Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2015/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 07 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đường sắt Việt Nam, ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11, ngày 29/06/2006;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 23/2008/QH12, ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Giao thông vận tải đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/6/2004, Luật số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐND ngày 25/4/2015 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh về việc thông qua Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2015 về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 769/TTr-SGTVT ngày 16/6/2015 về Quy chế quản lý Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế về quản lý Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Ban Quản lý Khu vực phát triển Đô thị; Chủ tịch UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
(Đính kèm Bản đồ Quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 24/6/2015).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Quy chế về quản lý Quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy chế) nhằm quản lý về thực hiện theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được duyệt, kiểm soát theo định hướng phát triển GTVT trên phạm vi toàn tỉnh; quy định cụ thể trách nhiệm quản lý quy hoạch GTVT của các cấp chính quyền và các cơ quan Ban, Ngành của tỉnh.
Quy chế về quản lý Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cơ sở để cơ quan quản lý quy hoạch, xây dựng làm căn cứ thực hiện các quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ chế chính sách liên quan, quản lý đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công trình.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế về quản lý này hướng dẫn việc tổ chức, quản lý theo đúng đồ án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2015 và các quy định khác có liên quan.
Quy chế này áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh với tổng diện tích 5.033,2 km2, gồm 2 thị xã, 6 huyện và thành phố Huế.
Những công trình, dự án đang triển khai thi công thì tiếp tục triển khai theo Quyết định đã phê duyệt, nếu có điều chỉnh thì phải thực hiện theo quy chế này.
Những dự án, công trình đã có quy hoạch chi tiết 1/500, có quy chế quản lý quy hoạch riêng được duyệt thì phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết 1/500, có quy chế quản lý quy hoạch được duyệt của dự án, công trình đó.
2. Đối tượng áp dụng
Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động quy hoạch, kế hoạch, quản lý đầu tư xây dựng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều phải thực hiện theo đúng Quy chế này.
Cơ quan quản lý Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Sở Giao thông vận tải tỉnh) giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh hướng dẫn việc tổ chức, quản lý theo đúng Quy chế này.
1. Đường bộ
a) Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
b) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực.
c) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
d) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
đ) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
e) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
g) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
h) Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
i) Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
k) Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
l) Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
m) Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
n) Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
o) Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
ô) Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
ơ) Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.
p) Đường nhánh là đường nối vào đường chính.
q) Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
r) Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.
s) Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
t) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
u) Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
ư) Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.
v) Người vận tải là tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để thực hiện hoạt động vận tải đường bộ.
x) Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
2. Đường thủy nội địa
a) Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
b) Đường thủy nội địa quốc gia là tuyến đường thủy nội địa nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc tuyến đường thủy nội địa có hoạt động vận tải thủy qua biên giới.
c) Đường thủy nội địa địa phương là tuyến đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ yếu phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
d) Đường thủy nội địa chuyên dùng là luồng chạy tàu, thuyền nối liền vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với đường thủy nội địa quốc gia hoặc đường thủy nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cá nhân đó.
đ) Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm đường thủy nội địa; hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa; khu neo đậu ngoài cảng; kè, đập giao thông, báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ khác.
e) Cảng thủy nội địa là hệ thống công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng.
g) Vùng đất cảng được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và công trình phụ trợ khác.
h) Vùng nước cảng được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão;
i) Cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III.
k) Cảng, bến hàng hóa là cảng, bến thủy nội địa chuyên xếp, dỡ hàng hóa; phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy hoặc thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).
l) Cảng, bến hành khách là cảng, bến thủy nội địa chuyên đưa, đón hành khách lên xuống phương tiện thủy và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).
m) Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông.
n) Bến dân sinh là bến thủy nội địa chỉ dùng riêng cho hoạt động của gia đình, tiếp nhận phương tiện có trọng tải toàn phần đến 15 tấn, tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người.
o) Luồng vào cảng, bến là luồng nối từ luồng chạy tàu thuyền đến vùng nước trước cầu cảng, bến thủy nội địa.
ô) Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng.
ơ) Cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng là cảng, bến thủy nội địa của một hoặc một số tổ chức kinh tế chỉ dùng để xếp, dỡ hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất hoặc phục vụ đóng mới, sửa chữa phương tiện cho chính tổ chức đó.
3. Đường biển
a) Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền ra, vào hoạt động bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng.
b) Bến cảng là khu vực được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Cầu cảng là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
c) Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển.
d) Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.
đ) Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác.
g) Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thủy khác ra, vào cảng biển an toàn.
h) Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thủy khác ra, vào bến cảng an toàn.
i) Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này.
k) Công trình hàng hải bao gồm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, đèn biển, hệ thống đài.
l) Thông tin duyên hải và các công trình phụ trợ khác của cảng biển và luồng hàng hải, được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
m) Khu neo đậu là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo đậu chờ cập cầu, cập tàu chứa dầu khí, chờ vào khu chuyển tải, chờ đi qua luồng hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải liên quan khác.
4. Đường sắt
a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận;
c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
d) Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.
đ) Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
e) Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được Bộ Giao thông vận tải cho phép xây dựng và khai thác.
g) Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, xếp, dỡ hàng hoá, đón trả khách, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác. Ga đường sắt có nhà ga, quảng trường, kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cần thiết và các công trình đường sắt khác.
h) Ga hành khách là hệ thống công trình được xây dựng để đón, trả khách, thực hiện dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách và tác nghiệp kỹ thuật; ga hành khách phải có công trình dành riêng phục vụ hành khách là người khuyết tật.
i) Ga hàng hoá là hệ thống công trình được xây dựng để giao, nhận, xếp, dỡ, bảo quản hàng hoá, thực hiện dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng hoá và tác nghiệp kỹ thuật.
k) Ga kỹ thuật là hệ thống công trình được xây dựng để thực hiện tác nghiệp kỹ thuật đầu máy, toa xe phục vụ cho việc chạy tàu.
l) Ga hỗn hợp là ga đồng thời có chức năng của hai hoặc ba loại ga quy định tại các điểm h, i và j khoản này.
m) Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
5. Đường hàng không
a) Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
b) Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.
c) Cảng hàng không được phân thành các loại sau đây: Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa; cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.
d) Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư mà không phải vận chuyển công cộng là sân bay chuyên dùng.
Điều 3. Những nguyên tắc về quản lý quy hoạch GTVT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển giao thông vận tải phải tuân thủ theo đồ án điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt và theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
2. Ngoài những quy định này, việc tổ chức, quản lý theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật Nhà nước, các quy định, quy chế, điều lệ quản lý các quy hoạch khác theo từng thời kỳ có liên quan.
3. Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
4. Các công trình và dự án phát triển giao thông vận tải phải được xem xét kỹ trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp giữa quy mô và cấp kỹ thuật với phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và bảo vệ môi trường, cảnh quan.
5. Sở GTVT, các Sở Ban ngành có liên quan, UBND thành phố, các thị xã, huyện sớm nghiên cứu đề xuất các quy hoạch chi tiết; kế hoạch thực hiện quy hoạch; dự án đầu tư xây dựng công trình; cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, đền bù và giải phóng mặt bằng...
6. Những công trình hiện hữu đã được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật trước khi ban hành Quy chế này được phép tồn tại. Khi tiến hành xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, sửa chữa có thay đổi về quy mô, cấp kỹ thuật thì phải tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải và Quy chế này.
7. Các quy hoạch chi tiết khác như quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng taxi, quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh, quy hoạch các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, quy hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quy hoạch giao thông vận tải cấp huyện,...(nếu có) phải phù hợp với các quy định của quy chế này.
8. Quy hoạch hệ thống đường gom và các vị trí đấu với quốc lộ bắt buộc phải có quy hoạch riêng theo Thông tư của Bộ GTVT và phải có quy định riêng phù hợp với quy chế này.
9. Quản lý quy hoạch, dự án, đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, bảo trì các công trình đường bộ cao tốc, QL1A, QL49A, QL49B, đường Hồ Chí Minh, đường bộ ven biển qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; cảng hàng không quốc tế Phú Bài, tuyến bay quá cảnh qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyến bay đi/đến cảng hàng không quốc tế Phú Bài; cảng biển Thừa Thiên Huế, tuyến và luồng hàng hải qua cảng biển; tuyến sông Hương, tuyến sông từ Đầm Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai, các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới do Bộ GTVT tổ chức, quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của ngân sách Trung ương và các nguồn vốn xã hội hóa khác (trừ trường hợp phân cấp ủy quyền cho UBND tỉnh).
10. Quản lý quy hoạch, dự án, đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, bảo trì hệ thống cảng cá và các khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức quản lý quy hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, bảo trì bằng nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương thông qua các chương trình, dự án đầu tư theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014.
11. Quản lý dự án, đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, bảo trì hệ thống đường tuần tra biên giới (đường biên giới, đường từ đồn ra biên giới) do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng phối hợp tổ chức quản lý đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Bộ Quốc phòng, vốn ODA và các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ.
12. Quản lý dự án, đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình giao thông nông thôn mới, đường thuộc các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo, dự án trồng rừng trên nguyên tắc phối kết hợp với các Bộ, Sở ban ngành liên quan, có quy định riêng phải phù hợp với các quy định của quy chế này.
13. Các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, đơn vị, các doanh nghiệp của tỉnh hoặc đóng trên địa bàn tỉnh có liên quan căn cứ vào quy chế này để triển khai thực hiện để quản lý thống nhất, đồng bộ và phù hợp.
Điều 4. Quy định về tổ chức, quản lý quy hoạch phát triển vận tải
1. Vận tải đường bộ
Tuân thủ các quy định tại Nghị định, Thông tư hiện hành có liên quan đến vận tải đường bộ và Quy định về tổ chức, quản lý quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2394/QĐ-UBND ngày 11/11/2014.
2. Vận tải đường thủy nội địa
a) Lập, tổ chức thực hiện quy hoạch bến thủy nội địa trong phạm vi tỉnh quản lý. Đối với bến thủy nội địa trên tuyến sông Hương, Phá Tam Giang trước khi phê duyệt phải lấy ý kiến của Cục đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa với giá thành vận tải hợp lý; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải thủy nội địa; đảm bảo an toàn và thân thiện môi trường. Nâng cao năng lực đội ngũ thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
c) Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải tiếp cận, thụ hưởng những ưu đãi từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ như chính sách thuế, lệ phí, tín dụng, khuyến khích phát triển lực lượng phương tiện thủy nội địa, khuyến khích phát triển hoạt động vận tải đường thủy nội địa, hỗ trợ cho các tàu, thuyền đánh bắt cá phục vụ ngư dân...
d) Nâng cao năng lực các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh logistics, phát triển dịch vụ thuê ngoài 3PL; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics; đẩy mạnh cải cách hành chính đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức hoạt động dịch vụ logistics, khuyến khích thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics...thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
đ) Tăng cường công tác quản lý, bảo trì, lắp đặt đầy đủ hệ thống phao tiêu báo hiệu, đảm bảo độ sâu chạy tàu an toàn 24/24 giờ; Áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, xếp dỡ, vận tải nhằm nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm thực hiện theo Quyết định số 4120/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2013 Phê duyệt Đề án “Các giải pháp thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa”
e) Công bố, cấp và cấp lại giấy phép hoạt động đối với các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông thuộc địa giới hành chính của tỉnh, cấp phép đối với bến thủy nằm trong vùng nước cảng biển thuộc địa giới hành chính của địa phương. Công bố đối với cảng không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia ủy quyền quản lý, đường thủy nội địa địa phương. Công bố luồng tuyến vận tải đường thủy nội địa do địa phương quản lý.
g) Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển phương tiện; kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; kế hoạch ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu và phòng chống bão lụt; kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch chuyên ngành vận tải thủy nội địa,...
h) Lập các dự án mở mới tuyến đường thủy nội địa phục vụ khách du lịch, tham quan lễ hội;
i) Tăng cường khả năng kết nối đa phương trong vận tải để nâng cao tỷ trọng vận tải hàng hóa côngtenơ thông qua vận tải đường thủy nội địa trong thời gian tới, nâng cao năng lực vận tải và tái cân đối đầu tư công về vận tải theo hướng ưu tiên hơn cho vận tải đường thủy, cũng như nhiều yêu cầu khác để phát huy tiềm năng vận tải đường thủy nội địa;
k) Phân loại và điều chỉnh; công bố mở, đóng luồng tuyến đường thủy nội địa, thông báo luồng lạch đường thủy nội địa do địa phương quản lý đảm bảo an toàn giao thông thủy nội địa theo Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014, quy định về quản lý đường thủy nội địa.
l) Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là là các đối tượng có liên quan đến hoạt động giao thông thủy nội địa.
m) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động đào tạo người điều khiển phương tiện, đăng kiểm, thiết kế, thi công phương tiện giao thông đường thủy nội địa.
n) Tổ chức, quản lý hoạt động vận tải đường thủy nội địa tuân thủ điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định 110/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2014.
o) Tuân thủ các quy định tại Chương III, Chương IV, Chương V và Điều 70 Chương VI, các điều Chương VII của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11; Khoản 1, Khoản 7, 8, 9,10,11,12,13, 14,15 Điều 1, Khoản 1 Điều 2 Luật số 48/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 17/06/2014 và các quy định quản lý có liên quan đến vận tải thủy, Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/2/2015 có hiệu lực ngày 01/5/2015 thay thế Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
3. Vận tải đường biển
Tuân thủ các quy định tại Chương II, Chương III của Bộ luật Hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 14/06/2005; quy định tại Chương III Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngay 21/03/2012.
4. Vận tải đường sắt
Tuân thủ các quy định tại các chương III, các Điều 46, 47, 48, 49 thuộc Chương IV và Chương VI, VII của Luật Đường sắt Việt Nam; Quy chế kinh doanh vận tải đường sắt ban hành kèm theo quyết định số 1339/QĐ-ĐS ngày 21/12/2011 của Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam, Nghị định 175/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về quy định, quy chế, điều lệ liên quan khác, Nghị định 14/2015/NĐ-CP ngày 13/2/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt thay thế Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 và Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/1/2012.
5. Vận tải hàng không
Tuân thủ các quy định tại Chương II, Chương IV, Chương V, Chương VI, Chương VII, Chương VIII, Chương IX của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014.
Điều 5. Quy định Quản lý đất giao thông và phạm vi bảo vệ hành lang kết cấu hạ tầng giao thông
1. Đất giao thông
a) Đất giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế phải bao gồm đất phần công trình và đất hành lang an toàn công trình. Đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải dành tối thiểu 17.834 ha cho phát triển giao thông vận tải, đến năm 2030, cần dành 22.024 ha đất cho phát triển GTVT.
b) Đất giao thông vận tải đô thị
Đối với đô thị xây dựng mới, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải bảo đảm theo loại đô thị như sau:
- Đô thị loại I: 23% đến 25%;
- Đô thị loại II: 21% đến 23%;
- Đô thị loại III: 18% đến 20%;
- Đô thị loại IV, loại V: 16% đến 18%.
Quy định dành quỹ đất cho giao thông đô thị đạt 16-25% diện tích đất xây dựng đô thị.
2. Quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Bảo vệ và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ thống nhất các loại hình giao thông vận tải đối ngoại như: Đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy nội địa, đường biển.
a) Đối với đường bộ:
Quy định rõ các tuyến đường bộ được bố trí trong bản đồ quy hoạch giao thông, trong đó xác định rõ quy mô tính chất các đường. Quy định các tuyến đường cảnh quan, các tuyến đường chính, đường tốc độ cao đi qua đô thị hoặc các khu vực dân cư phải có đường gom. Các tuyến đường xây mới cần chú ý thiết kế tách làn cho các loại phương tiện như làn cho vận tải công cộng. Lưu ý cần quản lý chặt chẽ các tuyến đường quy hoạch theo lộ giới quy định, đặc biệt các hành lang đường cao tốc, đường sắt quốc gia và các hành lang các tuyến đường có đường sắt đô thị.
Hành lang bảo vệ các công trình giao thông đường bộ phải tuân thủ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 19/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010.
Kế hoạch lập lại trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2014 - 2020 thực hiện theo Quyết định số 994/2014/QĐ-TTg ngày 19/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với đường thủy nội địa:
Phạm vi bảo vệ tuyến và các công trình đường thủy phải tuân thủ các quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Luật Đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15/06/2004; Khoản 6 Điều 1 của Luật số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Điều 13, Điều 14, Điều 15 Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014, quy định về quản lý đường thủy nội địa.
c) Đối với cảng biển và luồng hàng hải:
Phạm vi bảo vệ hành lang an toàn cảng biển và luồng hàng hải tuân thủ Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 14/06/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải năm 2005; Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.
d) Đối với đường sắt:
Hành lang bảo vệ tuyến và công trình đường sắt phải tuân thủ theo các quy định của Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội, Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt, Thông tư số 37/2014/TT-BGTVT ngày 03/09/2014, quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị.
Kế hoạch lập lại trật tự an toàn giao thông đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 thực hiện theo Quyết định 994/2014/QĐ-TTg ngày 19/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
đ) Đối với đường hàng không:
Phạm vi bảo vệ các công trình hàng không phải tuân thủ các quy định của Luật Hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 ngày 16/5/2006, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014, Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04/6/2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay.
3. Quy định phạm vi bảo vệ công trình giao thông đô thị
Mở rộng đúng lộ giới quy hoạch một số tuyến đường thật cần thiết để giải quyết tình trạng ùn tắt giao thông và cảnh quan đô thị.
Đối với các khu đô thị mới tại các khu vực nội thành mới và huyện, ngoại thành, khi xây dựng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế mặt cắt ngang đường theo cấp, loại đường đô thị.
Quản lý xây dựng đường đô thị phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch được duyệt.
4. Quy định phạm vi bảo vệ công trình giao thông nông thôn
Hệ thống giao thông nông thôn phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình đầu tư xây dựng theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn.
Điều 6. Quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
1. Đường bộ
a) Nghiên cứu các cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư phát triển mạng lưới giao thông thông đường bộ theo định hướng quy hoạch đã được duyệt;
b) Các quy hoạch khác liên quan cần phù hợp với quy hoạch GTVT đã được phê duyệt. Quản lý Quy hoạch, đầu tư xây dựng đường đô thị, hầm đường bộ, cống ngầm, cầu đường bộ tuân thủ quy định tại Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/09/2012;
c) Việc kết nối giao thông vào đường cao tốc được thực hiện theo thiết kế kỹ thuật của tuyến đường, đúng quy định của pháp luật; Việc quy hoạch đường nhánh đấu nối quốc lộ phải phù hợp với quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ và phải có quy hoạch riêng.
d) Khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần phối hợp với các hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan; việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm cấp kỹ thuật đường bộ, cảnh quan, bảo vệ môi trường quy định tại Điều 46, Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
đ) Quản lý thi công công trình trên đường bộ đang khai thác tuân thủ Điều 47 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12.
e) Xây dựng đoạn đường giao với đường sắt tuân thủ luật Giao thông đường bộ và luật giao thông đường sắt.
g) Quy định quản lý đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ Điều 51 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12. Quản lý phân loại đường bộ, thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống đường bộ theo Khoản 1 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.
h) Quản lý đặt số hiệu và mã số đường tỉnh tuân thủ quy định tại Điều 29, Điều 30 của Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/05/2011; Điều 3, Điều 4 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010. Đặt tên đường đô thị tuân thủ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.
i) Hệ thống giao thông nông thôn phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình quy hoạch xây dựng theo QCVN 14:2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn”. Phát triển mạnh và hiện đại hóa giao thông vận tải nông thôn, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp - Nông thôn, đáp ứng tiêu chí quốc gia về nông thôn mới tại Quyết định Số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, gắn kết được mạng giao thông vận tải nông thôn với mạng giao thông vận tải Thành phố, tạo sự liên hoàn, thông suốt.
k) Phát triển giao thông vận tải đi đôi với bảo tồn di sản, du lịch sinh thái, kiểm soát ô nhiễm, giảm nhẹ tác động do tái định cư, thay đổi sử dụng đất, tạo việc làm. Đảm bảo các khoảng lùi về an toàn giao thông, bảo vệ kênh thủy lợi và hành lang cách ly các tuyến hạ tầng kỹ thuật đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Đường thủy nội địa
a) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa của địa phương trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
b) Việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải tuân theo quy hoạch, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông và tuân theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đê điều và phòng, chống lụt, bão thực hiện theo luật Giao thông đường thủy nội địa.
Quản lý bảo trì, cải tạo, nâng cấp đường thủy nội địa, thiết kế công trình có liên quan đế đường thủy nội địa quốc gia (Sông Hương, Phá Tam Giang) căn cứ trên cơ sở quản lý phân cấp đường thủy nội địa quy định tại Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13/09/2012. Phân cấp đường thủy nội địa do địa phương quản lý theo phân cấp của địa phương tại Quyết định số 689/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 trên cơ sở tuân thủ TCVN 5664:2009 theo Quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009.
d) Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa. Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó theo Khoản 3, Khoản 4 Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
đ) Việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan; tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa;
e) Quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tuân thủ Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012;
g) Đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão tuân thủ Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
h) Quản lý dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa tuân thủ Điều 16, 18, 19, 20 Thông tư số 23/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011.
3. Đường biển
a) Lập, phê duyệt, quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng hải thế giới; Ngành, địa phương khi lập quy hoạch xây dựng công trình có liên quan đến cảng biển và luồng hàng hải phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hàng hải; Khoản 1 Điều 10 Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012.
b) Quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng luồng hàng hải tuân thủ Điều 14 của Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 08/05/2013, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
c) Việc đầu tư xây dựng cảng biển và luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, luồng hàng hải và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hàng hải, Khoản 2 Điều 11 Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012.
d) Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 và của pháp luật có liên quan.
đ) Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hàng hải; Khoản 1, Khoản 3 Điều 11 Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012.
e) Giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cảng biển, luồng hàng hải tuân thủ Điều 12 Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 và Điều 6 Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 08/05/2013. Giám sát thực hiện xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển tuân thủ Điều 13 Nghị định 21/2012/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư số 10/2013/TT-BGTVT ngày 08/05/2013.
g) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời tuân thủ quy định tại Điều 31 Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
h) Nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế ban đầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định (không bao gồm công tác nạo vét đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải); sửa chữa và nâng cấp hệ thống báo hiệu hàng hải theo quy định tại Điều 32 Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012.
4. Đường sắt
a) Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ sở để lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được phê duyệt; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn kết với quy hoạch phát triển các loại hình giao thông vận tải công cộng khác. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị được lập cho từng giai đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo thực hiện theo Khoản 2 Điều 14 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
c) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và dự án đã được phê duyệt, bảo đảm tính đồng bộ theo cấp kỹ thuật đường sắt, bảo đảm cảnh quan, bảo vệ môi trường theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 18 của Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
d) Kết nối các tuyến đường sắt tuân thủ điều 19 Luật Đường sắt, Thông tư số 05/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT; Khổ đường sắt và tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt tuân thủ Điều 19 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
đ) Thiết kế Ga đường sắt phải tuân theo khoản 2, khoản 3 điều 21 của Luật Đường sắt và các quy định có liên quan.
e) Công trình, thiết bị báo hiệu cố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy đủ phù hợp với cấp kỹ thuật và loại đường sắt; kiểm tra định kỳ để công trình, thiết bị báo hiệu thường xuyên hoạt động tốt quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
g) Quy định nút giao giữa Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ, chủ đầu tư xây dựng mới và nơi được phép xây dựng đường ngang tuân thủ Điều 23 của Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
h) Quy định đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau tuân thủ Điều 24 của Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
i) Xây dựng công trình và hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt tuân thủ Điều 33 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
k) Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt tuân thủ Điều 34 Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
l) Quy định điều kiện để lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tuân thủ Điều 57 của Luật Đường sắt; yêu cầu cơ bản khi xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị tuân thủ Điều 58 của Luật Đường sắt; yêu cầu đối với cầu, hầm, ga, bến đỗ của đường sắt đô thị tuân thủ Điều 59 của Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
m) Quản lý Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt tuân thủ Điều 7 của Nghị định 109/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006.
n) Tiêu chuẩn đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.
o) Quản lý Quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng hầm đường sắt, cống ngầm và cầu đường sắt tuân thủ quy định tại Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/09/2012.
ô) Quy định về kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt thực hiện theo Quyết định số 08/2014/QĐ-BGTVT ngày 15/04/2014 của Bộ GTVT;
5. Đường hàng không
Việc đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay mới hoặc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trong cảng hàng không, sân bay hiện có phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay và quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng; Bộ Giao thông vận tải quản lý, giám sát việc đầu tư xây dựng, bảo trì, sửa chữa, duy trì đủ điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Điều 58 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014.
Điều 7. Quản lý về tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế xây dựng
1. Đường bộ
a) Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ tuân thủ Điều 44 Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
b) Đối với đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc TCVN 5729-2012.
c) Hệ thống đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh, đường tỉnh do UBND tỉnh quản lý phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, đoạn nằm trong đô thị tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN 104-2007.
d) Hệ thống đường đô thị tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN 104-2007; QCVN 07:2010/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
đ) Hệ thống đường giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Quyết định 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011, TCVN 4054-2005, Quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Quy hoạch xây dựng nông thôn.
e) Hệ thống trạm dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh phải thiết kế đúng theo QCVN 43:2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT ngày 15/11/2012.
g) Quy định điều kiện cơ sở vật chất; các yêu cầu trong việc lập quy hoạch, đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp và quản lý khai thác bến bãi đỗ xe thực hiện theo QCVN 45: 2012/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách, QCVN 07: 2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
h) Hệ thống báo hiệu đường bộ tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2012/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
i) Công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh tuân thủ Hướng dẫn tại Thông tư số 11/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT.
2. Đường thủy nội địa
a) Tổ chức, quản lý phân loại đường thủy nội địa thực hiện theo Điều 4 Thông tư 23/2011/TT-BGTVT ngày 31/03/2011 của Bộ GTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa, phân cấp đường thủy nội địa thực hiện theo TCVN 5664:2009 - Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa...
b) Tổ chức phân loại cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tuân thủ quy định tại Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/12/2013, Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đường biển
Tiêu chuẩn phân loại cảng biển theo Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Điều 10 Thông tư 146/2013/TT-BGTVT ngày 30/10/2013. Phân loại cảng cá theo quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Đường sắt
Tổ chức, quản lý phân cấp kỹ thuật đường sắt tuân thủ Tiêu chuẩn ngành 22TCN 362:2007 về cấp kỹ thuật đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành, Quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện đường sắt đô thị khổ đường 1435 mm, còn gọi là khổ đường tiêu chuẩn thực hiện theo TCVN 9273: 2012.
5. Đường hàng không
Việc nâng cấp, cải tạo cảng hàng không quốc tế Phú Bài đảm bảo các tiêu chuẩn: Phân loại cảng hàng không sân bay thực hiện theo khuyến cáo của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO; TCCS 17: 2014/CHK - Tiêu chuẩn nhà ga hành khách hàng không yêu cầu chung về thiết kế tại Quyết định số 742/QĐ-CHK ngày 15/05/2014 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; TCCS 14: 2013/CHK - Tiêu chuẩn hệ thống biển báo hàng không dân dụng; TCCS 12: 2012/CHK - Tiêu chuẩn kỹ thuật ra đa giám sát thứ cấp hàng không; TCCS 15:2013/CHK - Tiêu chuẩn kỹ thuật dẫn đường theo tính năng.
Điều 8. Quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giao thông
1. Đường bộ
a) Quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện tuân thủ các quy chuẩn Việt Nam: QCVN 04: 2009/BGTVT về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2009/BGTVT về khí thải xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới do Bộ Giao thông vận tải ban hành; QCVN 09:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 10:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố do Bộ Giao thông vận tải ban hành; QCVN 13:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
b) Quy định kiểm soát an toàn kỹ thuật môi trường tuân thủ các quy định tại các Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17/06/2010 phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn; Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 11/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, ô tô hai bánh, sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới; Nghị định 165/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11: 2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc do Bộ Giao thông vận tải ban hành; tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6204:2008 về Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp đo khí thải trong kiểm tra hoặc bảo dưỡng; TCVN 6440-2: 2009 về Mô tô - Phương pháp đo khí thải và tiêu thụ nhiên liệu; TCVN 6440-3:2009 về Mô tô - Phương pháp đo khí thải và tiêu thụ nhiên liệu - Phần 3: Đo tiêu thụ nhiên liệu ở tốc độ không đổi.
c) Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Đường thủy nội địa
a) Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa tuân thủ quy định Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/06/2012 của Bộ GTVT và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
b) Quy định điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên các tàu đánh bắt, chế biến, thu mua và vận chuyển thủy sản tuân thủ theo QCVN 02-13:2009/BNNPTNT;
c) Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 39:2011/BGTVT về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện thủy nội địa.
3. Đường biển
Tuân thủ các Điều 28, 29, 30, 31 của Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 20:2010/BGTVT về báo hiệu hàng hải do Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
4. Đường sắt
Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 15:2011/BGTVT về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt khi kiểm tra định kỳ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
5. Đường hàng không
a) Thực hiện theo TCCS 04: 2009/CHK - Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống đèn phụ trợ dẫn đường Hàng không tại Quyết định số 1637/QĐ-CHK ngày 13/05/2009 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; TCCS 05: 2009/CHK - Tiêu chuẩn các hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất Hàng không tại Quyết định số 1638/QĐ-CHK ngày 13/05/2009 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; TCCS 07: 2010/CHK - Tiêu chuẩn trang thiết bị nhà ga hàng không tại Quyết định số 2436/QĐ-CHK ngày 22/07/2010 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; TCCS 08:2010/CHK - Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống tăng cường dẫn đường vệ tinh tại Quyết định số 4658/QĐ-CHK ngày 28/12/2010 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; TCCS 10: 2009/CHK - Tiêu chuẩn giám sát khai thác và đủ điều kiện bay đối với tàu bay của người khai thác nước ngoài tại Quyết định số 4407/QĐ-CHK ngày 28/12/2009 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; TCCS 16:2013/CHK - Lập cơ sở dữ liệu điện tử về địa hình và chướng ngại vật hàng không tại Quyết định số 6387/QĐ-CHK ngày 31/12/2013 của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
b) Tuân thủ các quy định tại mục 4, 5, 6, 7 chương III của Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT ngày 01/08/2012 của Bộ GTVT về việc Quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng, chương 2 - Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bảo đảm an ninh hàng không dân dụng của Nghị định số 81/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về an ninh hàng không dân dụng.
Điều 9. Quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
1. Đường bộ
a) Tổ chức, quản lý khai thác, bảo trì đường bộ tuân thủ các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị: Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; Nghị định số 56/20014/NĐ-CP ngày 30/05/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; Thông tư số 178/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc; Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ GTVT Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT ngày 30/2/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT của Bộ GTVT ngày 12/12/2013 về Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Thông tư số 31/2012/TT-BGTVT ngày 01/8/2012 của Bộ GTVT Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Quyết định số 2988/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2014 của Bộ GTVT Quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì hệ thống quốc lộ được Bộ GTVT giao Tổng cục ĐBVN quản lý; Quyết định số 3409/QĐ-BGTVT ngày 26/9/2014 của Bộ GTVT ban hành định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ; TCCS 07:2013/TCĐBVN-Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do Tổng cục đường bộ Việt Nam biên soạn và công bố; Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/04/2014 của Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn; Thông tư 32/TT-BGTVT ngày 08/08/2014 của Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn.
b) Ngoài ra, tuân thủ Quyết định số 2774/QĐ-BGTVT ngày 11/9/2013 của Bộ GTVT Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống quốc lộ;
2. Đường thủy nội địa
Tổ chức, quản lý khai thác, bảo trì đường bộ tuân thủ các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị hiện hành: Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa. Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05/8/2013 của Bộ GTVT Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường thủy nội địa; Thông tư số 26/2014/TT-BGTVT ngày 08/07/2014, hướng dẫn đấu thầu, đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia thuộc dự toán chi của ngân sách Trung ương; Thông tư số 31/2013/TT-BGTVT ngày 9/10/2013 của Bộ GTVT ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu cho các phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; Thông tư số 37/2013/TT-BGTVT ngày 24/10/2013 của Bộ GTVT Quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp với tận thu sản phẩm; Thông tư số 48/2011/TT-BGTVT ngày 20/7/2011 của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải...
3. Đường biển
a) Thực hiện theo Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị hiện hành: Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét duy tu luồng hàng hải; Thông tư số 28/2014/TT-BGTVT ngày 29/7/2014 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 14/2013/TT-BGTVT ngày 05/7/2013 của Bộ GTVT Quy định về bảo trì công trình hàng hải; Quyết định số 3326/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 của Bộ GTVT phê duyệt Đề án chống tham nhũng, thất thoát trong nạo vét, duy tu luồng hàng hải.
b) Tuân thủ quy định tại Quyết định 2974/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2013 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải"; Quyết định 1922/QĐ-BGTVT ngày 05/7/2013 của Bộ GTVT phê duyệt Đề án phân cấp, xã hội hóa kết cấu hạ tầng hàng hải.
4. Đường sắt
Quy định tổ chức, quản lý khai thác bảo trì đường sắt tuân thủ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010, Thông tư số 20/2013/TT-BGTVT ngày 16 tháng 08 năm 2014 của Bộ GTVT Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt; Thông tư số 58/2012/TT-BGTVT ngày 28/12/2012 của BGTVT Ban hành định mức vật tư cho một chu kỳ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; Quyết định số 4091/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ GTVT Phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt; Quyết định số 4368/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2013 của Bộ GTVT phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý bảo trì đường sắt.
5. Đường hàng không
a) Quy định quản lý vận hành, khai thác, bảo trì hàng không: Triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định 2985/QĐ-BGTVT ngày 30/09/2013 về việc phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không; Điều 4, 5, 7, 56 của Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/06/2010; Thông tư số 22/2013/TT-BGTVT ngày 23 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định về bảo trì công trình hàng không dân dụng.
b) Tuân thủ quy định tại Quyết định số 2985/QĐ-BGTVT ngày 30/09/2013 của Bộ GTVT về phê duyệt đề án” nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không.
Điều 10. Quản lý bảo vệ môi trường và nước biển dâng trong GTVT
Tuân thủ các tiêu chí đánh giá các thành phần môi trường: môi trường đất; môi trường nước; môi trường không khí, tiếng ồn; môi trường sinh thái và đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu được quy định trong Luật, các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị và quy chuẩn hiện hành, bao gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ, quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ, quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; Quyết định số 1651/QĐ-BTNMT ngày 05/09/2013; Quyết định số 878/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí AQI);
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 13/2012/TT-BGTVT ngày 24/04/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2010/TT-BGTVT ngày 06/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; Thông tư số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Liên Bộ Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên Môi trường, hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 29/04/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Chỉ thị 26-CT-TTg ngày 25/8/2014 về việc triển khai thi hành Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 12/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của luật Bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị số 02/CT-BGTVT ngày 18/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải; chỉ thị số 16/CT-BGTVT ngày 01/08/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải;
- QCVN08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở GTVT
1. Hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố phổ biến rộng rãi “Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện. Quản lý, kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng phát triển GTVT trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
2. Theo dõi, tổng hợp, xây dựng quy hoạch chi tiết, các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án và tổ chức thực hiện quy hoạch.
3. Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống GTVT phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp GTVT thực hiện xây dựng hạ tầng mạng lưới và cung cấp dịch vụ GTVT trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch.
5. Chủ động liên hệ với Bộ GTVT và các Bộ, Ngành liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các chương trình, đề án của Chính phủ, ngành GTVT trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
6. Phối hợp với Bộ GTVT hoàn thiện quy hoạch, chiến lược kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia được điều chỉnh; tổ chức thực hiện quy hoạch các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi địa phương quản lý, đảm bảo kết nối đồng bộ toàn hệ thống;
7. Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng công trình kết cấu hạ tầng đảm bảo phù hợp với tiến độ triển khai các công trình giao thông; giám sát, tham gia góp ý kịp thời với Bộ GTVT về tiến độ, chất lượng công trình giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh;
8. Thực hiện quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo lĩnh vực ngành quản lý, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích có hiệu quả.
9. Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch; tăng cường công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Thực hiện cấp giấy phép xây dựng, xử lý các hồ sơ liên quan đúng thời gian quy định.
10. Quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo thẩm quyền.
11. Chủ trì phối hợp với Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, Thành phố hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các quy định quản lý chuyên ngành có liên quan để nhà đầu tư lập dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, lựa chọn địa điểm đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, tham mưu cho UBND tỉnh quyết định.
12. Chủ trì việc phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan chỉ đạo việc sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật với giao thông công chính theo quy định chung của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ Ngành và quy định của UBND Tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác công trình giao thông khi sử dụng chung hạ tầng.
13. Tham mưu UBND tỉnh quyết định phân loại đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương. Đề nghị UBND tỉnh quyết định điều chỉnh từ đường thủy nội địa địa phương thành đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương hoặc điều chỉnh ngược lại trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải.
14. Chủ trì, theo dõi tổng hợp, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quy chế này, đề xuất các giải pháp xử lý các vướng mắc, những nội dung cần điều chỉnh (nấu có) trong quá trình thực hiện.
15. Hằng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện quy hoạch, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện đăng ký danh mục đất cấp huyện, làm cơ sở thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai năm 2013.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh trong việc kêu gọi đầu tư, phối hợp với Sở GTVT xây dựng giải pháp tìm nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh;
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở GTVT tham mưu UBND Tỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm để phát triển GTVT theo định hướng của quy hoạch.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Sở Tài chính tham mưu bố trí, đề xuất các giải pháp đảm bảo kinh phí cho các chương trình, dự án GTVT theo kế hoạch được duyệt.
2. Hàng năm, tổng hợp dự toán, cân đối ngân sách chi cho các lĩnh vực sản phẩm dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu thầu, đặt hàng trình UBND tỉnh quyết định.
3. Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cân đối vốn, đề xuất xử lý nguồn ngân sách địa phương đầu tư cho các dự án thuộc chương trình ưu tiên đầu tư;
4. Hướng dẫn nhà đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp kinh phí hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật ngân sách.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên Môi trường
1. Phối hợp với Sở GTVT, UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ quỹ đất theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu cải tạo, nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tỉnh theo điều chỉnh quy hoạch được duyệt; Thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất;
2. Chủ trì xem xét, quyết định theo thẩm quyền về các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng theo thẩm quyền;
3. Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục giao đất, thuê đất, xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. Kiểm tra tiến độ đầu tư các dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất;
4. Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, xây dựng đúng mục đích được duyệt.
5. Tập trung thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác thỏa thuận địa điểm các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thẩm định phương án bồi thường tổng thể theo phân cấp, xử lý các hồ sơ đất đai, hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng đúng thời gian quy định.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Hướng dẫn và thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư; thẩm định các quy hoạch xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Phối hợp với các Sở Tài nguyên & Môi trường, GTVT, Xây dựng và các Sở, Ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các dự án giao thông trong chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng kế hoạch, khoanh vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, quy hoạch, bố trí dân cư, di dân tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng mô hình nông thôn mới phù hợp với quy hoạch GTVT
3. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế Quản lý cảng cá và Quy chế quản lý Khu neo đậu tránh trú bão tại địa phương.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở GTVT trong việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông thụ động và các dự án liên quan khác phù hợp với quy hoạch GTVT.
- Phối hợp với Sở GTVT thực hiện việc cập nhập, theo dõi và quản lý các bản đồ quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 lên hệ thống GISHue dùng chung của Tỉnh.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng các kế hoạch, cơ chế chính sách, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực GTVT cho các ngành, các cấp trong tỉnh.
Điều 19. Trách nhiệm của Cục thuế
Hướng dẫn nhà đầu tư làm các thủ tục theo quy định để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất theo quy định.
Điều 20. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, thành phố, thị xã
1. Phối hợp với Sở GTVT để xây dựng và triển khai các quy hoạch GTVT cấp huyện, chương trình, kế hoạch của đơn vị theo thời kỳ, giai đoạn đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy hoạch GTVT chung của toàn tỉnh.
2. Giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đường bộ và không ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và hoạt động giao thông vận tải; tổ chức thực hiện cưỡng chế để giải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang an đường bộ; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ; phối hợp với Đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra đường bộ xử lý theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ theo thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011.
3. Tăng cường nhân lực cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó có chuẩn bị trước các khu tái định cư để bố trí cho hộ dân giải phóng mặt bằng; phối hợp với các Sở, ban, ngành và các chủ đầu tư, đơn vị liên quan trong việc xây dựng phương án, tổ chức thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khoa học, đạt hiệu quả. Trong đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tạo đồng thuận trong xã hội để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân loại, điều chỉnh Hệ thống đường huyện, đường xã sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh đồng ý; cho ý kiến chấp thuận bằng văn bản đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giao thông nông thôn mới trên địa bàn xã; phát hiện và phối hợp với Đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra đường bộ xử lý kịp thời, theo thẩm quyền các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ; tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới theo Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011.
Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan khác
Trên cơ sở chức năng, quyền hạn được phân công, có trách nhiệm phối hợp với Sở GTVT để thực hiện tốt đồ án đã được phê duyệt./.
- 1Quyết định 699/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2015 thông qua "Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030"
- 3Nghị quyết 78/2015/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 1641/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 2248/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 2224/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 91/2005/NĐ-CP về Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng
- 2Luật Đường sắt 2005
- 3Bộ luật Hàng hải 2005
- 4Quyết định 39/2004/QĐ-BGTVT ban hành "Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 6Nghị định 109/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đường sắt
- 7Nghị định 94/2007/NĐ-CP về quản lý hoạt động bay
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 10Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 11Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 12Luật giao thông đường bộ 2008
- 13Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 15Quyết định 909/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị định 81/2010/NĐ-CP về an ninh hàng không dân dụng
- 17Thông tư 16/2010/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 18Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
- 19Quyết định 3082/QĐ-BKHCN năm 2009 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 20Thông tư 05/2011/TT-BGTVT hướng dẫn về việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 21Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 22Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 23Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- 24Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 25Quyết định 855/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26Quyết định 878/QĐ-TCMT năm 2011 về sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng không khí do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ban hành
- 27Thông tư 48/2011/TT-BGTVT sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa kèm theo Quyết định 39/2004/QĐ-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 28Thông tư 26/2011/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 29Quyết định 1349/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Quyết định 49/2011/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô, xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 31Nghị định 03/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt
- 32Nghị định 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ
- 33Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 34Thông tư 13/2012/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 09/2010/TT-BGTVT quy định về bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 35Thông tư liên tịch 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 36Thông tư 30/2012/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 37Thông tư 31/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 38Nghị định 72/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
- 39Thông tư 36/2012/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 40Nghị định 80/2012/NĐ-CP về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- 41Thông tư 48/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 42Thông tư 58/2012/TT-BGTVT về định mức vật tư cho một chu kỳ bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 43Quyết định 689/QĐ-UBND công bố Cấp kỹ thuật đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 44Thông tư 10/2013/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 45Thông tư 14/2013/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 46Thông tư 17/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 47Thông tư 20/2013/TT-BGTVT Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 48Thông tư 22/2013/TT-BGTVT Quy định về bảo trì công trình hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 49Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 50Quyết định 1922/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt đề án "Phân cấp, xã hội hóa công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng hàng hải" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 51Quyết định 1651/QĐ-BTNMT năm 2013 phê duyệt 03 dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 52Quyết định 2985/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 53Quyết định 2974/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 54Thông tư 37/2013/TT-BGTVT quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 55Nghị định 146/2013/NĐ-CP công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
- 56Thông tư 31/2013/TT-BGTVT về Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu cho phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 57Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường
- 58Nghị định 175/2013/NĐ-CP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
- 59Quyết định 70/2013/QĐ-TTg công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 60Quyết định 73/2013/QĐ-TTg về thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 61Thông tư 178/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 62Luật đất đai 2013
- 63Quyết định 4091/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 64Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 65Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 80/2012/NĐ-CP về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 66Quyết định 4368/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 67Thông tư liên tịch 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 68Chỉ thị 02/CT-BGTVT năm 2014 chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong Ngành giao thông vận tải do Bộ giao thông vận tải ban hành
- 69Nghị định 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
- 70Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- 71Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 72Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 73Thông tư 22/2014/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 74Nghị định 56/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 18/2012/NĐ-CP về Quỹ bảo trì đường bộ
- 75Thông tư 20/2014/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 52/2013/TT-BGTVT về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 76Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 77Luật bảo vệ môi trường 2014
- 78Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 79Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 80Thông tư 26/2014/TT-BGTVT hướng dẫn đấu thầu, đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia thuộc dự toán chi của ngân sách trung ương do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 81Thông tư 28/2014/TT-BGTVT về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 82Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 83Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2014 về triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường của Thủ tướng Chính phủ
- 84Thông tư 37/2014/TT-BGTVT quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 85Quyết định 3409/QĐ-BGTVT năm 2014 về Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 86Quyết định 2394/QĐ-UBND năm 2014 về tổ chức, quản lý quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 87Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
- 88Nghị định 109/2014/NĐ-CP Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải
- 89Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014
- 90Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 91Nghị định 14/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt
- 92Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 93Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 94Thông tư 12/2015/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 95Nghị quyết 04/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến 2030
- 96Quyết định 3326/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Đề án Chống tham nhũng, thất thoát trong nạo vét, duy tu luồng hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 97Quyết định 1174/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 98Luật ngân sách nhà nước 2015
- 99Quyết định 699/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 100Nghị quyết 11/NQ-HĐND năm 2015 thông qua "Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030"
- 101Nghị quyết 78/2015/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 102Quyết định 1641/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 103Quyết định 2248/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 104Quyết định 2224/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
Quyết định 27/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 27/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/07/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/07/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra