Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 265/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 09 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;

Căn cứ Luật Ngân sách ngày 25/5/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 25/11/2014;

Căn cứ Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;

Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục mm non giai đoạn 2018 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVIII kỳ họp thứ 20 về việc thông qua một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đc Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 09/TTr-SGDĐT ngày 19/01/2021 về việc đề nghị ban hành các Quyết định phê duyệt một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GD&ĐT;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- C
ng thông tin điện tử tỉnh;
- Chánh, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Vũ Thị Hiền Hạnh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số
265/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của Ủy ban nhân dân tnh Yên Bái)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thchất, tình cảm, trí tuệ, thm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chun bị cho trẻ em vào học lớp một.

Trong giai đoạn 2010-2020, tỉnh Yên Bái đã ban hành các đề án, nghị quyết, kế hoạch, quyết định phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái từng bước phát triển: hệ thống mạng lưới trường, lớp được quy hoạch, sắp xếp phù hợp, điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất được tăng cường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên. Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn: số lượng trường, lớp tăng hằng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường còn thấp.

Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu của Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025, việc xây dựng Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết để giáo dục mầm non phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, góp phần tạo điều kiện cho việc thực hiện triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Luật Giáo dục năm 2019;

Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/04/2017 của Chính phủ quy định quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;

Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;

Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non; được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/08/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo;

Quyết định 1065/QĐ-BGDĐT ngày 19/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;

Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục; được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2018/TT-BGDĐT ngày 30/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 09/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án chuyển sang tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có khả năng xã hội hóa cao, giai đoạn 2019-2025.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

I. QUY MÔ, MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP HỌC SINH

Toàn tỉnh hiện có: 218 cơ sở giáo dục mầm non; trong đó có 177 trường mầm non độc lập (công lập 164 trường, tư thục 13 trường); 12 trường phthông có nhóm, lớp mầm non; 29 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, tư thục được cấp phép hoạt động.

- Tổng số có 1.904 nhóm, lớp, với tổng số trẻ đến trường lớp là 56.929 trẻ (nhà trẻ 8.045; mẫu giáo 48.884). Trong đó: công lập 1.753 nhóm, lớp với 53.768 trẻ; tư thục 151 nhóm, lớp với 3.161 trẻ.

- Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: nhà trẻ đạt 17%, mẫu giáo đạt 92,3%, trẻ 5 tuổi đạt 99,7%; riêng ở vùng đặc biệt khó khăn tỷ lệ huy động nhà trẻ thấp hơn 2,8%, trẻ mẫu giáo thấp hơn 1,8% so với tỷ lệ chung toàn tỉnh.

- Trẻ học trong các cơ sở giáo dục mầm non tư thục chiếm tỷ lệ 5,5% trong tng số trẻ đến trường.

So với năm học 2015-2016, toàn tỉnh giảm 13 trường (do thực hiện Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp); tăng 151 nhóm, lớp, tăng 4.773 trẻ; tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 2,3%, trẻ mẫu giáo tăng 6,2%; riêng vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tỷ lệ huy động nhà trẻ tăng 2%, mẫu giáo tăng 7,7%. So với trung bình chung của toàn quốc và các tỉnh miền núi phía bắc, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ thấp hơn 11,4%.

(Có phụ lục 1 kèm theo).

II. CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ

Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng: 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, được kiểm tra sức khỏe định kỳ, cân đo, theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng, các đơn vị trường đều có các giải pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, đến nay tỷ lệ suy dinh dưỡng thnhẹ cân nhà trẻ 3,8%, mẫu giáo 4,7%; suy dinh dưỡng ththấp còi nhà trẻ 7,1%, mẫu giáo 6,1%; 100% trẻ được học 2 bui/ngày và được tổ chức ăn tại trường (tính cả trẻ mang cơm cặp lồng).

Chất lượng giáo dục: 100% số trường, nhóm, lớp và số trẻ học chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; trẻ được đánh giá sự phát triển theo bộ chuẩn quy định, trẻ vùng dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

So với năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 1,1%, thể thấp còi giảm 0,9%; số trẻ được tổ chức ăn tại các cơ sở giáo dục mầm non tăng 6,8%; số trẻ học 2 buổi/ngày tăng 5,2%; số nhóm/lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tăng 212 nhóm, lớp và 9.192 cháu (tăng 1,9% về số nhóm lớp và 1,4% về số trẻ).

III. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

Tính đến nay cấp học mầm non có 4.591 lao động, trong đó công lập có 4.195 lao động (473 cán bộ quản lý, 3.421 giáo viên, 301 nhân viên), tư thục có 396 lao động (20 cán bộ quản lý, 300 giáo viên, 76 nhân viên). Tổng biên chế mầm non đạt 88,2% so với định mức quy định tại Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

Nhân viên nấu ăn: toàn tỉnh có 164/164 cơ sở giáo dục mầm non công lập có nhân viên nấu ăn với tng số 618 người, trong đó biên chế có 04 người (thuộc 2 trường của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), hợp đồng theo Nghị định 68 có 58 người và lao động thuê khoán là 556 người.

Về trình độ: 100% cán bộ quản lý có trình độ cao đng sư phạm mầm non trở lên; 86,7% giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên; còn 492 giáo viên có trình độ trung cấp, tỷ lệ 13,3% (438 giáo viên công lập và 54 giáo viên tư thục), trong đó có 58 giáo viên công lập sắp đến tui nghỉ hưu từ năm 2020 đến năm 2027; 65,6% đạt trình độ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.

So với năm 2015, cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm trở lên tăng 21,4%; giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên tăng 7,9%, giáo viên đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tăng 34,6%.

Từ năm 2015 đến năm 2020 toàn ngành đã tuyển mới 1.055 giáo viên mầm non công lập (trong đó: tuyển bù số nghỉ hưu là 187 người, tuyển bổ sung do tăng quy mô và nâng tỷ lệ giáo viên/lớp là 868 người).

(Có phụ lục 2 kèm theo).

IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC MẦM NON

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi trong các trường mầm non được quan tâm, chú trọng. Đến nay toàn tỉnh có 1.731 phòng học, trong đó có 1.119 phòng kiên cố (chiếm 64,64%), 510 phòng bán kiên cố (chiếm 29,46%) và 102 phòng học tạm (chiếm 5,89%), hiện vẫn còn 06 phòng học nhờ. So với năm học 2015-2016, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng 12,7%, tỷ lệ phòng học tạm giảm 6,41%. Về cơ bản, các trường có đủ thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi ở các điểm trường chính. 100% cơ sở giáo dục mầm non được trang bị máy tính và kết nối mạng internet ứng dụng trong dạy và học.

- Kinh phí mua sắm bổ sung đồ chơi, đồ dùng, thiết bị dạy học: 134 tỷ đồng, theo đó đã đầu tư 177 phòng học tương tác; 365 bộ thiết bị dạy học, đồ dùng lớp mẫu giáo 3 tuổi; 415 bộ thiết bị dạy học, đồ dùng lớp mẫu giáo lớp 4 tuổi; 74 bộ thiết bị mầm non ngoài trời. Hiện tại cơ bản các lớp mẫu giáo đã được đầu tư đồ dùng, thiết bị dạy học. Tuy nhiên, số danh mục thiết bị chỉ đạt 50% so với quy định.

- Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục mầm non luôn tăng, tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục mầm non giai đoạn 2015-2019 là 2.781 tỷ đồng (năm 2015 là 448,9 tỷ đồng, năm 2016 là 432,7 tỷ đồng, năm 2017 là 544,7 tỷ đồng, năm 2018 là 644,4 tỷ đồng, năm 2019 là 710,3 tỷ đồng), trong đó chi thường xuyên cho giáo dục mầm non cả giai đoạn 2015-2019 là 2.382,9 tỷ đng (năm 2015 là 413,1 tỷ đồng, năm 2016 là 410,1 tỷ đồng, năm 2017 là 484,6 tỷ đồng, năm 2018 là 506,6 tỷ đồng, năm 2019 là 568,5 tỷ đồng). Tuy nhiên tỷ lệ chi khác bình quân cả giai đoạn 2015 đến 2019 đạt 6,35% là rất thấp so với quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các chính sách tài chính mới của Đảng và Nhà nước đã được tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tui.

V. CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG, XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục mầm non tiếp tục được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiện đại hóa cơ sở vật chất. Hiện tại, toàn tỉnh có 100% các trường mầm non công lập hoàn thành công tác tự đánh giá, 94 trường mầm non đã được đánh giá ngoài, công nhận đạt kiểm định chất lượng và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 52,5% (tăng 32,6% so với học 2015), trong đó có 9 trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2.

Tỉnh Yên Bái được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào tháng 12/2015. Đến nay công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vẫn được duy trì giữ vững kết quả chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tại 100% đơn vị xã, phường, thị trấn, 9/9 huyện, thị xã, thành phố.

VI. CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON

1. Phát triển các trường, lớp tư thục

Thực hiện Nghị quyết số 24/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể dục Thể thao và Dạy nghề tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2006-2010. Theo đó, đã thực hiện chuyển đổi 03 trường mầm non công lập và bán công ra tư thục; thành lập mới các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở các địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên, do đó quy mô trường lớp tư thục hàng năm tăng lên đáp ứng một phần nhu cầu trẻ đến trường.

Toàn tỉnh có 13 trường mầm non tư thục với quy mô 151 nhóm lớp, 3.161 trẻ, trong đó nhà trẻ có 65 nhóm với 1.110 cháu, mẫu giáo có 86 lớp với 2.053 cháu. Tỷ lệ trẻ học tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục chiếm 5,5% trong tổng số trẻ đến trường. So với năm học 2015-2016, tăng 03 trường, tăng 75 nhóm lớp, tăng 1.173 cháu (trong đó: nhà trẻ tăng 42 nhóm/623 cháu, mẫu giáo tăng 33 lớp/550 cháu).

Việc xã hội hóa giáo dục mầm non đã giảm bớt gánh nặng đầu tư và chi ngân sách Nhà nước; đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non đã tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp, góp phần nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ. Các cơ sở giáo dục tư thục nhận trông trẻ độ tuổi nhỏ (dưới 24 tháng) có thời gian giữ trẻ linh hoạt, phù hợp với với nhu cầu gửi con của phụ huynh.

2. Thực hiện tự chủ về tài chính

Việc trin khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo chế độ tự chủ tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, các cơ sở giáo dục mầm non công lập đã phát huy tối đa quyền tự chủ về kinh phí để chi cho các hoạt động chuyên môn chung.

Năm 2019 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 09/01/2019 về việc phê duyệt Đề án “Chuyển sang tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có khả năng xã hội hóa cao, giai đoạn 2019-2025”, trong đó triển khai thực hiện chuyn sang tự chủ từ 10% đến 30% dự toán chi thường xuyên trở lên đối với 07 trường mầm non thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

VII. VỀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN QUY MÔ PHÁT TRIỂN

Căn cứ vào kết quả điều tra dân số trẻ đã điều tra tại thời điểm xây dựng đề án, căn cứ vào tốc độ gia tăng dân số tự nhiên, biến động dân số cơ học, dự báo dân số trẻ 0-5 tuổi đến năm 2025: 100.205 trẻ, trong đó trẻ 0-2 tuổi: 49.518 trẻ; trẻ 3-5 tuổi: 50.687 trẻ; riêng trẻ 5 tuổi: 16.880 trẻ.

Dự kiến huy động trẻ ra lớp: trẻ nhà trẻ 14.865 trẻ (30%), trẻ mẫu giáo: 49.169 trẻ (97%), riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động 100%.

VIII. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Về huy động trẻ ra lớp

Tỷ lệ huy động trẻ được đến trường thấp, đặc biệt trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ còn 82% trẻ chưa ra trường, lớp (trẻ em 03 đến 12 tháng tuổi 100%; trẻ 13 đến 24 tháng tuổi còn 98,7%; trẻ 25 đến dưới 36 tháng tuổi 53,3%); trẻ mẫu giáo 3 tuổi còn 18,4%. Tỷ lệ huy động trẻ so với trung bình chung của toàn quốc và các tỉnh miền núi phía bắc, trẻ nhà trẻ thấp hơn 11,4%.

Nguyên nhân: một số cơ sở giáo dục công lập còn thiếu đội ngũ và phòng học, nên mới tập trung ưu tiên cho trẻ 5 tuổi ra lớp để hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục; trẻ dưới 5 tuổi chỉ huy động theo các điều kiện về giáo viên và phòng học hiện có; riêng đối với nhà trẻ, phần lớn các trường chỉ huy động 01 nhóm trẻ do thiếu giáo viên, thiếu phòng học và chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ nhà trẻ để thu hút trẻ đến trường.

Sự khác nhau về tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội các vùng miền, mức thu nhập của người dân còn thấp, chưa đáp ứng được mức thu học phí của các trường tư thục; công tác tuyên truyền và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với giáo dục mầm non cũng là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

2. Về chất lượng chăm sóc, giáo dục

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thnhẹ cân và thấp còi ở một số trường vùng đặc biệt khó khăn còn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh từ 2-3%, chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các điểm trường lẻ, trẻ em là người dân tộc thiểu số còn hạn chế.

Nguyên nhân: Các trường vùng đặc biệt khó khăn, tiền ăn của trẻ chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của nhà nước, mức ăn còn thp; một số điểm trường chưa có bếp nu ăn, trẻ phải mang cơm cặp lồng, khó khăn trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.

Do dân cư sinh sống không tập trung, các trường mầm non còn có điểm lẻ, lớp ghép, trẻ em là người dân tộc thiểu số, do vậy khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục; bên cạnh đó các điểm trường cách xa trung tâm việc trao đi, hỗ trợ chuyên môn của trường chưa thường xuyên.

Cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành học, một số lớp học còn phải học trong phòng học tạm, phòng học nhờ, phòng học chưa đạt chuẩn; thiết bị tối thiểu ở nhiều nhóm, lớp đã được đầu tư song chưa đồng bộ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo do vậy khó khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non.

3. Về đội ngũ giáo viên, nhân viên

Đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non còn thiếu, hiện chỉ đạt 88,2% định mức theo quy định; giáo viên nghỉ hưu, nghỉ thai sản không được hợp đồng thay thế, nên gây khó khăn trong việc bố trí đủ 02 giáo viên/nhóm, lớp; không đảm bảo số giờ lao động cho giáo viên theo quy định; khó khăn trong việc cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn.

Nhân viên nấu ăn chủ yếu là hợp đồng thuê khoán, kinh phí chi trả cho người lao động do phụ huynh đóng góp. Tuy nhiên một số trường ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn phụ huynh học sinh có mức thu nhập thấp nên khó khăn trong việc huy động kinh phí thuê khoán, trẻ phải mang cơm cặp lồng nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc và dinh dưỡng của trẻ (hiện còn một số trường không có kinh phí thuê khoán lao động nấu ăn, tập trung nhiều tại các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên).

4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và tài chính ngân sách

Hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp chưa đáp ứng được nhu cầu; các trường mầm non còn thiếu phòng học, phòng chức năng, bếp ăn và các công trình phụ trợ; còn nhiu bếp ăn tạm chưa đảm bảo bếp theo tiêu chuẩn một chiều, nguồn nước sạch và công trình vệ sinh chưa đáp ứng được với quy mô; số lượng phòng học tạm và nhờ vẫn còn khá lớn (102 phòng học tạm và 06 phòng học nhờ); nhiều phòng học có thiết kế và diện tích chưa đảm bảo quy chuẩn, một số phòng học được nhận bàn giao từ tiu học thiết kế không phù hợp với mầm non dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đồ dùng, thiết bị dạy học cho các nhóm trẻ còn thiếu, danh mục thiết bị được đầu tư mới đạt 50% so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm cho giáo dục mầm non tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng phần lớn kinh phí dành chi cho con người, tỷ lệ chi cho hoạt động giảng dạy và học tập còn đạt rất thấp (6,35%), bằng 1/3 mức quy định tối thiểu của Chính phủ.

5. Về công tác xã hội hóa giáo dục

Hệ thống cơ sở giáo dục mầm non tư thục phát triển chậm, tỷ lệ huy động trẻ học tư thục thấp so với bình quân chung của toàn quốc, do mức học phí chênh lệch quá lớn giữa tư thục và công lập, trong khi các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của các trường tư thục chưa có sự khác biệt nhiều, do đó rất khó khăn trong việc huy động trẻ ra lớp tư thục.

Sự tham gia của các nhà đầu tư vào việc xây dựng trường mầm non chưa nhiều, chủ yếu là chỉ phát triển các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Một số chính sách khuyến khích phát triển các giáo dục mầm non tư thục theo Nghị quyết số 24/2006/NQ-HĐND chưa được thực hiện (kinh phí hỗ trợ đối với các trường mầm non xây dựng mới, mức hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng cho 01 nhà lớp học, mức trợ cấp tối đa 500 triệu đồng: hỗ trợ 01 trường) hoặc thực hiện chưa đầy đủ (hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên cho các cơ sở công lập, bán công chuyển đổi sang tư thục: chỉ thực hiện được 01 trường).

Việc giao tự chủ chi thường xuyên còn gặp khó khăn nhất định do quy định mức thu học phí của tỉnh đối với các trường mầm non công lập thấp, nguồn kinh phí chi thường xuyên từ nguồn thu học phí thấp chỉ đạt dưới 10% so với tổng kinh phí chi thường xuyên hàng năm do mức thu học phí thấp và chưa có cơ chế thu đặc thù.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển giáo dục mầm non với quy mô trường, lớp, đội ngũ giáo viên, nhân viên phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi nhất để đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa; xây dựng môi trường giáo dục “an toàn, yêu thương, tôn trọng” gắn với giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, trong các cơ sở giáo dục mầm non; nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp 1, phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi.

2. Mục tiêu cụ th

Phấn đấu đến năm 2025:

- Về quy mô, mạng trường lớp: phấn đấu huy động ra lớp đạt từ 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp (công lập 17%, tư thục 13%), 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (công lập 92,9%, tư thục 4,1%).

- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: duy trì 100% nhóm, lớp mầm non học 2 buổi/ngày; 95% trở lên trẻ đạt được kết quả mong đợi (lĩnh vực phát triển thể chất; phát triển ngôn ngữ; phát triển nhận thức; phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội; phát triển thẩm mỹ) theo độ tuổi; 98% trở lên trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 0,3%/năm; tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì được khống chế.

- Về đội ngũ giáo viên: đảm bảo tỷ lệ giáo viên sau tuyển dụng hàng năm đạt khoảng 90% so với định mức; phấn đấu có 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trình độ theo Luật giáo dục 2019; 100% giáo viên đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; 100% cán bộ quản lý đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm; 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên. 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với địa phương.

- Về cơ sở vật chất trường lớp: Đầu tư cơ sở vật chất để bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/nhóm, lớp; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 70% trở lên, không còn phòng học tạm, nhờ; đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho các nhóm, lớp.

- Về kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia: duy trì 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2025, công nhận thêm 26 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 12 trường đạt chuẩn mức độ 2, các trường còn lại tăng số tiêu chuẩn đạt chuẩn theo lộ trình, nâng tổng số trường mầm non đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên 120 trường, đạt 63,4%.

- Về phổ cập giáo dục mầm non: duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở 100% đơn vị cấp xã và 9/9 đơn vị cấp huyện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác lãnh chỉ đạo, đổi mới quản lý giáo dục

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện mục tiêu của Đề án; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non; đưa mục tiêu phát triển giáo dục mầm non vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đổi mới công tác quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non; nâng cao năng lực tự chủ, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục mầm non; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá của các cấp quản lý giáo dục bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho giáo viên mầm non.

Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã đối với trường; nhóm/lớp mầm non tư thục trên địa bàn.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục mầm non và trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm tính thống nhất, khách quan, chính xác và kịp thời.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công.

2. Công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực.

Thực hiện đa dạng các hình thức, nội dung và phương tiện tuyên truyền, xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về giáo dục mầm non trên các phương tiện báo chí, phát thanh truyền hình về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục mầm non, các chủ trương của tỉnh về phát triển giáo dục mầm non trong nhân dân; từ đó nâng cao nhận thức của người dân, của các cơ quan quản lý, thay đổi tư duy, nhận thức về vai trò của hệ thống giáo dục tư thục, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non.

Có các thông tin đầy đủ về dân số, nhu cầu cho trẻ ra lớp mầm non, các điều kiện về quỹ đất, cơ sở hạ tầng, để thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, qua hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh, đảm bảo các thông tin đến được với các nhà đầu tư để xem xét thành lập trường, lớp mầm non tư thục.

3. Phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp giáo dục mầm non

Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển các trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục những nơi có điều kiện. Hằng năm đưa nhiệm vụ phát triển trường, nhóm, lớp mầm non tư thục vào chương trình hành động của tỉnh, giao chỉ tiêu huy động trẻ đến trường, lớp ngoài công lập cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

Thành lập các trường mầm non công lập trên cơ sở tách các nhóm, lớp mầm non trong trường phổ thông có quy mô lớn. Phát triển nhóm, lớp công lập ở khu vực II và khu vực III, duy trì số điểm trường mầm non còn lại sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng dần tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đối với trẻ nhà trẻ, trẻ 4 tuổi và 5 tuổi để thực hiện công tác phcập.

Dự kiến thành lập 12 trường mầm non (trong đó 08 trường mầm non công lập được thành lập trên cơ sở tách các nhóm, lớp mầm non trong các trường phổ thông và thành lập mới 04 trường mầm non tư thục).

Tăng 263 nhóm lớp, trong đó công lập tăng 60 nhóm trẻ, tư thục tăng 203 nhóm lớp; nhóm trẻ tăng 252 nhóm (công lập 60, tư thục 192); mẫu giáo tăng 11 lớp (lớp mẫu giáo công lập không tăng, tư thục tăng 11 lớp), tăng 7.105 trẻ ra lớp, chia ra nhà trẻ tăng 6.820 trẻ (công lập 1.519 trẻ, tư thục 5.301 trẻ), mẫu giáo tăng 285 trẻ (công lập tăng 234 trẻ, tư thục tăng 51 trẻ).

Đến năm 2025, toàn tỉnh có 189 trường mầm non độc lập, với 2.167 nhóm, lớp/64.034 trẻ em (nhà trẻ có 592 nhóm/14.865 trẻ, mẫu giáo 1.575 lớp/49.169 trẻ).

(Có phụ lục 1 kèm theo).

4. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của các cơ sở giáo dục mầm non

4.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý các trường mầm non theo chuẩn hiệu trưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đánh giá công chức hàng năm theo quy định của Bộ Nội vụ, từ đó xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; miễn nhiệm, bổ nhiệm mới thay thế khi không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực hiện rà soát đánh giá chất lượng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đánh giá xếp loại viên chức hàng năm theo quy định của Bộ Nội vụ; có phương án giải quyết đối với cán bộ, giáo viên không đáp ứng được yêu cầu.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng; có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng chương trình giáo dục mầm non theo xu hướng phát triển, tiếp cận giáo dục mầm non tiên tiến.

Đổi mới nội dung và phương thức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cập nhật kiến thức, kỹ năng để thực hiện linh hoạt, sáng tạo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với địa phương.

4.2. Tuyn dụng giáo viên

Hàng năm tiến hành rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục mầm non, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, luân chuyển, tiếp nhận theo quy định.

Tổ chức tuyển dụng bổ sung giáo viên mầm non cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng gắn với tình hình của địa phương theo hướng vừa đáp ứng được yêu cầu trước mắt vừa phù hợp với yêu cầu phát triển lâu dài và sự ổn định của đội ngũ ngành học mầm non; việc tuyển dụng biên chế giáo viên, nhân viên cho ngành học mầm non phải đảm bảo yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp theo quy định và của Luật Giáo dục 2019.

Hàng năm tuyn mới bù giáo viên thiếu và bù số giáo viên nghỉ hưu, đảm bảo tỷ lệ giáo viên sau tuyn dụng hàng năm đạt khoảng 90,0% so với định mức. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ theo số lượng biên chế được giao và quy mô trường, lớp, học sinh hàng năm để xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên theo quy định.

4.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ng yêu cầu đi mới giáo dục mầm non

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí mầm non để tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Đa dạng hóa hình thức học tập như: trực tiếp, trực tuyến, khuyến khích tăng cường thực hành trải nghiệm tại trường mầm non trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên khoa giáo dục mầm non; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong khoa mầm non của Trường Cao đng Sư phạm Yên Bái, tăng cường liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; nhân rộng các đin hình trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.

Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán và chuyên gia đầu ngành dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực của đội ngũ này về khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp.

Huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư, hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên mầm non.

Hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời gắn công tác đào tạo với công tác thi đua khen thưởng, điều động, bnhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chính sách tinh giản biên chế.

Trong giai đoạn 2021-2025, tổ chức đào tạo nâng chuẩn đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm trở lên cho 380 giáo viên (hiện có trình độ trung cấp sư phạm còn đủ tuổi tham gia đào tạo lại theo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP), đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị cho 573 người đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng tiếng Anh cho 675 người, tiếng dân tộc cho 114 người, Tin học cơ bản cho 293 người, hạng chức danh nghề nghiệp cho 768 người. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho 100% cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mm non.

(Có phụ lục 4 kèm theo).

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động chăm sóc, giáo dục mầm non; từng bước tăng định mức chi thường xuyên giáo dục mầm non từ ngân sách nhà nước theo quy định.

Có kế hoạch bố trí đủ diện tích đất để xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non ở những vị trí thuận lợi phù hợp với yêu cầu phát triển và quy định tại Điều lệ trường mầm non. Quy hoạch và cấp Giy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục mầm non.

Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng phòng học, xóa phòng học tạm, phòng học bán kiên cố xuống cấp, phòng chức năng, công trình phụ trợ; huy động nguồn lực, lồng ghép kinh phí từ chương trình, đề án, dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất. Ưu tiên nguồn lực đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Trong giai đoạn 2021-2025 dự kiến đầu tư xây mới 168 phòng học kiên cố, trong đó 60 phòng học bổ sung tăng quy mô, 102 thay thế phòng học tạm, 06 phòng học nhờ. Khối phòng phục vụ học tập xây dựng mới 46 phòng; Khối phòng hành chính quản trị xây dựng mới 86 phòng; Sân chơi, khu để xe, vệ sinh, bếp ăn, phòng công vụ: 101 công trình.

Tiếp tục đầu tư, mua sắm bổ sung các trang thiết bị dạy học cho nhóm, lớp mầm non còn thiếu, đảm bảo hiệu quả thực hiện chương trình, dự kiến mua sắm bổ sung 300 bộ đồ dùng, thiết bị tối thiểu, 9 bộ thiết bị mầm non ngoài trời, 10 tủ lưu mẫu thức ăn; đẩy mạnh các phong trào làm đồ dùng, đồ chơi bằng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, bổ sung học liệu để trẻ hoạt động góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

(Có phụ lục 5 kèm theo).

6. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục

Rà soát, đánh giá theo tiêu chí phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đối với các huyện, thị xã, thành phố nhằm duy trì bền vng chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở 100% đơn vị cấp xã và 9/9 đơn vị cấp huyện.

7. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

7.1. Chất lượng chăm sóc

Triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng chống bạo lực học đường, phòng tránh tai nạn thương tích trong trường học; công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh; phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường và cộng đồng theo Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

Kết hợp giữa đóng góp của cha mẹ với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để giảm dần tỷ lệ trẻ mang cơm cặp lồng, nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ đặc biệt là trẻ vùng dân tộc thiểu số, từng bước giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các bếp ăn bán trú, đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ và cộng đồng về tầm quan trọng sữa học đường đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ, để huy động nguồn lực sự đóng góp của cha mẹ bổ sung sữa vào bữa ăn học đường cho trẻ để nâng cao tầm vóc và thể lực cho trẻ.

7.2. Nâng cao chất lượng giáo dục

Thực hiện các giải pháp đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non sửa đổi, bổ sung sau năm 2020. Tập trung xây dựng môi trường giáo dục theo bộ tiêu chí của trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt quan tâm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện; giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thm mỹ, gắn với giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc làm tiền đề hướng tới xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập" trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Triển khai xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” trong các cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; huy động được các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo điều kiện dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả xây dựng môi trường giáo dục “an toàn, yêu thương, tôn trọng” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Các trường vùng có điều kiện thuận lợi vận dụng các phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới phù hợp với điều kiện thực tiễn để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; tổ chức cho trẻ em làm quen với ngoại ngữ (Tiếng Anh) và tin học ở những nơi có điều kiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

Vùng dân tộc thiểu số tiếp tục triển khai có hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

Triển khai thực hiện bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ trẻ về phát triển sớm, can thiệp sớm đối với trẻ em có nguy cơ chậm phát triển và trẻ em khuyết tật; đẩy mạnh giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật.

Phát huy vai trò của tổ chuyên môn cốt cán các cấp, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm lớp độc lập tư thục.

8. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường học; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cải tiến chất lượng cùng với kiểm tra và thanh tra chuyên môn.

Các cơ sở giáo dục thực hiện tự đánh giá theo đúng quy định: đảm bảo đánh giá đầy đủ, trung thực, đúng quy trình; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phải phù hợp mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược phát triển của nhà trường, phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể và thời gian hoàn thành công việc.

Chỉ đạo, giám sát việc triển khai các hoạt động sau khi tự đánh giá và đánh giá ngoài: công khai kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài và kế hoạch cải tiến chất lượng để lấy ý kiến góp ý rộng rãi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch cải tiến chất lượng; định kỳ rà soát, điều chỉnh kế hoạch cải tiến chất lượng.

Định kỳ rà soát, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tổ chức kiểm tra lập hồ sơ đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo tiến độ kế hoạch hàng năm.

Duy trì 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, đến năm 2025 công nhận thêm 26 trường (trong đó có 12 trường đạt chuẩn mức độ 2), nâng tổng số trường mầm non đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên 120 trường, đạt 63,5%.

Nâng cao chất lượng công tác đánh giá ngoài: xây dựng kế hoạch đánh giá ngoài cả giai đoạn 2021-2025 và theo từng năm, chú trọng tới các trường nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn, các trường thuộc các xã xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng; tích cực tham mưu, chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát hiện trong quá trình đánh giá cơ sở giáo dục.

Triển khai phần mềm kiểm định chất lượng tới 100% các trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.

(có phụ lục 6a, 6b, 6c kèm theo).

9. Công tác xã hội hóa giáo dục

9.1. Phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Phát triển quy mô nhóm, lớp, trẻ của các cơ sở giáo dục mầm non tư thục phải đảm bảo theo Điều lệ trường mầm non. Đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định; đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn, thương tích và các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ.

Quy hoạch quỹ đất cho các cơ sở giáo dục mầm non tư thục có chủ trương thành lập mới, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Thực hiện cho thuê đất, thuê cơ sở vật chất để thành lập các trường mầm non; nhóm, lớp mẫu giáo độc lập; nhóm trẻ tư thục với mức ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với các nhóm/lớp mm non tư thục trên địa bàn; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong việc cấp phép, thành lập trường, mở các nhóm/lớp; tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong việc khảo sát, đề xuất phương án và mở trường, lớp mầm non trên địa bàn.

Tiếp tục xem xét, đề xuất thành lập các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, nhất là tại các khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu cho con em đến lớp mầm non của nhân dân.

Thực hiện chính sách bình đng giữa loại hình công lập và tư thục về đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và kỷ luật.

(Có phụ lục s 3b kèm theo).

9.2. Đẩy mạnh tự chủ chi thường xuyên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập

Thực hiện chuyển sang tự chủ từ 10% đến 30% chi thường xuyên trở lên đối với 07 trường mầm non theo Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 09/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

Bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ bản đảm bảo về số lượng và chất lượng cho các trường tự chủ; xây dựng các chương trình, nội dung giáo dục tạo sự khác biệt để nâng cao chất lượng giáo dục và thu hút người dân cho con em đến học tại các trường có tự chủ một phần về tài chính.

10. Thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non

Tiếp tục duy trì các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nhu cầu và cơ cấu về vốn

Tổng kinh phí đầu tư thực hiện đề án: dự kiến khoảng 284.000 triệu đồng (không tính kinh phí đã nằm trong danh mục lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư năm 2021 là 70.000 triệu đồng), trong đó:

- Xây dựng cơ sở vật chất: 228.000 triệu đồng;

- Mua sắm trang thiết bị: 54.000 triệu đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ: 2.000 triệu đồng.

Cơ cấu nguồn vốn: ngân sách tỉnh, dự kiến: 142.000 triệu đồng, ngân sách huyện: 114.000 triệu đồng, các nguồn vốn hợp pháp khác: 28.000 triệu đồng).

2. Phân kỳ đầu tư

- Năm 2021: 19.000 triệu đồng.

- Năm 2022: 92.000 triệu đồng.

- Năm 2023: 72.000 triệu đồng.

- Năm 2024: 60.000 triệu đồng.

- Năm 2025: 41.000 triệu đồng.

(Có phụ lục s 7 kèm theo).

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

Đề án từng bước tăng tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp hướng tới ngang bằng mức trung bình chung của cả nước và các tỉnh trong khu vực; cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiên kinh tế - xã hội đc bit khó khăn.

Đề án góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; từng bước nâng cao trình độ đào tạo của nhà giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới.

Đề án sẽ tác động tích cực đến việc huy động các nguồn lực đầu tư, góp phần giảm mức chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, đội ngũ (tiết kiệm khoảng 40 tỷ đồng xây dựng phòng học, bổ sung thiết bị; giảm trên 200 biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên). Cùng với đó, hệ thống trường mầm non tư thục phát trin sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho trẻ đến trường; hình thành các trường, lớp mầm non hiện đại, có chất lượng cao.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Đề án. Hằng năm tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế giáo viên hàng năm, kế hoạch tuyển dụng giáo viên, nhân viên các trường mầm non.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành các chính sách của tỉnh nhằm phát triển bn vững và có chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.

2. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất cơ chế, chính sách, nhu cầu tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong các giai đoạn; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố thực hiện phân cấp quản lý toàn diện đảm bảo quy định và hiệu quả cao.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh huy động, bố trí lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện xây dựng cơ sở vật chất theo nội dung Đề án được duyệt.

4. Sở Tài chính

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh về bố trí ngân sách thường xuyên chi cho giáo dục mầm non để đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố các cơ sở giáo dục mầm non lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn huy động đóng góp hợp pháp khác.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu ban hành các chính sách của tỉnh đối với giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo yêu cầu phát triển các trường mầm non; chỉ đạo thiết kế, thi công xây dựng các trường mầm non theo Điều lệ trường mầm non và các quy định hiện hành.

6. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên xây dựng kế hoạch, triển khai các chương trình y tế trong trường học như: Chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng; phòng, chống dịch bệnh cho trẻ em; công tác y tế trường học... trong các cơ sở giáo dục mầm non.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế đối với giáo dục mầm non.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và các chính sách xã hội khác cho giáo viên mầm non.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ quan báo chí, Trung tâm truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố và các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025 tỉnh Yên Bái.

9. Ban Dân tộc tỉnh

Tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về phát triển giáo dục mầm non đặc biệt là việc huy động trẻ ra lớp. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham mưu đề xuất ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh đối với giáo dục mm non; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Tham gia tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh đưa con em đến cơ sở giáo dục mầm non đúng độ tui, tăng cường phổ biến, cung cấp kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ đến từng gia đình. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Triển khai thực hiện Đề án, thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, điểm trường giáo dục mầm non, quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non, kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non. Đưa nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thúc đy, tạo điều kiện phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Cơ quan Tổ chức - Nội vụ căn cứ kế hoạch được giao hàng năm của huyện để triển khai thực hiện Đề án.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các trường mầm non căn cứ vào mục tiêu của Đề án để xây dựng các mục tiêu cụ thể của đơn vị, triển khai các biện pháp thực hiện; thường xuyên kiểm tra đánh giá, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

 

PHỤ LỤC 1

QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, TRẺ MẦM NON GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

TT

Huyn/th/TP

Đã đạt đến 4/2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

So sánh 2025-2020

Năm 2020-2021

Năm 2021-2022

Năm 2022-2023

Năm 2023-2024

Năm 2024-2025

I

TRƯỜNG, LỚP

 

 

 

 

 

 

 

1

Trường MN độc lập

177

178

181

183

188

189

12

 

Trong đó: - Công lập

164

164

166

168

172

172

8

 

- Ngoài công lập

13

14

15

15

16

17

4

2

Trường PT có nhóm lớp MN

12

12

10

8

4

4

-8

3

Tổng số nhóm lớp

1904

1955

2010

2063

2119

2167

263

 

Công lập

1753

1786

1791

1793

1801

1813

60

 

Ngoài công lập

151

169

219

270

318

354

203

3.1

Nhóm trẻ

340

392

447

497

549

592

252

 

Công lập

275

309

314

316

324

335

60

 

Ngoài công lập

65

83

133

181

225

257

192

3.2

Lớp mẫu giáo

1564

1563

1563

1566

1570

1575

11

 

Công lập

1478

1477

1477

1477

1477

1478

0

 

Ngoài công lập

86

86

86

89

93

97

11

II

TRẺ

56.929

58.095

58.272

60.092

61.294

64.034

7.105

1

TS cháu đi nhà trẻ

8.045

9.063

10.602

12.126

13.553

14.865

6.820

 

Trong đó: Công lập

6.914

6.980

7.268

7.597

7.932

8.433

1.519

 

Ngoài công lập

1.131

2.083

3.334

4.529

5.621

6.432

5.301

2

Trẻ đi mẫu giáo

48.884

49.032

47.670

47.966

47.741

49.169

285

 

Trong đó: Công lập

46.854

46.814

45.696

45.946

45.711

47.088

234

 

Ngoài công lập

2.030

2.218

1.974

2.020

2.030

2.081

51

III

Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp

56,7

58,3

59,2

60,9

62,1

63,9

7,2

1

- Trẻ 0-2 tuổi ra lớp

17,0

19,2

22,0

24,9

27,5

30,0

13,1

 

Trong đó: Công lập

14,6

14,8

15,1

15,6

16,1

17,0

2,5

 

Ngoài công lập

2,4

4,4

6,9

9,3

11,4

13,0

10,6

2

- Trẻ 3-5 tuổi ra lớp

92,3

93,5

94,9

96,1

96,6

97,0

4,7

 

Trong đó: Công lập

88,4

89,3

90,9

92,1

92,5

92,9

4,5

 

Ngoài công lập

3,8

4,2

3,9

4,0

4,1

4,1

0,3

 

- Trẻ 5 tuổi ra lớp

98,9

99,4

99,8

99,9

100,0

100,0

1,1

3

Tỷ lệ trẻ học tại CSGD ngoài CL

5,6

7,4

9,1

10,9

12,5

13,3

7,7

 

- Trẻ nhà trẻ

14,1

23,0

31,4

37,3

41,5

43,3

29,2

 

- Trẻ mẫu giáo

4,2

4,5

4,1

4,2

4,3

4,2

0,1

 

PHỤ LỤC 2

BIÊN CHẾ GIAO VÀ TỶ LỆ BIÊN CHẾ THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2020
(Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

TT

Đơn vị

Số biên chế giao năm 2020

Số biên chế có mặt

Định mức

Tlệ biên chế so với định mức

1

Thành phố Yên Bái

356

335

365

91,8%

2

Thị xã Nghĩa Lộ

355

330

377

87,5%

3

Huyện Văn Chấn

612

573

641

89,4%

4

Huyện Trấn Yên

443

419

467

89,7%

5

Huyện Văn Yên

751

700

789

88,7%

6

Huyện Yên Bình

605

568

628

90,4%

7

Huyện Lục Yên

597

569

623

91,3%

8

Huyện Trạm Tấu

281

250

299

83,6%

9

Huyện Mù Cang Chải

415

367

473

77,6%

 

Tổng cộng

4415

4111

4662

88,2%

Chưa tính 34 người của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý

 

PHỤ LỤC 3A

KẾ HOẠCH THÀNH LẬP MỚI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

TT

Tên trường

Địa chỉ dự kiến mở trường, lớp

Năm thành lập

Quy mô hiện có đến năm học 2019-2020

Quy mô dự kiến năm học 2025- 2026

Ghi chú

Phường/xã/thị trấn

Huyện, thị xã, thành phố

Nhóm, lớp

Học sinh

Nhóm, lớp

Học sinh

1

Mầm non Minh Chuẩn

Xã Minh Chuẩn

Lục Yên

2022

6

173

7

196

Tách ra từ trường TH&THCS Minh Chuẩn

2

Mầm non Suối Quyền

Xã Suối Quyền

Văn Chấn

2022

6

148

7

169

Tách ra từ trường TH&THCS Suối Quyền

3

Mầm non Phan Thanh

Xã Phan Thanh

Lục Yên

2023

6

161

6

150

Tách ra từ trường TH&THCS Phan Thanh

4

Mầm non Việt Thành

Xã Việt Thành

Trấn Yên

2023

6

160

7

179

Tách ra từ trường TH & THCS Việt Thành

5

Mầm non Tân Phượng

Xã Tân Phượng

Lục Yên

2024

5

145

5

150

Tách ra từ trường TH&THCS Tân Phượng

6

Mầm non Nga Quán

Xã Nga Quán

Trấn Yên

2024

5

120

5

150

Tách ra từ trường TH&THCS Nga Quán

7

Mầm non Nghĩa Sơn

Xã Nghĩa Sơn

Văn Chấn

2024

5

136

5

150

Tách ra từ trường TH&THCS Nghĩa Sơn

8

Mầm non Hòa Cuông

Xã Hòa Cuông

Trấn Yên

2024

5

145

6

172

Tách ra từ trường TH &THCS Hòa Cuông

 

PHỤ LỤC SỐ 3B

KẾ HOẠCH THÀNH LẬP MỚI CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP ĐẾN NĂM 2025
 (Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

STT

Địa chỉ kiến mtrường, lớp

Năm thành lập

Quy mô dự kiến năm

Các điều kiện hiện có để thành lập trường

Phường/xã/thị trấn

Huyện, thị xã, thành phố

Nhóm, lớp

Học sinh

1

Phường Yên Thịnh

Thành phố Yên Bái

2021

8

220

Đang hoàn thiện hồ sơ chuyển đi mô hình hoạt động từ nhóm trẻ thành trường mầm non

2

Thị trấn Mậu A

Huyện Văn Yên

2021

13

219

Đang hoạt động theo mô hình nhóm trẻ, có đầy đủ điều kiện để thành lập trường mầm non khi nhu cầu gửi trẻ của nhân dân tăng

3

Thị trấn Yên Bình

Huyện Yên Bình

2024

11

265

Dự kiến thành lập trường mầm non trên cơ sở sáp nhập 02 nhóm trẻ đang hoạt động, có đầy đủ điều kiện để thành lập trường mầm non

4

Thị trấn Yên Thế

Huyện Lục Yên

2025

5

110

Đang hoạt động theo mô hình nhóm trẻ, có đầy đủ điều kiện để thành lập trường mầm non khi nhu cầu gửi trẻ của nhân dân tăng lên

 

PHỤ LỤC SỐ 4

NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

TT

Chỉ tiêu, nội dung

Đối tượng bồi dưỡng

Số lượng học viên

1

Đào tạo

 

 

 

Đào tạo trình độ từ trung cấp lên cao đẳng trở

CBQL và giáo viên

380

 

Đào tạo trình độ trung cấp LLCTr trở lên

CBQL đương nhiệm và quy hoạch

573

2

Bồi dưỡng

 

 

 

Chứng chỉ tiếng Anh A1

CBQL và giáo viên

221

 

Chứng chỉ tiếng Anh A2

CBQL và giáo viên

454

 

Chứng chỉ tiếng dân tộc

CBQL và giáo viên

114

 

Chứng chỉ tin học cơ bản

CBQL và giáo viên

293

 

Chứng chỉ giáo viên mầm non hạng II

CBQL và giáo viên

314

 

Chứng chỉ giáo viên mầm non hạng III

CBQL và giáo viên

454

 

Chứng chỉ quản lí giáo dục

CBQL đương nhiệm và quy hoạch

384

I

GIAI ĐOẠN 2020-2022

 

 

1

Đào tạo

 

 

 

Đào tạo trình độ từ trung cấp lên cao đẳng trở

CBQL và giáo viên

100

 

Đào tạo trình độ trung cấp LLCTr trở lên

CBQL đương nhiệm và quy hoạch

307

2

Bồi dưỡng

 

 

 

Chứng chỉ tiếng Anh A1

CBQL và giáo viên

221

 

Chứng chỉ tiếng Anh A2

CBQL và giáo viên

454

 

Chứng chỉ tiếng dân tộc

CBQL và giáo viên

114

 

Chứng chỉ tin học cơ bản

CBQL và giáo viên

293

 

Chứng chỉ giáo viên mầm non hạng II

CBQL và giáo viên

314

 

Chứng chỉ giáo viên mầm non hạng III

CBQL và giáo viên

454

 

Chứng chỉ quản lí giáo dục

CBQL đương nhiệm và quy hoạch

251

II

GIAI ĐOẠN 2023-2025

 

 

1

Đào tạo

 

 

 

Đào tạo trình độ từ trung cấp lên cao đẳng trở

CBQL và giáo viên

280

 

Đào tạo trình độ trung cấp LLCTr trở lên

CBQL đương nhiệm và quy hoạch

266

2

Bồi dưỡng

 

 

 

Chứng chỉ quản lí giáo dục

CBQL đương nhiệm và quy hoạch

133

 

Tập huấn, bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

CBQL và giáo viên

5.355

 

PHỤ LỤC SỐ 5

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GDMN
(Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

STT

Nội dung

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

Ghi chú

Tổng cộng

2021

2022

2023

2024

2025

 

TOÀN TỈNH

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng nuôi dưỡng chăm sóc

168

-

65

37

29

37

 

2

Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật

51

3

14

18

12

4

 

3

Khối phòng hành chính quản trị

86

4

25

29

26

2

 

4

Sân chơi, khu để xe, vệ sinh, bếp, phòng công vụ

101

4

26

37

32

2

 

5

Bộ thiết bị

309

92

74

51

56

36

 

6

Tủ lưu mẫu thức ăn

10

3

3

2

2

-

 

 

PHỤ LỤC SỐ 6A

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

Stt

Tên trường

Xã, thị trấn, phường

Tổng

Năm dự kiến đạt chuẩn

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

Toàn tỉnh

 

26

6

7

7

5

1

 

I. Huyện Văn Chấn

 

2

1

0

1

0

0

 

1

1

MN Tú lệ

Xã Tú lệ

 

1

 

 

 

 

 

2

7

MN An Lương

Xã An Lương

 

 

 

1

 

 

 

II. Huyện Văn Yên

 

13

3

4

3

3

0

 

3

6

MN Ngòi A

Xã Ngòi Ngòi A

 

1

 

 

 

 

 

4

7

MN Tân Hợp

Xã Tân Tân Hợp

 

1

 

 

 

 

 

5

9

MN Viễn Sơn

Xã Viễn Viễn Sơn

 

1

 

 

 

 

 

6

11

MN Phong Dụ Hạ

Xã Phong Dụ Hạ

 

 

1

 

 

 

 

7

13

MN Châu Quế Thượng

Xã Châu Quế Thượng

 

1

 

 

 

 

8

15

MN Đại Sơn

Xã Đại Sơn

 

 

1

 

 

 

 

9

18

MN Xuân Tầm

Xã Xuân Tầm

 

 

1

 

 

 

 

10

19

MN Mỏ Vàng

Xã Mỏ Vàng

 

 

 

1

 

 

 

11

23

MN Châu Quế Hạ

Xã Châu Quế Hạ

 

 

 

1

 

 

 

12

24

MN Nà Hẩu

Xã Nà Nà Hẩu

 

 

 

1

 

 

 

13

28

MN Lang Thíp

Xã Lang Thíp

 

 

 

 

1

 

 

14

30

MN Phong Dụ Thượng

Xã Phong Dụ Thượng

 

 

 

 

1

 

 

15

32

MN Lâm Giang

Xã Lâm Giang

 

 

 

 

1

 

 

III. Huyện Yên Bình

 

7

1

2

3

1

0

 

16

3

MN TT Thác Bà

Thị trấn Thác Bà

 

1

 

 

 

 

 

17

5

MN xã Xuân Lai

Xã Xuân Lai

 

 

1

 

 

 

 

18

6

MN xã Phúc An

Xã Phúc An

 

 

1

 

 

 

 

19

9

MN xã Yên Thành

Xã Yên Thành

 

 

 

1

 

 

 

20

12

MN xã Bảo Ái

Xã Bảo Ái

 

 

 

1

 

 

 

21

14

MN xã Tân Nguyên

Xã Tân Nguyên

 

 

 

1

 

 

 

22

19

MN xã Ngọc Chấn

Xã Ngọc Chấn

 

 

 

 

1

 

 

IV. Huyện Lục Yên

 

2

0

1

0

0

1

 

23

2

MN Tô Mậu

Xã Tô Mậu

 

 

1

 

 

 

 

24

7

MN Hoa Hồng

Xã Lâm Thượng

 

 

 

 

 

1

 

V. Huyện Trạm Tấu

 

1

0

0

0

1

0

 

25

1

MN Hoa Ban

Xã Trạm Tấu

 

 

 

 

1

 

 

VI. Huyện Mù Cang Chải

 

1

1

0

0

0

0

 

26

2

MN Sơn Ca

Xã Nậm Khắt

 

1

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 6B

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2
(Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

Stt

Tên trường

Xã, thị trấn, phường

Năm dự kiến đạt mức 2

Ghi chú

I. Thành phố Yên Bái

 

 

 

1

MN Bông Sen

Phường Minh Tân

2024

 

2

MN Yên Ninh

Phường Yên Ninh

2022

 

3

MN Sơn Ca

Phường Nam Cường

2024

 

II. TX Nghĩa Lộ

 

 

 

1

MN Hoa Lan

Phường Pú Trạng

2022

 

III. Huyện Văn Chấn

 

 

 

1

MN Sơn Thịnh

Thị trấn Sơn Thịnh

2024

 

IV. Huyện Trấn Yên

 

 

 

1

NH Hoa Lan (z183)

Xã Minh Quán

2025

 

2

MN Bảo Hưng

Xã Bảo Hưng

2023

 

3

MN Hoa Hồng

Thị trấn Cổ Phúc

2024

 

4

MN Hoa Sen

Xã Báo Đáp

2024

 

V. Huyện Văn Yên

 

 

 

1

MN An Thịnh

Xã An Thịnh

2022

 

VI. Huyện Yên Bình

 

 

 

1

MN Bình Minh

Thị trấn Yên Bình

2022

 

VII. Huyện Lục Yên

 

 

 

1

MN Hồng Ngọc

Thị trấn Yên Thế

2023

 

VIII. Huyện Mù Cang Chải

 

 

 

IX. Huyện Trạm Tấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 6C

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN CỦA TRƯỜNG CHƯA ĐẠT

STT

TT

Tên Trường

Huyện

Thực trạng thực hiện các tiêu chun

Thực trạng thực hiện các tiêu chuẩn

Tổ chức và quản lý nhà trường

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Số tiêu chuẩn đã đạt

Tổ chức và quản lý nhà trường

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Stiêu chuẩn đã đạt

 

 

Trường mầm non (59)

 

43

29

5

51

48

 

38

26

5

50

48

 

21

1

MN Ánh Dương

Thành phố

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

5

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

5

26

2

MN Minh Huệ

Thành phố

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

5

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

5

31

3

MN Thanh Hoa

Thành phố

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

5

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

5

5

4

MN An Phú

Lục Yên

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

24

5

MN Hồng Ngọc

Thành phố

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

25

6

MN Lê Quý Đôn

Thành phố

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

28

7

MN Rainbow (Cầu vồng

Thành phố

 

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

4

 

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

4

30

8

MN Sunrise

Thành phố

 

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

4

 

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

Đã đạt

4

34

9

MN Bông Sen

Trạm Tấu

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

37

10

MN Hoa Mai

Trạm Tấu

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

40

11

MN Hồng Ngọc

Trạm Tấu

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

43

12

MN Bình Thuận

Văn Chấn

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

48

13

MN Nậm Lành

Văn Chấn

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

51

14

MN Suối Bu

Văn Chấn

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

52

15

MN Suối Giàng

Văn Chấn

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

53

16

MN Sơn Lương

Văn Chấn

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

55

17

MN Ban Mai

Văn Yên

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

1

18

MN Hoa Sen

Lục Yên

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

2

19

MN Minh Tiến

Lục Yên

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2021

 

Đã đạt

Đã đạt

4

3

20

MN Tân Lập

Lục Yên

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2021

 

Đã đạt

Đã đạt

4

4

21

MN Trung Tâm

Lục Yên

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

6

22

MN Bình Minh

Lục Yên

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

7

23

MN Khánh Thiện

Lục Yên

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

17

24

MN Púng Luông

Mù Cang Chải

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

22

25

MN Bình Minh

Thành phố

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2021

 

Đã đạt

Đã đạt

4

23

26

MN Hoa Hồng

Thành phố

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2021

 

Đã đạt

Đã đạt

4

29

27

MN Sao Mai

Thành phố

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2021

 

Đã đạt

Đã đạt

4

32

28

MN Yên Ninh

Thành phố

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

33

29

MN Bình Minh

Trạm Tấu

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2023

 

Đã đạt

Đã đạt

4

38

30

MN Họa Mi

Trạm Tấu

Đã đạt

Đã đạt

 

 

Đã đạt

3

Đã đạt

Đã đạt

 

2021

Đã đạt

4

39

31

MN Hoa Phượng

Trạm Tấu

 

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

3

2021

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

44

32

MN Chấn Thịnh

Văn Chấn

 

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

3

2021

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

45

33

MN Gia Hội

Văn Chấn

 

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

3

2021

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

46

34

MN Minh An

Văn Chấn

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

47

35

MN Nậm Búng

Văn Chấn

 

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

3

2021

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

49

36

MN Nậm Mười

Văn Chấn

 

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

3

2021

Đã đạt

 

Đã đạt

Đã đạt

4

50

37

MN Sùng Đô

Văn Chấn

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

8

38

MN Bông Sen

Mù Cang Chi

 

 

Đã đạt

Đã đạt

2

2021

2022

 

Đã đạt

Đã đạt

4

10

39

MN Hoa Hồng

Mù Cang Chải

 

 

Đã đạt

Đã đạt

2

2021

2023

 

Đã đạt

Đã đạt

4

14

40

MN Khau Phạ

Mù Cang Chải

 

 

Đã đạt

Đã đạt

2

2021

2023

 

Đã đạt

Đã đạt

4

36

41

MN Hoa Hồng

Trạm Tấu

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

42

42

MN Ba Khe

Văn Chấn

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

Đã đạt

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

57

43

MN Phúc Sơn

Nghĩa Lộ

Đã đạt

Đã dạt

 

 

Đã đạt

3

Đã đạt

Đã đạt

 

 

Đã đạt

3

58

44

MN Văn Phú

Thành phố

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

 

3

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

 

3

59

45

MN Giới Phiên

Thành phố

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

 

3

Đã đạt

Đã đạt

 

Đã đạt

 

3

9

46

MN Chế Tạo

Mù Cang Chải

 

 

Đã đạt

Đã đạt

2

2021

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

18

47

MN Sao Mai

Mù Cang Chải

 

 

Đã đạt

Đã đạt

2

2021

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

27

48

MN Phong Lan

Thành phố

Đã đạt

 

 

Đã đạt

 

2

Đã đạt

2021

 

Đã đạt

 

3

35

49

MN Hoa Đào

Trạm Tấu

 

 

 

Đã đạt

Đã đạt

2

2021

 

 

Đã đạt

Đã đạt

3

56

50

MN Tuổi Thơ

Lục Yên

Đã đạt

 

 

Đã đạt

 

2

Đã đạt

2022

 

Đã đạt

 

3

19

51

MN Xéo Dì Hồ

Mù Cang Chải

 

 

 

Đã đạt

1

2021

 

 

2021

Đã đạt

3

12

52

MN Họa Mi

Mù Cang Chải

Đã đạt

 

 

Đã đạt

 

2

2021

2022

 

 

 

2

13

53

MN Kim Nọi

Mù Cang Chải

Đã đạt

Đã đạt

 

 

 

2

2021

2022

 

 

 

2

15

54

MN Lao Chải

Mù Cang Chải

Đã đạt

Đã đạt

 

 

 

2

2021

2023

 

 

 

2

20

55

MN TT Hoa Ban

Nghĩa Lộ

Đã đạt

 

 

Đã đạt

 

2

Đã đạt

 

 

Đã đạt

 

2

54

56

MN Sơn Ca

Văn Yên

Đã đạt

Đã đạt

 

 

 

2

2021

2022

 

 

 

2

11

57

MN Hoa Huệ

Mù Cang Chải

 

 

 

Đã đạt

1

2021

 

 

 

Đã đạt

2

16

58

MN Mồ Dề

Mù Cang Chải

Đã đạt

 

 

 

 

1

2021

 

 

2021

 

2

41

59

MN Sơn Ca

Trạm Tấu

 

 

 

Đã đạt

 

1

2021

 

 

Đã đạt

 

2

 

Đã đạt số tiêu chuẩn

Số lượng tiêu chuẩn

 

TC

Tổng

MN

PT

0

1

2

3

4

5

 

110

59

51

Hiện tại (2020)

0

4

13

25

14

3

4

33

17

16

2021

0

0

4

27

25

3

3

48

26

22

2022

0

0

3

16

37

3

2

48

16

13

2023

0

0

3

12

41

3

 

2024

0

0

3

12

41

3

2025

0

0

3

12

41

3

 

 

Số lượng tiêu chun hoàn thành

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

Số lượng

28

13

4

0

0

 

PHỤ LỤC SỐ 7

TỔNG NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Đề án phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

NHU CẦU KINH PHÍ

Tổng

2021

2022

2023

2024

2025

 

Tổng toàn tỉnh

283.822

21.290

90.930

71.800

59.442

40.360

I

Mua sắm thiết bị

53.915

16.100

12.915

8.905

9.765

6.230

1

Bộ thiết bị (tính cả đồ chơi ngoài trời)

53.615

16.010

12.825

8.845

9.705

6.230

2

Tủ lưu mẫu thức ăn

300

90

90

60

60

0

II

Đầu tư cơ sở vật chất

227.902

4.640

77.520

62.560

49.302

33.880

1

Phòng nuôi dưỡng chăm sóc

134.400

-

52.000

29.600

23.200

29.600

2

Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật

40.800

2.400

11.200

14.400

9.600

3.200

3

Khối phòng hành chính quản trị

20.640

960

6.000

6.960

6.240

480

4

Sân chơi, khu để xe, vệ sinh, bếp, phòng công vụ.

32.062

1.280

8.320

11.600

10.262

600

III

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

2.005

550

495

335

375

250

 

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm.

2.005

550

495

335

375

250