Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2653/QĐ-BNNMT | Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (có Phụ lục kèm theo).
Các thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được ban hành tại Nghị định số 183/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2025.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2653/QĐ-BNNMT ngày 11 tháng 07 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
TT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A | Thủ tục hành chính cấp trung ương | ||
1 | Thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý | Lâm nghiệp và Kiểm lâm | - Cơ quan chuyên môn được phân công thuộc bộ, ngành; - Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm đối với Chủ rừng là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường |
B | Thủ tục hành chính cấp tỉnh | ||
1 | Thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức thuộc địa phương quản lý | Lâm nghiệp và Kiểm lâm | Sở Nông nghiệp và Môi trường |
C | Thủ tục hành chính cấp xã |
|
|
1 | Thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư | Lâm nghiệp và Kiểm lâm | Ủy ban nhân dân cấp xã |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP VÀ KIỂM LÂM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
1. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý.
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ rừng nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn được phân công thuộc bộ, ngành (sau đây gọi là cơ quan tiếp nhận) để phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng biết để hoàn thiện và nêu rõ lý do.
b) Bước 2: Thẩm định
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hồ sơ và nội dung của phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến thẩm định của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành thẩm định. Trường hợp thẩm định không đạt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho chủ rừng biết và nêu rõ lý do.
c) Bước 4: Quyết định phê duyệt
Trường hợp thẩm định đạt, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chuyên môn được phân công thuộc bộ, ngành quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:
(i) Hồ sơ tổ chức nộp tại cơ quan tiếp nhận:
a) Tờ trình của chủ rừng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
b) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
c) Các loại bản đồ (bản chính) gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 thể hiện các khu vực, diện tích dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
(ii) Hồ sơ trình phê duyệt:
a) Tờ trình của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Kết quả thẩm định.
d) Tờ trình của chủ rừng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
đ) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
e) Các loại bản đồ (bản chính) gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 thể hiện các khu vực, diện tích dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
1.4. Thời hạn giải quyết: 26 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Chủ rừng là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan chuyên môn được phân công thuộc bộ, ngành;
- Người có thẩm quyền quyết định: Thủ trưởng Cơ quan chuyên môn được phân công thuộc bộ, ngành;
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Tờ trình của chủ rừng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP;
b) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 183/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Mẫu số 01
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/TTr-… | ……., ngày … tháng … năm … |
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
(Áp dụng cho chủ rừng là tổ chức)
Kính gửi: ………… (1)………
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024; Nghị định số …/2025/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
(Tên chủ rừng) kính trình ……(1)………xem xét, phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng như sau:
1. Tên phương án: Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng, giai đoạn 20…- 20…
2. Tên chủ rừng:
3. Địa chỉ:
4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng, cây dược liệu (nêu tóm tắt).
5. Mục tiêu phương án:
6. Những nội dung chính thực hiện phương án (nêu tóm tắt).
7. Dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện phương án (nêu tóm tắt).
8. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án (nêu tóm tắt nội dung).
(Có phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng và bản đồ kèm theo).
Chủ rừng (tên chủ rừng) kính trình……(1)…… xem xét, phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
| CHỦ RỪNG |
Ghi chú: (1) cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của chủ rừng.
Mẫu số 02
PHƯƠNG ÁN NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
(Áp dụng cho chủ rừng là tổ chức)
MỞ ĐẦU
Nêu sự cần thiết và lý do xây dựng phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng (sau đây viết tắt là phương án)
Chương I
CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. CĂN CỨ
1. Căn cứ pháp lý (nêu căn cứ pháp lý quan trọng làm cơ sở xây dựng phương án).
2. Căn cứ thực tiễn (nêu căn cứ thực tiễn đã nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong khu vực).
II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Tài liệu giao đất, giao rừng, thuê rừng; quyết định thành lập khu rừng, chức năng, nhiệm vụ của chủ rừng.
2. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, các tài liệu điều tra chuyên đề có liên quan của khu rừng; kế hoạch sử dụng đất của đơn vị.
3. Phương án quản lý rừng bền vững của khu rừng trong giai đoạn đã được phê duyệt.
4. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các loại bản đồ có liên quan khác (nếu có).
Chương II
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA CHỦ RỪNG
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đơn vị (chủ rừng):…………………………………………………….
2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): xã ...............; tỉnh ................
3. Quyết định thành lập; chức năng, nhiệm vụ của đơn vị/chủ rừng hoặc đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật; cơ cấu tổ chức.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Về điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý (tiếp giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc); tọa độ: kinh độ; vĩ độ.
b) Khí hậu.
c) Thủy văn.
d) Địa hình.
đ) Thổ nhưỡng.
2. Về phát triển kinh tế
a) Tình hình chung về phát triển kinh tế, sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại trong khu vực và kết nối với địa phương lân cận; tình hình nuôi, trồng phát triển cây dược liệu và thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên địa bàn.
b) Tình hình chung về cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của chủ rừng.
c) Tình hình chung về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; sản xuất, kinh doanh của chủ rừng.
3. Về xã hội
a) Tình hình chung về dân số, dân tộc, lao động trong khu vực.
b) Tình hình chung về giáo dục, y tế, trình độ dân trí và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; xác định những nội dung hay yếu tố gì cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của chủ rừng.
III. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ TIỀM NĂNG NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
1. Hiện trạng tài nguyên rừng
a) Hiện trạng rừng: loại rừng, diện tích, trạng thái, trữ lượng bình quân; năm trồng, loài cây (đối với rừng trồng) thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng.
b) Hiện trạng tài nguyên cây dược liệu hiện có trong phạm vi lâm phần của chủ rừng (loài cây, diện tích, sản lượng thu hoạch hàng năm,…).
Nhận xét: hiện trạng tài nguyên rừng, tài nguyên cây dược liệu có những thuận lợi, khó khăn gì đối với hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
2. Tiềm năng nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai,...) phù hợp với nuôi, trồng phát triển các loài cây dược liệu nào.
b) Về phân bố các loài cây dược liệu, đặc biệt là các loài cây quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao (nếu có).
c) Về kinh nghiệm nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu của chủ rừng và của người dân trong khu vực.
d) Về cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm dược liệu trong khu vực.
đ) Về thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu.
Nhận xét: từ hiện trạng về tài nguyên rừng và tiềm năng, thuận lợi gì đối với hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch, tiêu thụ cây dược liệu trong rừng; sự phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương III
MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Mục tiêu:
2. Phạm vi: phạm vi quản lý của chủ rừng theo địa bàn.
3. Thời gian thực hiện phương án: từ năm … đến năm ….
II. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
1. Kế hoạch, phương thức trồng và hình thức tổ chức thực hiện nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng
a) Đối với rừng đặc dụng
- Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Danh mục loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch.
- Phương thức trồng:
+ Phương thức trồng: trồng phân tán hoặc theo đám dưới tán rừng;
+ Dự kiến tỷ lệ % bình quân về diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng so với tổng diện tích rừng của từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (thống kê theo từng khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Chu kỳ canh tác (năm) dự kiến theo loài cây dược liệu.
- Xác định luân kỳ chuyển đổi vị trí nuôi, trồng phát triển cây dược liệu sang vị trí nuôi, trồng mới trong từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu đảm bảo không làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng rừng, ảnh hưởng đến tái sinh của rừng.
- Biện pháp chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng, chống sinh vật gây hại cây dược liệu.
- Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
b) Đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất
- Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Danh mục loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch.
- Phương thức nuôi, trồng phát triển:
+ Phương thức trồng: trồng phân tán, theo băng, theo đám dưới tán rừng;
+ Dự kiến tỷ lệ % bình quân về diện tích nuôi, trồng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng so với tổng diện tích rừng của từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (thống kê theo từng khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Chu kỳ canh tác (năm) dự kiến theo loài cây dược liệu.
- Xác định luân kỳ chuyển đổi vị trí nuôi, trồng phát triển cây dược liệu sang vị trí nuôi, trồng mới trong từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu đảm bảo không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng rừng, ảnh hưởng đến tái sinh của rừng.
- Biện pháp chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng, chống sinh vật gây hại cây dược liệu.
- Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
Biểu 01: Dự kiến kế hoạch nuôi, trồng phát triển cây dược liệu
TT | Loài cây | Chu kỳ canh tác dự kiến (năm) | Tỷ lệ diện tích trồng dưới tán rừng (%) | Phương thức trồng | Diện tích (ha) | Hình thức tổ chức | Khu vực dự kiến trồng |
I. RỪNG ĐẶC DỤNG (nếu có): |
|
|
|
| |||
1 | Ví dụ: Cây Sâm Ngọc Linh | 7 | 15 | Phân tán | 10 | Tự tổ chức | Khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh …… |
2 | …. | …... | …. | ….. | …. |
| |
II. RỪNG PHÒNG HỘ (nếu có): |
|
|
|
| |||
1 | Ví dụ: Cây Khôi | 10 | 20 | Băng | 5 | Thuê môi trường rừng | Khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh |
2 | ……… | ….. | …… | ….. | …… |
|
|
III. RỪNG SẢN XUẤT (nếu có) |
|
| |||||
1 | Ví dụ: Cây Ba kích | 5 | 30 | Đám | 15 | Tự tổ chức | Khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh |
2 | …. |
|
|
|
|
|
|
Tổng (I+II+III): | ….. | …. | …… | ...... |
|
|
2. Kế hoạch thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Loài cây dự kiến thu hoạch (bao gồm các loài thuộc danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu).
b) Diện tích dự kiến thu hoạch (ha) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (tiểu khu, xã, tỉnh).
c) Phương thức thu hoạch (thu hoạch toàn bộ cây; thu hái hoa, quả, củ, lá, thân,...).
d) Biện pháp quản lý cây dược liệu sau thu hoạch.
3. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phục hồi rừng ở khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Diện tích rừng quản lý, bảo vệ; bảo tồn đa dạng sinh học (đối với rừng đặc dụng).
b) Diện tích rừng dự kiến áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rừng (diện tích, biện pháp lâm sinh tác động).
c) Diện tích, biện pháp lâm sinh dự kiến áp dụng đối với khu vực rừng sau khi kết thúc chu kỳ canh tác nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về tổ chức sản xuất.
2. Về khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
3. Về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.
4. Về thị trường.
5. Giải pháp khác.
IV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN
Bao gồm hiệu quả về kinh tế; về xã hội (tạo việc làm cho người lao động và người dân,…); về môi trường.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Mô tả và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong phương án.
II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Các nội dung, hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý, địa phương, chủ rừng. Xác định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát đối với từng nhiệm vụ, hoạt động.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
| CHỦ RỪNG |
Mẫu số 03
CƠ QUAN…... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-… | …, ngày… tháng… năm…. |
QUYẾT ĐỊNH
V/v phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
(Áp dụng cho chủ rừng là tổ chức)
THỦ THƯỞNG CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC BỘ..../GIÁM ĐỐC
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH (TP)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Điều 248 Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024; Nghị định số …/2025/NĐ-CP ngày …. tháng…. năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số …… (các quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững)…...;
Căn cứ .......................................;
Xét đề nghị của .................. tại ....................…..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của…….(tên chủ rừng) giai đoạn:…….với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi của phương án: Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của…….(tên chủ rừng) giai đoạn:……..
2. Phạm vi thực hiện của phương án:…
3. Thời gian thực hiện:…
4. Mục tiêu:
5. Kế hoạch nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Rừng đặc dụng;
- Rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
b) Loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch.
c) Phương thức nuôi, trồng phát triển, chu kỳ canh tác, dự kiến tỷ lệ % bình quân về diện tích nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng so với tổng diện tích rừng của từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
d) Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
đ) Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phục hồi rừng ở khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
- Diện tích rừng quản lý, bảo vệ; bảo tồn đa dạng sinh học (đối với rừng đặc dụng).
- Diện tích rừng dự kiến áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rừng (diện tích, biện pháp lâm sinh tác động) trong khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
- Biện pháp lâm sinh dự kiến áp dụng đối với diện tích rừng sau khi nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của chủ rừng
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn thuộc bộ ngành hoặc thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường
3. Các cơ quan và địa phương có liên quan
4. …………………………………………………………….................
(Chi tiết thông tin tại phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng kèm theo).
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
…..thống kê các cơ quan, cá nhân trực tiếp liên quan và…..(tên chủ rừng)….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức thuộc địa phương quản lý.
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ rừng nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường để phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Môi trường phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng biết để hoàn thiện và nêu rõ lý do.
b) Bước 2: Thẩm định
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức thẩm định bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hồ sơ và nội dung của phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến thẩm định của cơ quan, tổ chức, cá nhân, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành thẩm định. Trường hợp thẩm định không đạt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho chủ rừng biết và nêu rõ lý do.
c) Bước 4: Quyết định phê duyệt
Trường hợp thẩm định đạt, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:
(i) Hồ sơ tổ chức nộp tại cơ quan tiếp nhận:
a) Tờ trình của chủ rừng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
b) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
c) Các loại bản đồ (bản chính) gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 thể hiện các khu vực, diện tích dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
(ii) Hồ sơ trình phê duyệt:
a) Tờ trình của bộ phận tiếp nhận hồ sơ;
b) Tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Kết quả thẩm định.
d) Tờ trình của chủ rừng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
đ) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
e) Các loại bản đồ (bản chính) gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 thể hiện các khu vực, diện tích dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
1.4. Thời hạn giải quyết: 26 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Các chủ rừng là tổ chức thuộc địa phương quản lý.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP..
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Tờ trình của chủ rừng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP;
b) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 183/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Mẫu số 01
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/TTr-… | ……., ngày … tháng … năm … |
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
(Áp dụng cho chủ rừng là tổ chức)
Kính gửi: ………… (1)………
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024; Nghị định số …/2025/NĐ-CP ngày … tháng… năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
(Tên chủ rừng) kính trình ……(1)………xem xét, phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng như sau:
1. Tên phương án: Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng, giai đoạn 20…- 20…
2. Tên chủ rừng:
3. Địa chỉ:
4. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng, cây dược liệu (nêu tóm tắt).
5. Mục tiêu phương án:
6. Những nội dung chính thực hiện phương án (nêu tóm tắt).
7. Dự kiến nhu cầu và nguồn vốn thực hiện phương án (nêu tóm tắt).
8. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án (nêu tóm tắt nội dung).
(Có phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng và bản đồ kèm theo).
Chủ rừng (tên chủ rừng) kính trình……(1)…… xem xét, phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
| CHỦ RỪNG |
Ghi chú: (1) cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của chủ rừng.
Mẫu số 02
PHƯƠNG ÁN NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
(Áp dụng cho chủ rừng là tổ chức)
MỞ ĐẦU
Nêu sự cần thiết và lý do xây dựng phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng (sau đây viết tắt là phương án)
Chương I
CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
I. CĂN CỨ
1. Căn cứ pháp lý (nêu căn cứ pháp lý quan trọng làm cơ sở xây dựng phương án).
2. Căn cứ thực tiễn (nêu căn cứ thực tiễn đã nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong khu vực).
II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Tài liệu giao đất, giao rừng, thuê rừng; quyết định thành lập khu rừng, chức năng, nhiệm vụ của chủ rừng.
2. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, các tài liệu điều tra chuyên đề có liên quan của khu rừng; kế hoạch sử dụng đất của đơn vị.
3. Phương án quản lý rừng bền vững của khu rừng trong giai đoạn đã được phê duyệt.
4. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các loại bản đồ có liên quan khác (nếu có).
Chương II
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA CHỦ RỪNG
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đơn vị (chủ rừng):…………………………………………………….
2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): xã ...............; tỉnh ................
3. Quyết định thành lập; chức năng, nhiệm vụ của đơn vị/chủ rừng hoặc đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật; cơ cấu tổ chức.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Về điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý (tiếp giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc); tọa độ: kinh độ; vĩ độ.
b) Khí hậu.
c) Thủy văn.
d) Địa hình.
đ) Thổ nhưỡng.
2. Về phát triển kinh tế
a) Tình hình chung về phát triển kinh tế, sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại trong khu vực và kết nối với địa phương lân cận; tình hình nuôi, trồng phát triển cây dược liệu và thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên địa bàn.
b) Tình hình chung về cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của chủ rừng.
c) Tình hình chung về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; sản xuất, kinh doanh của chủ rừng.
3. Về xã hội
a) Tình hình chung về dân số, dân tộc, lao động trong khu vực.
b) Tình hình chung về giáo dục, y tế, trình độ dân trí và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; xác định những nội dung hay yếu tố gì cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của chủ rừng.
III. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ TIỀM NĂNG NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
1. Hiện trạng tài nguyên rừng
a) Hiện trạng rừng: loại rừng, diện tích, trạng thái, trữ lượng bình quân; năm trồng, loài cây (đối với rừng trồng) thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng.
b) Hiện trạng tài nguyên cây dược liệu hiện có trong phạm vi lâm phần của chủ rừng (loài cây, diện tích, sản lượng thu hoạch hàng năm,…).
Nhận xét: hiện trạng tài nguyên rừng, tài nguyên cây dược liệu có những thuận lợi, khó khăn gì đối với hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
2. Tiềm năng nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai,...) phù hợp với nuôi, trồng phát triển các loài cây dược liệu nào.
b) Về phân bố các loài cây dược liệu, đặc biệt là các loài cây quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao (nếu có).
c) Về kinh nghiệm nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu của chủ rừng và của người dân trong khu vực.
d) Về cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm dược liệu trong khu vực. đ) Về thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu.
Nhận xét: từ hiện trạng về tài nguyên rừng và tiềm năng, thuận lợi gì đối với hoạt động nuôi, trồng phát triển, thu hoạch, tiêu thụ cây dược liệu trong rừng; sự phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương III
MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Mục tiêu:
2. Phạm vi: phạm vi quản lý của chủ rừng theo địa bàn.
3. Thời gian thực hiện phương án: từ năm … đến năm ….
II. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
1. Kế hoạch, phương thức trồng và hình thức tổ chức thực hiện nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng
a) Đối với rừng đặc dụng
- Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Danh mục loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch.
- Phương thức trồng:
+ Phương thức trồng: trồng phân tán hoặc theo đám dưới tán rừng;
+ Dự kiến tỷ lệ % bình quân về diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng so với tổng diện tích rừng của từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (thống kê theo từng khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Chu kỳ canh tác (năm) dự kiến theo loài cây dược liệu.
- Xác định luân kỳ chuyển đổi vị trí nuôi, trồng phát triển cây dược liệu sang vị trí nuôi, trồng mới trong từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu đảm bảo không làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng rừng, ảnh hưởng đến tái sinh của rừng.
- Biện pháp chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng, chống sinh vật gây hại cây dược liệu.
- Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
b) Đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất
- Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Danh mục loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch.
- Phương thức nuôi, trồng phát triển:
+ Phương thức trồng: trồng phân tán, theo băng, theo đám dưới tán rừng;
+ Dự kiến tỷ lệ % bình quân về diện tích nuôi, trồng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng so với tổng diện tích rừng của từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (thống kê theo từng khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Chu kỳ canh tác (năm) dự kiến theo loài cây dược liệu.
- Xác định luân kỳ chuyển đổi vị trí nuôi, trồng phát triển cây dược liệu sang vị trí nuôi, trồng mới trong từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu đảm bảo không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng rừng, ảnh hưởng đến tái sinh của rừng.
- Biện pháp chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng, chống sinh vật gây hại cây dược liệu.
- Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
Biểu 01: Dự kiến kế hoạch nuôi, trồng phát triển cây dược liệu
TT | Loài cây | Chu kỳ canh tác dự kiến (năm) | Tỷ lệ diện tích trồng dưới tán rừng (%) | Phương thức trồng | Diện tích (ha) | Hình thức tổ chức | Khu vực dự kiến trồng |
I. RỪNG ĐẶC DỤNG (nếu có): |
|
|
|
| |||
1 | Ví dụ: Cây Sâm Ngọc Linh | 7 | 15 | Phân tán | 10 | Tự tổ chức | Khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh …… |
2 | …. | …... | …. | ….. | …. |
| |
II. RỪNG PHÒNG HỘ (nếu có): |
|
|
|
| |||
1 | Ví dụ: Cây Khôi | 10 | 20 | Băng | 5 | Thuê môi trường rừng | Khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh |
2 | ……… | ….. | …… | ….. | …… |
|
|
III. RỪNG SẢN XUẤT (nếu có) |
|
| |||||
1 | Ví dụ: Cây Ba kích | 5 | 30 | Đám | 15 | Tự tổ chức | Khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh |
2 | …. |
|
|
|
|
|
|
Tổng (I+II+III): | ….. | …. | …… | ...... |
|
|
2. Kế hoạch thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Loài cây dự kiến thu hoạch (bao gồm các loài thuộc danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, đặc hữu).
b) Diện tích dự kiến thu hoạch (ha) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (tiểu khu, xã, tỉnh).
c) Phương thức thu hoạch (thu hoạch toàn bộ cây; thu hái hoa, quả, củ, lá, thân,...).
d) Biện pháp quản lý cây dược liệu sau thu hoạch.
3. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phục hồi rừng ở khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Diện tích rừng quản lý, bảo vệ; bảo tồn đa dạng sinh học (đối với rừng đặc dụng).
b) Diện tích rừng dự kiến áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rừng (diện tích, biện pháp lâm sinh tác động).
c) Diện tích, biện pháp lâm sinh dự kiến áp dụng đối với khu vực rừng sau khi kết thúc chu kỳ canh tác nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về tổ chức sản xuất.
2. Về khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
3. Về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư.
4. Về thị trường.
5. Giải pháp khác.
IV. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN
Bao gồm hiệu quả về kinh tế; về xã hội (tạo việc làm cho người lao động và người dân,…); về môi trường.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Mô tả và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong phương án.
II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Các nội dung, hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý, địa phương, chủ rừng. Xác định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra, giám sát đối với từng nhiệm vụ, hoạt động.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
| CHỦ RỪNG |
Mẫu số 03
CƠ QUAN…... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-… | …, ngày… tháng… năm…. |
QUYẾT ĐỊNH
V/v phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
(Áp dụng cho chủ rừng là tổ chức)
THỦ THƯỞNG CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC BỘ..../GIÁM ĐỐC
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH (TP)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Điều 248 Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024; Nghị định số …/2025/NĐ-CP ngày …. tháng…. năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số …… (các quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững)…...;
Căn cứ .......................................;
Xét đề nghị của .................. tại ....................…..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của…….(tên chủ rừng) giai đoạn:…….với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi của phương án: Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của…….(tên chủ rừng) giai đoạn:……..
2. Phạm vi thực hiện của phương án:…
3. Thời gian thực hiện:…
4. Mục tiêu:
5. Kế hoạch nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Rừng đặc dụng;
- Rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
b) Loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch.
c) Phương thức nuôi, trồng phát triển, chu kỳ canh tác, dự kiến tỷ lệ % bình quân về diện tích nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng so với tổng diện tích rừng của từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
d) Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu (khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
đ) Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phục hồi rừng ở khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
- Diện tích rừng quản lý, bảo vệ; bảo tồn đa dạng sinh học (đối với rừng đặc dụng).
- Diện tích rừng dự kiến áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rừng (diện tích, biện pháp lâm sinh tác động) trong khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
- Biện pháp lâm sinh dự kiến áp dụng đối với diện tích rừng sau khi nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của chủ rừng
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn thuộc bộ ngành hoặc thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường
3. Các cơ quan và địa phương có liên quan
4. …………………………………………………………….................
(Chi tiết thông tin tại phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng kèm theo).
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
…..thống kê các cơ quan, cá nhân trực tiếp liên quan và…..(tên chủ rừng)….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ rừng nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan chuyên môn được phân công thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là Cơ quan tiếp nhận hồ sơ) để phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng biết và nêu rõ lý do.
b) Bước 3: Thẩm định
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định bằng hình thức gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hồ sơ và nội dung của phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến thẩm định của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành thẩm định. Trường hợp thẩm định không đạt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho chủ rừng biết và nêu rõ lý do.
c) Bước 4: Quyết định phê duyệt
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ do cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:
(i) Hồ sơ tổ chức nộp tại cơ quan tiếp nhận:
a) Đơn đề nghị của chủ rừng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
b) Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm hộ xây dựng phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
c) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
d) Các loại bản đồ (bản chính) gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 thể hiện các khu vực, diện tích dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu đối với trường hợp chủ rừng hợp tác, liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu hoặc sơ đồ khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu thể hiện các khu vực, diện tích dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu đối với trường hợp chủ rừng tự tổ chức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
(ii) Hồ sơ trình phê duyệt:
a) Tờ trình của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Kết quả thẩm định.
d) Đơn đề nghị của chủ rừng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
đ) Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm hộ xây dựng phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
e) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP (bản chính);
g) Các loại bản đồ (bản chính) gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 thể hiện các khu vực, diện tích dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu đối với trường hợp chủ rừng hợp tác, liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu hoặc sơ đồ khu vực nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu thể hiện các khu vực, diện tích dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu đối với trường hợp chủ rừng tự tổ chức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
1.4. Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan chuyên môn được phân công thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Đơn đề nghị của chủ rừng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP;
b) Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm hộ xây dựng phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP;
c) Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 183/2025/NĐ-CP.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 183/2025/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Mẫu số 04
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Tên xã)…., ngày …. tháng ……. năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
(Áp dụng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm hộ)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (tên xã):............
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024; Nghị định số …/2025/NĐ-CP ngày …. tháng…. năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân xã (tên xã)…… xem xét, phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng như sau:
1. Họ và tên chủ rừng/trưởng nhóm hộ/người đại diện cộng đồng dân cư:……….
2. Địa chỉ (Thôn/bản/buôn, xã, tỉnh):…………..
3. Nơi cư trú: (Thôn/bản/buôn, xã, tỉnh):…………..
4. Số CCCD/CC:………………..; ngày cấp:……./……./…….
5. Hồ sơ gửi kèm:
- Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng;
- Các loại bản đồ, sơ đồ, gồm:…………………………………………
Kính đề nghị Ủy ban nhân dân xã (tên xã)…… xem xét, phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng./.
| CHỦ RỪNG/ĐẠI DIỆN CHỦ RỪNG |
Mẫu số 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Tên xã)…., ngày …. tháng …. năm …
TỔNG HỢP DANH SÁCH
Hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ, cộng đồng dân cư tham gia xây dựng phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
Xã........... tỉnh.............
(Áp dụng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm hộ)
Tên đại diện chủ rừng/trưởng nhóm hộ/cộng đồng dân cư:
Địa chỉ:...........................
TT | Tên chủ rừng | Thôn, bản, làng | Tiểu khu, khoảnh | Lô | Diện tích (ha) | Rừng đặc dụng (ha) | Rừng phòng hộ (ha) | Rừng sản xuất (ha) | |||
Rừng tự nhiên | Rừng trồng | Rừng tự nhiên | Rừng trồng | Rừng tự nhiên | Rừng trồng | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ....... | ...... | ..... | ........ | ..... | ..... | ..... | ....... |
| ….. | …… |
Tổng: | ...... | ..... | ........ | ..... | ..... | ....... | ..... | ....... | ….. | …. |
XÁC NHẬN CỦA KIỂM LÂM PHỤ TRÁCH ĐỊA BÀN (HOẶC CÁN BỘ NÔNG, LÂM XÃ)[1] | ĐẠI DIỆN CHỦ RỪNG/NHÓM HỘ/CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ |
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
____________________
[1] Xác nhận về tính chính xác của: tên chủ rừng, địa chỉ, loại rừng và diện tích rừng được giao, cho thuê hoặc đang quản lý không có tranh chấp.
Mẫu số 06
PHƯƠNG ÁN NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
(Áp dụng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm hộ)
MỞ ĐẦU
Chương I
ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA CHỦ RỪNG
I. LOẠI HÌNH CHỦ RỪNG
1. Hộ gia đình/cá nhân (hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm hộ), cộng đồng dân cư để xây dựng phương án.
2. Số lượng thành viên tham gia xây dựng phương án (trường hợp liên kết theo nhóm hộ).
II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG, LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU HIỆN CÓ TRONG RỪNG
1. Nêu đặc điểm chung về hiện trạng tài nguyên rừng của chủ rừng: hộ gia đình/cá nhân/nhóm hộ/cộng đồng dân cư.
2. Tổng diện tích rừng: ....ha, trong đó:
- Rừng đặc dụng …ha (rừng tự nhiên …ha, rừng trồng …ha) theo địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu);
- Rừng phòng hộ …ha (rừng tự nhiên …ha, rừng trồng …ha) theo địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu);
- Rừng sản xuất …ha (rừng tự nhiên …ha, rừng trồng …ha) theo địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu).
Diện tích của từng thành viên nhóm hộ/cộng đồng dân cư, gồm: diện tích loại rừng được tổng hợp theo mẫu Biểu 01.
- Cây dược liệu hiện có trong rừng (thống kê các loài cây dược liệu chính):…………
Biểu 01: Tổng hợp diện tích rừng của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm hộ, cộng đồng dân cư
Tên chủ rừng | Tổng diện tích (ha) | Rừng đặc dụng (ha)[2] | Rừng phòng hộ (ha) | Rừng sản xuất (ha) |
(1) | (2=3+4+5) | (3) | (4) | (5) |
.......... |
|
|
|
|
......... |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
_____________________
[2] Đối với rừng tín ngưỡng do cộng đồng quản lý.
Chương II
KẾ HOẠCH NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN, THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
I. THỜI GIAN THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN: Từ năm ... đến năm ...
II. KẾ HOẠCH NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
1. Đối với rừng đặc dụng
- Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu theo lô, khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh.
- Danh mục loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển.
- Phương thức trồng:
+ Phương thức trồng: phân tán hoặc theo đám dưới tán rừng;
+ Dự kiến tỷ lệ % bình quân về diện tích trồng cây dược liệu dưới tán rừng so với tổng diện tích rừng của từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (thống kê theo lô, khoảnh, tiểu khu,…) theo diện tích rừng của chủ rừng.
- Chu kỳ canh tác (năm) dự kiến theo loài cây dược liệu.
- Xác định luân kỳ chuyển đổi vị trí nuôi, trồng phát triển cây dược liệu sang vị trí nuôi, trồng mới đảm bảo không làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng rừng, ảnh hưởng đến tái sinh của rừng.
- Biện pháp chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng, chống sinh vật gây hại cây dược liệu.
- Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết) theo từng chủ rừng (theo lô, khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
(Chi tiết thống kê theo mẫu Biểu 02)
2. Đối với rừng phòng hộ, rừng sản xuất
- Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (lô, khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Danh mục loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển.
- Phương thức trồng:
+ Phương thức trồng: trồng phân tán hoặc theo băng hoặc theo đám dưới tán rừng.
+ Dự kiến tỷ lệ % bình quân về diện tích nuôi, trồng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng so với tổng diện tích rừng của từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (thống kê theo từng diện tích rừng của chủ rừng).
- Chu kỳ canh tác (năm) dự kiến theo loài cây dược liệu.
- Xác định luân kỳ chuyển đổi vị trí nuôi, trồng phát triển cây dược liệu sang vị trí nuôi, trồng mới đảm bảo không làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng rừng, ảnh hưởng đến tái sinh của rừng.
- Biện pháp chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng, chống sinh vật gây hại cây dược liệu.
- Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết) theo từng chủ rừng (theo lô, khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
(Chi tiết thống kê theo mẫu Biểu 02)
Biểu 02: Dự kiến kế hoạch nuôi, trồng phát triển cây dược liệu trong rừng
TT | Chủ rừng | Diện tích trồng (ha) | Loài cây trồng | Năm trồng | Chu kỳ canh tác dự kiến (năm) | Phương thức trồng | Khu vực |
I. RỪNG ĐẶC DỤNG (nếu có): | …… |
|
|
| |||
1 | Cộng đồng Bản A, xã…., tỉnh/tp | 2,5 | … | 2025 | 8 | Phân tán | Lô, khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh |
2 | .... | …... | …. | …. | …… |
|
|
II. RỪNG PHÒNG HỘ (nếu có): | …… |
|
|
| |||
1 | Đinh Văn B |
|
|
|
|
|
|
2 | ……… |
|
| …… |
|
|
|
III. RỪNG SẢN XUẤT (nếu có) |
|
| |||||
1 | Nguyễn Văn C |
|
|
|
|
|
|
2 | …. |
|
|
|
|
|
|
Tổng (I+II+III): |
|
| ...... |
|
|
|
III. KẾ HOẠCH THU HOẠCH CÂY DƯỢC LIỆU TRONG RỪNG
Nêu cụ thể các nội dung sau:
1. Diện tích dự kiến thu hoạch: .....ha theo chủ rừng (lô, khoảnh, tiểu khu).
2. Loài cây dược liệu dự kiến thu hoạch.
3. Phương thức thu hoạch dự kiến (thu hoạch toàn bộ cây; thu hái hoa, quả, củ, lá, thân,...).
4. Biện pháp quản lý cây dược liệu sau thu hoạch.
IV. KẾ HOẠCH BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG Ở KHU VỰC NUÔI, TRỒNG PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU
1. Diện tích rừng quản lý, bảo vệ.
2. Diện tích rừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nâng cao chất lượng rừng (diện tích, biện pháp tác động) theo chủ rừng và theo địa danh lô, khoảnh, tiểu khu tại khu vực dự kiến nuôi trồng, phát triển cây dược liệu.
3. Diện tích áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trên diện tích nuôi, trồng phát triển sau khi thu hoạch cây dược liệu theo chủ rừng và theo địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu,…).
Chương III
TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nêu cụ thể nhiệm vụ của chủ rừng hoặc trưởng nhóm; ban quản lý nhóm (nếu có) và từng thành viên nhóm (trường hợp liên kết) để xây dựng và thực hiện phương án.
II. THEO DÕI KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Nội dung theo dõi đánh giá, giám sát bao gồm:
1. Kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân xã, cơ quan Kiểm lâm.
2. Kiểm tra, giám sát định kỳ đối với chủ rừng và thành viên nhóm (trường hợp tổ chức theo nhóm hộ).
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (nêu các giải pháp thực hiện phương án)
1. Về tổ chức nhóm (trường hợp tổ chức theo nhóm hộ gia đình), cộng đồng dân cư.
2. Hỗ trợ của cơ quan Kiểm lâm.
3. Kiến nghị đối với địa phương.
| CHỦ RỪNG |
Mẫu số 07
ỦY BAN NHÂN DÂN…... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-… | …, ngày… tháng… năm…. |
QUYẾT ĐỊNH
V/v phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
(Áp dụng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm hộ)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ....
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024; Nghị định số …/2025/NĐ-CP ngày …. tháng…. năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số …… (các quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, nếu có)…...;
Căn cứ .......................................;
Xét đề nghị của .................. tại ....................…..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của…….(tên chủ rừng/nhóm hộ/cộng đồng dân cư) giai đoạn:…….với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên gọi của phương án: Phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng của…….(tên chủ rừng) giai đoạn:……..
2. Phạm vi thực hiện của phương án: nêu địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu) hoặc số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, giao rừng, cho thuê đất của chủ rừng.
3. Thời gian thực hiện:…
4. Kế hoạch nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng
a) Diện tích các khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu (lô, khoảnh, tiểu khu, xã, tỉnh).
- Rừng đặc dụng;
- Rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
b) Loài cây dược liệu dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch.
c) Phương thức trồng, chu kỳ canh tác dự kiến.
d) Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện (chủ rừng tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết) theo từng khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu (tiểu khu, xã, tỉnh).
đ) Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phục hồi rừng ở khu vực dự kiến nuôi, trồng phát triển cây dược liệu.
- Diện tích rừng quản lý, bảo vệ; bảo tồn đa dạng sinh học (đối với rừng đặc dụng);
- Diện tích rừng dự kiến áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rừng (diện tích, biện pháp lâm sinh tác động) trong khu vực nuôi, trồng phát triển cây dược liệu;
- Biện pháp lâm sinh dự kiến áp dụng đối với khu vực rừng sau khi thu hoạch cây dược liệu.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của chủ rừng.
2. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn cấp xã.
3. Các phòng, ban và địa phương có liên quan.
4. …………………………………………………………….................
(Chi tiết thông tin tại phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng kèm theo).
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
…..thống kê các cơ quan, cá nhân trực tiếp liên quan và…..(tên chủ rừng)….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2391/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm, lĩnh vực thủy sản và kiểm ngư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- 2Quyết định 2599/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực biến đổi khí hậu thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- 3Quyết định 2618/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính nội bộ mới giữa các cơ quan hành chính Nhà nước trong lĩnh vực Khí tượng thủy văn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Quyết định 2653/QĐ-BNNMT năm 2025 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực Lâm nghiệp và Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- Số hiệu: 2653/QĐ-BNNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/07/2025
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Quốc Trị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra