- 1Thông tư 57/2004/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 60/2004/TT-BTC hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng do Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 75/2004/TT-BTC hướng dẫn việc phát hành trái phiếu ra công chúng do Bộ Tài chính ban hành
UỶ BAN CHỨNG KHOÁN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 271/QĐ-UBCK | Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁM SÁT CÁC TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
CHỦ TỊCH UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý Phát hành Chứng khoán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giám sát các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng Ban Quản lý Phát hành Chứng khoán, Chánh Thanh tra và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
QUY ĐỊNH
GIÁM SÁT CÁC TỔ CHỨC PHÁT HÀNHCHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 271 /QĐ- UBCK ngày 27 tháng 5 năm 2005 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích giám sát
Việc giám sát các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và đảm bảo sự tuân thủ của các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng đối với pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Căn cứ thực hiện giám sát
Việc giám sát các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng được thực hiện theo các văn bản pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán:
a. Quyết định số 161/2004/QĐ-TTG ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
b. Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3. Đối tượng giám sát
Đối tượng giám sát theo Quy định này là các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng (tổ chức phát hành) thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Nội dung giám sát
Việc giám sát các tổ chức phát hành bao gồm các nội dung sau:
a. Giám sát việc phát hành chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành:
- Giám sát quá trình phát hành chứng khoán ra công chúng.
- Giám sát việc sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành.
b. Giám sát định kỳ đối với tổ chức phát hành:
- Giám sát việc thực hiện chế độ báo cáo, chế độ công bố thông tin của tổ chức phát hành.
- Giám sát việc thực hiện các cam kết và tuân thủ pháp luật của tổ chức phát hành.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội dung giám sát
1.1. Giám sát việc phát hành chứng khoán ra công chúng
a. Giám sát thực hiện công bố thông tin trước khi phát hành và công bố việc phát hành: theo quy định tại điểm 5, mục II Thông tư số 60/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 và điểm 5, mục II Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004.
b. Giám sát thực hiện các quy định trong phân phối chứng khoán: theo quy định tại điểm 6, mục II Thông tư số 60/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 và điểm 6, mục II Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004.
c. Giám sát kết quả đợt phát hành: theo quy định tại điểm 8, mục II Thông tư số 60/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 và điểm 8, mục II Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004.
1.2. Giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành
a. Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành đối với tổ chức phát hành cổ phiếu theo phương án nêu trong Bản cáo bạch.
b. Giám sát việc thực hiện kế hoạch sử dụng và trả nợ số tiền thu được từ đợt phát hành đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo phương án nêu trong Bản cáo bạch.
1.3. Giám sát việc thực hiện chế độ báo cáo, chế độ công bố thông tin
a. Tình hình thực hiện báo cáo và công bố thông tin định kỳ:
- Theo quy định tại điểm 1, mục II Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004:
+ Báo cáo quý (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh).
+ Báo cáo tài chính năm được kiểm toán (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính).
+ Báo cáo thường niên.
- Theo quy định tại điểm 8.3, mục II Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004, đối với tổ chức phát hành trái phiếu.
b. Tình hình thực hiện báo cáo và công bố thông tin bất thường: theo quy định tại điểm 2, mục II Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004.
c. Tình hình thực hiện báo cáo và công bố thông tin theo yêu cầu: theo quy định tại điểm 3, mục II Thông tư số 57/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004.
1.4. Giám sát việc thực hiện các cam kết và tuân thủ pháp luật của tổ chức phát hành
a. Việc thực hiện quyền lợi của cổ đông hay người sở hữu trái phiếu như: Quyền tham dự đại hội đồng cổ đông; Quyền được tiếp cận thông tin về công ty; Quyền nhận cổ tức/lãi suất; Quyền chuyển nhượng và đăng ký sở hữu; Quyền ưu tiên mua cổ phiếu; Việc thực hiện nghĩa vụ đối với đại diện người sở hữu trái phiếu...
b. Thực hiện cam kết của tổ chức phát hành trong Bản cáo bạch và các cam kết khác liên quan đến quyền lợi của người đầu tư.
c. Việc tuân thủ pháp luật và quy định của nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và các vấn đề khác như việc duy trì giá trị của tài sản dùng bảo đảm trái phiếu, cam kết duy trì tỷ lệ nợ (đối với tổ chức phát hành trái phiếu)...
2. Hình thức giám sát
a. Giám sát từ xa: thực hiện việc giám sát thông qua các báo cáo, công văn, văn bản giải trình, thông tin công bố của tổ chức phát hành.
b. Giám sát tại chỗ: khi có các vụ việc nghiêm trọng hoặc phức tạp cần thiết phải thu thập thêm chứng cứ, việc giám sát có thể được tiến hành dưới hình thức giám sát tại chỗ thông qua việc gặp gỡ, trao đổi, lấy thông tin, tài liệu trực tiếp tại tổ chức phát hành.
3. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc UBCKNN
3.1. Ban Quản lý phát hành có trách nhiệm
a) Ban Quản lý phát hành trực tiếp thực hiện việc giám sát các tổ chức phát hành theo quy định này; đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường thực thi pháp luật đối với hoạt động phát hành; phối hợp với Thanh tra UBCKNN trong việc xử lý các vi phạm pháp luật đối với tổ chức phát hành.
b) Sau khi cấp Chứng nhận đăng ký phát hành, Ban Quản lý phát hành phải tiến hành mở sổ giám sát và thực hiện ngay việc giám sát tổ chức phát hành, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tổ chức phát hành. Việc giám sát phải được thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời và chính xác. Định kỳ 06 tháng, Ban Quản lý phát hành lập báo cáo giám sát (mẫu tại Phụ lục kèm theo) báo cáo lãnh đạo và gửi Thanh tra. Trong quá trình giám sát, nếu phát sinh những vấn đề cần xử lý, Ban Quản lý phát hành trình lãnh đạo có công văn yêu cầu tổ chức phát hành giải trình bằng văn bản hoặc đề xuất biện pháp xử lý. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng hoặc sự vi phạm là có hệ thống, Ban Quản lý phát hành báo cáo lãnh đạo chuyển vụ việc sang Thanh tra xử lý.
c) Ngoài các báo cáo định kỳ, báo cáo bất thường và báo cáo theo yêu cầu của tổ chức phát hành, việc lập báo cáo giám sát có thể được dựa vào các nguồn thông tin khác như thông qua báo cáo của các đơn vị liên quan thuộc UBCKNN, thông qua các cơ quan quản lý khác, thông qua hệ thống máy tính, thông qua hệ thống truyền thông: vô tuyến truyền hình, báo chí, đài phát thanh hoặc thông qua các kiến nghị, tin đồn... Trường hợp cần thiết Ban Quản lý phát hành có thể thẩm tra tính chính xác của các tin đồn này.
3.2. Trách nhiệm của Thanh tra UBCKNN
a) Thanh tra có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý phát hành trong công tác giám sát, cung cấp thông tin hoặc chứng cứ có được về các vi phạm của tổ chức phát hành; tham gia với Ban Quản lý phát hành về các biện pháp nhằm tăng cường thực thi pháp luật đối với tổ chức phát hành. Đề xuất các biện pháp xử lý tổ chức phát hành khi có vi phạm pháp luật.
b) Trường hợp phát hiện các dấu hiệu vi phạm của tổ chức phát hành hoặc khi Ban Quản lý phát hành thông báo về các trường hợp vi phạm pháp luật cần xử lý, Thanh tra tổng hợp báo cáo lãnh đạo UBCKNN và tiến hành việc điều tra, kết luận và đề xuất biện pháp xử lý theo chế độ quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Quản lý phát hành có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo Chủ tịch UBCKNN để xem xét, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
PHỤ LỤC
MẪU BÁO
CÁO GIÁM SÁT ĐỊNH KỲ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG.
BAN QUẢN LÝ PHÁT HÀNH | Hà Nội, ngày tháng năm 200.. |
BÁO CÁO
GIÁM SÁT ĐỊNH KỲ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG TỔ CHỨC PHÁT HÀNH:KỲ GIÁM SÁT:
1. Thực hiện cam kết của đợt phát hành
- Tình hình sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành:
- Thực hiện các cam kết khác:
2. Tình hình trong kỳ
- Vốn điều lệ:
- Số cổ đông ngoài:
- Tình hình HĐSXKD:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu | (kỳ báo cáo) | % thực hiện so KH năm báo cáơ | %thực hiện so cùng kỳ năm trước | ghi chú |
- Tổng DT - DT thuần - LNST - LNST/DT - LNST/VCSH (%) - Nợ/Tổng tài sản - EPS - Cổ tức |
|
|
|
|
Nhận xét về thực hiện doanh thu trong kỳ báo cáo:
Nhận xét về thực hiện lợi nhuận trong kỳ báo cáo:
Nhận xét về tình hình tài chính trong kỳ báo cáo:
Nhận xét về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
3. Thực hiện chế độ báo cáo, chế độ công bố thông tin
Báo cáo định kỳ, bất thường và theo yêu cầu:
Công bố thông tin định kỳ, bất thường và theo yêu cầu:
4. Tình hình thực hiện cam kết và tuân thủ pháp luật
Việc thực hiện quyền lợi của cổ đông hay người sở hữu trái phiếu: Quyền tham dự đại hội đồng cổ đông; Quyền được tiếp cận thông tin về công ty; Quyền nhận cổ tức/lãi suất; Quyền chuyển nhượng và đăng ký sở hữu; Quyền ưu tiên mua cổ phiếu; Việc thực hiện nghĩa vụ đối với đại diện người sở hữu trái phiếu...
Việc thực hiện cam kết của công ty trong bản cáo bạch, các cam kết của HĐQT và các cam kết khác liên quan đến quyền lợi của người đầu tư:
Việc tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước về CK và TTCK và các vấn đề khác như duy trì giá trị của tài sản dùng bảo đảm trái phiếu, cam kết duy trì tỷ lệ nợ (đối với tổ chức phát hành trái phiếu)...
5. Kết luận và kiến nghị
Đánh giá tình hình hoạt động SXKD và việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành:
Kiến nghị các biện pháp tăng cường thực thi pháp luật:
CHUYÊN VIÊN PHỤ TRÁCH
- 1Quyết định 301/2006/QĐ-UBCK ban hành Quy chế xét duyệt đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, cấp phép niêm yết chứng khoán, cấp phép hoạt động kinh doanh và dịch vụ chứng khoán do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- 3Thông tư 57/2004/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 60/2004/TT-BTC hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 75/2004/TT-BTC hướng dẫn việc phát hành trái phiếu ra công chúng do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 161/2004/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 271/2005/QĐ-UBCK về giám sát các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 271/2005/QĐ-UBCK
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/05/2005
- Nơi ban hành: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/05/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực