Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2796/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 10 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V DUYỆT PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC MƯA VÀ NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về việc thoát nước và xử lý nước thải;

Căn cứ Quyết định số 2084/QĐ-TTg ngày 22/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2025;

Căn cứ Văn bản số 561/UBND-VP5 ngày 08/8/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc quy hoạch thoát nước thành phố Nam Định do JICA Nhật Bản tài trợ;

Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 03/01/2018 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch thoát nước mưa và nước thải thành phố Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị tại Tờ trình số 173/TTr-UBND ngày 8/11/2018 của UBND thành phố Nam Định, Tờ trình số 86/TTr-SXD ngày 27/11/2017 của Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch thoát nước mưa và nước thải thành phố Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung sau:

I. Sự cần thiết lập quy hoạch:

Thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại I theo Quyết định số 2106/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng chính phủ, là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Nam Định và của vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Các quy hoạch chung của thành phố Nam Định được lập vào năm 2011 và cơ sở hạ tầng đã được xây dựng để đáp ứng một phần theo quy hoạch. Quy hoạch thoát nước mưa và nước thải là ưu tiên hàng đầu trong quy hoạch chung này, tuy nhiên chưa có kế hoạch thực hiện cụ thể cũng như các nhà tài trợ cho hạng mục thoát nước mưa và nước thải. Mặc dù trong những năm qua mạng lưới thoát nước đã được đầu tư nhưng vẫn chưa giải quyết được tình trạng ngập úng cục bộ.

Thực tế tại nhiều đô thị trong cả nước, sự phát triển tự phát thiếu tính quy hoạch hoặc quy hoạch không phù hợp đã gây ra sư mất cân đối giữa dân số đô thị và các điều kiện hạ tầng đô thị cần thiết, tạo ra nhiều bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển và đời sống của người dân đô thị như tắc nghẽn giao thông, thiếu nguồn nước sạch, ngập lụt, ô nhiễm môi trường, thiếu không gian sống,...

Căn cứ theo Quyết định điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nam Định năm 2025, hiện trạng thoát nước và công tác ứng phó biến đổi khí hậu, quy hoạch thoát nước mưa và nước thải cho thành phố Nam Định đáp ứng phù hợp với giai đoạn từ nay đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Đặc biệt quan trọng, quy hoạch này sẽ là căn cứ để lựa chọn dự án ưu tiên lập dự án đầu tư xây, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng các công trình thoát nước.

Do vậy, để hình thành khung mạng lưới thoát nước và cũng như khung pháp lý và quản lý mạng lưới thoát nước mưa và nước thải một cách hợp lý, đồng bộ việc nghiên cứu lập “Quy hoạch thoát nước mưa và nước thải thành phố Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn 2050” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như tính đến các yếu tố ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

II. Thành phần hồ sơ:

1. Phần bản vẽ:

TT

Tên bản vẽ

Tỷ lệ

Quy cách bản vẽ

Hồ sơ mầu

Hồ sơ đen trắng

File mềm

1

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng có thể hiện ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch

1/180.000

R

R

R

2

Sơ đồ ranh giới Quy hoạch

1/80.000

R

R

R

3

Bản đồ hiện trạng sông hồ, kênh mương (tổng thể)

1/24.000

 

R

R

4

Bản đồ mương hiện trạng sông hồ, kênh mương

1/10.000

 

R

R

5

Sơ đồ tổng thể hiện trạng xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước

1/24.000

 

R

R

6

Bản đồ hiện trạng thoát nước

1/5.000

 

R

R

7

Bản đồ tổng thể hiện trạng sử dụng đất

1/24.000

 

R

R

8

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1/10.000

 

R

R

9

Bản đồ tổng thể quy hoạch thoát nước mưa đến năm 2030, tầm nhìn 2050

1/25.000

 

R

R

10

Bản đồ quy hoạch thoát nước mưa đến năm 2030, tầm nhìn 2050

1/10.000

 

R

R

11

Bản đồ tổng thể quy hoạch thoát nước thải đến năm 2030

1/25.000

 

R

R

12

Bản đồ tổng thể lưu vực các nhà máy xử lý nước thải đến 2030

1/25.000

 

R

R

13

Bản đồ quy hoạch thoát nước thải đến năm 2050

1/10.000

 

R

R

14

Bản đồ tổng thể quy hoạch thoát nước thải giai đoạn 2030 - 2050

1/25.000

 

R

R

15

Bản đồ tổng thể lưu vực các nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 2030 - 2050

1/25.000

 

R

R

16

Bản đồ quy hoạch thoát nước thải giai đoạn 2030 - 2050

1/10.000

 

R

R

17

Bản đồ tổng thể đánh giá môi trường chiến lược

1/25.000

 

R

R

18

Bản vẽ đánh giá môi trường chiến lược

1/10.000

 

R

R

2. Phần thuyết minh:

2.1 - Thuyết minh tổng hợp.

2.2 - Thuyết minh tóm tắt.

2.3 - Các bản vẽ A3 kèm theo.

2.4 - Phụ lục kết quả tính toán thủy lực.

2.5 - Các văn bản pháp lý liên quan kèm theo.

III. Nội dung chính đồ án Quy hoạch:

1. Vị trí, ranh giới:

Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm:

Toàn bộ phạm vi thành phố Nam Định theo điều chỉnh quy hoạch chung đã được phê duyệt tại Quyết định số 2084/QĐ-TTg ngày 22/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Nam Định hiện hữu; huyện Mỹ Lộc; 03 xã của huyện Vụ Bản gồm Đại An, Thành Lợi, Tân Thành; 05 xã huyện Nam Trực gồm Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Điền Xá và Nghĩa An. Trong đó:

* Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Phạm vi địa giới hiện nay của thành phố Nam Định.

* Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Phạm vi địa giới huyện Mỹ Lộc, các xã thuộc huyện Nam Trực gồm Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Điền Xá và Nghĩa An, các xã thuộc Huyện Vụ Bản gồm: Đại An, Thành Lợi và Tân Thành.

2. Diện tích và dân số:

* Tổng diện tích nghiên cứu khoảng 18.445 ha.

* Quy mô dân số:

- Dân số dự báo đến năm 2030: Khoảng 580.000 người.

Trong đó: Dân số khu vực nghiên cứu trực tiếp: 343.150 người.

Khu vực nghiên cứu gián tiếp: 236.842 người.

- Dân số dự báo đến năm 2050: Khoảng 740.000 người.

Trong đó: Dân số khu vực nghiên cứu trực tiếp: 489.827 người.

Khu vực nghiên cứu gián tiếp: 252.801 người.

3. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa:

3.1. Tần suất và cường độ mưa tính toán:

- Tần suất mưa tính toán P = 10 năm tương ứng tần suất 10%.

- Lượng mưa tính toán có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu ứng với tần suất 10%.

Bảng 1. Lượng mưa tính toán có xét đến biến đổi khí hậu

STT

Thời kì

Năm mục tiêu quy hoạch

Lượng mưa thiết kế
(mm/ngày)

1

Kịch bản RCP4.5

 

 

 

Thời kì 2016 - 2035

2030

273.97

 

Thời kì 2046 - 2065

2050

275.32

2

Kịch bản RCP8.5

 

 

 

Thời kì 2016 - 2035

2030

268.78

 

Thời kì 2046 - 2065

2050

299.15

3.2. Phân lưu vực thoát nước:

Lưu vực và hướng thoát: Chia làm 2 lưu vực chính Bắc sông Đào và Nam sông Đào.

* Lưu vực Bắc Sông Đào được chia 05 lưu vực:

Lưu vực 01: Bao gồm xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Hà, xã Mỹ Tiến, xã Mỹ Thắng một phần xã Mỹ Thịnh, thị trấn Mỹ Lộc, xã Mỹ Hưng, xã Lộc Hòa và một phần phía Bắc Phường Lộc Vượng; hướng thoát nước ra sông Vĩnh Giang, Châu Giang.

Lưu vực 02: Bao gồm xã Mỹ Tân, xã Mỹ Trung, xã Mỹ Phúc thuộc vùng tiêu Hữu Bị; hướng thoát nước qua sông Châu Giang, một phần thoát ra sông Vĩnh Giang.

Lưu vực 03: Một phân xã Tân Thành, xã Lộc An, xã Mỹ Xá, Phường Trường Thi, Phường Trần Đăng Ninh, toàn bộ phường Năng Tĩnh, phường Trần Quang Khải, phường Ngô Quyền, hướng thoát nước qua trạm bơm Kênh Gia.

Lưu vực 04: Phần còn lại của khu trung tâm thành phố Nam Định, phần còn lại phường Lộc Vượng, xã Mỹ Phúc, xã Mỹ Trung, xã Mỹ Tân; hướng thoát nước qua trạm bơm Quán Chuột.

Lưu vực 05: Phần còn lại của các xã Lộc Hòa, xã Mỹ Xá, xã Lộc An, xã Tân Thành, xã Mỹ Thịnh, thị trấn Mỹ Lộc, xã Mỹ Hưng và toàn bộ các xã Mỹ Thành, xã Đại An, xã Thành Lợi; hướng thoát nước ra sông Chanh.

* Lưu vực Nam Sông Đào:

Lưu vực 06: Bao gồm xã Nghĩa An, xã Hồng Quang, xã Điền Xá, xã Nam Toàn, xã Nam Vân, xã Nam Mỹ, xã Nam Phong, phường Cửa Nam; hướng thoát ra sông Đào qua các trạm bơm Vạn Diệp và An Lá.

3.3. Giải pháp các tuyến thoát nước chính và công trình đầu mối:

* Ngoài các tuyến thoát nước mưa theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam Định đến năm 2025, đồ án quy hoạch thoát nước mưa và nước thải thành phố Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đề xuất bổ sung một số tuyến cống cấp I chính như sau:

Bổ sung tuyến cống nhằm tiêu thoát nước mặt lưu vực khu vực đô thị Hòa Vượng ra tuyến kênh T3-11 đã được cống hóa thuộc đường Kênh, bổ sung các tuyến cống ngầm nối các hồ với hệ thống tiêu thoát Kênh T3-11.

Bổ sung tuyến cống thoát nước chính kích thước (5x3)m điểm đầu ngã 3 đường Võ Nguyên Giáp và Trần Thánh Tông dọc theo đường Lưu Hữu Phước đi qua khu đô thị Mỹ Trung và nối vào kênh T3-11.

Bổ sung tuyến cống kích thước (2x2)m trên đường Thái Bình về trạm bơm Quán Chuột.

Bổ sung tuyến cống kích thước (2,5x2,5)m dọc đường Vị Hoàng - Võ Nguyên Giáp đấu nối với tuyến cấp I dọc theo đường Lưu Hữu Phước.

Bổ sung một số tuyến cống cấp I để nối các tuyến cống thoát nước mưa theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam Định tại lưu vực 3 để giảm thiểu thời gian nước chảy trong cống về trạm bơm Kênh Gia:

* Lưu vực từ Kênh Gia - Trần Huy Liệu - Văn Cao - Lương Thế Vinh - Nguyễn Hiền, một phần Hồ Hàng Nan, Hà Huy Tập, Thanh Chung.

Bổ sung tuyến cống kích thước (3x2)m thuộc đường Lương Thế Vinh đến ngã 3 đường Lương Thế Vinh và đường Văn Cao, tuyến này nối tuyến cống kích thước (1,2x1,6)m theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nam Định nằm dọc đường Trường Chinh.

Bổ sung tuyến cống kích thước (4x2)m dọc đường Văn Cao thu gom nước từ tuyến cống bổ sung (3x2)m dọc đường Lương Thế Vinh.

* Lưu vực Hai Bà Trưng - Trần Hưng Đạo - Trần Đăng Ninh - một phần Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Trỗi, Hồ Đông An.

Bổ sung tuyến cống kích thước (2x2.5)m trên đường Trần Đăng Ninh thu gom lưu vực đường Trần Đăng Ninh, Hà Huy Tập.

Bổ sung tuyến cống kích thước (2x2)m từ Ngã 3 Trần Phú - Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trần Phú - Đinh Bộ Lĩnh.

Bổ sung tuyến kích thước (4x2)m thu gom nước mưa các tuyến cống (1,2x1)m theo Quy hoạch chung thành phố Nam Định thuộc đường Hàng Thao.

Bổ sung tuyến cống kích thước (4x2)m từ ngã 3 Hoàng Hoa Thám - Trần Đăng Ninh đến Trần Phú, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Văn Trỗi vào hồ Đông An.

* Lưu vực Kênh Gia - Văn Cao - Nút giao Trần Quang Khải, Văn Cao, Trường Thi, đến đường Trần Nhân Tông - Trạm bơm Kênh Gia.

Bổ sung tuyến cống kích thước (5x2)m từ hồ Đông An đến đường Trần Nhân Tông và đưa vào hồ Kênh Gia 2.

Bổ sung tuyến cống kích thước (2x2)m đường Song Hào vào tuyến cống kích thước (3x2)m đường Trần Bích San tiêu thoát cho toàn bộ vùng còn lại phía Nam lưu vực 3 ra Kênh Gia.

* Các lưu vực thuộc phạm vi nghiên cứu gián tiếp:

Bổ sung các tuyến cống có đường kính từ DN1200 đến DN1800, cống hộp từ BxH = 2x2m đến BxH = 6x3m để đảm bảo tiêu thoát nước cho các đô thị trong dài hạn.

Nâng công suất trạm bơm thủy lợi Vạn Diệp lên công suất 22m3/s

* Ngoài các hồ trong đồ án quy hoạch chung thành phố Nam định đồ án quy hoạch thoát nước đề xuất bổ sung thêm 04 hồ bao gồm:

- Hồ gần trạm bơm Kênh Gia diện tích 4.27ha.

- Hồ trên kênh T3-11 diện tích 2ha.

- Hồ tại cống Vạn Diệp diện tích 7,3ha.

- Hồ trước trạm bơm tiêu thoát Vạn Diệp 5,28 ha.

4. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải:

4.1. Chỉ tiêu thoát nước thải:

- Lượng nước thải phát sinh được tính toán dựa trên dân số được phục vụ nhân với chỉ tiêu phát sinh theo đầu người.

Bảng 2: Chỉ tiêu thoát nước thải

STT

Các khu vực

Đơn vị tính

Tiêu chuẩn

Năm
2020

Năm
2030

1

Đô thị trung tâm

l/người-ngày

135

144

2

Đô thị mới

l/người-ngày

135

144

3

Các thị trấn

l/người-ngày

81

90

4

Công cộng, khách vãng lai, dịch vụ

% sinh hoạt

10 - 8

10 - 8

Bảng 3: Dự báo lượng nước thải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (m3/ng.đêm)

STT

Lượng nước thải sinh hoạt

Đến năm 2030

Đến năm 2050

I

Khu vực nghiên cứu trực tiếp

157.000

212.000

1.1

Lưu vực 01: Lưu vực Quán Chuột

89.000

117.000

1.2

Lưu vực 02: Lưu vực Kênh Gia - Đại An

68.000

95.000

II

Khu vực nghiên cứu gián tiếp

20.420

27.326

4.2. Lưu vực tiêu thoát nước thải:

Phân khu vực nghiên cứu trực tiếp thành 02 lưu vực, mỗi lưu vực có 01 nhà máy xử lý nước thải tập trung.

- Khu vực 01: Bao gồm các phường Lộc Vượng, Lộc Hạ, Thống Nhất, Hạ Long, Trần Tế Xương, Vị Hoàng, Vị Xuyên, Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Bà Triệu, Cửa Bắc, một phần xã Lộc Hòa trong giai đoạn dài hạn mở rộng lưu vực tiếp nhận thêm nước thải của một phần xã Mỹ Trung, Mỹ Tân.

- Khu vực 02: Bao gồm các phường Trường Thi, Trần Đăng Ninh, Ngô Quyền, Năng Tĩnh, Trần Quang Khải, các xã Lộc Hòa, Mỹ Xá, Lộc An trong giai đoạn dài hạn mở rộng lưu vực tiếp nhận thêm nước thải một phần phía bắc xã Tân Thành thuộc huyện Vụ Bản.

- Lưu vực gián tiếp bao gồm: Các xã Đại An, Tân Thành, Thành Lợi thuộc huyện Vụ Bản, các xã Nam Mỹ, Điền Xá, Nghĩa An, Nam Toàn, Hồng Quang thuộc huyện Nam trực và toàn bộ huyện Mỹ Lộc.

4.3. Quy mô và vị trí các nhà máy, trạm xử lý nước thải:

* Phạm vi nghiên cứu trực tiếp:

- Lưu vực 01:

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại vị trí cánh đồng thuộc phía Tây xóm Hồng Phú xã Mỹ Tân - Huyện Mỹ Lộc. Nước thải sau khi xử lý được bơm vào kênh dẫn hiện trạng chảy ra sông Hồng.

Xây dựng các giếng tách nước mưa và nước thải (CSO) và các tuyến cống dẫn nước thải từ DN600 - DN1700

Xây dựng 02 trạm bơm chuyển tiếp nước thải.

- Lưu vực 02:

Nhà máy xử lý nước thải tại xã Đại An - Huyện Vụ Bản, vị trí xây dựng xã Đại An - Huyện Vụ Bản.

Xây dựng các giếng CSO tại khu vực nội thị, các khu vực khác kết nối với hệ thống thoát nước thải riêng.

Xây dựng các tuyến cống nước thải từ DN600 - DN1400.

Xây dựng 01 trạm bơm chuyển tiếp nước thải.

* Phạm vi nghiên cứu gián tiếp:

- Riêng khu vực phía nam sông Đào ngoài hình thức thu gom và xử lý theo hình thức phân tán sẽ bố trí 02 nhà máy xử lý nước thải tập trung tại xã Nam Mỹ và Nghĩa An.

Nhà máy xử lý nước thải Nam Mỹ 2: Lưu vực thu gom phía bắc cống Vạn Diệp (bao gồm phường Cửa Nam, xã Nam Phong), nước thải được thu gom và xử lý sau đó xả vào tuyến cống Vạn Diệp; Công suất dự kiến đến năm 2030: 3.780 m3/ngđ; Công suất dự kiến đến năm 2050: 7.200 m3/ngđ.

Nhà máy xử lý nước thải Nghĩa An 1.

Ranh giới lưu vực thu gom: Phường Cửa Nam thuộc phía nam cống Vạn Diệp, xã Nam Mỹ thuộc phía đông sông Châu Thành, xã Nam Toàn, xã Nam Vân phía Bắc sông An Lá, xã Nghĩa An và một phần nhỏ cụm dân cư nam sông An Lá. Nước thải được thu gom và xử lý sau đó xả vào sông An Lá; Công suất dự kiến đến năm 2030: 1.500 m3/ngđ; Công suất dự kiến đến năm 2050: 2.700 m3/ngđ.

Các trạm xử lý phân tán khác vị trí đặt tại các khu vực đất nông nghiệp hoặc đất cây xanh gần các khu đất làng xóm cải tạo, khu quy hoạch dân cư mới theo bản đồ quy hoạch thoát nước thải thành phố Nam Định tỷ lệ 1/10.

Tổng công suất và số lượng trạm xử lý nước thải thể hiện bảng 4:

Bảng 4: Tổng hợp các trạm xử lý nước thải phạm vi nghiên cứu trực tiếp, gián tiếp

STT

Lượng nước thải sinh hoạt

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Đến năm 2050

A

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp

1

Lưu vực 01 (công suất:
m3/ng.đ)

32.000

89.000

117.000

2

Lưu vực 02 (công suất:
m3/ng.đ)

 

68.000

95.000

B

Phạm vi nghiên cứu gián tiếp

I

Lưu vực Bắc sông Đào

 

 

 

1.1

Số lượng trạm xử lý nước thải sinh hoạt

49

27

27

1.2

Công suất trạm (m3/ngđ)

33 ~ 827

72 ~ 1.464

81 ~ 1.464

1.3

Tổng công suất (m3/ngđ)

9.477

9.188

10.076

II

Lưu vực Nam sông Đào

 

 

 

2.1

Số lượng trạm xử lý nước thải sinh hoạt

33

13

13

2.2

Công suất trạm (m3/ngđ)

52 ~ 1.177

149 ~ 3.780

189 ~ 7.200

2.3

Tổng công suất (m3/ngđ)

9.900

11.232

17.250

4.4. Giải pháp thoát nước và xử lý nước thải:

- Đối với phạm vi nghiên cứu trực tiếp, sử dụng mô hình thoát nước nửa riêng và riêng kết hợp. Trong đó:

Đối với các khu vực nội thị đã có các tuyến cống thoát hiện trạng sử dụng chung và không có khả năng tách riêng sử dụng các hệ thống giếng tách nước mưa và nước thải (CSO) tách nước thải và nước mưa đợt đầu vào các tuyến cống bao thu gom.

Đối với các khu vực đô thị xây mới sử dụng hệ thống tiêu thoát nước thải riêng.

- Đối với phạm vi nghiên cứu gián tiếp: Sử dụng mô hình thu gom và xử lý nước thải theo dạng phân tán.

4.5. Giải pháp công nghệ xử lý nước thải:

Nước thải sinh hoạt đối với các nhà máy/trạm xử lý nước thải theo đồ án quy hoạch có đề xuất các giải pháp công nghệ để phù hợp với từng điều kiện áp dụng sau này:

- Công nghệ bùn hoạt tính thông thường (CAS)

- Công nghệ sử dụng bể SBR (Bể sinh học hoạt động theo mẻ)

- Công nghệ màng sinh học MBR (Membrane Bio Reactor)

- Công nghệ AAO (Anaearobic-Anoxic-Oxic) (kỵ khí - thiếu khí - hiếu khí)

- Công nghệ AO (Anoxic - Oxic) (thiếu khí - hiếu khí)

- Công nghệ bể lọc sinh học nhỏ giọt PTF (Pre-tricling Filter)

- Công nghệ bể BASTAF kết hợp bãi lọc ngầm

5. Đề xuất các dự án ưu tiên xây dựng giai đoạn đến 2025:

TT

Dự án đề xuất ưu tiên

Thời gian
thực hiện

A

Hệ thống thoát nước mưa

 

1

- Dự án xây dựng tuyến cống thoát nước mưa, cống bao Phường Trường Thi, Văn Miếu, Trần Quang Khải, Năng Tĩnh, Trần Hưng Đạo, Trần Đăng Ninh, Phan Đình Phùng...

- Dự án xây dựng tuyến cống thoát nước mưa, cống bao Phường Bà Triệu, Quang Trung, Vị Xuyên, Vị Hoàng, Hạ Long

- Tuyến đường Kênh Gia - Tức Mặc (630m)

- Tuyến nối Hồ Lộc Vượng ra Kênh T3- 11(310m)

- Tuyến dọc đường từ ngã ba Văn Cao - sông Hào đến Ngã tư Sông Hào Trần Bích San (550m)

- Tuyến Nguyễn Văn Trỗi - Trần Bích San ra Kênh Gia (1010m)

- Tuyến từ ngã ba Trần Đăng Ninh - Hoàng Hoa Thám - đến ngã ba Trần Phú Hoàng Hoa Thám - ngã tư Đinh Bộ Lĩnh Trần Phú, Ngã tư Đinh Bộ Lĩnh, dọc đường Hàng Thao đổ vào hồ Đồng An (1500m)

- Tuyến đường Thái bình từ Bùng Binh Trường Chinh Hàn Thuyên chạy dọc theo đường Thái Bình đổ vào trạm bơm Quán Chuột (1641m)

- Đường Trần Thánh Tông chạy ra đường Lê Hồng Cầu, Lưu Hữu Phước, chạy thẳng ra đường Ngô Thì Nhậm, đổ vào trạm bơm Quán Chuột (2800m)

- Tuyến Văn Cao (381m)

* Tổng chiều dài 1 số tuyến khác theo QHC (9.906m)

Tổng diện tích: 600-800 ha;

2026-2030

2

Dự án xây dựng hệ thống hồ tiêu thoát nước mưa

2026-2030

B

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

 

1.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại Quán Chuột

2021 - 2025

2

Dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải chính lưu vực Quán Chuột

2021 - 2025

3

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại xã Đại An

2026 - 2030

4

Dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải chính lưu vực 02

2026 - 2030

6. Khái toán kinh phí đầu tư:

6.1. Nhu cầu vốn đầu tư:

Ước tính vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước (bao gồm hệ thống thoát nước mưa, nước thải, trạm xử lý nước thải) trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch bao gồm phạm vi nghiên cứu trực tiếp và phạm vi nghiên cứu gián tiếp:

- Từ nay đến năm 2030: Khoảng 6.474 tỷ đồng.

- Từ năm 2030 đến năm 2050: Khoảng 8.994 tỷ đồng.

(Chi tiết theo Tờ trình số 86/TTr-SXD ngày 27/11/2017 của Sở Xây dựng)

6.2 Nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước.

- Nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính như JICA, ODA, WB...

- Nguồn vốn huy động hợp pháp từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tư.

- Nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác.

7. Đánh giá môi trường chiến lược:

7.1. Tác động tích cực:

Đảm bảo quản lý ngập lụt và tiêu thoát nước mưa đô thị phù hợp với đặc điểm hiện trạng, thủy văn, địa hình và các quy hoạch khác trên địa bàn thuộc phạm vi nghiên cứu gián tiếp và trực tiếp ranh giới nghiên cứu quy hoạch thoát nước thành phố Nam Định.

Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải thông qua việc thu gom và xử lý nước cho đô thị và vùng lân cận; Cải tạo chất lượng nước các sông, hồ và tạo dòng chảy tăng cường khả năng tự làm sạch.

Góp phần tạo cảnh quan môi trường đô thị; giảm thiểu các dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước và tăng cường sức khỏe cho người dân.

7.2. Dự báo các tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:

Việc xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải sẽ gây những tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực như: ô nhiễm môi trường không khí, ồn, rung, nguồn nước mặt, giao thông đô thị hoặc do thu hồi đất giải phóng mặt bằng,...

Quản lý vận hành thoát nước không đảm bảo sẽ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng môi trường và nguồn nước.

7.3. Biện pháp giảm thiểu trong các hoạt động xây dựng:

Giải pháp thiết kế, công nghệ hợp lý, hướng tới tái sử dụng đáp ứng bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên nước, đồng thời hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Ứng dụng công nghệ thi công tiên tiến và các biện pháp hợp lý, hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường, tránh gây ảnh hưởng đối với các khu vực có giá trị văn hóa.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý và giám sát môi trường đảm bảo phù hợp với quy định.

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm phục vụ quản lý và vận hành hệ thống thoát nước khi có mưa lớn.

Xây dựng quy trình quan trắc môi trường đảm bảo phòng, ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của công trình xử lý nước thải, xử lý bùn thải.

Nâng cao năng lực quản lý và vận hành hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, bùn thải.

8. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch:

Việc quản lý thực hiện quy hoạch thoát nước phải tuân thủ các quy định pháp luật, nghị định, thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam có liên quan đến hoạt động thoát nước, phù hợp với Quy hoạch thoát nước mưa, nước thải thành phố Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được quy định cụ thể trong "Quy định quản lý hệ thống quản lý thoát nước" kèm theo đồ án này.

Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND thành phố Nam Định, Chủ đầu tư và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu: Vp1, Vp5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Ngô Gia Tự

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2796/QĐ-UBND năm 2018 duyệt phê duyệt Đồ án Quy hoạch thoát nước mưa và nước thải thành phố Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Nam Định ban hành

  • Số hiệu: 2796/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/12/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
  • Người ký: Ngô Gia Tự
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản