Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2686/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-BNV ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc giao biên chế công chức hành chính nhà nước năm 2011 của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức do Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
Xét đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thi tuyển, xét tuyển dụng công chức, viên chức Quản lý xây dựng cơ bản Bộ Tài chính năm 2011 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC THI TUYỂN, XÉT TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN BỘ TÀI CHÍNH NĂM 2011
(Kèm theo Quyết định số 2686/QĐ-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-BNV ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc giao biên chế công chức hành chính nhà nước năm 2011 của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức do Chính phủ thành lập mà phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
1. Mục đích:
Việc tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức Quản lý xây dựng cơ bản nhằm lựa chọn những người có đủ phẩm chất và trình độ chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị, đảm bảo tuyển chọn những người có kiến thức chuyên môn tốt theo các ngành phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng công chức.
2. Yêu cầu:
Kỳ tuyển dụng công chức, viên chức Quản lý xây dựng cơ bản phải đảm bảo nghiêm túc, công khai, công bằng, đánh giá đúng trình độ, năng lực của thí sinh nhằm đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ và các quy định của Nhà nước về thi tuyển dụng công chức.
III. CHỈ TIÊU VÀ CHUYÊN NGÀNH TUYỂN DỤNG:
1. Chỉ tiêu: Căn cứ chỉ tiêu biên chế, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, Bộ Tài chính tổ chức thi tuyển, xét tuyển dụng 101 chỉ tiêu công chức, viên chức Quản lý xây dựng cơ bản (48 chỉ tiêu xét tuyển và 53 chỉ tiêu thi tuyển) cho các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, gồm:
- Cơ quan Bộ: 01 chỉ tiêu.
- Tổng cục Thuế: 40 chỉ tiêu
- Kho bạc Nhà nước: 24 chỉ tiêu
- Tổng cục Hải quan: 24 chỉ tiêu
- Tổng cục Dự trữ nhà nước: 08
- Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan: 01 chỉ tiêu
- Trường ĐH Tài chính- Marketing: 01 chỉ tiêu
- Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính: 02 chỉ tiêu
(nhu cầu cụ thể của từng đơn vị theo bảng tổng hợp đính kèm)
2. Chuyên ngành tuyển dụng:
+ Đối với Cơ quan Bộ và cơ quan các Tổng cục và các đơn vị sự nghiệp: Thí sinh dự thi tuyển dụng công chức QLXDCB là những người: Tốt nghiệp Đại học hệ chính quy trở lên chuyên ngành Kinh tế xây dựng, Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng dân dụng.
+ Đối với các đơn vị địa phương, ngoài các đối tượng quy định như đối với cơ quan Bộ và cơ quan Tổng cục (nêu trên), được tuyển cả thí sinh có trình độ tốt nghiệp đại học chính quy trở lên chuyên ngành Kỹ sư xây dựng công trình giao thông, cầu đường, công trình thủy lợi, thủy điện; công trình nông thôn, công trình thủy.
+ Đối với các tỉnh Miền Núi, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài đối tượng tuyển sinh như những tỉnh khác (nêu trên) còn được tuyển thí sinh có trình độ tốt nghiệp đại học tại chức đúng chuyên ngành.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Đối tượng chung:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
d) Đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ (không dị hình, dị tật, không nói ngọng, nói lắp);
đ) Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
Thí sinh dự thi tuyển dụng công chức là những người: Tốt nghiệp Đại học trở lên theo đúng quy định về chuyên ngành và loại hình đào tạo đối với vị trí đăng ký dự tuyển.
2. Đối tượng ưu tiên: Theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển.
3. Đăng ký dự thi tuyển, xét tuyển dụng và Hồ sơ dự tuyển:
3.1. Đăng ký dự tuyển:
- Đơn vị đăng ký tuyển dụng (KBNN cấp tỉnh, thành phố; các Cục địa phương) chịu trách nhiệm thu nhận hồ sơ, lập danh sách báo cáo Tổng cục. Tổng cục chịu trách nhiệm tổng hợp (cả đối tượng đăng ký tuyển dụng vào cơ quan Tổng cục) báo cáo Hội đồng tuyển dụng của Bộ;
- Đối với các đơn vị không có hệ thống dọc (như các Trường) chịu trách nhiệm thu nhận hồ sơ, lập danh sách báo cáo về Hội đồng tuyển dụng của Bộ.
3.2. Hồ sơ dự tuyển:
+ Đơn đăng ký dự tuyển công chức theo mẫu tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ;
+ Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
+ Bản sao giấy khai sinh;
+ Bản photo (không cần công chứng) các văn bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, trên Đại học kèm bảng kết quả học tập; chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
+ Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
+ Hai (02) ảnh cỡ (4cm x 6cm) chụp trong thời gian gần nhất, từ 3 tháng tính từ thời điểm thông báo thi tuyển, xét tuyển.
Hồ sơ dự thi của mỗi thí sinh đựng trong 01 túi hồ sơ riêng, ngoài túi hồ sơ ghi rõ họ tên, địa chỉ và điện thoại liên hệ.
Thí sinh đăng ký dự thi tại đơn vị nào thì nộp hồ sơ tại đơn vị đó.
* Lưu ý: Thí sinh dự thi tuyển có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế cho chứng chỉ Tiếng Anh trình độ B:
+ TOEFL 400 trở lên (PBT), 42 trở lên (iBT)
+ IELTS 4.5 trở lên
+ TOEIC 405 trở lên.
Thí sinh có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế chứng chỉ tiếng Anh trình độ A:
+ TOEFL 347 trở lên (PBT), 19 trở lên (iBT)
+ IELTS 2.0 trở lên
+ TOEIC 255 trở lên.
V. HÌNH THỨC, NỘI DUNG XÉT TUYỂN:
- Xét tuyển công chức quản lý xây dựng cơ bản đối với các đơn vị đang đóng trên địa bàn các tỉnh: Điện Biên, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Lâm Đồng và 08 chỉ tiêu tuyển dụng của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
1. Nội dung xét tuyển:
- Xét kết quả học tập (đại học) của người dự tuyển;
- Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.
2. Cách tính điểm:
Điểm xét tuyển được tính như sau:
2.1. Đối với thí sinh tốt nghiệp trên bảng điểm có ghi điểm học tập, điểm tốt nghiệp hoặc điểm luận văn:
- Điểm học tập: Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của ngạch dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
- Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các bài thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển, được quy đổi thang điểm 100 và tính hệ số 1.
- Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.
- Kết quả xét tuyển: Là tổng điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên (nếu có).
2.2. Đối với những thí sinh tốt nghiệp các trường đại học đào tạo theo hệ thống tín chỉ (trên bảng điểm chỉ ghi điểm học tập, không có điểm tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn): kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập (quy đổi theo thang điểm 100) nhân hệ số 3 cộng với điểm phỏng vấn và cộng điểm ưu tiên (nếu có).
Điểm học tập được tính bằng bình quân gia quyền điểm của các môn học, cụ thể:
Điểm học tập = | Tổng (điểm từng môn học x số đơn vị học trình) |
Tổng số đơn vị học trình |
3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
3.1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng đơn vị đăng ký tuyển dụng (từng Cục, Kho bạc tỉnh).
3.2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng trong đơn vị dự tuyển, người có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm học tập bằng nhau thì người có điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3.3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
VI. HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN THI TUYỂN:
1. Hình thức: Thi viết và trắc nghiệm
2. Nội dung và thời gian:
2.1. Môn Kiến thức chung:
- Nội dung: Kiến thức quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản (Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu); chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
- Hình thức: Thi viết; Thời gian 180 phút;
2.2. Môn nghiệp vụ chuyên ngành: (02 bài thi: thi viết và thi trắc nghiệm).
- Nội dung: Kiến thức về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; quản lý chất lượng công trình.
- Hình thức:
+ Thi viết, thời gian: 180 phút;
+ Thi trắc nghiệm, thời gian 45 phút.
2.3. Môn Tin học:
- Nội dung: Kiến thức về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
- Hình thức: Thi trắc nghiệm, trình độ A, thời gian: 45 phút.
2.4. Môn Ngoại ngữ: Thi viết tiếng Anh, trình độ B; thời gian 90 phút.
3. Điều kiện miễn thi ngoại ngữ, Tin học
3.1. Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ.
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
3.2. Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.
4. Cách tính điểm và xác định thí sinh trúng tuyển qua thi tuyển:
4.1. Cách tính điểm:
a. Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
b. Điểm các môn thi được tính như sau:
- Môn Quản lý HCNN: tính hệ số 1;
- Môn Nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
- Môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi (yêu cầu phải đạt 50 điểm trở lên).
4.2. Xác định người trúng tuyển qua kỳ thi tuyển:
a. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ các bài thi của các môn thi;
- Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
- Có kết quả thi tuyển (tổng điểm chung) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng đơn vị đăng ký tuyển dụng (từng Cục, Kho bạc tỉnh), theo tổng điểm xác định như sau:
Tổng điểm chung = (điểm môn kiến thức chung x hệ số 1) + (điểm bài thi nghiệp vụ chuyên ngành (thi viết) x hệ số 2) + (điểm bài thi nghiệp vụ chuyên ngành (thi trắc nghiệm) x hệ số 1) + (điểm ưu tiên-nếu có).
b. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
c. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
d. Các thí sinh có điểm thi đạt yêu cầu nhưng tại đơn vị đăng ký dự tuyển không còn chỉ tiêu thì được xem xét tuyển dụng vào đơn vị khác còn chỉ tiêu nếu cá nhân có nguyện vọng, có đơn cam kết phục vụ ít nhất 5 năm tại đơn vị được tuyển dụng (nguyên tắc xem xét người trúng tuyển: căn cứ vào nguyện vọng thí sinh đăng ký sẽ lấy theo kết quả điểm từ cao xuống cho đến hết chỉ tiêu).
1. Thành lập và triển khai hoạt động của Hội đồng thi tuyển, xét tuyển:
Hội đồng thi tuyển, xét tuyển công chức quản lý xây dựng cơ bản do Bộ trưởng quyết định thành lập, dự kiến thành phần gồm:
(1) Lãnh đạo Bộ Tài chính - Chủ tịch Hội đồng;
(2) Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính - Ủy viên Thường trực;
(3) Học viện Tài chính, Bộ Tài chính - Ủy viên;
(4) Lãnh đạo Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Tài chính - Ủy viên;
(5) Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế - Ủy viên;
(6) Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ - Kho bạc Nhà nước - Ủy viên;
(7) Lãnh đạo phòng Biên chế - Tiền lương Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính - Ủy viên, kiêm Thư ký Hội đồng.
Giúp Hội đồng thi tuyển có Tổ giúp việc gồm 2-3 công chức của Vụ Tổ chức cán bộ do Thư ký Hội đồng làm Tổ trưởng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng và các thành viên Hội đồng thực hiện theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng sử dụng và quản lý công chức và Điều 2, Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ;
+ Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng tổ chức việc ra đề thi và quyết định thành lập Ban coi thi, Ban phách, Ban Đề thi, Ban sát hạch, Ban chấm thi, Ban Phúc khảo, phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng tuyển dụng,…;
+ Hoạt động của các Ban và nhiệm vụ của các thành viên của các Ban thực hiện theo quy định tại các Điều 3, Điều 6 và Điều 24, Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP .
Hội đồng tuyển dụng được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong quá trình hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thông báo tuyển dụng:
Sau khi Bộ phê duyệt Đề án và quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển, Hội đồng triển khai các công việc sau:
- Thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển theo từng ngành, từng đơn vị; nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển và địa điểm nộp hồ sơ, số điện thoại liên hệ; nội dung thi trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo viết, Trang Website của Bộ Tài chính và website của các Tổng cục) và tại trụ sở của các đơn vị có chỉ tiêu dự tuyển.
- Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển sau ngày bắt đầu thông báo tuyển dụng ít nhất 27 ngày.
3. Thu nhận hồ sơ và lập danh sách dự thi, xét tuyển dụng:
Sau 27 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng, các đơn vị đăng ký tuyển dụng chịu trách nhiệm nhận hồ sơ trong thời gian 03 ngày làm việc và tiến hành:
- Nhận, kiểm tra hồ sơ theo quy định về đối tượng, điều kiện tiêu chuẩn dự thi theo ngành đào tạo;
- Tổng hợp, lập danh sách các trường hợp không đủ điều kiện dự tuyển gửi về Hội đồng tuyển dụng;
- Cung cấp các tài liệu liên quan (nếu có);
- Thông báo công khai các trường hợp đủ điều kiện dự thi trên Website của Bộ Tài chính.
4. Thông báo kết quả điểm và thực hiện việc tuyển dụng:
- Hội đồng thi tuyển báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về kết quả kỳ thi tuyển dụng và thông báo điểm thi, kết quả trúng tuyển cho các thí sinh trên website của Bộ Tài chính.
- Thực hiện việc tuyển dụng theo phân cấp quản lý cán bộ.
VIII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THI, XÉT TUYỂN DỤNG VÀ KINH PHÍ:
1. Thời gian và địa điểm:
- Dự kiến tổ chức thi tuyển và phỏng vấn sát hạch vào quý 4/2011.
- Địa điểm: Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
2. Kinh phí để tổ chức tuyển dụng:
Kinh phí cho kỳ thi: thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 163/2010/TTLT/BTC-BNV ngày 20/10/2010 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức, viên chức.
Ngoài ra, có thể sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên năm 2011 của Bộ và hỗ trợ của các Tổng cục (nếu lệ phí thi do thí sinh đóng góp không đủ để trang trải cho kỳ thi)./.
BẢNG CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN BỘ TÀI CHÍNH NĂM 2011
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BTC ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT | Đơn vị | Tổng cục Thuế | KBNN | TCHQ | TC DTNN (*) | Cơ quan Bộ | Trường BDCBTC | ĐH Tài chính Mketing | CĐ TC- HQ | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 | Cơ quan TW | 2 | 1 | 3 |
| 1 | 2 | 1 | 1 | Cột 5: Cơ quan TCHQ 01 chỉ tiêu; Cục Điều tra chống buôn lậu 01 chỉ tiêu; Trường HQVN 01 chỉ tiêu |
2 | An Giang(*) | 1 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
3 | Bắc Giang |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Bạc Liêu(*) |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
5 | Bến Tre(*) | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Bình Định |
|
| 1 |
|
|
|
|
|
|
7 | Bình Dương | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
8 | Bình Thuận | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9 | BR Vũng Tàu | 2 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
10 | Cà Mau(*) | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
11 | Cần Thơ(*) | 1 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
12 | Cao Bằng (*) | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
13 | Đà Nẵng |
|
| 1 |
|
|
|
|
|
|
14 | Đăk lăk(*) | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
15 | Đăk Nông (*) | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
16 | Điện Biên(*) | 1 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
17 | Đồng Nai | 1 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
18 | Đồng Tháp(*) | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
19 | Gia Lai(*) | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
20 | Hà Giang(*) |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
21 | Hà Nội |
|
| 2 |
|
|
|
|
|
|
22 | Hải Dương | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
23 | Hải Phòng |
| 1 | 2 |
|
|
|
|
|
|
24 | Hậu Giang(*) | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
25 | Hoà Bình(*) |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
26 | Kiên Giang(*) |
| 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
27 | Kon Tum(*) | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
28 | Lâm Đồng(*) | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
29 | Lạng Sơn(*) |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
30 | Long An(*) | 1 | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
31 | Nghệ An | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
32 | Ninh Bình |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
33 | Ninh Thuận | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
34 | Phú Thọ(*) | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
35 | Phú Yên | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
36 | Quảng Nam |
| 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
37 | Quảng Ngãi |
| 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
38 | Quảng Ninh | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
39 | Quảng Trị |
|
| 1 |
|
|
|
|
|
|
40 | Sóc Trăng(*) | 1 | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
41 | Tây Ninh | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
42 | Thái Bình | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
43 | Thái Nguyên(*) | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
44 | Tiền Giang(*) | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
45 | Tp HCM |
|
| 2 |
|
|
|
|
|
|
46 | Trà Vinh(*) | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
47 | TT Huế | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
48 | Vĩnh Phúc |
| 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng ( 101 chỉ tiêu) | 40 | 24 | 24 | 8 | 1 | 2 | 1 | 1 | Cột 6: Chỉ tiêu xét tuyển cho 07 Cục DTNNKV: Tây Bắc (1); Hà Bắc (2); Nghĩa Bình(1); Tây Nam Bộ(1); Nam Tây Nguyên(1); TP Hồ Chí Minh(1); Cửu Long (01) |
Ghi chú: 48 chỉ tiêu xét tuyển bao gồm: chỉ tiêu dự tuyển vào các đơn vị đóng trên địa bàn các tỉnh đánh dấu (*) và 08 chỉ tiêu tuyển dụng của Tổng cục Dự trữ nhà nước
- 1Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 2Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 3Thông tư liên tịch 163/2010/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức, viên chức do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Kế hoạch 6788/KH-BTP năm 2013 tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng của Bộ Tư pháp năm 2013
Quyết định 2686/QĐ-BTC năm 2011 phê duyệt Đề án thi, xét tuyển dụng công, viên chức Quản lý xây dựng cơ bản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 2686/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/11/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Công Nghiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra