ban ngành.
b) Đào tạo ít nhất 5 chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000).
c) Đào tạo ít nhất 7 chuyên gia đánh giá sự phù hợp của sản phẩm.
d) Xây dựng và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17065 cho Phòng Đánh giá chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm.
e) Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo.
(Các nội dung nêu trên tùy theo nội dung đăng ký của từng doanh nghiệp để triển khai, không triển khai tất cả các doanh nghiệp).
1. Hỗ trợ kinh phí cho các dự án của doanh nghiệp
a) Các dự án của doanh nghiệp về năng suất - chất lượng
Các doanh nghiệp tham gia Dự án được:
- Hỗ trợ 70% kinh phí xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, hoặc công cụ quản lý nhưng không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp tích hợp áp dụng hai hoặc nhiều hệ thống quản lý hoặc công cụ quản lý, mức hỗ trợ không quá 70 triệu đồng/doanh nghiệp.
- Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 15 triệu đồng/tiêu chuẩn (tối đa không quá 2 tiêu chuẩn/doanh nghiệp).
- Hỗ trợ 70% kinh phí chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy nhưng không quá 30 triệu đồng/sản phẩm (tối đa không quá 2 sản phẩm/doanh nghiệp).
- Hỗ trợ 100% kinh phí tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (tối đa không quá 20 triệu đồng/doanh nghiệp).
- Hỗ trợ 70% kinh phí kiểm toán năng lượng (tối đa không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp).
- Đối với các hình thức hỗ trợ nêu trên, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục và chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét, quyết định hỗ trợ.
b) Dự án của doanh nghiệp về đổi mới công nghệ
- Doanh nghiệp tham gia Dự án được hỗ trợ đến 50% giá trị dự án chuyển giao đổi mới công nghệ, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng (tối đa không quá 500 triệu đồng cho 1 doanh nghiệp).
- Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục;
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành, hội đồng liên quan để xem xét, thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt mức hỗ trợ đối với từng doanh nghiệp cụ thể.
2. Nguồn kinh phí
a) Nguồn kinh phí
- Kinh phí thực hiện Dự án được bố trí vào kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ được UBND thành phố cân đối hằng năm cấp cho Sở Khoa học và Công nghệ.
- Kinh phí của doanh nghiệp tham gia Dự án.
- Kinh phí từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của thành phố.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
b) Chế độ quản lý tài chính thực hiện Dự án: Theo quy định tại Quyết định số 712/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN .
3. Phân kỳ kinh phí thực hiện Dự án
Dự án được triển khai qua 2 giai đoạn: 2014 - 2015 và 2016 - 2020.
Phân kỳ thực hiện và kinh phí dự án theo Phụ lục kèm theo Dự án này.
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Giúp UBND thành phố quản lý, theo dõi tình hình thực hiện Dự án và phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất lên UBND thành phố các chính sách, biện pháp cần thiết để thực hiện Dự án có hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thành lập Ban điều hành Dự án và xây dựng hướng dẫn các thủ tục thực hiện dự án. Kinh phí hoạt động của Ban điều hành Dự án theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tổ chức phổ biến nội dung, chính sách hỗ trợ của Dự án này cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Xây dựng kế hoạch, dự toán triển khai Dự án hằng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện Dự án; ưu tiên cho những lĩnh vực theo định hướng phát triển của thành phố.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Dự án nâng cao năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.
- Thành lập Hội đồng xét duyệt và và Hội đồng đánh giá, nghiệm thu Dự án của doanh nghiệp.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện dự án cho Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND thành phố theo yêu cầu.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và doanh nghiệp chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện Dự án.
+ Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện Dự án của doanh nghiệp; kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
+ Thực hiện việc sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ cho Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND thành phố; đề nghị khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện dự án theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành chức năng căn cứ khả năng cân đối của ngân sách để bố trí kinh phí thực hiện Dự án và báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt theo quy định trong trường hợp nguồn huy động không đảm bảo.
- Cử cán bộ tham gia Ban điều hành dự án, các Hội đồng xét duyệt nội dung, nghiệm thu và tham gia xét duyệt kinh phí Dự án nâng cao năng suất và chất lượng của các doanh nghiệp theo quy định, chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Cân đối kế hoạch ngân sách năm 2014, bổ sung kinh phí 6 tháng cuối năm cho Sở Khoa học và Công nghệ để triển khai dự án theo lộ trình tại phụ lục kinh phí của Dự án.
3. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng
- Cử cán bộ tham gia Hội đồng xét duyệt nội dung, nghiệm thu và kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án của doanh nghiệp.
- Tuyên truyền về nội dung và chính sách hỗ trợ của Dự án.
- Vận động doanh nghiệp tham gia Dự án.
4. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất thành phố
- Tuyên truyền về nội dung và chính sách hỗ trợ của Dự án.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc vận động các doanh nghiệp trong KCN tham gia Dự án.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chính sách, quy định liên quan đến năng suất và chất lượng của Đảng và Nhà nước.
- Chỉ đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng và các cơ quan báo chí trên địa bàn xây dựng các phóng sự, bản tin về phong trào năng suất chất lượng ở doanh nghiệp và địa phương.
6. Các tổ chức tư vấn và đánh giá thuộc thành phố
Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia Dự án xây dựng triển khai áp dụng đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý và công cụ quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tiên tiến
7. Doanh nghiệp tham gia Dự án
Cam kết thực hiện đúng các nội dung theo kế hoạch đã được phê duyệt trong Dự án, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình, tiến độ, kinh phí, những thuận lợi khó khăn và đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ qua Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong suốt quá trình tham gia./.
PHÂN KỲ THỰC HIỆN VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
TT | Nội dung thực hiện | Giải trình cơ sở pháp lý cho các nội dung | Đơn giá | Dự kiến kinh phí (triệu đồng) | |||||||||||||||
Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | ||||||||||||||||||
Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Tổng cộng | ||||||||||||
SL | KP | SL | KP | SL | KP | SL | KP | SL | KP | SL | KP | SL | KP | SL | KP | ||||
| Tổng cộng kinh phí (I+II+III+IV) |
|
|
| 1085 |
| 1095 |
| 1050 |
| 1070 |
| 1000 |
| 474,8 |
| 377,8 |
| 6151,6 |
I | Xây dựng mô hình điểm năng suất chất lượng |
|
|
| 555 |
| 935 |
| 955 |
| 935 |
| 905 |
| 385 |
| 310 |
| 4980 |
1 | Xây dựng áp dụng hệ thống quản lý, công cụ quản lý cho 20 doanh nghiệp | Báo giá của Trung tâm NSCL | 50 triệu/DN | 3 | 150 | 3 | 150 | 3 | 150 | 3 | 150 | 3 | 150 | 3 | 150 | 2 | 100 | 20 DN | 1000 |
2 | Chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy cho sản phẩm (tính trung bình 1 sản phẩm/DN) | Dự kiến | 30 triệu/SP/DN | 3 | 90 | 3 | 90 | 3 | 90 | 3 | 90 | 3 | 90 | 3 | 90 | 2 | 60 | 20 SP | 600 |
3 | Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (tính trung bình một tiêu chuẩn/doanh nghiệp) | Chi phí này là mức dự kiến cho quá trình xây dựng mới TCCS của DN theo quy định tại Thông tư số 12/2007/TT-BKHCN | 15triệu/TC | 3 | 45 | 3 | 45 | 3 | 45 | 3 | 45 | 3 | 45 | 3 | 45 | 2 | 30 | 20 TCCS | 300 |
4 | Tham gia Giải thưởng Chất lượng quốc gia | Theo thông báo mức đóng kinh phí hằng năm của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng | 20triệu/DN | 1 | 20 |
|
| 1 | 20 |
|
| 1 | 20 |
|
| 1 | 20 | 4 DN | 80 |
5 | Kiểm toán năng lượng 20 doanh nghiệp tham gia Dự án | Thông tư liên tịch số 142/2007/BTC-BCT ngày 30/11/2007 quy định mức kiểm toán năng lượng cho 1 doanh nghiệp là 50 trđ/Báo cáo kiểm toán |
| 5 | 250 | 3 | 150 | 3 | 150 | 3 | 150 | 2 | 100 | 2 | 100 | 2 | 100 | 20 DN | 1000 |
6 | Thực hiện đổi mới công nghệ cho 04 Dự án |
| 500 triệu/Dự án |
|
| 1 | 500 | 1 | 500 | 1 | 500 | 1 | 500 |
|
|
|
| 04 Dự án | 2000 |
II | Đào tạo, tập huấn tuyên truyền về năng suất chất lượng |
|
|
| 115 |
| 145 |
| 75 |
| 115 |
| 75 |
| 75 |
| 55 |
| 655 |
1 | Đào tạo tổng quan về năng suất chất lượng (07 lớp, 2 ngày/lớp, 50hv/lớp) | Trên cơ sở báo giá của Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Năng suất thuộc Tổng cục TDC, Viện Tiêu chuẩn BST | 30 triệu/ lớp | 1 | 30 | 1 | 30 | 1 | 30 | 1 | 30 | 1 | 30 | 1 | 30 | 1 | 30 | 07 lớp | 210 |
2 | Đào tạo đánh giá nội bộ HTQLCL (02 lớp, 2 ngày/lớp, 50hv/lớp) | 30 triệu/ lớp |
|
| 1 | 30 |
|
| 1 | 30 |
|
|
|
|
|
| 2 lớp | 60 | |
3 | Đào tạo Giải thưởng chất lượng Quốc gia (02 lớp, 02 ngày/lớp, 50hv/lớp) | 30 triệu/slớp | 1 | 30 |
|
|
|
|
|
| 1 | 30 |
|
|
|
| 2 lớp | 60 | |
4 | Đào tạo Quản trị chất lượng, quản trị dự án, quản trị rủi ro cho lãnh đạo DN (02 lớp, 2 ngày/lớp, 50 học viên) | 30 triệu/ lớp |
|
| 1 | 30 |
|
| 1 | 30 |
|
|
|
|
|
| 2 lớp | 60 | |
5 | Đào tạo chuyển giao CN, đánh giá CN, xây dựng dự án công nghệ (03 lớp, 2 ngày/lớp, 50 học viên) | 30 triệu/ lớp | 1 | 30 |
|
| 1 | 30 |
|
|
|
| 1 | 30 |
|
| 03 lớp | 90 | |
6 | Đào tạo về các yếu tố năng suất tổng hợp TFP (01 lớp; 02 ngày/lớp, 20 | 30 triệu/ lớp |
|
| 1 | 30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 01 lớp | 30 | |
7 | Tổ chức 4 hội nghị, Hội thảo triển khai, sơ kết, tổng kết | Định mức hội nghị chi theo QĐ số 06/2011/QĐ-UBND ngày 08/12/2011 của UBND thành phố | 10 triệu/buổi/cuộc | 1 | 10 | 1 | 10 |
|
| 1 | 10 |
|
|
|
| 1 | 10 | 04 lớp | 40 |
8 | Thực hiện phóng sự truyền hình (10 phóng sự) |
| 15 triệu/phóng sự | 1 | 15 | 1 | 15 | 1 | 15 | 1 | 15 | 1 | 15 | 1 | 15 | 1 | 15 | 07 phóng sự | 105 |
III | Nâng cao năng lực, tổ chức thực hiện dự án |
|
|
| 404 |
| 0 |
| 0 |
|
|
|
|
|
|
|
| 0 | 404 |
1 | Trang bị thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, đào tạo (trang bị máy tính xách tay, 01 prjectoer, 01 máy in laser) | Theo định mức hiện hành |
|
| 70 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 70 |
2 | Đào tạo 07 chuyên gia năng suất chất lượng cho các sở, ban ngành | Trên cơ sở báo giá của Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Năng suất thuộc Tổng cục TĐC, Viện Tiêu chuẩn BSI | 7 triệu/ người | 7 | 49 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 07 chuyên gia | 49 |
3 | Đào tạo 05 chuyên gia đánh giá HTQL (ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000) Cho các Sở, ban, ngành | 7 triệu/ người | 5 | 35 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 05 chuyên gia | 35 | |
4 | Đào tạo 07 chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm (tại Hà Nội) | Theo báo giá của Trung tâm Đào tạo (đã bao gồm chi phí ăn ở, đi lại) | 10 triệu/ người | 7 | 70 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 07 chuyên gia | 70 |
5 | Xây dựng, chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC17065 của Phòng Đánh giá chứng nhận) phục vụ ĐGCN sản phẩm, hàng hóa | Dự kiến |
|
| 180 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 180 |
IV | Kinh phí triển khai, thực hiện |
|
|
| 10,8 |
| 14,8 |
|
|
| 19,8 |
| 19,8 |
| 14,8 |
| 12,8 |
| 112,6 |
1 | Kinh phí tham mưu, tư vấn |
|
|
| 9 |
| 13 |
| 18 |
| 18 |
| 18 |
| 13 |
| 11 |
| 100 |
2 | Kinh phí họp triển khai: Trưởng ban (0,2 triệu đồng/cuộc họp x 02 cuộc x 1 người) | Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC- BKHCN ngày 16/9/2011 của liên Bộ KHCN và Bộ TC về việc Quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình Năng suất | 0,2 triệu/cuộc/người | 2 | 0,4 | 2 | 0,4 | 2 | 0,4 | 2 | 0,4 | 2 | 0,4 | 2 | 0,4 | 2 | 0.4 |
| 2,8 |
3 | Thành viên Ban điều hành Dự án (0,1 triệu đồng/cuộc họp x 2 cuộc x 7 người) | 0,1 triệu/cuộc/người | 2 | 1,4 | 2 | 1,4 | 2 | 1,4 | 2 | 1,4 | 2 | 1,4 | 2 | 1,4 | 2 | 1,4 |
| 9,8 | |
| Tổng cộng kinh phí (I+II+III+IV) |
|
|
| 1085 | 0 | 1095 | 0 | 1050 | 0 | 1070 | 0 | 1000 | 0 | 474,8 | 0 | 377,8 | 0 | 6151,6 |
(Tổng cộng kinh phí thực hiện dự án: Sáu tỷ một trăm năm mươi hai triệu đồng chẵn)
Ghi chú: Chi phí nêu trên được tính toán theo thời giá tại thời điểm lập Dự án. Trong quá trình thực hiện Dự án, các chi phí này sẽ được tính toán theo thực tế phù hợp với quy định pháp luật./.
- 1Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 52/2012/QĐ-UBND bãi bỏ Quy định giá cước và tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 3Quyết định 29/2010/QĐ-UBND Quy định tổ chức quản lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 1Thông tư 12/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 51/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ do Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 5Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 6Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 8Thông tư 20/2010/TT-BKHCN Quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9Thông tư liên tịch 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN quy định chế độ quản lý tài chính đối với nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 10Quyết định 52/2012/QĐ-UBND bãi bỏ Quy định giá cước và tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 29/2010/QĐ-UBND Quy định tổ chức quản lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Quyết định 2799/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”
- Số hiệu: 2799/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/05/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Văn Hữu Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra