Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2007/QĐ-UBND-HC

Thành phố Cao Lãnh, ngày 06 tháng 6 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" THUỘC LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 662/SKH-ĐT-VP ngày 23/5/2007 và kết quả thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại công văn số 245/STP-VB ngày 21/5/2007;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa" thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Điều 2. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm triển khai, tập huấn cho cán bộ, công chức của ngành và phổ biến cho nhân dân biết, thực hiện đúng thủ tục, trình tự giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa" thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 58/2004/QĐ-UB ngày 14/6/2004 và Quyết định số 13/2006/QĐ-UBND ngày 27/02/2006 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành Tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Trọng Nghĩa

 

QUY ĐỊNH

VỀ THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" THUỘC LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND-HC ngày 06/ 6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Điều 2. Các thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa”

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Đăng ký kinh doanh các loại hình doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Công ty cổ phần.

- Công ty hợp danh.

- Chi nhánh (DNTN, Cty TNHH, Cty cổ phần, Cty hợp danh).

- Văn phòng đại diện (DNTN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh).

- Địa điểm kinh doanh (DNTN, Cty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh).

- Đăng ký thay đổi, bổ sung (DNTN, Cty TNHH, Cty cổ phần, Công ty hợp danh, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh).

- Công ty nhà nước.

- Chi nhánh, Văn phòng đại diện Công ty nhà nước.

- Đăng ký thay đổi, bổ sung cho Công ty nhà nước, chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Đăng ký kinh doanh Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.

- Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã.

- Đăng ký thay đổi, bổ sung cho Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã.

b) Thủ tục giải thể doanh nghiệp.

c) Thẩm định hồ sơ đấu thầu; thẩm định dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình.

d) Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

a) Đăng ký kinh doanh:

- Đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh.

- Đăng ký thay đổi, bổ sung cho Hộ kinh doanh.

- Đăng ký kinh doanh Hợp tác xã.

- Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã.

- Đăng ký thay đổi, bổ sung cho Hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã.

b) Phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu.

c) Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.

Chương II

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Mục 1. ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Điều 3. Thủ tục đăng ký kinh doanh:

Số TT

Loại hình doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ

Thời hạn

(tính theo ngày làm việc)

Thẩm quyền ký giấy chứng nhận ĐKKD

Lệ phí (ĐVN)

(Theo QĐ số 16/2007/QĐ-UBND của UBND Tỉnh)

1

Doanh nghiệp tư nhân

- Giấy đề nghị ĐKKD doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục I-1).

- Bản sao CMND hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp.

05

Trưởng phòng ĐKKD

100.000

2

Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên

- Giấy đề nghị ĐKKD công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-2).

- Điều lệ công ty, theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Bản sao CMND hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của các thành viên sáng lập.

- Danh sách thành viên (Phụ lục II-1).

05

Trưởng phòng ĐKKD

200.000

3

Công ty cổ phần

- Giấy đề nghị ĐKKD công ty cổ phần (Phụ lục I-3).

- Điều lệ công ty, theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Bản sao CMND hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của các cổ đông sáng lập.

- Danh sách cổ đông sáng lập (Phụ lục II-2).

05

Trưởng phòng ĐKKD

200.000

4

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

- Giấy đề nghị ĐKKD công ty TNHH một thành viên (Phụ lục I-4).

- Điều lệ công ty, theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Bản sao CMND hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ sở hữu, người đại diện theo ủy quyền.

- Danh sách người đại diện theo uỷ quyền (Phụ lục II-4) đối với chủ sở hữu là tổ chức.

05

Trưởng phòng ĐKKD

200.000

5

Công ty hợp danh

- Giấy đề nghị ĐKKD công ty hợp danh (Phụ lục I-5).

- Điều lệ công ty, theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Bản sao CMND hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của các thành viên hợp danh.

- Danh sách thành viên công ty hợp danh (Phụ lục II-3).

05

Trưởng phòng ĐKKD

100.000

6

Chi nhánh (DNTN, các loại hình công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Thông báo lập chi nhánh (Phụ lục III-1).

- Bản sao GCN. ĐKKD (DN ngoài Tỉnh).

- Bản sao điều lệ Cty (DN ngoài Tỉnh).

- Quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên, chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Đại hội đồng cổ đông, các thành viên hợp danh.

- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.

05

Trưởng phòng ĐKKD

20.000

7

Văn phòng đại diện (DNTN, Cty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh)

Địa điểm kinh doanh

- Thông báo lập văn phòng đại diện (Phụ lục III-2).

- Bản sao GCN.ĐKKD (DN ngoài Tỉnh).

- Bản sao điều lệ Cty (DN ngoài Tỉnh).

- Quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên, chủ sở hửu hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Đại hội đồng cổ đông, các thành viên hợp danh.

- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.

- Thông báo lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục III-3).

05

Trưởng phòng ĐKKD

20.000

8

Đăng ký thay đổi, bổ sung (DNTN, Cty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh)

- Thông báo thay đổi bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (Phụ lục III-5).

- Quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh.

- Thông báo thay đổi bổ sung nội dung đăng ký của chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh (Phụ lục III-4).

05

Trưởng phòng ĐKKD

20.000

9

Công ty nhà nước

- Đơn đăng ký kinh doanh công ty nhà nước (Mẫu MĐ-7).

- Quyết định thành lập công ty.

- Điều lệ công ty đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng Giám đốc công ty có HĐQT, Giám đốc công ty không có HĐQT.

10

Trưởng phòng ĐKKD

200.000

10

Chi nhánh, Văn phòng đại diện công ty nhà nước

- Thông báo lập chi nhánh (Mẫu MTB-22); Văn phòng đại diện (Mẫu MTB-23).

- Bản sao hợp lệ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, Điều lệ công ty (đối với Công ty ngoài Tỉnh).

05

Trưởng phòng ĐKKD

20.000

11

- Đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD của công ty nhà nước;

- Đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD của chi nhánh, văn phòng đại diện công ty nhà nước)

- Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD công ty nhà nước (Mẫu MTB-25).

- Văn bản cho phép thay đổi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD của chi nhánh, văn phòng đại diện (Mẫu MTB-24).

05

Trưởng phòng ĐKKD

20.000

12

Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã

- Đơn ĐKKD (Mẫu HTXMĐ).

- Điều lệ của HTX, liên hiệp hợp tác xã.

- Danh sách số lượng xã viên (HTX thành viên); Ban quản trị (Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát (Mẫu HTXDS).

- Biên bản thông qua Hội nghị thành lập HTX (LHHTX).

05

Trưởng phòng ĐKKD

100.000

13

Chi nhánh, VPĐD trực thuộc Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã

- Thông báo lập Chi nhánh, VPĐD (Mẫu HTXTB-1).

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ĐKKD.

- Biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thành lập Chi nhánh hoặc VPĐD.

- Quyết định của ban Quản trị về việc thành lập Chi nhánh, VPĐD và cử người đứng đầu Chi nhánh, VPĐD.

05

Trưởng phòng ĐKKD

20.000

14

Đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã

- Thông báo thay đổi nội dung (Mẫu HTXTB-2).

- Quyết định của Ban Quản trị về thay đổi nội dung ĐKKD.

- Biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi nội dung ĐKKD.

05

Trưởng phòng ĐKKD

20.000

15

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, VPĐD

- Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD (mẫu HTXTB-2).

05

Trưởng phòng ĐKKD

20.000

Lưu ý:

- Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng ký kinh doanh là:

+ Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

+ Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;

+ Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;

+ Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;

+ Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

+ Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.

- Lệ phí cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh: 2.000 đồng/bản (theo Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân Tỉnh).

Điều 4. Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thực hiện theo quy định tại Điều 157 và Điều 158 Luật Doanh nghiệp.

1. Thành phần hồ sơ:

- Quyết định giải thể doanh nghiệp.

- Hóa đơn thu tiền đăng báo về giải thể doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép thành lập doanh nghiệp (nếu có).

- Thông báo thực hiện quyết định giải thể.

- Văn bản xác nhận của cơ quan thuế về việc đã thực hiện xong các nghĩa vụ về thuế.

2. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Mục 2. THẨM ĐỊNH HỒ SƠ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU; DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 5. Phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu

1. Hồ sơ trình duyệt, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình phê duyệt hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư (kèm theo bảng điểm kỹ thuật chọn danh sách ngắn, nếu chọn phương pháp chấm điểm).

- Báo cáo giải phóng mặt bằng của chủ đầu tư.

- Văn bản bố trí vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đấu thầu (nếu chưa bố trí vốn thực hiện dự án).

- Hồ sơ mời thầu.

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục công trình thuộc gói thầu đã được phê duyệt.

- Các văn bản pháp lý khác:

+ Quyết định đầu tư của dự án.

+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.

+ Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (hoặc Quyết định phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị) của hạng mục công trình thuộc gói thầu.

+ Tài liệu hướng dẫn của tổ chức tài trợ vốn (đối với gói thầu thuộc dự án ODA).

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định: Chưa quy định.

2. Hồ sơ phê duyệt kết quả đấu thầu:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình phê duyệt kết quả đấu thầu của chủ đầu tư (nội dung trình duyệt gồm: cơ sở pháp lý; nội dung gói thầu; quá trình tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu; đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu).

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu gồm:

+ Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia hoặc tư vấn đấu thầu.

+ Văn bản phê duyệt hồ sơ mời thầu.

+ Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu.

+ Biên bản mở thầu.

+ Văn bản phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia dự thầu của chủ đầu tư.

+ Hồ sơ mời thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung (nếu có).

+ Các hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan (nếu có);

+ Các tài liệu khác có liên quan (hợp đồng quảng cáo, thông báo mời thầu, phiếu mua hồ sơ,…).

+ Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có).

Lưu ý: các tài liệu trên (trừ hồ sơ dự thầu) được bên mời thầu đóng thành tập chắc chắn để tiện xem xét trong quá trình thẩm định và lưu trữ hồ sơ.

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định:

Bằng 0,05% giá trị gói thầu, nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng (theo Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

3. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá:

a) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên gồm:

- Tờ trình phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của chủ đầu tư (nội dung trình duyệt gồm: cơ sở pháp lý; nội dung gói thầu; quá trình tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu; đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu).

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh gồm:

+ Văn bản bố trí vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đấu thầu (nếu chưa bố trí vốn thực hiện dự án).

+ Quyết định đầu tư của dự án.

+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.

+ Báo cáo đánh giá các Báo giá của tổ chuyên gia hoặc tư vấn đấu thầu.

+ Văn bản phê duyệt hồ sơ yêu cầu chào hàng của chủ đầu tư.

+ Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu.

+ Biên bản mở thầu.

+ Hồ sơ yêu cầu chào hàng và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung (nếu có).

+ Các báo giá của nhà thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan (nếu có).

+ Các tài liệu khác có liên quan (hợp đồng quảng cáo, thông báo mời thầu, phiếu mua hồ sơ,…).

+ Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có).

Lưu ý: các tài liệu trên (trừ các báo giá của nhà thầu) được bên mời thầu đóng thành tập chắc chắn để tiện xem xét trong quá trình thẩm định và lưu trữ hồ sơ.

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định:

Bằng 0,05% giá trị gói thầu, nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng (theo Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân Tỉnh).

4. Hồ sơ chỉ định thầu:

a) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên gồm:

- Tờ trình phê duyệt chỉ định thầu của chủ đầu tư (nội dung trình duyệt gồm: cơ sở pháp lý; nội dung gói thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất; đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu).

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả chỉ định thầu gồm:

+ Văn bản bố trí vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đấu thầu (nếu chưa có bố trí vốn thực hiện dự án).

+ Quyết định đầu tư của dự án.

+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.

+ Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất của bên mời thầu.

+ Văn bản phê duyệt hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Hồ sơ đề xuất: nhà thầu được chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất có nội dung tương tự hồ sơ dự thầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại.

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định: chưa quy định.

 

Điều 6. Thẩm định dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình:

a) Thành phần hồ sơ: đối với các dự án nhóm A, B, C theo quy định phải lập dự án đầu tư, hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình gồm:

- Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư (hoặc danh mục dự án chuẩn bị đầu tư đã được duyệt).

- Tờ trình phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ);

- Hồ sơ dự án, gồm:

+ Bản thuyết minh dự án được lập theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP đã được ký tên và đóng dấu pháp nhân của đơn vị tư vấn lập dự án (trường hợp thuê tư vấn lập dự án) và chữ ký của người Chủ nhiệm lập dự án;

+ Hồ sơ thiết kế cơ sở được lập theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ, gồm phần thuyết minh và các bản vẽ (theo hướng dẫn của các sở chuyên ngành).

- Văn bản chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền đối dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch ngành;

- Văn bản thẩm định của các sở, ngành liên quan (nếu có);

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt; văn bản phê duyệt (đối với dự án có yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường).

- Các văn bản pháp lý khác:

+ Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân của chủ đầu tư: Quyết định thành lập (nếu có, đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp);

+ Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các dự án sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về việc chấp thuận cho vay;

+ Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng hay phê duyệt qui hoạch bố trí mặt bằng tại địa điểm hoặc thỏa thuận qui hoạch của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch (đối với dự án chưa có quy hoạch được duyệt);

+ Các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất (nếu có) như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án chủ đầu tư đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc văn bản giới thiệu địa điểm, thỏa thuận cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án chủ đầu tư chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

+ Các văn bản thỏa thuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn lập dự án;

+ Các văn bản thỏa thuận, bản ghi nhớ với nhà tài trợ hoặc đại diện của nhà tài trợ, báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có, đối với nguồn vốn ODA);

+ Toàn bộ văn bản của các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn bị dự án (nếu có, đối với nguồn vốn ODA);

+ Các văn bản liên quan khác (nếu có) ;

Số lượng hồ sơ dự án: 05 bộ.

b) Thành phần hồ sơ: đối với hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình:

Đối với các dự án có qui mô nhỏ (theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP): không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (bao gồm thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công).

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đến cơ quan đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật để tổ chức thẩm định bao gồm:

- Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư (hoặc danh mục dự án chuẩn bị đầu tư đã được duyệt).

- Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (theo mẫu Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng).

- Bản thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được lập theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng đã được ký tên và đóng đấu pháp nhân của đơn vị tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (trường hợp thuê tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật); và chữ ký của người Chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình.

- Văn bản thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình của chủ đầu tư (Phụ lục 4 - Thông tư 02/2007/TT-BXD).

- Các văn bản pháp lý khác:

+ Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân của Chủ đầu tư: Quyết định thành lập (nếu có, đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).

+ Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các Báo cáo kinh tế - kỹ thuật sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về việc chấp thuận cho vay.

+ Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng hay phê duyệt qui hoạch bố trí mặt bằng tại địa điểm hoặc thỏa thuận qui hoạch của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch (đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật chưa có quy hoạch được duyệt).

+ Các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất (nếu có) như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án chủ đầu tư đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc văn bản giới thiệu địa điểm, thỏa thuận cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án chủ đầu tư chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

+ Các văn bản thỏa thuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối với các Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có yêu cầu tái định cư).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

+ Các văn bản liên quan khác (nếu có).

Số lượng hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: 03 bộ.

c) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

d) Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn thẩm định dự án, kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở: 60 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; 30 ngày làm việc đối với dự án nhóm B; 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời hạn thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Lệ phí thẩm định:

- Đối với dự án: thực hiện theo Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính; Công văn số 396/UBND-XDCB ngày 09/11/2005 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

- Đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: thực hiện theo Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính; Công văn số 355/UBND-LTPP ngày 11/9/2006 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

2. Dự án đầu tư không xây dựng công trình:

a) Thành phần hồ sơ:

Các dự án đầu tư không có xây dựng công trình không phải lập dự án đầu tư mà chỉ lập Báo cáo đầu tư (theo quy định của Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ); hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo đầu tư gồm:

- Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư (hoặc danh mục dự án chuẩn bị đầu tư đã được duyệt).

- Tờ trình phê duyệt Báo cáo đầu tư.

- Bản thuyết minh Báo cáo đầu tư (kèm theo dự toán chi phí) được lập theo quy định tại điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ đã được ký tên và đóng dấu pháp nhân của đơn vị tư vấn lập Báo cáo đầu tư (trường hợp thuê tư vấn lập Báo cáo đầu tư) và chữ ký của người Chủ nhiệm lập Báo cáo đầu tư.

- Các văn bản pháp lý khác:

+ Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân của Chủ đầu tư: Quyết định thành lập (nếu có, đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).

+ Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các Báo cáo đầu tư sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về chấp thuận cho vay.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn lập Báo cáo đầu tư.

+ Các văn bản thỏa thuận, bản ghi nhớ với nhà tài trợ hoặc đại diện của nhà tài trợ, báo cáo của đoàn chuyên gia thẩm định thực hiện theo yêu cầu của nhà tài trợ (nếu có, đối với nguồn vốn ODA).

+ Toàn bộ văn bản của các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn bị dự án (nếu có, đối với nguồn vốn ODA).

+ Các văn bản liên quan khác (nếu có).

Số lượng hồ sơ dự án: 03 bộ.

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí: chưa quy định.

Mục 3. TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Điều 7. Dự án đầu tư trong nước không phải đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (khoản 1 Điều 42 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP).

Nếu nhà đầu tư trong trường hợp này có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

1. Thành phần hồ sơ:

a) Trong trường hợp đăng ký hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Nếu không gắn với thành lập doanh nghiệp hoặc chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 1.

- Nếu gắn với thành lập chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 2.

- Nếu gắn với thành lập doanh nghiệp: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 3.

b) Trong trường hợp đăng ký hoặc đề nghị điều chỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp hoặc chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 4.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 5.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 6.

- Trường hợp chỉ điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động của chi nhánh trong Giấy chứng nhận đầu tư: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 7.

2. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: chưa quy định.

Điều 8. Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước

Nhà đầu tư trong nước phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc các trường hợp sau:

- Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại điều 29 của Luật Đầu tư 2005.

- Dự án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều 37 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP .

1. Thành phần hồ sơ:

a) Trong trường hợp đăng ký hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Nếu không gắn với thành lập doanh nghiệp hoặc chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 1.

- Nếu gắn với thành lập chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 2.

- Nếu gắn với thành lập doanh nghiệp: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 3.

b) Trong trường hợp, đăng ký hoặc đề nghị điều chỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp hoặc chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 4.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 5.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 6.

2. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: Chưa quy định.

Điều 9. Đối với dự án đầu tư trong nước không cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư gởi bản đăng ký dự án đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, hồ sơ gồm:

Bản đăng ký dự án đầu tư (theo mẫu của Phụ lục I – 11) hoặc bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu của Phụ lục I – 12).

Điều 10. Đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

1. Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu từ Phụ lục I – 1 đến Phụ lục I – 3).

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm.

Đối với trường hợp đăng ký hoặc đề nghị điều chỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện các mẫu sau:

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp hoặc chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 4.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập Chi nhánh: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 5.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 6.

2. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: chưa quy định.

Điều 11. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế

1. Thành phần hồ sơ:

Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này, nhà đầu tư nộp kèm theo:

- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (theo mẫu Phụ lục I – 3; mẫu Phụ lục I – 8 đến Phụ lục I – 10).

Trường hợp chỉ điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động của chi nhánh trong Giấy chứng nhận đầu tư: áp dụng theo mẫu Phụ lục I - 7.

- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

2. Trình tự thực hiện:

Hồ sợ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: chưa quy định.

Điều 12. Đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư

1. Thành phần hồ sơ:

Đối với trường hợp đăng ký lại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006:

- Bản đăng ký lại doanh nghiệp và dự án đầu tư: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 13.

- Bản đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 14.

- Bản đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 15.

- Bản đăng ký hoặc đề nghị điều chỉnh Giấy phép đầu tư: áp dụng mẫu của Phụ lục I – 16.

2. Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: chưa quy định.

Điều 13. Đối với dự án thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư

- Thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

- Thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

- Thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

1. Thành phần hồ sơ:

Tương ứng với các loại mẫu như hình thức đăng ký đầu tư được quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Quy định này.

2. Trình tự thực hiện và thời hạn giải quyết:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: 37 ngày làm việc (thời hạn thực hiện ở địa phương), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó ít nhất có 01 bộ hồ sơ gốc.

- Quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

- Thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện: 37 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: chưa quy định.

Chương III

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Mục 1. ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Điều 14. Thủ tục đăng ký kinh doanh

Số TT

Loại hình kinh doanh

Thành phần hồ sơ

Thời hạn

(tính theo ngày làm việc)

Thẩm quyền ký giấy chứng nhận ĐKKD

Lệ phí (ĐVN)

(Theo QĐ số 16/2007/QĐ-UBND của UBND Tỉnh)

1

Đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh (Phụ lục I-6).

- Bản sao hợp lệ CMND hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp.

05

Trưởng phòng

TC-KH

30.000

2

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Hộ kinh doanh (Phụ lục III-6).

05

Trưởng phòng

TC-KH

20.000

3

Hợp tác xã

- Đơn ĐKKD (mẫu HTXMĐ).

- Điều lệ của HTX , liên hiệp hợp tác xã.

- Danh sách số lượng xã viên (HTX thành viên), Ban quản trị (Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát.

- Biên bản thông qua Hội nghị thành lập HTX.

15

Trưởng phòng

TC-KH

100.000

4

Chi nhánh, VPĐD trực thuộc Hợp tác xã

- Thông báo lập Chi nhánh, VPĐD (mẫu HTXTB-1).

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận ĐKKD.

- Biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thành lập Chi nhánh hoặc VPĐD.

- Quyết định của ban Quản trị về việc thành lập Chi nhánh, VPĐD và cử người đứng đầu Chi nhánh, VPĐD.

15

Trưởng phòng

TC-KH

20.000

5

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Hợp tác xã

- Thông báo thay đổi nội dung ( mẫu HTXTB-2).

- Quyết định của Ban Quản trị về thay đổi nội dung ĐKKD.

- Biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc thay đổi nội dung ĐKKD.

07

Trưởng phòng

TC-KH

20.000

6

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện HTX

- Thông báo thay đổi nội dung ( mẫu HTXTB-2).

07

Trưởng phòng

TC-KH

20.000

Mục 2. THẨM ĐỊNH HỒ SƠ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU; DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 15. Phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu

1. Hồ sơ trình duyệt, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình phê duyệt hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư (kèm theo bảng điểm kỹ thuật chọn danh sách ngắn, nếu chọn phương pháp chấm điểm).

- Báo cáo giải phóng mặt bằng của Chủ đầu tư.

- Văn bản bố trí vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đấu thầu (nếu chưa có bố trí vốn thực hiện dự án).

- Hồ sơ mời thầu.

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục công trình thuộc gói thầu đã được phê duyệt.

- Các văn bản pháp lý khác:

+ Quyết định đầu tư của dự án.

+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.

+ Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (hoặc Quyết định phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị) của hạng mục công trình thuộc gói thầu.

+ Tài liệu hướng dẫn của Tổ chức tài trợ vốn (đối với gói thầu thuộc dự án ODA).

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định: chưa quy định.

2. Hồ sơ phê duyệt kết quả đấu thầu:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình phê duyệt kết quả đấu thầu của Chủ đầu tư (nội dung trình duyệt gồm: cơ sở pháp lý; nội dung gói thầu; quá trình tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu; đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu).

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu gồm:

+ Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia hoặc tư vấn đấu thầu.

+ Văn bản phê duyệt hồ sơ mời thầu.

+ Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu.

+ Biên bản mở thầu.

+ Văn bản phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia dự thầu của chủ đầu tư.

+ Hồ sơ mời thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung (nếu có).

+ Các hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan (nếu có);

+ Các tài liệu khác có liên quan (hợp đồng quảng cáo, thông báo mời thầu, phiếu mua hồ sơ, …).

+ Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có).

Lưu ý: các tài liệu trên (trừ hồ sơ dự thầu) được bên mời thầu đóng thành tập chắc chắn để tiện xem xét trong quá trình thẩm định và lưu trữ hồ sơ.

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định:

Bằng 0,05% giá trị gói thầu, nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng (theo Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

3. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá:

a) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên gồm:

- Tờ trình phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh của chủ đầu tư (nội dung trình duyệt gồm: cơ sở pháp lý; nội dung gói thầu; quá trình tổ chức đấu thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu; đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu).

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh gồm:

+ Văn bản bố trí vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đấu thầu (nếu chưa bố trí vốn thực hiện dự án).

+ Quyết định đầu tư của dự án.

+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.

+ Báo cáo đánh giá các Báo giá của tổ chuyên gia hoặc tư vấn đấu thầu.

+ Văn bản phê duyệt hồ sơ yêu cầu chào hàng của chủ đầu tư.

+ Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu.

+ Biên bản mở thầu.

+ Hồ sơ yêu cầu chào hàng và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung (nếu có).

+ Các báo giá của nhà thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan (nếu có).

+ Các tài liệu khác có liên quan (hợp đồng quảng cáo, thông báo mời thầu, phiếu mua hồ sơ,…).

+ Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có).

Lưu ý: các tài liệu trên (trừ các báo giá của nhà thầu) được bên mời thầu đóng thành tập chắc chắn để tiện xem xét trong quá trình thẩm định và lưu trữ hồ sơ.

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định:

Bằng 0,05% giá trị gói thầu, nhưng tối thiểu là 500.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng (theo Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Hồ sơ chỉ định thầu:

a) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên gồm:

- Tờ trình phê duyệt chỉ định thầu của chủ đầu tư (nội dung trình duyệt gồm: cơ sở pháp lý; nội dung gói thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất; đề nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu).

Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả chỉ định thầu gồm:

+ Văn bản bố trí vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đấu thầu (nếu chưa có bố trí vốn thực hiện dự án).

+ Quyết định đầu tư của dự án.

+ Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.

+ Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất của bên mời thầu.

+ Văn bản phê duyệt hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Hồ sơ đề xuất: nhà thầu được được chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất có nội dung tương tự hồ sơ dự thầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại.

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định: chưa quy định

Điều 16. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

a) Thành phần hồ sơ: đối với hồ sơ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ - thuật xây dựng công trình:

Đối với các dự án có qui mô nhỏ (theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP): không phải lập Dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (bao gồm thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công).

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đến cơ quan đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật để tổ chức thẩm định bao gồm:

- Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư (hoặc danh mục dự án chuẩn bị đầu tư đã được duyệt).

- Tờ trình phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (theo mẫu Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng).

- Bản thuyết minh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được lập theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng đã được ký tên và đóng đấu pháp nhân của đơn vị tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (trường hợp thuê tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật); và chữ ký của người Chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình.

- Văn bản thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình của chủ đầu tư (Phụ lục 4 - Thông tư 02/2007/TT-BXD);

- Các văn bản pháp lý khác:

+ Các văn bản có giá trị pháp lý xác nhận tư cách pháp nhân của Chủ đầu tư: Quyết định thành lập (nếu có - đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).

+ Ý kiến thẩm định của tổ chức cho vay vốn (đối với các Báo cáo kinh tế - kỹ thuật sử dụng vốn vay) về phương án tài chính, phương án trả nợ, về việc chấp thuận cho vay.

+ Văn bản phê duyệt quy hoạch xây dựng hay phê duyệt qui hoạch bố trí mặt bằng tại địa điểm hoặc thỏa thuận qui hoạch của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch (đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật chưa có quy hoạch được duyệt).

+ Các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất (nếu có) như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với dự án chủ đầu tư đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc văn bản giới thiệu địa điểm, thỏa thuận cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án chủ đầu tư chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

+ Các văn bản thỏa thuận về đền bù giải phóng mặt bằng, phương án tổng thể về tái định cư (đối với các Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có yêu cầu tái định cư).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

+ Các văn bản liên quan khác (nếu có).

Số lượng hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: 03 bộ.

b) Trình tự thực hiện:

Hồ sơ nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

d) Lệ phí thẩm định:

Thực hiện theo Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính; Công văn số 355/UBND-LTPP ngày 11/9/2006 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Các thủ tục hành chính nêu trên phải được niêm yết công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức, công dân biết và thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp phản ảnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

CÁC VĂN BẢN ÁP DỤNG

1. Cơ sở pháp lý đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh các loại hình doanh nghiệp:

- Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật hợp tác xã năm 2003; Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003;

- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh; Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về đăng ký kinh doanh hợp tác xã; Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 về ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Hợp tác xã; Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28/10/2004 về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước.

- Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh; Thông tư số 05/2005/TT-BKH ngày 15/12/2005 hướng dẫn một số quy định về đăng ký kinh doanh Hợp tác xã; Thông tư số 04/2005/TT-BKH ngày 17/8/2005 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh công ty nhà nước.

- Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam;

- Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định về thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.

2. Cơ sở pháp lý đối với hồ sơ tổ chức đấu thầu và hồ sơ thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Luật Đấu thầu năm 2005;

- Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP (đối với dự án đầu tư không có xây dựng công trình);

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức;

- Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; Giấy phép xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ;

- Quyết định số 62/2005/QĐ-UBND ngày 20/06/2005 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;

- Quyết định số 26/2006/QĐ-UBND ngày 20/05/2006 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc bổ sung Quyết định số 62/2005/QĐ-UBND ngày 20/06/2005 về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;

3. Cơ sở pháp lý đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

- Luật Đầu tư năm 2005;

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.

- Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 27/2007/QĐ-UBND quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa thuộc lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư do tỉnh Đồng Tháp ban hành

  • Số hiệu: 27/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/06/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Võ Trọng Nghĩa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/06/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản