Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TÌNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 27/2006/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 3 tháng 4 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TRÌNH TỰ THỦ TỤC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/03/2005 của Chính phủ về quy chế Khu cửa khẩu biên giới đất liền;
Căn cứ Thông tư liên tịch 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-BTS-NHNN ngày 17/8/2004 huớng dẫn thực hiện Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới;
Theo đề nghị của Truởng Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu thành phố Lào Cai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Trình tự thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Điều 2: Giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu thành phố Lào Cai triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ truởng các ngành thành viên Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu thành phố Lào Cai và các ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này đuợc thông báo công khai tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HĐND, UBND;
- Như điều 3;
- Lưu VT, TH, NC, TM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Kim

 

TRÌNH TỰ THỦ TỤC

XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI

A- TRÌNH TỰ THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH, XUẤT NHẬP KHẨU

Mọi đối tuợng tham gia xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm dịch (y tế, thực vật, động vật) tại Trung tâm Quản lý cửa khẩu.

Trung tâm Quản lý cửa khẩu gồm có các vị trí thực hiện thủ tục và kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và kiểm dịch như sau:

- Nhà Trung tâm quản lý cửa khẩu;

- Cổng Kiểm soát phuơng tiện cơ giới – Gọi là “Cổng 1”;

- Cổng Kiểm soát phuơng tiện thô sơ – Gọi là “Cổng 2”.

Mọi đối tượng tham gia xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo trình tự như sau:

I- TRÌNH TỰ THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

1- Xuất cảnh

Buớc 1. Tại Trung tâm quản lý cửa khẩu:

a/ Đối với nguời đi bộ và khách du lịch.

Thực hiện thủ tục tại luồng kiểm tra xuất cảnh tại Nhà Trung tâm quản lý cửa khẩu theo trình tự như sau:

+ Hải quan.

+ Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).

+ Mua vé qua biên giới.

+ Biên phòng.

b/ Đối với nguời có đi kèm phương tiện thô sơ (xe đạp, xe dùng người kéo, đẩy…).

Thực hiện thủ tục tại Cổng 2 theo trình tự sau:

+ Hải quan.

+ Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).

+ Mua vé quan biên giới đối với người.

+ Mua vé qua cầu đối với phương tiện (xe dùng người kéo, đẩy - nếu có)

+ Biên phòng.

c/ Đối với người điều khiển phương tiện cơ giới và phương tiện cơ giới:

Thực hiện thủ tục tại Cổng 1 theo trình tự thủ tục như sau:

+ Hải quan.

+ Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).

+ Mua vé qua cầu đối với phương tiện cơ giới.

+ Biên phòng.

Bước 2. Tại đầu cầu Hồ Kiều II:

Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, hướng dẫn các đối tượng tham gia xuất cảnh.

2- Nhập cảnh

Bước 1. Tại đầu cầu Hồ Kiều II:

Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, hướng dẫn các đối tượng tham gia nhập cảnh.

Bước 2. Tại Trung tâm quản lý cửa khẩu:

a/ Đối với người đi bộ và khách du lịch.

Thực hiện thủ tục tại luồng kiểm tra nhập cảnh tại Nhà Trung tâm quản lý cửa khẩu theo trình tự như sau:

+ Biên phòng.

+ Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).

+ Hải quan.

b/ Đối với người có đi kèm phương tiện thô sơ (xe đạp, xe dùng người kéo đẩy…).

Thực hiện thủ tục tại Cổng 2 theo trình tự sau:

+ Biên phòng.

+ Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).

+ Hải quan.

c/ Đối với người điều khiển phương tiện cơ giới và phương tiện cơ giới.

Thực hiện thủ tục tại Cổng 1 theo trình tự thủ tục như sau:

+ Biên phòng.

+ Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật).

+ Hải quan.

Mọi đối tượng tham gia xuất nhập cảnh bắt buộc phải đi qua và thực hiện thủ tục tại luồng kiểm tra xuất, nhập cảnh tại Nhà Trung tâm quản lý cửa khẩu đối với người đi bộ, khách du lịch; tại Cổng 1 đối với phương tiện cơ giới và người điều khiển phương tiện cơ giới; tại Cổng 2 đối với người có đi kèm phương tiện thô sơ.

II- TRÌNH TỰ THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU

1- Xuất khẩu:

a/ Hàng hóa xuất khẩu của đối tượng phải mở tờ khai Hải quan.

Bước 1. Tập kết hàng hóa: Hàng hóa xuất khẩu được đưa vào Khu kiểm hóa để chờ thực hiện các thủ tục xuất khẩu. Hàng hóa chỉ khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu mới được đưa xuống Cửa khẩu.

Bước 2. Thủ tục hàng hóa xuất khẩu : Thủ tục hàng hóa xuất khẩu được thực hiện tại Nhà Trung tâm quản lý cửa khẩu, bao gồm thủ tục khai báo kiểm dịch, khai hải quan và đăng ký tờ khai hải quan.

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa tại Khu Kiểm hóa: Hải quan sau khi hoàn thiện việc kiểm tra hồ sơ hải quan, chủ trì phối hợp với các cơ quan kiểm dịch cùng tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, phương tiện xuất cảnh tại Khu kiểm hóa, đảm bảo thực hiện phối hợp một lần kiểm tra thực tế hàng hóa. Hàng hóa sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm tra chất lượng, giám định theo yêu cầu, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về thuế và các quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu thì đuợc phép thông quan.

Bước 4. Hàng hóa sau khi được Hải quan xác nhận thông quan được phép xuất khẩu:

- Tại Cổng 1: Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng phương tiện cơ giới, người điều khiển phương tiện thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với người, phương tiện. Hải quan kiểm tra lần cuối thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu và giám sát thực xuất.

- Tại Cổng 2: Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng phương tiện thô sơ, người đi kèm phương tiện thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với người, Hải quan kiểm tra lần cuối thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu và giám sát thực xuất.

Hàng hóa được phép thông quan nhưng chưa thực xuất khẩu chịu sự giám sát của Hải quan.

Bước 5. Tại đầu cầu Hồ Kiều II: Biên phòng hướng dẫn vận chuyển hàng hóa đảm bảo an ninh, trật tự.

b/ Hàng hóa mua bán, trao đổi cư dân (đối tượng không phải mở tờ khai Hải quan, tính thuế trực tiếp trên biên lai thu thuế): Thực hiện thủ tục xuất khẩu tại Cổng 2.

Bước 1. Hàng hóa được đưa vào đường xuất cảnh dành cho cư dân và phương tiện thô sơ phía ngoài Khu vực cách ly. Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, trường hợp hàng hóa có thuế, cán bộ Hải quan lập bảng kê số lượng hàng hóa xuất khẩu để thực hiện Bước 2. Trường hợp hàng hóa không có thuế thực hiện tiếp theo từ Bước 4.

Bước 2. Cư dân nộp bảng kê số lượng hàng hóa cho bộ phận Hải quan giải quyết thủ tục hàng hóa tại Cổng 2 để xác định số thuế phải nộp và viết biên lai thu thuế.

Bước 3. Cư dân nộp tiền trực tiếp vào Kho bạc nhà nước và nhận biên lai thu tiền.

Bước 4. Cư dân thực hiện thủ tục xuất cảnh tại Cổng 2.

Bước 5. Tại gác chắn kiểm soát Cổng 2: Lực lượng Hải quan, Biên phòng kiểm tra lần cuối thủ tục xuất khẩu, xuất cảnh, nếu đủ thủ tục cho phép xuất khẩu, xuất cảnh.

2- Nhập khẩu.

a/ Hàng hóa nhập khẩu của đối tượng phải mở tờ khai Hải quan.

Bước 1. Tại đầu cầu Hồ Kiều II: Biên phòng hướng dẫn người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa đảm bảo an ninh, trật tự.

Bước 2. Tại Cổng 1: Phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu dừng trước gác chắn kiểm soát, người điều khiển phương tiện thực hiện thủ tục Biên phòng, thủ tục Kiểm dịch y tế, thủ tục Hải quan đối với người, phương tiện nhập cảnh.

Bước 3: Tập kết hàng hóa: Hàng hóa nhập khẩu được đưa vào Khu kiểm hóa để chờ thực hiện các thủ tục nhập khẩu.

Bước 4: Thủ tục hàng hóa nhập khẩu: Thủ tục hàng hóa nhập khẩu được thực hiện tại Nhà Trung tâm Quản lý cửa khẩu, bao gồm thủ tục khai báo kiểm dịch, khai hải quan và đăng ký tờ khai hải quan.

Bước 5: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan hàng hóa: Hải quan chủ trì phối hợp với các cơ quan kiểm dịch cùng tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu, kiểm dịch hàng nhập khẩu, kiểm tra phương tiện nhập cảnh tại Khu kiểm hóa, đảm bảo thực hiện phối hợp một lần kiểm tra thực tế hàng hóa. Hàng hóa sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm tra chất lượng, giám định theo yêu cầu, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về thuế và các quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu thì được phép thông quan.

Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát của Hải quan gồm: Hàng hóa chưa được thông quan; hàng hóa phương tiện vận tải quá cảnh; hàng hóa, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu.

b/ Hàng hóa mua bán, trao đổi cư dân (đối tượng không phải mở tờ khai Hải quan, tính thuế trực tiếp trên biên lai thu thuế): Thực hiện thủ tục nhập khẩu tại Cổng 2.

Bước 1. Hàng hóa được đưa vào được nhập cảnh dành cho cư dân và phương tiện thô sơ trong Khu vực cách ly. Hải quan và các cơ quan kiểm dịch kiểm tra thực tế hàng hóa, Hải quan lập bảng kê số lượng hàng hóa nhập khẩu, các cơ quan kiểm dịch thực hiện yêu cầu xử lý kiểm dịch (nếu có).

Bước 2. Cư dân nộp bảng kê số lượng hàng hóa cho bộ phận Hải quan giải quyết thủ tục hàng hóa tại Cổng 1 để xác định số thuế phải nộp và viết biên lai thu thuế.

Bước 3. Cư dân nộp tiền trực tiếp vào Kho bạc nhà nước và nhận biên lai thu tiền.

Bước 4. Cư dân thực hiện thủ tục nhập cảnh tại Cổng 2.

Bước 5. Cư dân xuất trình thủ tục nhập cảnh cho bộ đội Biên phòng, biên lai thu thuế cho Hải quan tại gác chắn kiểm soát tại Cổng 2, nếu đủ thủ tục thì được phép nhập khẩu, nhập cảnh.

B- NHIỆM VỤ CƠ BẢN KIỂM SOÁT XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH TẠI CÁC VỊ TRÍ KIỂM SOÁT CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI.

I- TẠI ĐẦU CẦU HỒ KIỀU II:

Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, giám sát, hướng dẫn hoạt động xuất nhập cảnh của người, phương tiện.

II- TẠI ĐIỂM KIỂM SOÁT PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI:

1- Thủ tục kiểm tra, giám sát Biên phòng:

Đảm bảo trật tự, hướng dẫn phương tiện nhập cảnh dừng đúng vị trí quy định. Người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện vào làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cổng 1 và xuất trình các loại giấy tờ sau:

+ Hộ chiếu hoặc giấy thông hành.

+ Giấy phép điều khiển, phương tiện.

+ Giấy đăng ký phương tiện.

+ Giấy phép vận tải quốc tế Việt – Trung đối với phương tiện (CMT,VMT).

+ Giấy phép vận chuyển hành khách, hàng hóa (nếu có).

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm phương tiện (nếu có).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch.

2- Thủ tục kiểm tra Kiểm dịch y tế:

+ Tiếp nhận, kiểm tra tờ khai kiểm dịch y tế phương tiện xuất nhập cảnh, kiểm tra y tế người trên phương tiện theo quy định.

+ Kiểm tra y tế phương tiện nhập cảnh và thực hiện các biện pháp kiểm dịch y tế.

+ Thu phí kiểm dịch y tế, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế phương tiện, hàng hóa.

3- Thủ tục kiểm tra, giám sát Hải quan:

+ Kiểm tra phương tiện, thủ tục Hải quan đối với phương tiện do lái xe xuất trình.

+ Vào sổ theo dõi xe xuất, nhập cảnh, yêu cầu chủ xe ký xác nhận.

+ Giám sát xe xuất, nhập cảnh.

4- Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu:

+ Thu lệ phí qua biên giới;

+ Hàng ngày theo dõi xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh phương tiện.

III- TẠI NHÀ TRUNG TÂM QUẢN LÝ CỬA KHẨU QUỐC TẾ LÀO CAI:

1- Kiểm soát nhập cảnh.

1/ Biên phòng:

+ Kiểm tra chi tiết hộ chiếu, giấy thông hành của người nhập cảnh.

+ Vào sổ theo dõi, đóng dấu kiểm chứng.

+ Kiểm tra người và hành lý đối với những trường hợp nghi vấn đến an ninh.

b/ Kiểm dịch y tế:

+ Kiểm tra phiếu chứng nhận tiêm chủng, quan sát thể trạng hành khách giám sát thân nhiệt người nhập cảnh (nếu cần), kịp thời phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để có biện pháp cách ly.

+ Thu phí kiểm tra y tế.

c/ Hải quan:

+ Hướng dẫn mở tờ khai Hải quan (khách nhập cảnh bằng hộ chiếu).

+ Kiểm tra hành lý bằng máy soi, trường hợp nghi vấn kiểm tra thủ công, trực tiếp,

+ Tính thuế, viết biên lai thu thuế phần hành lý vượt định mức, lập biên bản xử lý trường hợp vi phạm.

2- Kiểm soát xuất cảnh.

a/ Hải quan:

+ Hướng dẫn mở tờ khai Hải quan (khách xuất cảnh bằng hộ chiếu).

+ Kiểm tra hành lý bằng máy soi, trường hợp nghi vấn kiểm tra thủ công, trực tiếp (thực hiện tại cuối dây chuyền).

+ Tính thuế, viết biên lai thu thuế phần hành lý vượt định mức, lập biên bản xử lý trường hợp vi phạm.

b/ Kiểm dịch y tế:

+ Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch y tế quốc tế (nếu phía bạn yêu cầu).

+ Quan sát khách xuất cảnh để phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh thuộc diện cần xử lý.

c/ Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu:

+ Thu lệ phí qua biên giới.

d/ Biên phòng:

+ Kiểm tra chi tiết hộ chiếu, giấy thông hành của người xuất cảnh.

+ Vào sổ theo dõi, đóng dấu kiểm chứng.

+ Kiểm tra người và hành lý đối với những trường hợp nghi vấn đến an ninh.

IV- KHU KIỂM HÓA:

1- Kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện:

Hải quan chủ trì phối hợp với các ngành quản lý chức năng: Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật cùng thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp hàng miễn kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực hiện kiểm tra theo chuyên ngành.

2- Trung tâm dịch vụ:

- Kiểm soát người, phương tiện ra vào Khu kiểm hóa.

- Thu phí sử dụng bến bãi, sắp xếp phương tiện, đỗ, dừng, đúng vị trí quy định.

- Thực hiện công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự đảm bảm an toàn tài sản, hàng hóa, phương tiện; phòng chống cháy nổ./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 27/2006/QĐ-UBND ban hành Trình tự thủ tục xuất, nhập cảnh, xuất, nhập khẩu, qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành

  • Số hiệu: 27/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/04/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Kim
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản