Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2707/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày  22 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 56/2017/NQ-HĐND NGÀY 15/7/2017 CỦA HĐND TỈNH VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG GIAI ĐOẠN 2017-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 17/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất; Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xác định thiệt hại, thực hiện bồi thường, hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”;

Căn cứ Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của HĐND tỉnh Khóa XVII, kỳ họp thứ 4 về đào tạo trình độ sơ cấp nghề, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2017-2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 2061/TTr-LĐTBXH ngày 07/9/2017 sau khi thống nhất với các sở, ngành liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh (có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 03 tháng; Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh về việc bổ sung danh mục, định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 03 tháng.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - TB&XH;
- Đ/c Bí thư Tỉnh ủy, đ/c PBT TT Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX1.
- Gửi:
+ Bản giấy: TP không nhận được bản điện tử;
+ Bản điện tử: Các thành phần khác.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Vinh

 

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 56/2017/NQ-HĐND NGÀY 15/7/2017 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG GIAI ĐOẠN 2017-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)

Thực hiện Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của HĐND tỉnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ 4 về đào tạo trình độ sơ cấp nghề, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2017-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch thực hiện với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của HĐND tỉnh (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 56); tạo sự thống nhất trong việc triển khai, chỉ đạo hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành, Trung ương.

- Nâng cao chất lượng đào tạo; đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, chưa tổ chức đào tạo cho người lao động khi chưa dự báo được nơi làm việc, mức thu nhập và việc làm sau đào tạo; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 70% vào năm 2020.

- Trên cơ sở nguồn vốn từ ngân sách Trung ương là chủ lực, cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và nguồn kinh phí huy động khác, đảm bảo nguồn lực thực hiện Nghị quyết 56 theo từng năm.

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện có hiệu quả hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo các mục tiêu của Nghị quyết 56; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, phân công nhiệm vụ cụ thể và tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

II. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

1. Số lượng đào tạo

Tổng số lao động được đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng: 53.570 người; bao gồm: Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng 17.142 người, nhóm nghề thương mại - dịch vụ 17.678 người, nhóm nghề nông - lâm - ngư nghiệp 18.750 người; trong đó:

- Số lao động được hỗ trợ đào tạo từ nguồn kinh phí CTMTQG xây dựng nông thôn mới: 13.295 người;

- Số lao động được hỗ trợ đào tạo từ nguồn kinh phí Đề án hỗ trợ; khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển: 16.775 người;

- Số lao động được hỗ trợ đào tạo ngân sách tỉnh: 4.660 người;

- Số lao động được hỗ trợ đào tạo ngân sách cấp huyện 1.125 người;

- Số lao động đào tạo bằng nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án khác và người học tự đóng góp: 17.715 người.

(Tiến độ thực hiện từng năm, từng địa phương cụ thể theo Phụ lục 01 đính kèm)

2. Tỷ lệ có việc làm: Tỷ lệ lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm việc cũ nhưng có thu nhập cao hơn, đạt từ 75 - 80%.

III. NỘI DUNG

1. Ngành nghề, đối tượng và chính sách hỗ trợ đào tạo:

- Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 8 và Điều 9 của Nghị quyết 56;

- Đối với các nghề chưa có tên trong danh mục ngành nghề và mức hỗ trợ đào tạo, áp dụng mức hỗ trợ của nghề trong cùng lĩnh vực, có đặc điểm tương đương và cùng một thời gian đào tạo.

2. Điều kiện người học được hỗ trợ đào tạo

2.1. Trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15-55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn phù hợp; trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.

2.2. Có phương án tự tạo việc làm sau học nghề đảm bảo tính khả thi theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc được đơn vị sử dụng lao động cam kết tuyển dụng hoặc có đơn vị cam kết bao tiêu sản phẩm sau học nghề.

2.3. Đối với lao động nông thôn: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã, người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi.

2.4. Đối với người khuyết tật: Có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng.

2.5. Đối với lao động bị mất việc làm

a) Trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau: Quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Trường hợp làm việc không theo hợp đồng: Giấy xác nhận của người sử dụng lao động;

c) Trường hợp tự tạo việc làm: Giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (trong trường hợp không có giấy đăng ký kinh doanh).

2.6. Đối với người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm thì ngoài các giấy tờ nêu trên cần bổ sung thêm chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo trước đó.

2.7. Đối với người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh: Quyết định thu hồi đất còn trong thời hạn được hỗ trợ quy định tại Điều 4 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất (sau đây gọi là Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg).

2.8. Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người trước đây đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách tại quy định này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo quy định nhưng tối đa không quá 03 lần/người.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề nói chung, đặc biệt là các mô hình dạy nghề có hiệu quả cần nhân rộng, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức tư vấn học nghề, việc làm.

- Các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động hội viên tham gia học nghề thông qua tập huấn, sinh hoạt hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác giáo dục nghề nghiệp.

2. Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu

Các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức rà soát lại nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh làm căn cứ xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm của địa phương.

3. Nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả

Triển khai nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả trên địa bàn. Ngoài ra, mở rộng thêm những mô hình dạy nghề mới để triển khai thí điểm theo hướng gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động sau khi học nghề.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

- Rà soát, đánh giá lại năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các trung tâm công lập cấp huyện, triển khai thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Khóa XVII, kỳ họp thứ 3 về việc thông qua quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị được đầu tư; thực hiện việc điều chuyển thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc diện giải thể theo quy hoạch hoặc sử dụng thiết bị chưa hiệu quả tại một số nghề.

5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề

- Chuyển đổi, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ sơ cấp; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo trình độ thường xuyên ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

- Ngoài Danh mục nghề, định mức chi phí và mức hỗ trợ đào tạo được quy định tại Nghị quyết, tiếp tục xây dựng định mức chi phí và mức hỗ trợ đào tạo bổ sung vào Danh mục, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động.

6. Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề

- Ngoài các nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, huy động đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

- Tiếp tục đào tạo kỹ năng nghề để chuyển đổi một số giáo viên dạy văn hóa đang thừa sang dạy nghề (nếu có); bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề và người tham gia dạy nghề; đảm bảo tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có tối thiểu 01 giáo viên cơ hữu/nghề;

- Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm; bố trí 01 cán bộ phụ trách về công tác giáo dục nghề nghiệp thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

7. Huy động nguồn lực hỗ trợ đào tạo

Ngoài nguồn kinh phí ngân sách Trung ương từ các chương trình, đề án; cân đối kinh phí từ ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện; lồng ghép các chương trình, dự án khác và huy động đóng góp của người học theo quy định để đảm bảo định mức chi phí và kế hoạch đào tạo theo tiến độ từng năm.

8. Hoạt động giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực Kế hoạch ở tỉnh, huyện hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

- Hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, nhân rộng mô hình hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

IV. KINH PHÍ

Tổng kinh phí: 172.441,830 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương từ CTMTQG xây dựng nông thôn mới: 42.800 triệu đồng;

- Ngân sách Trung ương thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg: 54.000 triệu đồng;

- Ngân sách Trung ương thực hiện các chính sách đào tạo khác: 4.825,902 triệu đồng;

- Ngân sách tỉnh: 15.000 triệu đồng;

- Ngân sách huyện: 3.621,278 triệu đồng;

- Nguồn huy động khác: 52.194,650 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo và phương án phân bổ kinh phí thực hiện Nghị quyết 56 hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch tại địa phương;

- Lựa chọn mức hỗ trợ đào tạo áp dụng tạm thời đối với các nghề chưa có tên trong Danh mục, theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị quyết; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng bổ sung danh mục nghề đào tạo, mức chi phí và mức hỗ trợ đào tạo trình UBND tỉnh phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

- Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phối hợp với các trường đại học, cao đẳng có khoa sư phạm dạy nghề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và bồi dưỡng nâng cao cho giáo viên, người dạy nghề và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; bồi dưỡng về giám sát tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề phi nông nghiệp cho người lao động; trực tiếp ký kết hợp đồng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện đối với các khoá, lớp đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo tập trung trên toàn tỉnh;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể; chính quyền địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho người lao động; định kỳ 6 tháng, hàng năm, đột xuất tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp, đề xuất khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong việc thực hiện Nghị quyết 56, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện dạy nghề nông nghiệp hàng năm theo phân công, phân cấp quản lý, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động; chỉ đạo việc lồng ghép chương trình, kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp với Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông và một số chương trình khác;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin thị trường hàng hóa; cung cấp thông tin về định hướng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến cấp xã;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng bổ sung danh mục nghề đào tạo, định mức kinh phí và mức hỗ trợ đào tạo đối với các nghề nông nghiệp, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo các nghề nông nghiệp; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

3. Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan thẩm định kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo quy định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan thẩm định chi phí đào tạo của từng nghề bổ sung, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Hướng dẫn thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát, việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính và các ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn để bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hàng năm để thực hiện Nghị quyết 56;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện xây dựng phương án cụ thể theo từng địa phương đảm bảo chỉ tiêu phân luồng đào tạo theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo (trên 35% học sinh tốt nghiệp trung học được tuyển vào học nghề dài hạn, trong đó 20% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được đào tạo trình độ trung cấp và 15% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng).

- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, để học sinh có thái độ đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp và chủ động lựa chọn ngành nghề, loại hình đào tạo sau khi tốt nghiệp trung học; cung cấp các thông tin về học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm.

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức đánh giá chất lượng, hiệu quả mô hình thí điểm đào tạo nghề cho học sinh trung học phổ thông trong thời gian qua và đề xuất phương án, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

6. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện khảo sát, xác định và dự báo nhu cầu sử dụng lao động; nhu cầu các ngành nghề thuộc lĩnh vực phụ trách, tổng hợp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm;

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa; hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các ngành liên quan cung cấp thông tin về các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề, các nghề đào tạo, các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả tại địa   phương để người lao động biết và lựa chọn;

- Chỉ đạo, quản lý các cơ quan thông tin truyền thông, hệ thống truyền thanh cơ sở thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về các chính sách và tình hình thực hiện các hoạt động;

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề cho cộng tác viên, cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông từ tỉnh đến cơ sở.

8. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu UBND tỉnh trong việc kiện toàn, sáp nhập, giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phê duyệt tại Quyết số 433/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh;

- Hướng dẫn việc xây dựng Đề án vị trí việc làm, định mức biên chế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã bố trí 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hàng năm tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh; phê duyệt kế hoạch đào tạo sát thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn;

- Thực hiện việc sáp nhập, giải thể, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Tĩnh; tăng cường chỉ đạo hoạt động tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc; bổ sung kinh phí từ ngân sách huyện, huy động từ các nguồn lực khác để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trực thuộc và hỗ trợ đào tạo theo kế hoạch.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND cấp huyện ký hợp đồng đào tạo nghề phi nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND cấp huyện ký hợp đồng đào tạo nghề nông nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy định.

- Bố trí cán bộ phụ trách công tác giáo dục nghề nghiệp tại các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

11. Các cơ sở dạy nghề

- Chuyển đổi, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hướng dẫn của cơ quan chức năng liên quan;

- Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nguồn kinh phí bổ sung để đảm bảo định mức chi phí và chất lượng đào tạo theo hướng xã hội hóa, ngoài nguồn kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp hàng năm.

- Rà soát lại các ngành nghề đã được cấp phép đào tạo; có định hướng phát triển ngành nghề, quy mô đào tạo phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phê duyệt và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký mở lớp đào tạo dưới 03 tháng theo quy định;

- Xây dựng kế hoạch và chủ động tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng về nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề tham gia hoạt động tại đơn vị.

- Tích cực, chủ động phối hợp với UBND cấp huyện trong công tác tuyển sinh, ký kết hợp đồng đào tạo; liên kết, phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc tham gia biên soạn chương trình, tổ chức đào tạo nghề, thực hành, thực tập và giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo.

- Thực hiện tốt việc sắp xếp, khai thác, sử dụng và bảo quản các trang thiết bị dạy nghề đã được đầu tư mua sắm, nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí.

12. Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề nghiệp nói chung và đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng nói riêng; về các mô hình đào tạo, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; hướng dẫn Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về các chính sách, tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết tại địa phương và trên toàn tỉnh.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Đẩy mạng công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác giáo dục nghề nghiệp; lồng ghép các nội dung hoạt động của tổ chức hội, đoàn thể với công tác tư vấn về học nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; vận động đoàn viên, hội viên, người lao động tham gia học nghề; tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện Nghị quyết./.

 

PHỤ LỤC 01

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh)

TT

Địa phương

Số lượng đào tạo (người)

Trong đó

Kế hoạch tuyển sinh

Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng

Nhóm nghề thương mại - dịch vụ

Nhóm nghề nông - lâm - ngư nghiệp

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Cẩm Xuyên

6.197

1.983

2.045

2.169

1.487

1.518

1.549

1.642

2

Can Lộc

5.853

1.873

1.931

2.049

1.405

1.434

1.463

1.551

3

Đức Thọ

4.315

1.381

1.424

1.510

1.036

1.057

1.079

1.143

4

Hương Khê

4.563

1.460

1.506

1.597

1.095

1.118

1.141

1.209

5

Hương Sơn

5.703

1.825

1.882

1.996

1.369

1.397

1.426

1.511

6

Kỳ Anh

5.651

1.808

1.865

1.978

1.356

1.384

1.413

1.498

7

Lộc Hà

3.406

1.090

1.124

1.192

817

834

852

903

s

Nghi Xuân

3.703

1.185

1.222

1.296

889

907

926

981

9

Thạch Hà

5.535

1.771

1.826

1.938

1.328

1.356

1.384

1.467

10

Vũ Quang

1.526

488

504

534

366

374

382

404

11

Thành phố Hà Tĩnh

2.521

807

832

882

605

618

630

668

12

Thị xã Hồng Lĩnh

1.069

342

353

374

257

262

267

283

13

Thị xã Kỳ Anh

3.528

1.129

1.164

1.235

847

864

882

935

 

Tổng cộng

53.570

17.142

17.678

18.750

12.857

13.125

13.393

14.196

 

PHỤ LỤC 02A

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh)

Đơn vị: 1000 đồng

TT

Địa phương

Tổng kinh phí

Trong đó

Ngân sách trung ương

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Nguồn xã hội hóa và lồng ghép

Tổng

Trong đó

CTMTQG NTM

Quyết định 12/QĐ-TTg

Các chương trình khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Cẩm Xuyên

4.787.554

3.014.946

240.000

2.640.000

134.946

330.590

100.539

1.341.480

2

Can Lộc

4.521.794

2.576.748

2.448.000

 

128.748

293.568

94.958

1.556.520

3

Đức Thọ

3.333.596

1.899.645

1.800.000

 

99.645

283.346

70.006

1.080.600

4

Hương Khê

3.525.191

1.845.508

1.752.000

 

93.508

268.734

74.029

1.336.920

5

Hương Sơn

4.405.910

2.498.976

2.376.000

 

122.976

311.890

92.524

1.502.520

6

Kỳ Anh

4.365.737

2.769.295

240.000

2.400.000

129.295

274.005

91.680

1.230.756

7

Lộc Hà

2.631.339

1.626.106

120.000

1.440.000

66.106

272.936

55.258

677.040

8

Nghi Xuân

2.860.790

1.878.014

240.000

1.560.000

78.014

284.179

60.077

638.520

9

Thạch Hà

4.276.120

2.447.391

 

2.328.000

119.391

329.530

89.799

1.409.400

10

Vũ Quang

1.178.927

654.562

624.000

 

30.562

225.768

24.757

273.840

11

Thành phố Hà Tĩnh

1.947.624

1.109.650

 

1.056.000

53.650

215.434

40.900

581.640

12

Thị xã Hồng Lĩnh

825.867

458.096

432.000

 

26.096

208.467

17.343

141.960

13

Thị xã Kỳ Anh

2.725.592

1.611.280

 

1.536.000

75.280

301.554

57.237

755.520

 

Tổng cộng

41.386.039

24.390.216

10.272.000

12.960.000

1.158.216

3.600.000

869.107

12.526.716

 

PHỤ LỤC 02B

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh)

 Đơn vị: 1000 đồng

TT

Địa phương

Tổng kinh phí

Trong đó

Ngân sách trung ương

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Nguồn xã hội hóa và lồng ghép

Tổng

Trong đó

CTMTQG NTM

Quyết định 12/QĐ-TTg

Các chương trình khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Cẩm Xuyên

4.887.295

3.077.757

245.000

2.695.000

137.757

337.477

102.633

1.369.428

2

Can Lộc

4.615.998

2.630.430

2.499.000

 

131.430

299.684

96.936

1.588.948

3

Đức Thọ

3.403.046

1.939.221

1.837.500

 

101.721

289.249

71.464

1.103.113

4

Hương Khê

3.598.633

1.883.956

1.788.500

 

95.456

274.333

75.571

1.364.773

5

Hương Sơn

4.497.699

2.551.038

2.425.500

 

125.538

318.387

94.452

1.533.823

6

Kỳ Anh

4.456.689

2.826.989

245.000

2.450.000

131.989

279.713

93.590

1.256.397

7

Lộc Hà

2.686.159

1.659.983

122.500

1.470.000

67.483

278.622

56.409

691.145

8

Nghi Xuân

2.920.389

1.917.140

245.000

1.592.500

79.640

290.099

61.328

651.822

9

Thạch Hà

4.365.205

2.498.379

 

2.376.500

121.879

336.395

91.669

1.438.763

10

Vũ Quang

1.203.488

668.198

637.000

 

31.198

230.471

25.273

279.545

11

Thành phố Hà Tĩnh

1.988.199

1.132.768

 

1.078.000

54.768

219.922

41.752

593.757

12

Thị xã Hồng Lĩnh

843.072

467.640

441.000

 

26.640

212.810

17.705

144.918

13

Thị xã Kỳ Anh

2.782.375

1.644.849

 

1.568.000

76.849

307.836

58.430

771.260

 

Tổng cộng

42.248.248

24.898.346

10.486.000

13.230.000

1.182.346

3.675.000

887.213

12.787.689

 

PHỤ LỤC 02C

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định 2707/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 của UBND tỉnh)

 Đơn vị: 1000 đồng

TT

Địa phương

Trong đó

Tổng kinh phí

Ngân sách trung ương

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Nguồn xã hội hoá và lồng ghép

Tổng

Trong đó

CTMTQG NTM

Quyết định 12/QĐ-TTg

Các chương trình khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Cẩm Xuyên

4.987.036

3.140.568

250.000

2.750.000

140.568

344.365

104.728

1.397.375

2

Can Lộc

4.710.202

2.684.113

2.550.000

 

134.113

305.800

98.914

1.621.375

3

Đức Thọ

3.472.496

1.978.797

1.875.000

 

103.797

295.152

72.922

1.125.625

4

Hương Khê

3.672.074

1.922.404

1.825.000

 

97.404

279.932

77.114

1.392.625

5

Hương Sơn

4.589.489

2.603.100

2.475.000

 

128.100

324.885

96.379

1.565.125

6

Kỳ Anh

4.547.642

2.884.682

250.000

2.500.000

134.682

285.422

95.500

1.282.038

7

Lộc Hà

2.740.979

1.693.860

125.000

1.500.000

68.860

284.308

57.561

705.250

8

Nghi Xuân

2.979.989

1.956.265

250.000

1.625.000

81.265

296.020

62.580

665.125

9

Thạch Hà

4.454.291

2.549.366

 

2.425.000

124.366

343.260

93.540

1.468.125

10

Vũ Quang

1.228.049

681.835

650.000

 

31.835

235.175

25.789

285.250

11

Thành phố Hà Tĩnh

2.028.775

1.155.886

 

1.100.000

55.886

224.410

42.604

605.875

12

Thị xã Hồng Lĩnh

860.278

477.183

450.000

 

27.183

217.154

18.066

147.875

13

Thị xã Kỳ Anh

2.839.158

1.678.417

 

1.600.000

78.417

314.119

59.622

787.000

 

Tổng cộng

43.110.458

25.406.475

10.700.000

13.500.000

1.206.475

3.750.000

905.320

13.048.662

 

PHỤ LỤC 02D

TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 03 THÁNG NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2707/QĐ-UBND ngày 22/99/2017 của UBND tỉnh)

Đơn vị: 1000 đồng

TT

Địa phương

Tổng kinh phí

Trong đó

Ngân sách trung ương

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Nguồn xã hội hoá và lồng ghép

Tổng

Trong đó

CTMTQG NTM

Quyết định 12/QĐ-TTg

Các chương trình khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Cẩm Xuyên

5.286.258

3.329.002

265.000

2.915.000

149.002

365.027

111.011

1.481.218

2

Can Lộc

4.992.814

2.845.159

2.703.000

 

142.159

324.148

104.849

1.718.658

3

Đức Thọ

3.680.846

2.097.524

1.987.500

 

110.024

312.861

77.298

1.193.163

4

Hương Khê

3.892.399

2.037.748

1.934.500

 

103.248

296.728

81.740

1.476.183

5

Hương Sơn

4.864.859

2.759.286

2.623.500

 

135.786

344.378

102.162

1.659.033

6

Kỳ Anh

4.820.501

3.057.763

265.000

2.650.000

142.763

302.547

101.231

1.358.960

7

Lộc Hà

2.905.437

1.795.492

132.500

1.590.000

72.992

301.366

61.014

747.565

8

Nghi Xuân

3.158.789

2.073.641

265.000

1.722.500

86.141

313.781

66.335

705.032

9

Thạch Hà

4.721.549

2.702.328

 

2.570.500

131.828

363.856

99.153

1.556.213

10

Vũ Quang

1.301.731

722.745

689.000

 

33.745

249.285

27.336

302.365

11

Thành phố Hà Tĩnh

2.150.501

1.225.239

 

1.166.000

59.239

237.875

45.161

642.227

12

Thị xã Hồng Lĩnh

911.894

505.814

477.000

 

28.814

230.183

19.150

156.748

13

Thị xã Kỳ Anh

3.009.507

1.779.122

 

1.696.000

83.122

332.966

63.200

834.220

 

Tổng cộng

45.697.085

26.930.864

11.342.000

14.310.000

1.278.864

3.975.000

959.639

13.831.582

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2707/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND về đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

  • Số hiệu: 2707/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/09/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Người ký: Đặng Quốc Vinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/09/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản