Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2643/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN ANKROET

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về việc quản lý an toàn đập;

Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;

Căn cứ Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện;

Căn cứ Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương về việc quản lý an toàn đập của công trình thủy điện;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1487/TTr-SCT ngày 06/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Ankroet - Nhà máy thủy điện Suối Vàng.

Điều 2. Công ty Điện lực Lâm Đồng chịu trách nhiệm quản lý vận hành hồ chứa thủy điện Ankroet theo đúng Quy trình được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng; Giám đốc các sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương; Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/c);
- Như Điều 3;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, MT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

QUY TRÌNH

VẬN HÀNH HỒ THỦY ĐIỆN ANKROET - NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI VÀNG HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2643/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các văn bản pháp lý liên quan

Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Ankroet đều phải tuân thủ:

1. Luật Tài Nguyên nước ngày 21/6/2012;

2. Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

3. Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ Quy định về quản lý an toàn đập;

4. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy lợi thủy điện;

5. Thông tư số 34/2010/TT- BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công thương về việc Quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện;

6. Các Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành

a) Quy định về việc lập và ban hành quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước (14TCN 121-2002), ban hành kèm theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BNN ngày 10/6/2002 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Quy trình vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa, công trình thủy theo tiêu chuẩn TCVN 8414:2010 ;

c) Các tiêu chuẩn, quy phạm khác có liên quan tới công trình thủy công của hồ chứa nước.

Điều 2. Quy định của công tác vận hành điều tiết

Quy trình này áp dụng cho công tác vận hành hồ chứa thủy điện Ankroet nhằm đảm bảo các yêu cầu theo thứ tự ưu tiên sau:

1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng lưu lượng đỉnh lũ theo chỉ tiêu phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P = 1% tương ứng với mực nước dâng gia cường +1411.92 m;

2. Bảo đảm an toàn cho người và tài sản ở vùng hạ lưu sau đập.

3. Cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

4. Bảo đảm trả lại lưu lượng để duy trì dòng chảy trong mùa kiệt để sản xuất nông nghiệp và dân sinh theo nhiệm vụ đề ra ở hạ du công trình. Không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng hạ du vào mùa lũ.

Điều 3. Phạm vi áp dụng

1. Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ankroet huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Quy trình) là cơ sở pháp lý để Công ty Điện lực Lâm Đồng vận hành điều tiết hồ chứa nước Ankroet.

2. Khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình, việc vận hành điều tiết và phòng, chống lụt bão của hồ chứa phải theo sự chỉ đạo điều hành thống nhất của UBND tỉnh, trực tiếp là Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh).

Điều 4. Phối hợp vận hành giữa các công trình thủy lợi, thủy điện trên cùng bậc thang

1. Tuân thủ quy trình vận hành do cấp có thẩm quyền ban hành. Trong thời gian quy trình vận hành liên hồ chứa chưa được ban hành, Công ty Điện lực Lâm Đồng phối hợp với các đơn vị liên quan và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xây dựng quy chế phối hợp vận hành.

2. Trong quá trình vận hành hồ chứa Ankroet điều tiết phát điện và chống lũ, Công ty Điện lực Lâm Đồng, Công ty cấp thoát nước TNHH MTV Lâm Đồng và Công ty cổ phần cấp nước Sài Gòn phải thường xuyên liên lạc và cập nhật thông tin của các công trình thủy điện, thủy lợi trên cùng bậc thang để có chế độ tối ưu và an toàn.

Chương II

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ

Điều 5. Quy định về thời kỳ lũ

Mùa lũ hàng năm tại công trình hồ chứa nước Ankroet được bắt đầu từ ngày 01/6 và kết thúc vào ngày 31/11 hàng năm.

Điều 6. Các nội dung công việc phải thực hiện trước và sau mùa mưa lũ

Trước mùa mưa lũ hàng năm, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải thực hiện:

1. Kiểm tra công trình trước lũ theo đúng quy định hiện (bao gồm cả trang thiết bị thông tin...), phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ. Công tác phối hợp kiểm tra liên ngành này phải được tiến hành và báo cáo cấp có thẩm quyền trước 30 tháng 5 hàng năm.

2. Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình này, lập "Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ", làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ phát điện và các nhu cầu dùng nước khác báo cáo Sở Công Thương xem xét, quyết định.

3. Lập phương án phòng chống lụt, bão cho hồ chứa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ

1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải thấp hơn hoặc bằng tung độ "Đường phòng phá hoại" trên biểu đồ điều phối (Phụ lục 9).

2. Mực nước hồ cao nhất ở cuối các tháng trong mùa lũ được giữ như sau:

Thời gian (ngày/tháng)

31/5

30/6

31/7

31/8

30/9

31/10

30/11

Mực nước cao nhất (m)

1406.3

1407.0

1408.0

1409.2

1410.3

1410.5

1410.7

Điều 8. Vận hành xả lũ

1. Khi mực nước hồ vượt quá giới hạn quy định tại cao trình +1410,72m, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải theo dõi diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, hiện trạng các công trình đầu mối, đặc điểm vùng hạ du hồ chứa để tính toán việc xả lũ, sẵn sàng xả lũ theo phương án phòng chống lũ lụt cho hạ du được phê duyệt.

2. Khi mực nước hồ cao hơn mực nước dâng bình thường (cao trình +1410,72m) nhưng chưa vượt quá mực nước dâng gia cường (cao trình +1411,92m), khi vận hành xả lũ, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải:

a) Báo cáo Sở Công Thương và Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về việc nước xả tràn qua đập dâng.

b) Thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan về việc xả lũ.

3. Trong trường hợp xảy ra mưa lũ đặc biệt lớn, mực nước hồ vượt quá mực nước dâng gia cường +1411.92 m, Công ty Điện lực Lâm Đồng báo cáo khẩn cấp Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương, trình UBND tỉnh quyết định phương án sử dụng cống dưới đập và gia cố đập đảm bảo an toàn; đồng thời, phối hợp với địa phương thực hiện phương án di dời khẩn cấp nhân dân vùng hạ du hồ chứa, đề phòng sự cố vỡ đập theo phương án phòng chống lụt bão hạ du được phê duyệt.

Chương III

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA KIỆT

Điều 9. Quy định về thời kỳ mùa kiệt

Để đảm bảo vận hành điều tiết nước phát điện quy định thời kỳ vận hành trong mùa kiệt là từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 5 năm sau.

Điều 10. Trước mùa kiệt hàng năm, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu dùng nước phát điện, trả lại dòng chảy sau đập, lập "Phương án cấp nước trong mùa kiệt" báo cáo Sở Công Thương.

Điều 11. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt

1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" trên biểu đồ điều phối (Phụ lục 9).

2. Mực nước hồ thấp nhất ở đầu các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:

Thời gian (ngày/tháng)

01/12

01/1

01/2

01/3

01/4

01/5

01/6

Mực nước thấp nhất (mét)

1410.7

1410.3

1409.8

1407.5

1406.8

1406.0

1406.4

Điều 12. Vận hành cấp nước

Khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng đảm bảo cấp đủ nước phát điện cho các tổ máy theo sản lượng hàng năm; chịu trách nhiệm tổ chức vận hành điều tiết hồ chứa nước trong các trường hợp sau:

1. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối.

2. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối và cao hơn mực nước chết, báo cáo cấp có thẩm quyền.

3. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết theo phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Quyết định xả lũ trong các trường hợp như quy định tại điều 6 của Quy trình.

5. Kịp thời báo cáo và thực hiện các quyết định của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương, UBND huyện Lạc Dương khi xảy ra tình huống như quy định tại Điều 12 của Quy trình.

Điều 13. Vận hành cấp nước trong một số trường hợp đặc biệt.

1. Khi mực nước hồ thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước" và cao hơn mực nước chết, Công ty Điện lực Lâm Đồng, lập kế hoạch cấp nước phát điện luân phiên; ưu tiên cấp nước theo thứ tự: sinh hoạt, công nghiệp, tưới, du lịch, ...

2. Khi mực nước hồ Đan Kia xuống cao trình 1416m, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết của cả 2 hồ (hồ Đan Kia và Ankroet), báo cáo Sở Công Thương, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Chương IV

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ

Điều 14. Trách nhiệm về an toàn công trình

1. Trong quá trình vận hành công trình, nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng có trách nhiệm xử lý sự cố; đồng thời, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thông báo cho UBND huyện Lạc Dương, các chủ đập và nhân dân ở hạ du công trình để kịp thời phối hợp, có ứng xử cần thiết.

2. Kiểm tra các trang thiết bị, hạng mục công trình:

a) Tháng 5 hàng năm là thời kỳ tổng kiểm tra trước mùa lũ, Giám đốc Công ty Điện Lực Lâm Đồng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định, đồng thời báo cáo kết quả về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương và UBND huyện Lạc Dương để theo dõi chỉ đạo.

b) Trường hợp các trang thiết bị và công trình có sự cố, không thể sửa chữa xong trước mùa lũ, Giám đốc Công ty Điện Lực Lâm Đồng phải có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời; báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương để theo dõi, chỉ đạo; thông báo cho UBND huyện Lạc Dương và nhân dân ở hạ du công trình biết để kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.

Điều 15. Báo cáo các sự cố công trình

Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ,...) có dấu hiệu xảy ra sự cố, gây mất an toàn cho công trình, Công ty Điện Lực Lâm Đồng phải lập phương án xử lý khẩn cấp, báo cáo Sở Công Thương, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Sở Công Thương tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định xả nước đến mức đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mối của hồ chứa; đồng thời, đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện.

Điều 16. Xử lý sự cố

Khi sự cố cống dưới đập không vận hành được, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải triển khai ngay biện pháp xử lý, khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất; đồng thời, báo cáo Sở Công Thương, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, UBND tỉnh để quyết định biện pháp khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả.

Chương V

QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Điều 17. Quan trắc khí tượng, thủy văn

Công ty Điện lực Lâm Đồng chỉ đạo phân xưởng nhà máy trong quá trình khai thác phải thu thập dữ liệu quan trắc; ghi chép để theo dõi mực nước hồ, lượng mưa, lưu lượng qua tràn, diễn biến nguồn nước, nhiệt độ... từng tháng của 2 hồ Đan Kia và Ankroet trong năm theo quy phạm, tiêu chuẩn quy định (14 TCN 49-86 và 14 TCN 55-88).

Các tài liệu quan trắc phải được lưu trữ dưới dạng hồ sơ và file; hằng năm, thực hiện báo cáo tổng kết và gửi kết quả về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và Tổng công ty Điện lực Miền Nam.

Ngoài ra, các quan trắc khác như thấm, chuyển vị đập,... phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của ngành đã được ban hành (quy định kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ quan trắc, hình thức và định kỳ quan trắc).

Điều 18. Tính toán và dự báo lượng nước đến hồ

Hàng năm, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải tính toán cân bằng giữa năng lực và yêu cầu cấp nước trong hệ thống theo từng tháng trong năm, dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sở để lập kế hoạch tích, cấp, xả nước trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 19. Tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, kiệt

1. Sau mùa lũ hàng năm, Công ty Điện lực Lâm Đồng đánh giá, tổng kết các đợt xả lũ (lưu lượng xả, thời gian xả, diễn biến mực nước thượng lưu hồ, ảnh hưởng đối với vùng hạ du...).

2. Hàng năm, Công ty Điện lực Lâm Đồng tiến hành thu thập, ghi chép, theo dõi lượng nước dựa vào các quan hệ Z ~ F ~ V và ước tính tổng lượng lũ đến hồ; ghi chép vào sổ ghi mực nước, lưu trữ tài liệu để phục vụ công tác quản lý lâu dài.

Chương VI

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC VẬN HÀNH

Điều 20. Trách nhiệm Công ty Điện lực Lâm Đồng

a) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Quy trình để vận hành điều tiết hồ chứa nước thủy điện Ankroet đảm bảo an toàn công trình và đủ nước phát điện, phục vụ các nhu cầu dùng nước, du lịch, sinh thái... đảm bảo an toàn hạ du.

b) Kịp thời báo cáo và thực hiện các quyết định của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương, UBND huyện Lạc Dương khi xảy ra tình huống như quy định tại Điều 15 của Quy trình.

c) Giám sát quá trình khai thác sử dụng nước tại hồ chứa và hạ du công trình thủy điện Ankroet chịu ảnh hưởng của việc vận hành hồ chứa; hàng năm, lập kế hoạch và thông báo kế hoạch điều tiết nước hồ chứa đến UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở Công Thương và UBND huyện Lạc Dương.

d) Trong suốt thời kỳ mùa lũ, phải đảm bảo sự hoạt động bình thường các phương tiện thông tin liên lạc giữa các đơn vị với các cơ quan sau: Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia tại khu vực tỉnh Lâm Đồng; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; Trung tâm Dự báo khí tượng, thủy văn tỉnh Lâm Đồng; Sở Công Thương; UBND huyện Lạc Dương.

e) Hàng năm phải lập kế hoạch sử dụng nước ổn định, công bằng và hợp lý; kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố công trình trước và sau mùa mưa lũ, đảm bảo sử dụng công trình an toàn và lâu dài; tổng kết đánh giá việc vận hành điều tiết hồ và thực hiện Quy trình; báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy trình cho phù hợp.

Điều 21. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phê duyệt Phương án phòng, chống lụt hạ du của hồ hàng năm.

Điều 22. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Chỉ đạo địa phương, đơn vị quản lý công trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố xảy ra đối với công trình và vùng hạ du; đồng thời, báo cáo cơ quan cấp trên để có biện pháp xử lý triệt để, cụ thể:

1. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ và việc vận hành công trình để thông báo kịp thời trên phương diện thông tin đại chúng và chỉ đạo việc phòng chống thiên tai, xử lý các tình huống bất thường có ảnh hưởng đến an toàn công trình và vùng hạ du; quyết định phương án xử lý khẩn cấp khi có sự cố xảy ra.

2. Quyết định biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống như quy định tại Điều 13 Quy trình này, huy động nhân lực, vật tư để xử lý và khắc phục các sự cố.

3. Tổ chức phối hợp với địa phương, đơn vị liên quan kiểm tra công trình trước và sau mùa mưa lũ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 23. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Kiểm tra, giám sát Công ty Điện lực Lâm Đồng thực hiện Quy trình này.

2. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh trong trường hợp phát hiện những vi phạm các quy định trong Quy trình này.

Điều 24. Trách nhiệm của UBND huyện Lạc Dương

1. Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan tại địa phương phối hợp với Công ty Điện lực Lâm Đồng thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này.

2. Ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền các hành vi ngăn cản việc thực hiện hoặc vi phạm các quy định của Quy trình này.

3. Thực hiện phương án đảm bảo an toàn hạ du khi hồ chứa xả lũ và trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.

4. Tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này và tham gia phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn công trình hồ chứa Ankroet (suối vàng).

5. Huy động nhân lực, vật lực, phối hợp với Công ty Điện lực Lâm Đồng Công ty cấp thoát nước TNHH MTV Lâm Đồng và Công ty cổ phần cấp nước Sài Gòn phòng, chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.

Điều 25. Trách nhiệm của các đơn vị hưởng lợi khác (nếu có).

1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình này; không xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng đến sản xuất dân sinh và du lịch.

2. Có trách nhiệm tham gia ứng cứu, bảo vệ an toàn công trình khi có sự cố xảy ra.

3. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan đến phòng chống thiên, quản lý khai thác và bảo vệ đập dâng nước Ankroet.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 26. Điều khoản thi hành

- Mọi quy định về vận hành điều tiết đập dâng nước Ankroet trước đây trái với những quy định trong Quy trình đều bãi bỏ.

- Trong quá trình thực hiện Quy trình, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Điều 27. Tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện đúng các quy định tại Quy trình này. Mọi hành vi vi phạm Quy trình này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.

 

PHỤ LỤC 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ ANKROET

1. Tên công trình: Công trình thủy điện Ankroet, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

2. Địa điểm: Công trình thủy điện Ankroet được xây dựng dưới hạ lưu hồ Đan Kia (do Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng và Công ty cổ phần cấp nước Sài Gòn đang quản lý phần mặt nước), trên sông Đa Dung bắt nguồn từ núi Lang Biang, một phụ lưu của sông Đa Dâng, thuộc địa phận xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km về hướng Bắc.

- Tọa độ: 11°55 - 11°59 vĩ độ Bắc, 108°18-108 °20 kinh độ Đông.

- Chủ đầu tư: Nhà máy được xây dựng năm 1942-1945 do người Pháp thiết kế và xây dựng, năm 2007 bảo trì, xử lý sự cố nhà máy, hồ sơ thiết kế lưu trữ của hồ bị thất lạc.

- Đơn vị quản lý vận hành: Công ty Điện lực Lâm Đồng.

- Đơn vị lập Quy trình vận hành: Công Ty TNHH Bình Tiên.

3. Nhiệm vụ của công trình

- Thủy điện Ankroet có công suất thiết kế ban đầu là 600KW với 2 tổ máy, năm 1956 đã nâng công suất lên 3100 KW bằng cách lắp thêm 2 tổ máy với công suất 1250 KW, 1998 Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định phê duyệt hồ sơ mở rộng nâng cấp công suất lên 4400KW. Cấp điện cho lưới điện quốc gia.

- Ngoài nhiệm vụ phát điện hồ còn kết hợp khai thác tiềm năng du lịch của khu vực Suối Vàng và phục vụ tưới 11 ha rau, màu dọc hai bên lòng suối phía dưới hạ lưu nhà máy.

4. Các hạng mục chính

- Đập dâng nước có dạng hình cung lồi về phía thượng lưu, mặt cắt dạng mũi phun, kết cấu đá chẻ xây chít mạch, thượng lưu đập khi sửa chữa gia cố bê tông, chiều dày từ 3 - 4 m. Tiêu năng sau tràn trên nền đá nguyên thủy vững chắc.

- Cống xả đáy nằm sát lòng suối cũ có nhiệm vụ điều tiết và xả kiệt xuống hạ lưu khi cần sửa chữa.

- Nhà máy nằm phía hạ lưu phát điện với 3 tổ máy T1, T2, T5.

5. Các thông số chính của công trình

TT

Các thông s

Ký hiệu

Đ.vị

S lượng

Ghi chú

1

Thủy văn

 

 

 

 

 

Cấp công trình

 

 

IV

 

 

Diện tích lưu vực

FLV

Km2

4.22

Hồ suối Vàng 128

 

Chế độ điều tiết

 

 

Điều tiết năm

 

 

Tần suất lũ thiết kế Ptk=1%

 

m3/s

432

Suối Vàng 249.2

 

Tần suất lũ kiểm tra Pkt=0,2%

 

m3/s

538

Suối Vàng 314.7

2

Hồ chứa

 

 

 

 

 

Cao trình MNDBT

Zbt

m

1410.72

 

 

Cao trình MNDGC P=1%

ZGC1%

m

1411.92

 

 

Cao trình MNDGC P=0,2%

ZGC0,2%

m

1412.42

 

 

Cao trình MNC

ZC

m

1406.29

 

 

Diện tích hồ với MNDBT

Fbt

km2

0.5

 

 

Diện tích hồ ứng MNC

Fc

km2

0.1

 

 

Dung tích hồ chứa

V

106m3

1

 

 

Dung tích hữu ích

Vhi

106m3

0.9

 

 

Dung tích chết

Vc

106m3

0.1

 

 

Cng xả đáy

 

 

 

 

 

Chiều rộng

 

m

0.9

 

 

Chiều cao

 

m

1.4

 

 

Cao trình cửa xả đáy

 

 

1401.62

 

 

Lưu lượng lớn nhất

 

m3/s

5.27

 

4

Tràn xả lũ

 

 

 

 

 

Cao trình ngưỡng tràn

 

m

1410.72

 

 

Lưu lượng lũ thiết kế

Q1%

m3/s

432

 

 

Lưu lượng lũ kiểm tra

Q0,2%

m3/s

538

 

 

Chiều dài tràn

L

m

94

 

 

Chiều rộng tràn

Btr

m

3-4

 

 

Hình thức tiêu năng

 

 

Mũi phun

 

 

Kết cấu

 

 

BTCT (0.6m thượng lưu)

BTCT p đá xây

5

Đập chính (đập dâng)

 

 

 

 

 

Chiều dài đỉnh đập tràn

L

m

94

 

 

Chiều rộng đỉnh đập tràn

Bđ

m

3-4

 

 

Chiều cao đập lớn nhất

Hmax

m

9.2

 

 

Cao trình đỉnh đập

 

m

1410.72

 

 

Cao trình đỉnh tường chắn sóng

 

m

1413.72

 

 

Mái thượng lưu

mt

 

Thẳng đứng

 

 

Mái hạ lưu

mh

 

Ô phi xê rốp

 

 

Kết cấu đập

 

 

BTCT ốp đá xây

 

 

Cống xả đáy TL

(0.9x1.4)m

m3/s

01

Qmax=5.27

6

Nhà máy

 

 

 

 

 

Lưu lượng lớn nhất qua NM

Qmax

m3/s

6

 

 

Lưu lượng nhỏ nhất qua NM

Qmin

m3/s

1.9

 

 

Công suất đảm bảo

Nđb

Kw

4.4

 

 

Công suất lắp máy

Nlm

Kw

4.4

 

 

Số tổ máy

 

tổ

03

 

 

Điện lượng bq nhiêu năm

 

106Kwh

15

 

 

PHỤ LỤC 2

NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT

1. Các văn bản pháp quy

1. Luật Tài Nguyên Nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

2. Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

3. Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

4. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ Quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy lợi thủy điện.

5. Các Tiêu chuẩn, Qui phạm hiện hành

a) Hồ chứa nước - Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (14TCN 121-2002).

b) Quy trình vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa, theo tiêu chuẩn TCVN 8414:2010

c) Các Tiêu chuẩn, Qui phạm khác có liên quan tới công trình thủy công của hồ chứa nước.

2. Các tài liệu cần thiết lập quy trình vận hành hồ Ankroet

Quá trình lựa chọn các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật để lập Quy trình vận hành hồ Ankroet dựa trên báo cáo kết quả tính toán khôi phục các thông số hồ Đan Kia do viện khoa học thủy lợi Miền Nam thực hiện tháng 4/2013 và Quy trình vận hành hồ chứa nước Đan Kia, các tài liệu thiết kế cũ, tài liệu được thu thập, bổ sung trong quá trình quản lý khai thác.

Sử dụng tài liệu của các trạm thủy văn trong và xung quanh lưu vực

TT

Trm

Yếu tố quan trắc

Thời gian đo

1

Đà Lạt

Mưa + Khí tượng

1979-2011

2

Lạc Dương

Mưa

1992-2011

3

Suối Vàng

Mưa

1979-2011

4

Thanh Bình

Mưa

1979-2011

 

PHỤ LỤC 3

NỘI DUNG TÍNH TOÁN KỸ THUẬT

1. Đặc điểm khí tượng thủy văn

Các tài liệu khí tượng thủy văn dùng trong tính toán Quy trình vận hành hồ Ankroet, được cập nhật đến năm 2011 dựa trên báo cáo kết quả tính toán khôi phục các thông số hồ Đan Kia do viện khoa học thủy lợi Miền Nam thực hiện tháng 4/2013 trong và xung quanh khu vực lân cận, do hồ Ankroet nằm ngay hạ lưu trong lưu vực hồ Đan Kia nên các thông số dùng để tính toán sử dụng thông số khí tượng thủy văn hồ Đan Kia.

2. Chế đ mưa

Do chịu tác động của khí hậu Đông và Tây Trường Sơn, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11. Lượng mưa bình quân nhiều năm dao động từ 1800 mm đến 2500mm.

- Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm 15-20 lượng mưa cả năm. Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa cả năm.

- Lượng mưa năm và phân phối mưa năm thiết kế

Kết quả xác định lượng mưa năm thiết kế lưu vực Hồ Ankroet:

X0 (mm)

Cv

Cs

X 85% (mm)

1840

0.12

0.39

1582

Theo quan trắc chế độ mưa từ khi xây dựng nhà máy thủy điện đến nay trận lũ lịch sử lớn nhất qua tràn đập dâng 40 cm vào mùa lũ.

Bảng 1: Tần suất mưa bình quân lưu vực

Thứ tự

Tần suất P(%)

X (mm)

Thời gian lặp lại (năm)

1

0.01

3546.94

10000

2

0.10

3248.35

1000

3

0.20

3149.47

500

4

0.33

3074.73

303.03

5

0.50

3010.33

200

6

1.00

2897.30

100

7

1.50

2827.41

66.667

8

2.00

2775.87

50

9

3.00

2700.06

33.333

10

5.00

2598.36

20

11

10.00

2446.10

10

12

20.00

2269.98

5

13

25.00

2205.83

4

14

30.00

2149.68

3.333

15

40.00

2052.11

2.5

16

50.00

1965.85

2

17

60.00

1884.94

1.667

18

70.00

1804.94

1.429

19

75.00

1763.82

1.333

20

80.00

1720.85

1.25

21

85.00

1674.68

1.176

22

90.00

1622.82

1.111

23

95.00

1558.96

1.053

24

97.00

1525.70

1.031

25

99.00

1479.09

1.01

26

99.90

1437.71

1.001

27

99.99

1425.42

1

Bảng 2: Tổng hợp mưa 1 ngày max

Thứ tự

Thời gian

Lượng mưa X mm

1

1979

101.40

2

1980

80.10

3

1981

60.00

4

1982

67.90

5

1983

72.50

6

1984

74.10

7

1985

77.80

8

1986

86.50

9

1987

68.20

10

1988

89.00

11

1989

74.30

12

1990

71.30

13

1991

97.70

14

1992

92.80

15

1993

76.70

16

1994

78.60

17

1995

66.90

18

1996

61.30

19

1997

69.70

20

1998

59.60

21

1999

76.00

22

2000

113.90

23

2001

72.50

24

2002

64.60

25

2003

95.00

26

2004

67.90

27

2005

90.70

28

2006

59.00

29

2007

77.90

30

2008

76.40

31

2009

63.20

32

2010

75.40

33

2011

66.70

Bảng 3: Tần suất mưa 1 ngày max

Thứ tự

Tần suất P(%)

X mm

Thời gian lặp lại (năm)

1

0.01

169.66

10000

2

0.10

145.75

1000

3

0.20

138.37

500

4

0.33

132.96

303.03

5

0.50

128.43

200

6

1.00

120.76

100

7

1.50

116.21

66.667

8

2.00

112.94

50

9

3.00

108.29

33.333

10

5.00

102.32

20

11

10.00

93.99

10

12

20.00

85.33

5

13

25.00

82.44

4

14

30.00

80.04

3.333

15

40.00

76.14

2.5

16

50.00

73.01

2

17

60.00

70.35

1.667

18

70.00

68.00

1.429

19

75.00

66.91

1.333

20

80.00

65.86

1.25

21

85.00

64.83

1.176

22

90.00

63.82

1.111

23

95.00

62.79

1.053

24

97.00

62.35

1.031

25

99.00

61.89

1.01

26

99.90

61.64

1.001

27

99.99

61.60

1

Bảng 4: Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm trạm Đà Lạt

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Δ Z
(mm tháng)

95.7

101.8

112.1

79.3

60.7

52.3

51.6

47.9

44.9

56.2

81.5

94

Bảng 5: Phân phối tổn thất bốc hơi Lượng bốc hơi Δ Z trong năm (mm tháng)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Δ Z (mm tháng)

69.66

74.11

57.73

44.16

38.03

37.58

34.86

32.65

40.89

40.89

59.34

68.38

3. Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm

Bảng số liệu dòng chảy bình quân Lưu vực

Hồ Đan Kia = 128 KM2; Hồ AnKroet = 4.22 KM2 P = 85%:

Mùa

Kiệt

TBN Đan kia

TBN An kroet

Năm/Tháng

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

I

II

III

IV

V

 

 

1980-1981

4.38

6.38

7.88

10.1

8.86

5.58

3.57

2.34

1.57

1.16

1.22

2.98

4.67

0.15

1981-1982

3.33

4.95

6.65

8.5

7.11

4.3

2.73

1.79

1.2

2.68

 

5.26

4.44

0.15

1982-1983

5.16

4.27

6.24

6.36

5.35

3.5

2.19

1.44

0.96

0.64

0.82

2.34

3.27

0.11

1983-1984

3.14

4.79

7.82

11.06

8.61

5.41

3.58

2.35

1.56

1.19

2.04

3.28

4.57

0.15

1984-1985

5.41

8.47

9.16

9.17

6.62

4.16

2.75

1.81

1.21

2.95

3.66

3.53

4.91

0.16

1985-1986

5.35

5.07

6.62

8.8

6.74

4.14

2.74

1.8

1.2

0.81

0.9

1.15

3.77

0.12

1986-1987

2.33

4.48

8.4

9.27

7.64

5.23

3.17

2.07

1.39

0.93

0.84

1.51

3.94

0.13

1987-1988

2.29

4.95

7.14

7.9

6.76

4.3

2.72

1.79

1.19

1.09

0.88

1.13

3.51

0.12

1988-1989

4

3.83

6.7

7.6

5.47

3.25

2.08

1.37

1.03

1.55

5.1

6.62

4.05

0.13

1989-1990

8.78

8.83

8.88

8.5

5.86

3.67

2.43

1.59

1.18

1.29

1.66

3.77

4.7

0.15

1990-1991

4.22

7.21

8.67

6.98

5.98

4.06

2.55

1.67

1.12

0.86

1.11

1.52

3.83

0.13

1991-1992

3.08

4.21

7.51

9.27

6.62

4.19

2.77

1.82

1.21

1.4

2.69

5.75

4.21

0.14

1992-1993

7.13

7.24

5.3

3.65

2.35

1.45

0.96

0.63

0.42

0.28

0.19

0.81

2.54

0.08

1993-1994

1.49

1.67

4.06

7.25

6.28

4.68

2.94

1.82

1.22

0.86

2.27

3.47

3.17

0.10

1994-1995

5.12

4.71

6.13

7.79

5.67

3.56

2.35

1.54

1.03

0.81

1.71

2.92

3.61

0.12

1995-1996

4.85

6.55

7.61

8.49

6.26

3.89

2.57

1.69

1.12

1.89

4.61

5.56

4.59

0.15

1996-1997

5.54

5.81

7.28

8.29

7.22

4.73

2.96

2.32

1.61

4.09

6.63

6

5.21

0.17

1997-1998

8.68

11.25

11.25

10.28

7.94

4.96

3.18

2.09

1.4

1.13

2.64

3.06

5.66

0.19

1998-1999

3.19

4.57

5.65

6.17

8.02

7.55

4.86

3.06

2.09

2.78

6.26

7.93

5.18

0.17

1999-2000

8.24

8.96

8.63

8.31

6.99

4.73

2.84

1.86

1.23

1.96

4.47

5.73

5.33

0.18

2000-2001

6.15

7.62

8.52

11.02

10.94

7.75

4.79

3.13

2.14

1.43

0.96

2.06

5.54

0.18

2001-2002

2.35

4.63

5.91

5.11

3.54

2.04

1.33

0.87

0.58

0.39

0.26

0.49

2.29

0.08

2002-2003

1.13

4.84

7

8.88

7.62

4.69

2.98

1.95

1.31

0.88

1.68

2.52

3.79

0.12

2003-2004

4.15

5.43

7.77

9.08

7.88

5.15

3.27

2.14

1.7

2.52

3.84

6.48

4.95

0.16

2004-2005

8.55

9.37

8.05

5.42

3.32

2.19

1.45

0.95

0.64

0.44

0.97

2.16

3.63

0.12

2005-2006

3.87

5.77

8.32

9.64

7.86

5.42

3.27

2.06

1.38

1.04

1.51

2.56

4.39

0.14

2006-2007

3.64

6.53

9.68

10.96

7.98

5.04

3.34

2.19

1.48

1

2.22

3.71

4.81

0.16

2007-2008

4.84

9.09

11.54

10.79

8.54

5.52

3.52

2.31

1.54

1.02

1.72

1.97

5.2

0.17

2008-2009

2.49

3.67

4.7

5.06

4.91

3.33

2.03

1.33

0.93

2.09

3.72

3.75

3.17

0.10

2009-2010

4.65

5.89

8.23

9.26

6.77

4.16

2.75

1.81

1.21

1.53

2.04

3.1

4.28

0.14

TBT

4.58

6.03

7.58

8.3

6.72

4.42

2.82

1.85

1.26

1.42

2.45

3.44

4.24

0.14

4. Bốc hơi thiết kế

- Chế độ nhiệt

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Tcp(°C)

15,6

16,7

17,9

18,8

19,1

19

18,5

18,4

18,4

18,1

17,4

16,6

17,88

- Bảng xác định số giờ nắng trung bình nhiều năm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Giờ nắng

260

246

257

216

183

153

143

143

132

171

192

236

2331

- Độ ẩm

Bảng độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Ucp(%)

80

79

75

85

89

88

90

91

90

89

85

83

85,33

- Bốc hơi

Bảng tổng lượng bốc hơi trung bình tháng nhiều năm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Z(mm)

59

66

84

53

38

42

35

30

35

38

48

52

580

- Gió bão

Bảng tốc độ gió trung bình tháng nhiều năm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Z(m/s)

3.8

3.8

3.5

2.9

2.5

3

3.2

3.1

2.7

2.7

3.3

3.3

3.5

5. Mục tiêu nhiệm vụ.

Về phòng chống lũ: Đảm bảo an toàn cho công trình với tần suất lũ thiết kế P = 0.1% và tần suất lũ kiểm tra P = 0,2%

Về cấp nước: Đảm bảo cấp đủ nước theo nhiệm vụ thiết kế phát điện, mùa kiệt trả lại dòng chảy với tần suất 95% là 0.2 m3/s bảo đảm xả qua cống dưới đập 2h/ngày đêm, kết hợp tiềm năng du lịch của khu vực và phục vụ tưới 11 ha rau, màu dọc hai bên lòng suối sau hạ lưu nhà máy.

 

PHỤ LỤC 4

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT

1. Điều tiết trong điều kiện bình thường.

Tùy vào từng thời đoạn điều tiết mà dựa vào biểu đồ điều phối nước, giữ cho mực nước hồ luôn nằm trong phạm vi giới hạn bởi đường hạn chế cấp nước và đường phòng phá hoại.

2. Điều tiết trong mùa kiệt.

2.1. Trước mùa kiệt hàng năm, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu dùng nước phát điện, lập "Phương án cấp nước trong mùa kiệt", báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông báo cho các hồ dùng nước trong hệ thống bậc thang.

2.2. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:

a) Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" trên biểu đồ điều phối (phụ lục số IX)

b) Mực nước hồ thấp nhất ở cuối các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:

Thời gian (ngày/tháng)

01/12

01/1

01/2

01/3

01/4

01/5

01/6

Mực nước thấp nhất (mét)

1410.7

1410.3

1409.8

1407.5

1406.8

1406.4

1406.3

c) Khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước" Công ty Điện lực Lâm Đồng đảm bảo cấp đủ nước phát điện cho các tổ máy theo sản lượng hàng năm.

3. Điều tiết trong mùa lũ.

3.1. Kiểm tra công trình trước và sau lũ

Mùa lũ hàng năm tại công trình Hồ chứa nước Ankroet được bắt đầu từ ngày 01/6 và kết thúc vào ngày 31/11 hàng năm.

Trước mùa mưa lũ hàng năm, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải thực hiện:

a) Kiểm tra công trình trước lũ theo đúng quy định hiện hành (Bao gồm cả trang thiết bị thông tin...), phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trước và sau mùa mưa lũ. Công tác kiểm tra này phải được tiến hành và báo cáo cấp có thẩm quyền (Ban Chỉ huy PCTT tỉnh, Sở Công Thương) trước 31 tháng 5 hàng năm.

b) Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình, lập "Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ", làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ các nhu cầu dùng nước, báo cáo Tổng công ty, Ban chỉ huy PCTT tỉnh trước 15 tháng 6 hàng năm.

c) Lập phương án phòng chống lụt, bão cho hồ chứa nước Ankroet, trình Sở Công Thương phê duyệt.

3.2. Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:

a) Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải thấp hơn hoặc bằng tung độ "Đường phòng phá hoại" trên biểu đồ điều phối (phụ lục số IX).

b) Mực nước hồ cao nhất ở cuối các tháng trong mùa lũ được giữ như sau:

Thời gian (ngày/tháng)

31/5

30/6

31/7

31/8

30/9

31/10

30/11

Mực nước cao nhất (mét)

1406.3

1407

1408

1409.2

1410.3

1410.5

1410.7

3.3. Khi mực nước hồ đến giới hạn quy định tại khoản 2 điều 7 và vượt MNDBT, lũ tự động xả qua tràn:

3.4. Vận hành xả lũ trong một số trường hợp đặc biệt:

Chế độ, thời gian, lượng nước xả hoặc tăng mức độ cấp nước khi mực nước hồ chứa cao hơn mực nước lũ kiểm tra;

* Khi mực nước hồ vượt quá MNDGC+1411.92 m, Công ty Điện lực Lâm Đồng báo cáo khẩn cấp Ban chỉ huy PCTT tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định phương án gia cố đập đảm bảo an toàn hồ chứa, sử dụng xả cống dưới đập Q max = 5.27 m3/s (gia cố đỉnh đập bằng bao cát, đất, mở rộng tràn hoặc làm tràn sự số... chống nước tràn qua đỉnh đập), đồng thời thực hiện phương án di dời khẩn cấp nhân dân vùng hạ du hồ chứa, đề phòng sự cố vỡ đập như phương án PCLL hạ du được phê duyệt hàng năm.

4. Điều tiết trong trường hợp đặc biệt.

4.1. Khi mực nước hồ thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước" và cao hơn mực nước chết, (hồ Đan Kia dưới cao trình 1417 m các đơn vị sử dụng nước phối hợp chặt chẽ việc sử dụng nguồn nước theo biên bản ngày 07/11/2014). Công ty Điện lực Lâm Đồng lập kế hoạch và chế độ cấp nước phát điện luân phiên hoặc giảm mức độ phát điện theo thứ tự ưu tiên: Công nghiệp, sinh hoạt, du lịch, tưới... nhằm hạn chế trường hợp thiếu nước và giảm thiệt hại cho các đối tượng hưởng lợi.

4.2. Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét và trình UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, đồng thời báo cáo UBND huyện Lạc Dương biết để điều hành sản xuất.

5. Điều tiết trong trường hợp sự cố.

Khi công trình đầu mối của hồ chứa có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Công ty Điện lực Lâm Đồng phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ban Chỉ huy PCTT tỉnh, trình UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định xả nước hạ mực nước hồ xuống đến mức đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mối, đồng thời đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện (mở cống dưới đập, trường hợp khẩn cấp sự cố chưa khắc phục được, cho phép tháo dỡ thêm tràn sự cố, hạ thấp mực nước hồ đến mức thấp nhất có thể).

6. Quản lý vận hành.

6.1. Quản lý vận hành đập dâng: Các nhân viên vận hành nhà máy khi phát hiện hư hỏng như: lún, sụt, nứt, thấm lớn...chủ đập phải có báo cáo kịp thời lên cấp có thẩm quyền để xử lý, đồng thời có biện pháp xử lý để giảm thiểu tránh hư hỏng phát triển thêm.

6.2. Quản lý vận hành cống xả:

-Trong mùa lũ, khi mực nước hồ cao hơn 1410.72 m cần điều tiết cống xả thì phải theo dõi chế độ cả ngày và đêm.

- Khi cống đang mở phải thường xuyên theo dõi hoạt động của cống xả. Nếu quan trắc thấy một trong yếu tố thủy lực vượt quá giới hạn thiết kế thì người quản lý phải điều chỉnh cho phù hợp theo thiết kế.

 

PHỤ LỤC 5

BẢO DƯỠNG

1. Bảo dưỡng vận hành đập dâng: Các nhân viên vận hành nhà máy kiểm tra định kỳ trước và sau mùa lũ khi để phát hiện hư hỏng như: lún, sụt, nứt, thấm lớn... xưởng vận hành của nhà máy phải có báo cáo kịp thời lên cấp có thẩm quyền để xử lý, đồng thời có biện pháp tu sửa hoặc thay thế kịp thời.

2. Quản lý vận hành cống xả:

- Thường xuyên lau rửa, vệ sinh tháp cống, tra dầu mỡ tháp cống định kỳ.

- Các bộ phận quan trọng như: ty trục, bánh răng, khóa, tay quay nếu bị nứt vỡ hoặc cong vềnh ảnh hưởng đến vận hành, an toàn lao động phải thay thế kịp thời.

- Qua kiểm tra định kỳ nếu phát hiện các bộ phận quan trọng hư hỏng không thể khắc phục trong sửa chữa thường xuyên thì phải lập hồ sơ thiết kế, tổ chức tu sửa theo quy định hiện hành.

 

PHỤ LỤC 6

CÁC TÀI LIỆU TÍNH TOÁN KỸ THUẬT

BẢNG TRA QUAN HỆ Z~F~V

TT

Z(m)

Fi(km2)

V(106m3)

Ghi chú

1

1403.8

0

0

 

2

1404.8

0.03

0.02

 

3

1405.8

0.05

0.06

 

4

1406.29

0.1

0.1

MNC

5

1406.8

0.2

0.13

 

6

1407.3

0.28

0.18

 

7

1407.8

0.31

0.26

 

8

1408.3

0.39

0.5

 

9

1408.8

0.41

0.65

 

10

1409.3

0.43

0.8

 

11

1409.8

0.45

0.9

 

12

1410.3

0.47

0.96

 

13

1410.72

0.5

1

MNDBT

14

1411.22

0.52

1.2

 

15

1411.72

0.57

1.6

 

16

1412.2

0.6

1.9

 

17

1412.72

0.62

2.2

 

Z - F

 

PHỤ LỤC 7

BẢNG KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC PHÁT ĐIỆN ANKROET

Đơn vị: 106m3

Năm/ Tháng

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

TB

1

2.27

0

0

5.15

1.88

5.45

1.39

1.73

2.23

2

4.78

0

0

5.51

0.86

3.02

4.81

0.67

2.45

3

5.7

6.64

0

5.60

5.71

2.77

1.54

5.35

4.16

4

12.96

8.09

0

10.89

10.64

2.37

11.11

5.87

7.71

5

11.53

13.19

0

15.45

14.06

11.33

16.82

16.10

12.31

6

14.71

13.12

0

0

11.29

14.03

15.97

16.52

12.23

7

16.85

15.29

7.26

13.00

12.98

6.973

7.62

16.85

12.10

8

17.08

16.33

13.54

16.93

11.33

14.22

8.52

16.38

14.29

9

16.25

16.28

14.06

16.19

5.82

16.61

13.69

11.61

13.81

10

16.85

16.58

15.40

16.81

16.94

14.04

16.89

8.92

15.30

11

13.23

16.14

11.60

16.18

16.61

15.96

13.43

1.06

13.02

12

9.22

17.08

10.72

13.73

16.06

5.71

3.59

9.18

10.66

Tổng

141.44

138.73

72.66

135.72

124.23

112.54

115.43

110.39

118.89

TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC HÀNG NĂM

Tháng

Ngày trong tháng

Wnđ

åW

Wbh

Wngấm

åWtt

V tích

åW

Wyc

w bsung(m3)

 

 

(m3/s)

(m3)

(m3)

(m3)

(m3)

(m3)

(m3)

(m3)

+

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

30

0.15114

391754.21

5585.97

4944.95

10530.9

10000

391223.3

15972120

 

-15580897

7

31

0.19896

532882.19

6661.95

7776.09

14438

25000

543444.1

7623036

 

-7079591.9

8

31

0.24979

669046.19

5555.44

8981.81

14537.3

67180

721688.9

8528004

 

-7806315.1

9

30

0.2736

709162.56

7844.77

8981.81

16826.6

88000

780336

13693608

 

-12913272

10

31

0.22167

593723.3

9317.58

8981.81

18299.4

90000

665423.9

16891632

 

-16226208

11

30

0.14575

377796.56

13728.4

8981.81

22710.2

90000

445086.4

13439664

 

-12994578

12

31

0.09305

249221.91

14827.2

7921.08

22748.3

87150

313623.6

3599856

 

-3286232.4

1

31

0.06109

163626.39

10859.1

5555.44

16414.5

84560

231771.9

1395468

 

-1163696.1

2

28

0.0416

100628.01

4532.88

2808.25

7341.12

84520

177806.9

4811760

 

-4633953.1

3

31

0.04691

125655.88

2296.96

1297.29

3594.25

10000

132061.6

1542420

 

-1410358.4

4

30

0.0806

208908.99

2800.61

602.857

3403.47

5650

211155.5

11114028

 

-10902872

5

31

0.11332

303528.56

5349.4

2060.4

7409.8

9800

305918.8

16825104

 

-16519185

 

 

 

 

 

 

 

 

4919541

115436700

 

-110517159

 

Ghi chú:

Lưu vực hồ AnKroet 4.22 km2

Lượng nước tích hàng tháng lấy theo quan hệ lòng hồ V ~ Z

Lượng nước phát điện cần bổ sung hàng tháng lấy từ hồ ĐanKia

Lượng nước phát điện trong tháng tính cho 02 tổ máy 2.05m3/s và 01 tổ máy 3.1m3/s

* Thuyết minh tính toán

- Cân bằng nước cho cho mùa kiệt

Vậy lượng nước phát điện 04 tháng mùa kiệt là không đủ cho công suất min = 1.9 m3/s cho 03 tổ máy T1, T2, T5, dòng chảy đến TB nhiều năm là 0.14 m3/s và lượng nước tích còn lại trong hồ như bảng tính phải điều tiết bổ sung thêm nước của hồ Đan Kia khi mực nước còn trên cao trình 1416 m. Nếu mực nước dưới cao trình 1416 m của hồ Đan Kia phải ưu tiên nước cho sinh hoạt của thành phố Đà Lạt 50.000 m3/ngày đêm.

- Tính toán khả năng thoát lũ cho mùa lũ: Đã tính khả năng thoát lũ trong phụ lục (Phụ lục VIII) và theo phương án phòng chống lũ lụt hạ du hàng năm đã được phê duyệt.

 

PHỤ LỤC 8

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TIẾT LŨ

1. Các đặc trưng lũ thiết kế, kích thước tràn xả lũ.

Đặc trưng

P = 1%

P = 0.2%

Hình thức tràn

X1 ngày (mm)

76.53

138.37

Tràn tự do B = 94m

Qmaxp (m3/s)

432

538

W(106m3)

1.6

2

(Ghi chú: Lũ kiểm tra P = 1% được tính ở giai đoạn này theo QC 04-05: 2012)

2. Các kết quả tính toán tiết lũ

Bảng tổng hợp kết quả tính toán điều tiết lũ thiết kế hồ Ankroet p = 1%

Qp%

Btràn

Hệ số

Ng:tràn

MNDBT

MNDGC

Ho

Qxả

Ghi chú

m3/s

m

m

m

m

m

m

m3/s

 

432

94

0,38

1410.72

1410.72

1411.92

1.2

223

Tự do

538

94

0,38

1410.72

1410.72

1412.4

1.7

323

Tự do

3. Tính với trường hợp tràn đỉnh rộng chảy tự do Q = m x B x (2g)0,5 x

- Công thức tính toán:                                                H01,5

Trong đó:

m: hệ số lưu lượng, sau khi tính toán được m = 0,3517

H0: Cột nước tràn                                                    Ho = H + a.V2/2g

(bỏ qua lưu tốc tới gần H = HO)

Q = 0,3517 x 94 x 4,4294 x Ho 1,5 = 9.3469 x Ho1,5

Kết quả tính toán được ứng với các mực nước qua tràn, quan hệ giữa (Q ~ H) kèm theo

Q

9.6

24

41

46

105

223

323

Ho

0.16

0.3

0.42

0.58

0.79

1.2

1.7

Biểu đồ quan hệ H~Qtr

Biểu đồ quan hệ MN hồ (1410.70m) ~ độ mở cống ~ lưu lượng xả Qm3/s

 

Độ mở cống (a)

Mực nước hồ Ankroet (m)

(m)

1406.7

1407.2

1407.7

1408.2

1408.7

1409.2

1409.7

1410.2

1410.7

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,10

0,15

0,22

0,27

0,31

0,35

0,38

0,41

0,44

0,47

0,20

0,28

0,42

0,52

0,61

0,69

0,75

0,82

0,87

0,93

0,30

0,39

0,61

0,77

0,90

1,02

1,12

1,22

1,30

1,39

0,40

0,49

0,79

1,01

1,19

1,34

1,48

1,61

1,73

1,84

0,50

0,55

0,96

1,24

1,47

1,66

1,84

2,00

2,14

2,28

0,60

0,59

1,11

1,46

1,73

1,97

2,18

2,38

2,56

2,72

0,70

0,60

1,25

1,66

1,99

2,27

2,52

2,75

2,96

3,16

0,80

0,60

1,37

1,86

2,24

2,57

2,86

3,12

3,36

3,59

0,90

0,60

1,48

2,04

2,48

2,85

3,18

3,48

3,76

4,01

1,00

0,60

1,57

2,22

2,71

3,13

3,50

3,84

4,14

4,43

1,1

0,61

1,66

2,40

2,94

2,86

3,82

4,2

4,77

4,85

1,2

0,62

1,75

2,58

3,17

3,45

4,14

4,56

5,15

5,27

 

PHỤ LỤC 9

BIỂU ĐỒ PHỐI NƯỚC HỒ CHỨA ANKROET

Ghi chú:

Vùng A: Vùng hạn chế cấp nước

Vùng B: Vùng cấp nước bình thường

Vùng C: Vùng cấp nước gia tăng

Vùng D: Vùng xả nước bình thường

Vùng E: Vùng xả lũ bất thường

Đường (1): Đường phòng phá hoại

Đường (2): Đường hạn chế cấp nước

Tọa độ các đường (1) và (2) trên biểu đồ phi nước cuối các tháng trong năm.

- Mùa lũ:

Trục hoành

1

2

3

4

5

6

Thời gian

31/5

30/6

31/7

31/8

30/9

31/10

Đường (1)

1406.3

1407

1408

1409.2

1410.3

1410.5

Đường (2)

1406.1

1406.8

1407

1408.5

1409

1409.9

- Mùa kiệt:

Trục hoành

7

8

9

10

11

12

Thời gian

30/11

31/12

31/1

28/2

31/3

30/4

Đường (1)

1410.7

1410.3

1409.8

1407.5

1406.8

1406.4

Đường (2)

1410.2

1409.7

1409

1406.8

1406.5

1406

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2643/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Ankroet - Nhà máy thủy điện Suối Vàng do tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu: 2643/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản