Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2735/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 20 tháng 12 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 26/3/2014;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 21/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Chương trình hành động số 83-CTr/TU ngày 05/8/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 35-NQ/TU ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Kết luận số 162-KL/TU ngày 17/10/2017 của Thường trực Tỉnh ủy;
Căn cứ Quyết định số 3436/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1963/TTr-VHTTDL ngày 02/11/2018 và của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 661/BC-SKHĐT ngày 09/11/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên đề án: Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
2. Tổ chức tư vấn lập đề án: Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng.
Các địa phương khu vực miền Tây Yên Bái, gồm: huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
4. Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái
- Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc thù và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội; đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch phát triển phù hợp với các mảng thị trường có nhu cầu cá biệt, phù hợp với khả năng phát triển của du lịch miền Tây.
- Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù theo thứ tự ưu tiên: du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng cao, thu hút khách chi trả cao và lưu trú dài ngày; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có trọng tâm, trọng điểm, có thương hiệu quốc gia và được thị trường biết đến.
- Định hướng và tổ chức phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù trên 04 đơn vị hành chính miền Tây phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với từng phân khu chức năng tạo thành các mạng lưới liên kết mạnh về du lịch, trong đó xác định thị xã Nghĩa Lộ là phân khu trung tâm.
5.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định rõ hệ thống sản phẩm đặc thù miền Tây Yên Bái phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác có hiệu quả giá trị tài nguyên du lịch đặc thù của vùng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của du lịch tỉnh Yên Bái nói chung và miền Tây Yên Bái nói riêng.
5.2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2018 - 2020: Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đã có; quảng bá các sản phẩm du lịch miền Tây trên các tài liệu marketing (tờ rơi, sách giới thiệu về các địa điểm tham quan du lịch...), xây dựng bộ sản phẩm du lịch thông minh.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Công nhận các khu, điểm du lịch; xây dựng 09 nhóm sản phẩm du lịch đặc thù gồm: (1) Các sản phẩm dã ngoại mạo hiểm, (2) Các sản phẩm du lịch leo núi, (3) Các sản phẩm thám hiểm hang động, (4) Các sản phẩm du lịch dù lượn trên không, (5) Sản phẩm du lịch trượt cáp (zipline), (6) Các sản phẩm du lịch thả bè (mảng), (7) Các sản sản phẩm du lịch khám phá bằng xe mô tô (xe đạp), (8) Nhóm sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm tổng hợp, (9) Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, các sản phẩm du lịch bổ trợ và các sản phẩm du lịch khác; Quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây trên các công cụ marketing hỗn hợp và các cẩm nang hướng dẫn du lịch.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù; Khai trương bộ 03 sản phẩm du lịch thông minh, gồm: (1) Cổng thông tin du lịch thông minh, (2) Ứng dụng du lịch trên thiết bị thông minh, (3) Phần mềm quản lý lưu trú trực tuyến; Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù, các sản phẩm du lịch bổ trợ và các sản phẩm du lịch khác.
6. Định hướng chủ yếu về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái
6.1. Tổ chức không gian phát triển du lịch đặc thù miền Tây
a) Phân khu chức năng:
- Phân khu chức năng du lịch Trạm Tấu, với chủ đề chính là “Du lịch mây và gióˮ: Xác định du lịch thể thao mạo hiểm leo núi, chinh phục đỉnh cao Tà Xùa, Tà Chì Nhù là loại hình du lịch đặc thù chính.
- Phân khu chức năng du lịch Mù Cang Chải, với chủ đề chính là “Văn hóa ruộng bậc thang, trải nghiệm thể thao mạo hiểm và khám phá rừng cảnh quan Mù Cang Chải”: Nổi bật của không gian du lịch là hoạt động dù lượn, trình diễn xe mô tô địa hình, du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái.
- Phân khu chức năng du lịch Mường Lò, với chủ đề chính là “Văn hóa vùng đất tổ người Thái đen và văn hóa sinh thái tràˮ. Điểm nhấn chủ đạo là không gian văn hóa du lịch Mường Lò, gắn với phong tục tập quán của người Thái đen, đồng thời xây dựng không gian văn hóa trà và bản sắc làng du lịch sinh thái người Mông ở Suối Giàng.
b) Hệ thống khu, điểm, tuyến du lịch:
- Các khu du lịch:
+ Khu du lịch Trạm Tấu với sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch mạo hiểm leo núi. Ngoài ra có các sản phẩm du lịch bổ trợ gồm: du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng...
+ Khu du lịch Mù Cang Chải với sản phẩm du lịch đặc thù là du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Ngoài ra còn có các sản phẩm du lịch bổ trợ gồm du lịch cộng đồng và du lịch nghỉ dưỡng.
+ Khu du lịch Mường Lò với sản phẩm du lịch đặc thù là trải nghiệm văn hóa người Thái đen và trải nghiệm văn hóa trà ở vùng cao. Ngoài ra còn có sản phẩm du lịch bổ trợ là du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội - sự kiện, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan di tích lịch sử.
+ Khu du lịch tâm linh người Thái đen - Văn Chấn với sản phẩm du lịch đặc thù là văn hóa tâm linh người Thái đen gắn với Nậm Tốc Tát và Đông Quai. Ngoài ra có sản phẩm du lịch bổ trợ là du lịch cộng đồng, du lịch sự kiện - lễ hội, tham quan di tích lịch sử.
- Các điểm du lịch:
+ Các điểm du lịch ở khu du lịch Trạm Tấu gồm: Tà Xùa (xã Bản Công), Tà Chì Nhù (xã Xà Hồ), thác Háng Đề Chơ (xã Làng Nhì), nước khoáng nóng Trạm Tấu (thị trấn Trạm Tấu), du lịch cộng đồng bản Hát II (xã Hát Lừu). Sản phẩm du lịch đặc thù tại các điểm này gồm: Leo núi kết hợp săn mây, trekking, backpacking, cắm trại, đi bộ đường dài, đi bộ băng rừng, leo núi bằng dây, tham quan thám hiểm băng đường mòn, tắm nước khoáng nóng bằng nhiều hình thức, văn hóa và kiến trúc, lễ hội của người Thái...
+ Các điểm du lịch ở khu du lịch Mù Cang Chải gồm: du lịch sinh thái Mù Cang Chải Ecolodge (xã Nậm Khắt), du lịch sinh thái Nậm Khắt (xã Nậm Khắt, xã Púng Luông), du lịch sinh thái Chế Tạo (xã Chế Tạo), Thác Mơ (xã Mồ Dề), đèo Khau Phạ (giáp ranh giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải), di tích danh thắng ruộng bậc thang (xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình), bản Thái Kim Nọi (thị trấn Mù Cang Chải), du lịch cộng đồng bản Lìm Mông, bản Lìm Thái (xã Cao Phạ). Sản phẩm du lịch đặc thù tại các điểm du lịch gồm: đi bộ ngắm cảnh rừng núi, văn hóa bản địa, khám phá hang động, tham quan thám hiểm, dù lượn, trình diễn mô tô địa hình...
+ Các điểm du lịch ở khu du lịch Mường Lò gồm: thị xã Nghĩa Lộ, Tú Lệ, du lịch tâm linh Nậm Tốc Tát (xã Thạch Lương), Suối Giàng (xã Suối Giàng), động Tiên Nữ (xã Tú Lệ), suối nước nóng bản Hốc (xã Sơn Thịnh), suối nước nóng bản Cò Cọi (xã Sơn A), làng nghề dệt thủ công truyền thống (xã Nghĩa An). Sản phẩm du lịch đặc thù tại các điểm du lịch gồm: Trải nghiệm văn hóa người Thái đen, Thái trắng, văn hóa tâm linh người Thái đen, du lịch sinh thái và trải nghiệm văn hóa trà, tham quan hang động, trải nghiệm văn hóa tắm của người Thái, ứng xử với nước của người Thái, trải nghiệm văn hóa tắm của người Mường, tham quan làng nghề dệt truyền thống.
- Các tuyến du lịch chính:
+ Tuyến A: Thị xã Nghĩa Lộ - Trạm Tấu - Tà Xùa (xã Bản Công) - Tà Chì Nhù (xã Xà Hồ) - Tà Xùa, Sơn La (liên kết tỉnh). Điểm nhấn quan trọng của tuyến: Các hoạt động du lịch mạo hiểm núi (Tà Xùa, Tà Chì Nhù) kết hợp với trải nghiệm văn hóa cộng đồng người Mông.
+ Tuyến B: Thị xã Nghĩa Lộ - đèo Khau Phạ - Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Điểm nhấn quan trọng của tuyến: Các hoạt động du lịch mạo hiểm dù lượn trên không (đèo Khau Phạ và ruộng bậc thang) kết hợp với trải nghiệm văn hóa cộng đồng người Mông và Thái.
+ Tuyến C: Thị xã Nghĩa Lộ - Bản Hốc (xã Sơn Thịnh) - Suối Giàng. Điểm nhấn quan trọng của tuyến: Du lịch trải nghiệm văn hóa trồng, khai thác và chế biến chè của người Mông, kết hợp với nghỉ dưỡng.
+ Thiết kế một số tuyến du lịch liên tỉnh như: Mù Cang Chải - Bản Lướt (Lai Châu) - Ngọc Chiến (Sơn La) - Sơn La; Hà Nội - Thanh Sơn (Phú Thọ) - Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ) - Tú Lệ (huyện Văn Chấn) - Bản Lướt - Mù Cang Chải; Hà Nội - Thanh Sơn - Mường Lò - Mù Cang Chải - La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải). Liên kết các tỉnh Phú Thọ - Lai Châu - Lào Cai, xây dựng tuyến du lịch dọc đường 32 - tuyến du lịch đẹp nhất Tây Bắc: Hà Nội - Thanh Sơn - Phú Thọ - Mường Lò - Tú Lệ - Mù Cang Chải - Than Uyên (Lai Châu) - Tân Uyên (Lai Châu) - Sa Pa. Đầu tư xây dựng tuyến du lịch Mường Lò - Trạm Tấu - Đỉnh Tà Xùa (xã Bản Công) - Bắc Yên (Sơn La).
6.2. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây
a) Định hướng chung: Phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng được nhu cầu du khách; ưu tiên phát triển du lịch mạo hiểm, trải nghiệm, khám phá, sinh thái, ...; tăng cường kêu gọi đầu tư từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch có sự liên kết theo chuỗi các sản phẩm.
b) Định hướng phát triển sản phẩm cụ thể:
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở huyện Trạm Tấu, gồm: (1) Chinh phục đỉnh Tà Xùa (xã Bản Công), (2) Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù (xã Xà Hồ).
Ở mỗi điểm du lịch có các sản phẩm du lịch đặc thù như: Leo núi kết hợp săn mây, đi bộ đường dài và đi bộ leo núi nhiều ngày (trekking), cắm trại, đi bộ đường dài (hiking), đi bộ băng rừng, trượt cáp (zipline), leo núi bằng dây, điểm nghỉ trên cây, tham quan thám hiểm bằng đường mòn, đường dây leo, đổ bộ chân thác Háng Đe Chơ (xã Làng Nhì), tắm nước khoáng nóng bằng các hình thức (bể tắm công cộng, bể tắm gia đình, bồn/thùng tắm cá nhân...), văn hóa và kiến trúc, lễ hội của người Thái.
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở huyện Mù Cang Chải, gồm: (1) Dã ngoại đi bộ ở Nậm Khắt, (2) Dã ngoại thăm Thác Mơ (xã Mồ Dề), (3) Dã ngoại ngắm thú ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh xã Chế Tạo, (4) Dã ngoại chạy marathon ở La Pán Tẩn ngắm ruộng bậc thang, (5) Chinh phục đỉnh Púng Luông, (6) Chinh phục núi rừng nguyên sinh Chế Tạo, (7) Thám hiểm hang động Háng La - Nậm Khắt, (8) Dù lượn trên không.
Ở mỗi điểm du lịch có các sản phẩm du lịch đặc thù cụ thể như: Ngắm cảnh, đi bộ khám phá cảnh quan, văn hóa bản địa (văn hóa dân tộc Thái, văn hóa dân tộc Mông), khám phá hang Háng La, dã ngoại đi bộ, chinh phục đỉnh Púng Luông, dã ngoại ngắm thú ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo, tham quan thám hiểm Thác Mơ bằng đường bộ hoặc đường dây leo, đổ bộ chân thác, bay dù lượn, đi bộ đường dài và đi bộ leo núi nhiều ngày (trekking), đi bộ đường dài (hiking), đi bộ băng rừng - vượt suối, tổ chức giải thi chạy marathon ngắm cảnh, văn hóa ruộng bậc thang.
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở thị xã Nghĩa Lộ, gồm: (1) Thả bè/mảng trên Ngòi Thia, (2) Thả bè/mảng trên Ngòi Nhì, (3) Lễ hội đua mảng (từ bản Xa đến bản Sà Rèn).
Ở mỗi điểm du lịch có các sản phẩm du lịch đặc thù cụ thể như: Phố ẩm thực và khu phố chợ đêm; tổ chức các nghi lễ, lễ hội người Thái đen và văn nghệ các dân tộc Mường, Khơ Mú, Dao, trong đó chú trọng các phong tục, lễ hội và lịch sử dân tộc Thái như lễ xên Mường, lễ hội đua mảng...
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở huyện Văn Chấn, gồm: (1) Dã ngoại thăm cánh đồng, ruộng bậc thang, cảnh quan xã Tú Lệ, (2) Chặng mô tô khám phá Mường Lò - Suối Giàng.
Ở mỗi điểm du lịch có các sản phẩm du lịch đặc thù cụ thể như: Văn hóa người Thái trắng, văn hóa tâm linh người Thái đen, trải nghiệm văn hóa tắm của người Thái, ứng xử với nước của người Thái, người Mường, du lịch sinh thái và trải nghiệm văn hóa trà, tham quan hang động Tiên Nữ...
6.3. Phát triển các sản phẩm du lịch khác nhằm đa dạng hóa hoạt động du lịch
- Phát triển các sản phẩm du lịch quan trọng, như: Du lịch cộng đồng khám phá bản sắc tộc người Mông; Du lịch cộng đồng khám phá bản sắc tộc người Thái; Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng khám phá bản sắc tộc người Khơ Mú (xã Nghĩa Sơn) và một số mô hình du lịch cộng đồng dân tộc Dao hướng đến dòng khách du lịch phổ thông; Đổi mới hình thức tổ chức sự kiện thương mại và sự kiện truyền thống.
- Phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, như: xây dựng phố - chợ; du lịch tâm linh; tham quan Bãi đá cổ (xã Lao Chải); Du lịch tham quan các di tích lịch sử.
6.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đặc thù
- Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: Xác định, khảo sát, xây dựng các tuyến, điểm du lịch phù hợp; Quy hoạch các khu vực hoạt động du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cụ thể; Huy động đầu tư đồng bộ, cơ bản phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước có thời hạn hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Quan tâm đầu tư đặc biệt cho các hoạt động liên quan đến tổ chức sự kiện phục vụ quảng bá du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng địa phương.
- Về bảo vệ môi trường du lịch: Đảm bảo gìn giữ nguyên trạng tài nguyên và cảnh quan sinh thái tự nhiên cũng như nhân văn vùng lõi của khu vực khai thác du lịch; không làm ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên; xử lý nước thải, rác thải đúng quy định...
6.5. Về công tác xúc tiến quảng bá
Tiến hành xây dựng thương hiệu du lịch; Tổ chức sự kiện, hội chợ du lịch; nâng cấp công cụ marketing; Thực hiện các chiến dịch quảng bá, hội thảo, hội nghị, famtrip cho doanh nghiệp lữ hành và các nhà đầu tư. Xây dựng mới 01 Trung tâm thông tin du lịch miền Tây Yên Bái (tại thị xã Nghĩa Lộ) với quy mô khoảng 1.000 m2 (bao gồm cả khuôn viên cây xanh). Thiết lập hệ thống các bảng chỉ dẫn các sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây tại các điểm giao lộ quan trọng của tỉnh, của các huyện, thị xã khu vực Miền Tây, trên quốc lộ 32 và tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai (đoạn chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái)...
6.6. Lộ trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây
- Giai đoạn 2018 - 2020: Củng cố các sản phẩm du lịch cộng đồng; xây dựng 02 điểm bản du lịch cộng đồng hấp dẫn; khai thác sơ bộ các sản phẩm du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái; tổ chức chợ đêm Mường Lò gắn với mùa lúa chín và một số điểm ẩm thực, đặc sản đêm gắn với các ngày nghỉ lễ tại thị xã Nghĩa Lộ; bước đầu khai thác một số điểm nước khoáng nóng.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Tập trung xây dựng Mường Lò trở thành trung tâm kết nối du lịch thông minh vùng Tây Bắc; phát triển du lịch cộng đồng dân tộc Mông gắn với văn hóa trà Suối Giàng; phát triển một số sự kiện - lễ hội gắn với sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng người Mông ở vùng danh thắng ruộng bậc thang.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Đẩy mạnh khai thác du lịch leo núi Tà Xùa, Tà Chì Nhù.
7. Nhu cầu vốn thực hiện đề án
Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án: 2.366 tỷ đồng (Bằng chữ: Hai nghìn ba trăm sáu mươi sáu tỷ đồng), trong đó:
- Giai đoạn 2018 - 2020: 137 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng số;
- Giai đoạn 2021 - 2025: 806 tỷ đồng, chiếm 34,1% tổng số;
- Giai đoạn 2026 - 2030: 1.423 tỷ đồng, chiếm 60,1% tổng số.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 60 tỷ đồng (chiếm 2,5%) chia ra:
+ Giai đoạn 2018 - 2020: 14 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2021 - 2025: 22 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2026 - 2030: 24 tỷ đồng.
- Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác: 2.306 tỷ đồng (chiếm 97,5%), chia ra:
+ Giai đoạn 2018 - 2020: 123 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2021 - 2025: 784 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2026 - 2030: 1.399 tỷ đồng.
(Có biểu chi tiết kèm theo).
9. Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 2018 - 2030.
10.1. Giải pháp về xây dựng các đề án/dự án
Xây dựng các đề án/ dự án chi tiết, kế hoạch phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại các huyện, thị xã miền Tây phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong quá trình lập đề án chi tiết của các khu, điểm du lịch, cần có sự liên kết giữa: nhà nước (chính quyền, các cơ quan quản lý) - nhà đầu tư (doanh nghiệp) - nhà khoa học (tư vấn) - người dân (các cộng đồng dân cư), đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
10.2. Giải pháp về xây dựng, phân loại và ưu tiên sản phẩm du lịch đặc thù
Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù và chất lượng cao thành các sản phẩm có thương hiệu quốc gia được bạn bè quốc tế biết đến trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội theo thứ tự ưu tiên: du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch khám phá bản sắc văn hóa tộc người, hướng tới thu hút khách chi trả cao và lưu trú dài. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ở huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu để tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Xây dựng và phát hành nhãn “Sản phẩm du lịch miền Tây”. Xây dựng làng nghề dệt, thêu thổ cẩm tại xã Chế Cu Nha. Xây dựng làng nghề rèn đúc tại xã La Pán Tẩn. Xây dựng làng nghề đan lát tại xã Dế Xu Phình. Xây dựng hình thành tour du lịch khám phá hang động Huy Páo (xã Nậm Có), rừng Chè cổ thụ, thác Pú Nhu ở xã La Pán Tẩn.
10.3. Giải pháp về liên kết địa phương, vùng và liên vùng
Đẩy mạnh liên kết với các trung tâm du lịch lớn của cả nước (Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh) và các trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc (Sapa, Mộc Châu, Điện Biên Phủ), các địa phương lân cận (Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La). Liên kết với các địa phương thuộc mô hình 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng để phát triển du lịch nói chung. Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nói riêng trên cơ sở sắp xếp phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn.
10.4. Giải pháp về phát triển thị trường
Thành lập bộ phận chuyên theo dõi diễn biến các dòng khách, tính toán hiệu quả, định hướng các luồng khách kịp thời khi cần thiết, ứng phó khủng hoảng thị trường.
- Về thị trường khách du lịch quốc tế: Trước mắt, tập trung khai thác thị trường khách truyền thống như khách Pháp, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada). Về lâu dài, ưu tiên phát triển thị trường khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN,...
- Về thị trường khách du lịch nội địa: Trước mắt, tập trung khai thác khách phổ thông và bình dân đối với thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Trung du. Về lâu dài, mở rộng khai thác thị trường khách hạng sang từ Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
10.5. Giải pháp về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
Thực hiện xây dựng đồng bộ các quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ưu tiên nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, điện, nước sạch, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc tại các địa bàn có điểm du lịch. Nâng cấp, cải tạo các bến xe, đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch. Phát triển hệ thống dịch vụ công cộng tiện nghi, hiện đại. Đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc theo tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch, áp dụng công nghệ du lịch thông minh. Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội đủ điều kiện để phục vụ khách du lịch.
10.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch
Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao phù hợp với các sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây, đặc biệt là loại hình du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái. Ưu tiên đào tạo, tuyển chọn con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng vào làm việc ở các khu, điểm du lịch. Huy động các nguồn vốn để thực hiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
10.7. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá
- Về ngắn hạn: tập trung xây dựng các tài liệu marketing (tờ rơi, sách giới thiệu về các điểm du lịch...); áp dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, tiếp thị sản phẩm (website, sàn thương mại điện tử và các mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, Flickr, LinkedIn...).
- Về dài hạn: tuyên truyền, quảng bá trên công cụ marketing hỗn hợp như các công cụ về sản phẩm (product), chiến lược định vị (positioning), phân phối (place), giá cả (price), quảng bá (promotion), quảng bá trên các sổ tay (cẩm nang) hướng dẫn du lịch như Exploring Vietnam, Lonely Planet - Vietnam, Vietnam Tourist Guidebook, Tripadvisor, Thorntree, Vietnam Sketch...
10.8. Giải pháp về đầu tư, kêu gọi và ưu tiên đầu tư phát triển du lịch
Nghiên cứu hành cơ chế thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch. Tập trung xúc tiến, kêu gọi đầu tư theo danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ du lịch.
10.9. Giải pháp về củng cố bộ máy quản lý
Xây dựng bộ máy quản lý du lịch đủ mạnh để đảm nhận vai trò điều phối các hoạt động của du lịch tại địa phương, đặc biệt tại nơi có hoạt động du lịch mạo hiểm để thực hiện vai trò định hướng và là cầu nối giữa người dân với chính quyền, doanh nghiệp, khách du lịch.
10.10. Giải pháp về cơ chế chính sách
Ban hành các chính sách ưu đãi về vay vốn; giảm thuế; thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI), liên doanh với nước ngoài, vốn tài trợ, thu hút vốn đầu tư trong nước để xây dựng đồng bộ hạ tầng khu du lịch; hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch, hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá; xây dựng chiến lược phát triển du lịch để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đến nghiên cứu đầu tư tại miền Tây.
10.11. Giải pháp về bảo vệ môi trường cảnh quan và an toàn du lịch mạo hiểm
- Về bảo vệ môi trường cảnh quan: Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn, thực hiện đánh giá tác động môi trường khi quy hoạch phát triển các điểm du lịch, dịch vụ. Bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan như: lắp đặt các biển nội quy, đặt các thùng rác ở những điểm dừng chân, xây dựng điểm thu gom và xử lý rác thải, nước thải tại các điểm du lịch... Tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ các tài nguyên đặc trưng, đặc biệt là các giá trị về sinh thái - đa dạng sinh học, cảnh quan, văn hóa truyền thống...
- Về an toàn du lịch mạo hiểm: Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn trong du lịch mạo hiểm cho đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên và nhân viên kỹ thuật tại các khu du lịch mạo hiểm. Xây dựng hệ thống cảnh báo và hướng dẫn cho du khách trước và trong chuyến tham quan du lịch mạo hiểm. Xây dựng hệ thống trạm, bến bãi; trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, hợp lý và an toàn; xây dựng các phương án đảm bảo an toàn cho du khách và sơ cứu - cấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp.
10.12. Giải pháp về an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội
- Phát triển sinh kế cho người dân góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác giữ gìn trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Xử lý nghiêm các hành động gây phiền hà, làm mất an toàn cho người và tài sản của khách du lịch.
- Các cơ quan, đơn vị khi tổ chức các tuyến tham quan du lịch cần hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài phải đăng ký, báo cáo trước để tránh xảy ra tình trạng mất an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.
a) Hiệu quả về kinh tế:
Đề án Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái được thực hiện sẽ tạo ra nhiều nghề mới, đem lại nguồn thu trực tiếp, bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương. Đặc biệt, tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững tại các điểm triển khai đề án của thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải và huyện Văn Chấn...
Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan tại các xã, huyện và cả khu vực miền Tây như: giao thông, xây dựng, sản xuất thủ công mỹ nghệ gắn với làng nghề thổ cẩm và đặc biệt là các dịch vụ phục vụ các loại hình du lịch mạo hiểm. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - dịch vụ, tăng thu ngân sách cho địa phương.
b) Hiệu quả về văn hóa, xã hội:
Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây hướng đến sự phát triển bền vững sẽ tạo cơ sở quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chặt phá rừng, săn bắt thú rừng trái phép, tệ nạn xã hội, lối sống và tập quán lạc hậu,...
Củng cố, duy trì và phát triển các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc quốc gia và cấp tỉnh, góp phần bảo tồn và phát triển không chỉ các giá trị văn hóa tự nhiên mà còn cả các giá trị văn hóa dân tộc, nâng cao ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn văn hóa tộc người, tăng cường sự tôn trọng của du khách đối với các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa hướng tới sự phát triển bền vững, ngăn chặn được nguy cơ mai một, biến dạng của văn hóa truyền thống.
c) Hiệu quả về môi trường:
Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây sẽ góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội - nhân văn. Các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái góp phần khẳng định giá trị và bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu bảo tồn loài và sinh cảnh miền Tây; tăng cường chất lượng môi trường bằng việc cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường như kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt sẽ đề cao giá trị cảnh quan môi trường, cải thiện cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc... để đáp ứng được yêu cầu của phát triển du lịch; tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách...
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: có trách nhiệm công bố, phổ biến đề án đến các cấp ủy, chính quyền các các cấp, các địa phương, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trong tỉnh; Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện đề án; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch theo nội dung đề án; Hướng dẫn, đôn đốc, định kỳ kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện đề án ở các địa phương, đơn vị; Đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế; Chủ trì tổng hợp những khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai tuyên truyền thực hiện đề án trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, đặc biệt là tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò của đề án, tiến độ triển khai và kết quả thực hiện đề án; thông tin, tuyên truyền du lịch, quảng bá tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch miền Tây Yên Bái...; quản lý hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm liên quan tới sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái trên địa bàn tỉnh; quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch, xây dựng mạng lưới điểm du lịch thông minh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cân đối, lồng ghép, huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch thực hiện đề án. Nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp tác công - tư trong hoạt động du lịch; chỉ đạo Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư phối hợp thực hiện các nội dung xúc tiến thu hút đầu tư du lịch trong các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên tham mưu về cơ chế, chính sách tài chính, bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho triển khai thực hiện đề án. Căn cứ nội dung các dự án đã được duyệt, phối hợp với các ngành có liên quan lập dự toán kinh phí cho từng hạng mục cụ thể trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, đảm bảo thực hiện theo tiến độ đã đề ra.
5. Các sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện đề án có hiệu quả, chất lượng đảm bảo theo mục tiêu đề ra.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong vùng thực hiện đề án:
- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở ngành liên quan, căn cứ vào nội dung đề án được duyệt để xây dựng dự án, chương trình hoặc kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án phát triển du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng, triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý, bảo tồn các di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Thực hiện tốt công tác phối hợp xúc tiến du lịch, mời gọi các dự án đầu tư cho du lịch tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt | Các dự án và hạng mục đầu tư | Tổng nhu cầu vốn đầu tư | Chia ra | ||||||||||
Tổng số | Trong đó | Giai đoạn 2018 - 2020 | Giai đoạn 2021 - 2025 | Giai đoạn 2026 - 2030 | |||||||||
Vốn NSNN | Vốn XHH và vốn hợp pháp khác | Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | ||||||
Vốn NSNN | Vốn XHH và vốn hợp pháp khác | Vốn NSNN | Vốn XHH và vốn hợp pháp khác | Vốn NSNN | Vốn XHH và vốn hợp pháp khác | ||||||||
| TỔNG SỐ | 2.366,0 | 60,0 | 2.306,0 | 137,0 | 14,0 | 123,0 | 806,0 | 22,0 | 784,0 | 1.423,0 | 24,0 | 1.399,0 |
I | Dự án phát triển du lịch đặc thù tuyến A: thị xã Nghĩa Lộ - Trạm Tấu - Tà Xùa - Tà Chì Nhù - Tà Xùa, Sơn La (liên kết tỉnh) | 880,0 | 16,2 | 863,8 | 4,0 | 0,7 | 3,3 | 326,0 | 7,5 | 318,5 | 550,0 | 8,0 | 542,0 |
1 | Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật | 300,0 | 10,0 | 290,0 | - |
|
| 100,0 | 5,0 | 95,0 | 200,0 | 5,0 | 195,0 |
2 | Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch | 180,0 | - | 180,0 | 1,0 | - | 1,0 | 66,0 | - | 66,0 | 113,0 | - | 113,0 |
3 | Đầu tư xây dựng các dịch vụ | 100,0 | - | 100,0 | - | - |
| 40,0 | - | 40,0 | 60,0 | - | 60,0 |
4 | Đầu tư cho xúc tiến, quảng bá, tổ chức sự kiện | 250,0 | 4,5 | 245,5 | 2,0 | 0,5 | 1,5 | 97,0 | 2,0 | 95,0 | 151,0 | 2,0 | 149,0 |
5 | Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng; tuyên truyền, giáo dục du khách | 50,0 | 1,7 | 48,3 | 1,0 | 0,2 | 0,8 | 23,0 | 0,5 | 22,5 | 26,0 | 1,0 | 25,0 |
II | Dự án phát triển du lịch đặc thù tuyến B: thị xã Nghĩa Lộ - Đèo Khau Phạ - Ruộng bậc thang Mù Cang Chải | 710,0 | 15,2 | 694,8 | 78,0 | 11,2 | 66,8 | 232,0 | 2,0 | 230,0 | 400,0 | 2,0 | 398,0 |
1 | Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật | 180,0 | 10,0 | 170,0 | 10,0 | 10,0 |
| 65,0 | - | 65,0 | 105,0 | - | 105,0 |
2 | Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch | 100,0 | - | 100,0 | 15,0 | - | 15,0 | 28,0 | - | 28,0 | 57,0 | - | 57,0 |
3 | Đầu tư xây dựng các dịch vụ | 70,0 | - | 70,0 | 5,0 | - | 5,0 | 22,0 | - | 22,0 | 43,0 | - | 43,0 |
4 | Đầu tư cho xúc tiến, quảng bá, tổ chức sự kiện | 300,0 | 3,5 | 296,5 | 40,0 | 1,0 | 39,0 | 95,0 | 1,5 | 93,5 | 165,0 | 1,0 | 164,0 |
5 | Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng | 60,0 | 1,7 | 58,3 | 8,0 | 0,2 | 7,8 | 22,0 | 0,5 | 21,5 | 30,0 | 1,0 | 29,0 |
III | Dự án phát triển du lịch đặc thù tuyến C: thị xã Nghĩa Lộ - Suối Giàng | 410,0 | 12,6 | 397,4 | 25,0 | 0,6 | 24,4 | 133,0 | 6,0 | 127,0 | 252,0 | 6,0 | 246,0 |
1 | Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật | 200,0 | 10,0 | 190,0 | - |
|
| 70,0 | 5,0 | 65,0 | 130,0 | 5,0 | 125,0 |
2 | Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch | 80,0 | - | 80,0 | 8,0 | - | 8,0 | 24,0 | - | 24,0 | 48,0 | - | 48,0 |
3 | Đầu tư xây dựng dịch vụ du lịch | 50,0 | - | 50,0 | 5,0 | - | 5,0 | 15,0 | - | 15,0 | 30,0 | - | 30,0 |
4 | Đầu tư cho xúc tiến, quảng bá, tổ chức sự kiện | 40,0 | 1,2 | 38,8 | 8,0 | 0,2 | 7,8 | 12,0 | 0,5 | 11,5 | 20,0 | 0,5 | 19,5 |
5 | Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng | 40,0 | 1,4 | 38,6 | 4,0 | 0,4 | 3,6 | 12,0 | 0,5 | 11,5 | 24,0 | 0,5 | 23,5 |
IV | Dự án phát triển “Phố Văn hóa - du lịch ẩm thực Mường Lò” thị xã Nghĩa Lộ | 366,0 | 16,0 | 350,0 | 30,0 | 1,5 | 28,5 | 115,0 | 6,5 | 108,5 | 221,0 | 8,0 | 213,0 |
1 | Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật | 60,0 | 10,0 | 50,0 | - |
|
| 15,0 | 5,0 | 10,0 | 45,0 | 5,0 | 40,0 |
2 | Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch | 120,0 | - | 120,0 | 10,0 | - | 10,0 | 38,0 | - | 38,0 | 72,0 | - | 72,0 |
3 | Đầu tư xây dựng dịch vụ du lịch | 20,0 | - | 20,0 | 4,0 | - | 4,0 | 6,0 | - | 6,0 | 10,0 | - | 10,0 |
4 | Đầu tư cho xúc tiến, quảng bá, tổ chức sự kiện | 100,0 | 4,0 | 96,0 | 10,0 | 1,0 | 9,0 | 35,0 | 1,0 | 34,0 | 55,0 | 2,0 | 53,0 |
5 | Đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng | 66,0 | 2,0 | 64,0 | 6,0 | 0,5 | 5,5 | 21,0 | 0,5 | 20,5 | 39,0 | 1,0 | 38,0 |
- 1Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Quyết định 865/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 3Quyết định 783/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt phạm vi phát triển du lịch thuộc Khu du lịch Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2018 về phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025
- 5Quyết định 1434/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Kế hoạch 254/KH-UBND năm 2020 về phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 1213/QĐ-UBND năm 2024 về Danh mục sản phẩm đặc thù của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản
- 1Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 3Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Luật bảo vệ môi trường 2014
- 6Nghị quyết 92/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
- 8Quyết định 865/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 9Quyết định 783/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt phạm vi phát triển du lịch thuộc Khu du lịch Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 12Luật Du lịch 2017
- 13Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 14Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 15Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 16Quyết định 322/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2018 về phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025
- 18Quyết định 1434/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 19Kế hoạch 254/KH-UBND năm 2020 về phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 20Quyết định 1213/QĐ-UBND năm 2024 về Danh mục sản phẩm đặc thù của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản
Quyết định 2735/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù miền Tây Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 2735/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Dương Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra