Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2626/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 28 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN GẮN SẢN XUẤT VỚI LIÊN KẾT TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy định quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn;

Căn cứ Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020;

Xét Tờ trình số 187/TTr-SNN&PTNT ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn gắn sản xuất với liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020 (kèm theo Kế hoạch số 80/KH-SNN&PTNT ngày 20 tháng 10 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng trên diện tích sản xuất Cánh đồng lớn (CĐL) trong ngành trồng trọt, đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa bền vững, chia sẻ chuỗi giá trị trong mối liên kết cùng có lợi giữa các đối tác tham gia CĐL; tăng thu nhập bình quân đầu người trong CĐL cao hơn bình quân chung của tỉnh ngoài CĐL.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, dự kiến khoảng 12.360 ha đất sản xuất nông nghiệp có doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân thực hiện ký hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hàng hóa, trong đó cây lương thực có hạt khoảng 11.000 ha, rau màu các loại 100 ha, cây công nghiệp hàng năm 260 ha, cây chất bột có củ 240 ha và cây ăn trái 750 ha.

- Tổ chức xúc tiến thương mại và mời gọi khoảng 12 doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hàng hóa. Phấn đấu mỗi cánh đồng liên kết trên cây lúa đều có hợp tác xã nông nghiệp để thực hiện các dịch vụ và làm cầu nối trung gian liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.

- Năng suất sản xuất lúa bình quân cả năm đạt 6,25 tấn/ha/vụ, ứng dụng nhanh và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng cơ giới hóa trong khâu chăm sóc bảo vệ thực vật, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng tại những cánh đồng thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất đầu tư lâu dài.

- Lợi nhuận trong sản xuất lúa đạt trên 30%, góp phần tăng thu nhập để đạt tiêu chí 10, 11, 12, 13 trong xây dựng nông thôn mới.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Kế hoạch cây trồng và diện tích CĐL được tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ giai đoạn 2016 - 2020

HẠNG MỤC

ĐVT

TỔNG SỐ ĐẾN 2020

PHÂN KỲ THỰC HIỆN

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng diện tích canh tác

Ha

12.350

430

4.320

2.760

2.600

2.240

Cây Lương thực có hạt

Ha

11.000

430

4.020

2.480

2.250

1.820

Rau và đậu các loại.

Ha

100

0

20

20

30

30

Cây công nghiệp hàng năm

Ha

260

0

50

60

70

80

Cây chất bột có củ

Ha

240

0

30

50

70

90

Cây ăn quả

Ha

750

0

200

150

180

220

2. Địa điểm thực hiện

Cây trồng

Địa điểm thực hiện

Lúa

Mở rộng diện tích Lúa tại 7 cánh đồng mẫu lớn ở 7 huyện, thị trong tỉnh

Bưởi Năm roi, sà lách xoong

Thị xã Bình Minh

Khoai lang, hành lá

Huyện Bình Tân

Cam sành

Huyện Tam Bình, Trà Ôn, thành phố Vĩnh Long

Nhãn

Huyện Long Hồ, thành phố Vĩnh Long

Chôm Chôm

Huyện Long Hồ, Trà Ôn

Rau màu các loại và cây ăn trái khác

Vùng chuyên canh rau màu và cây ăn trái ở 7 huyện, thị trong tỉnh

III. KINH PHÍ

1. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020

Tổng cộng: 1.582.201.490.000 đồng (Một ngàn năm trăm tám hai tỷ, hai trăm lẻ một triệu, bốn trăm chín mươi ngàn đồng). Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước: 25.144.700.000 đồng;

- Đối ứng của dân: 66.056.790.000 đồng;

- Đối ứng của doanh nghiệp: 1.491.000.000.000 đồng.

2. Thực hiện vốn từ ngân sách Nhà nước

a) Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 25.144.700.000 đồng (Hai mươi lăm tỷ, một trăm bốn mươi bốn triệu, bảy trăm ngàn đồng). Trong đó:

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng: 698.400.000 đồng;

- Hỗ trợ giống: 7.806.000.000 đồng;

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật: 10.346.400.000 đồng;

- Hỗ trợ thuê máy và công phun xịt thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV): 6.135.600.000 đồng;

- Kinh phí triển khai: 3.400.000 đồng;

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát: 132.000.000 đồng;

- Sơ kết năm 2018: 8.000.000 đồng;

- Tổng kết giai đoạn 2016 - 2020: 14.900.000 đồng.

b) Phân kỳ thực hiện:

- Năm 2016: 529.800.000 đồng;

- Năm 2017: 6.468.800.000 đồng;

- Năm 2018: 6.662.200.000 đồng;

- Năm 2019: 5.870.100.000 đồng;

- Năm 2020: 5.613.800.000 đồng.

3. Kế hoạch thực hiện từng năm

a) Năm 2016 (chi tiết tại Phụ lục 2 của Kế hoạch)

Năm 2016, dự kiến có 2 doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn (Công ty lương thực Vĩnh Long và Công ty Lương thực Sông Hậu). Tỉnh sẽ thực hiện hỗ trợ khoảng 430 ha, với tổng kinh phí thực hiện: 529.800.000 đồng. Trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 6 lớp: 21.600.000 đồng;

- Hỗ trợ giống: 154.800.000 đồng;

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật: 215.000.000 đồng;

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVTV: 129.000.000 đồng;

- Kinh phí triển khai: 3.400.000 đồng;

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát: 6.000.000 đồng.

b) Năm 2017 (chi tiết tại Phụ lục 3 của Kế hoạch)

Tổng kinh phí thực hiện: 6.468.800.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 66 lớp: 237.600.000 đồng;

- Hỗ trợ giống: 2.343.200.000 đồng;

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật: 2.437.700.000 đồng;

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVTV: 1.432.300.000 đồng;

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát: 18.000.000 đồng.

c) Năm 2018 (chi tiết tại Phụ lục 4 của Kế hoạch)

Tổng kinh phí thực hiện: 6.662.200.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 43 lớp: 154.800.000 đồng;

- Hỗ trợ giống: 1.675.800.000 đồng;

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật: 3.012.400.000 đồng;

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVTV: 1.784.200.000 đồng;

- Kinh phí sơ kết: 8.000.000 đồng;

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát: 27.000.000 đồng.

d) Năm 2019 (chi tiết tại Phụ lục 5 của Kế hoạch)

Tổng kinh phí thực hiện: 5.870.100.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 41 lớp: 147.600.000 đồng;

- Hỗ trợ giống: 1.806.000.000 đồng;

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật: 2.431.200.000 đồng;

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVTV: 1.449.300.000 đồng;

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát: 36.000.000 đồng.

e) Năm 2020 (chi tiết tại Phụ lục 6 của Kế hoạch)

Tổng kinh phí thực hiện: 5.613.800.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 38 lớp: 136.800.000 đồng

- Hỗ trợ giống: 1.826.200.000 đồng;

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật: 2.250.100.000 đồng;

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVTV: 1.340.800.000 đồng;

- Kinh phí tổng kết 2016 - 2020: 14.900.000 đồng;

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát: 45.000.000 đồng.

4. Thời gian và nguồn kinh phí thực hiện: Từ năm 2016 - 2020.

Ngân sách tỉnh phân bổ hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phân cấp cho huyện (thị) thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi trực tiếp.

Ngân sách trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án trực tiếp và lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung tại Điều 1 của Quyết định này;

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Hoàng Tựu

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-SNN&PTNT

Vĩnh Long, ngày 20 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN GẮN SẢN XUẤT VỚI LIÊN KẾT TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2626/QĐ-UBND, ngày 28/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Phần I:

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Vĩnh Long là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2010-2015 (giá so sánh 2010) tăng bình quân 2,74%/năm[1]; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cuối năm 2014 đạt 24,87 triệu đồng, tăng 1,83 lần so năm 2010[2]. Qua đó đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng lên, đảm bảo an ninh lương thực; tạo việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nông nghiệp phát triển, nhưng thu nhập và đời sống của nông dân và những người làm nông nghiệp hiện nay ở lĩnh vực trồng trọt vẫn còn thấp, nông dân vẫn còn nghèo. Nguyên nhân chính là do sản xuất thiếu ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và biến động của thị trường; các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình.

Trước thực trạng trên, việc xây dựng cánh đồng lớn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Qua đó, xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp đối với lĩnh vực ngành trồng trọt theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, gắn với liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ mang lại hiệu quả, góp phần thực hiện thành công Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án số 03-ĐA/TU ngày 20/02/2014 của Tỉnh ủy Vĩnh Long và Quyết định số 1613/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. Thực trạng sản xuất một số loại cây trồng chủ lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2015

1.1. Cây lúa: Trong giai đoạn 2010-2015, ngành nông nghiệp đã hướng dẫn nông dân tập trung thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Từ đó, năng suất lúa tăng 5,5 tấn/ha năm 2010 lên 6,07 tấn/ha năm 2015.

Riêng năm 2014 ước tính diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 180.207 ha, năng suất 6,03 tấn/ha, tăng 3,1% hay 189 kg/ha so với năm trước; sản lượng thu hoạch 1.086.224 tấn. Các vụ lúa trong năm đều trúng mùa với năng suất cả 03 vụ đều đạt cao nhất từ trước đến nay. (Xem phụ lục 7)

Ngành Nông nghiệp và PTNT phối hợp với địa phương chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ xuống giống tập trung né rầy, sử dụng các giống lúa chất lượng cao như OM 6976, OM 4900, OM 5451, OM 7347, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), công nghệ sinh thái,… Tăng cường công tác khuyến nông qua các điểm tư vấn khuyến nông trực tiếp tại các xã, tư vấn bảo vệ thực vật qua bệnh viện cây trồng lưu động.

Đến nay, tỉnh đã đầu tư thực hiện được 5.423 ha cánh đồng mẫu lớn, đạt 180% kế hoạch; các huyện đã mở rộng thêm 5.830 ha, nâng tổng diện tích toàn tỉnh 11.253 ha. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn hiện nay đang được nông dân hưởng ứng tích cực và nhân rộng do hiệu quả khá cao của mô hình mang lại[3].

1.2. Cây màu: Giai đoạn 2010-2015, diện tích màu xuống ruộng bình quân trên 25.000 ha/ năm, đã làm tăng tổng diện tích rau màu và cây công nghiệp hàng năm phát triển từ 33.996 ha năm 2010 lên 51.730 ha năm 2015, tăng bình quân 8,8%/năm.

Riêng 2014, diện tích màu cả năm: 47.799 ha, tăng 7,7% hay 3.414 ha so với năm trước; chủ yếu là cây thực phẩm (rau đậu các loại) với diện tích 30.798 ha, tăng 9,1% hay 2.562 ha so với năm 2013; khoai lang với diện tích 11.051 ha, tăng 9,6% hay 967 ha so với năm 2013. Trong đó diện tích màu xuống ruộng 27.613 ha, chiếm 57,8% tổng diện tích xuống giống, tăng 13,7% so với năm trước. Diện tích màu tăng mạnh ở những loại cây có hiệu quả kinh tế cao như: hành lá, dưa hấu, hẹ, xà lách xoong,... sản lượng màu cả năm đạt khoảng 958.915 tấn, đạt 101,4% KH, tăng 8,2% hay 2.576 tấn so với năm 2013. Sản lượng cây thực phẩm 575.551 tấn, tăng 3,2% hay 17.846 tấn so với năm 2013; sản lượng khoai lang 343.166 tấn, tăng 18,5% hay 53.517 tấn so với năm 2013.

1.3. Cây lâu năm:

Diện tích cây lâu năm 2014: 49.870 ha, đạt 101,4% KH, giảm 0,1% hay 63 ha so với năm 2013. Trong đó: diện tích cây ăn trái: 40.881 ha. Diện tích đang cho sản phẩm: 42.330 ha, giảm 3,6% hay 1.567 ha so với năm 2013 (do đốn bỏ nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng). Ước sản lượng cây lâu năm: 521.000 tấn, đạt 99,2% KH và giảm 2,3% hay 12.465 tấn so với năm 2013; trong đó: sản lượng cây ăn trái: 407.800 tấn. (xem phụ lục 8)

2. Thực trạng sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất: Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 667 máy cày, xới (công suất từ 12-35 CV), 13.447 máy bơm tát nước, 995 máy gặt đập liên hợp, 183 máy gặt xếp dãy, 866 máy tuốt lúa, 206 máy sấy, 730 dụng cụ gieo sạ, 21.654 bình phun thuốc trừ sâu có động cơ. Với số lượng máy móc nêu trên thì mức độ cơ giới hóa đối với các loại cây trồng chính được sử dụng như sau:

- Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa: Đã chủ động giải quyết được 100% nhu cầu các khâu: làm đất, bơm tát nước, tuốt lúa bằng máy; 80% nhu cầu các khâu: gieo sạ, phun thuốc, gặt lúa và khoảng 30% nhu cầu sấy lúa bằng máy trong 02 vụ Hè Thu và Thu Đông, góp phần đáng kể trong việc kéo giảm tỷ lệ hao hụt từ 13% xuống còn khoảng 10%, nâng cao săng suất, chất lượng lúa gạo.

- Mức độ cơ giới hóa trong sản xuất màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Đã chủ động khâu làm đất khoảng 80%, khoảng 80% nhu cầu các khâu: Phun thuốc, bơm tát nước và vận chuyển.

3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:

- Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của Vĩnh Long cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Diện tích có bờ vùng khép kín phục vụ tưới tiêu đến cuối năm 2014 là 107.518 ha (chiếm 91,14%) đất sản xuất nông nghiệp, trong đó cây hàng năm 68.011 ha (chiếm 97,98% DT cây hàng năm), diện tích cây lâu năm có thủy lợi khép kín là 39.596 ha (chiếm 81,38% so với cây lâu năm).

+ Diện tích đảm bảo ngăn lũ lớn nhất (2011) là 90.960 ha, chiếm 78,4% so với diện tích khép kín thủy lợi.

-Về giao thông:

* Đường bộ:

+ Quốc lộ: Tổng chiều dài là 142,2 km với các tuyến Quốc lộ quan trọng như QL 1A, QL 53, QL 54, QL 57, QL 80. Đặc biệt cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ nối liền các tỉnh, thành phố làm cho lưu thông vận chuyển trở nên thông suốt và thuận lợi hơn.

+ Đường tỉnh: Có 10 tuyến đường (901, 902, 903, 904, 905, 906, 907, 908, 909, 910) với tổng chiều dài 222,6 km, có 107 cầu dài gần 4,86 km.

+ Đường huyện: 87 tuyến đường huyện với chiều dài là 372 km, có 165 cầu dài gần 6,5km.

+ Đường xã: Dài 1.600 km chủ yếu cho xe hai bánh lưu thông, cơ bản xóa hết cầu khỉ.

* Đường thủy:

Tổng chiều dài hơn 1.894 km với các tuyến giao thông thủy quốc gia quan trọng như sông Hậu, sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Mang Thít. Ngoài ra còn có kênh cấp I (500 km) và kênh cấp II (1.100km) hợp thành hệ thống giao thông thủy rất tiện lợi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

- Bến cảng: Cảng Vĩnh Long năng lực 450 ngàn tấn/năm, công suất khai thác khoảng 60%; Cảng Bình Minh năng lực 250 ngàn tấn/năm (chủ yếu là vật liệu xây dựng); Cảng An Phước: năng lực 250 ngàn tấn/năm.

Nhìn chung tình hình giao thông đường thủy - bộ đã từng bước được nâng cấp và thuận tiện hơn, tuy nhiên do địa chất yếu, sông kênh rạch chằng chịt, hàng năm lại bị ngập lũ (tháng 10) nên công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa đường, cầu, cống rất tốn kém.

4. Thực trạng về hợp tác trong sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ

4.1. Tình hình hợp tác trong sản xuất:

- Về hợp tác xã: Toàn tỉnh hiện có 30 HTX, với 910 thành viên, tổng vốn điều lệ 70,84 tỷ đồng, diện tích đất nông nghiệp hợp tác sản xuất là 687 ha, trong đó: Có 19 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt (5 HTX sản xuất lúa, 7 HTX sản xuất cây ăn trái và 7 HTX rau màu). Hoạt động sản xuất kinh doanh phần lớn các HTX khá ổn định, nhất là các HTX thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đầu ra cho thành viên phát triển kinh tế hộ, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất tăng thu nhập và đời sống thành viên, góp phần chuyển đổi tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Về tổ hợp tác: Trong 03 năm 2013 - 2015 toàn tỉnh thành lập mới 189 THT, hợp nhất, sát nhập 510 tổ. Đến cuối năm 2015 còn 1.720 tổ hợp tác giảm 14,9% so năm 2014. Có 69.447 thành viên tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: Có 1.540 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt chiếm 88,6% trong tổng số tổ hợp tác của tỉnh. Nhìn chung, tổ hợp tác hoạt động ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng một phần nhu cầu về dịch vụ phục vụ cho sản xuất; hình thành mới một số hợp tác xã, bước đầu hoạt động phát huy được hiệu quả, góp phần đạt tiêu chí 13 trong xây dựng nông thôn mới.

4.2. Tình hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa, rau màu và cây ăn trái:

Trong năm 2014 đã có 6 doanh nghiệp tham gia đàm phán và ký hợp đồng với nông dân, thực hiện nhiều chính sách như: Công ty Phân bón Bình Điền hỗ trợ cho nông dân tham gia cánh đồng mẫu ở xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn 500.000đ/tấn phân, có 177 nông dân tham gia, số lượng phân là 39.156 kg phân bón. Công ty đạm Phú Mỹ hỗ trợ phân bón theo hình thức trả chậm cho nông dân sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn. Công ty cổ phần BVTV An Giang tiếp tục duy trì đầu tư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) theo hình thức trả chậm và bao tiêu lúa 500 ha cho nông dân sản xuất lúa trong mô hình CĐML. Ngoài ra lực lượng cán bộ kỹ thuật FF của Công ty kết hợp với cán bộ kỹ thuật địa phương thực hiện Chương trình cùng nông dân ra đồng, hỗ trợ nông dân kiểm soát đồng ruộng và thực hiện các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất và chất lượng lúa gạo. Công ty ADC hỗ trợ trọn gói phân bón, thuốc BVTV cho các hộ dân tham gia CĐM xã Tân Long, huyện Mang Thít với diện tích 34 ha, số tiền 330 triệu đồng/vụ, hình thức cuối vụ mới thu tiền, ngoài ra công ty còn hỗ trợ tập huấn kỹ thuật cũng như cho CBKT theo dõi tình hình sâu bệnh, hướng dẫn cho nông dân phòng trị kịp thời.

Các công ty kinh doanh sản phẩm lúa gạo như Công ty Xuất nhập khẩu, Công ty lương thực Vĩnh Long, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long cũng đã có những bước làm việc ban đầu để tìm hiểu tình hình sản xuất tại các cánh đồng mẫu lớn tiến tới liên kết tiêu thụ. Trong đó, Công ty lương thực Vĩnh Long cũng đã có ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long về bao tiêu sản phẩm lúa gạo của 4 CĐML với tổng diện tích 1.200ha trong vụ Đông Xuân 2013-2014 và những năm tiếp theo. Công ty đã thực hiện hợp đồng thu mua lúa tại CĐML xã Long An vụ Đông Xuân 2013-2014 giống OM 4900 cho 65 hộ, diện tích 86,75ha với giá 5.350 đồng cao hơn so giá ngoài 250 đồng/kg. Ngoài ra, cũng thực hiện ký hợp đồng bao tiêu cho 178 ha lúa OM 4900 và 174 ha lúa Jasmine 85 tại xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn. Trong vụ Thu Đông 2014, đã xây dựng kế hoạch ký hợp đồng liên kết đầu tư - bao tiêu cho nông dân trồng lúa tại xã Mỹ Lộc, xã Mỹ Thạnh Trung (huyện Tam Bình) là 215 ha (OM4900 20ha, OM5451 175ha, OM6976 20 ha), xã Tân An Luông (huyện Vũng Liêm) 270 ha (OM4900 80ha, OM5451 190ha). Công ty Thủy sản Bạc Liêu (Cần Thơ) hợp đồng với nông dân thông qua 04 hợp tác xã tổ chức sản xuất và bao tiêu toàn bộ đậu bắp xanh... hiện có một số doanh nghiệp đang tìm hiểu để chuẩn bị đầu tư cho Khoai lang, Hành lá...

Bên cạnh những thuận lợi thì việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản còn nhiều khó khăn và vướng mắc cần tháo gỡ như: được các cơ quan chuyên môn tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhưng vẫn còn nhiều hộ tham gia không đầy đủ. Doanh nghiệp tham gia mô hình còn ít, có khoảng trên 30 doanh nghiệp tìm hiểu đàm phán nhưng số thực hiện được còn khiêm tốn. Công ty chưa có chính sách phù hợp linh hoạt để bao tiêu sản phẩm cho nông dân cũng như tổ chức mạng lưới thu mua… Hợp đồng bao tiêu thiếu chặt chẽ, nên thường bị “Bẻ kèo” nhưng chưa có chế tài. Nông dân có thói quen bán lúa tại ruộng (lúa tươi), trong khi bán cho doanh nghiệp phải giao đến điểm tập kết tập trung, gây khó khăn cho nông dân. Giá cả thị trường luôn biến động, người dân thường rơi vào tình trạng mất mùa được giá. Việc xác định giá bán với nông dân (HTX,THT) theo thị trường chưa có sự thống nhất, chưa có cơ sở để doanh nghiệp và nông dân đi đến ký liên kết. Giá lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP không chênh lệch giá so lúa không có VietGAP và ngoài CĐL. Cơ sở hạ tầng (thủy lợi và giao thông nội đồng) chưa đảm bảo phục vụ sản xuất và vận chuyển hàng hóa, ảnh hưởng đến việc thu mua của doanh nghiệp.

III. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi:

Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên, ở vị trí trung tâm của ĐBSCL; đồng thời có Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch nối ĐBSCL với Đông Nam Bộ chạy qua huyện Bình Minh, huyện Long Hồ và thành phố Vĩnh Long dài: 46 km, với cầu Mỹ Thuận kết nối với Tiền Giang; cầu Cần Thơ kết nối với thành phố Cần Thơ và các tỉnh phía Tây tạo cho Vĩnh Long có điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Ngoài ra còn có các tuyến Quốc lộ 53, 54, 57, 80 góp phần đưa Vĩnh Long đến gần với Trà Vinh, Đồng Tháp… Đặc biệt Vĩnh Long có hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cả trong nước và quốc tế thông ra biển Đông và ngược lên Campuchia.

Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường, thì vị trí địa lý đã tạo cho Vĩnh Long lợi thế vượt trội so với các tỉnh khác của ĐBSCL là có thể chủ động sản xuất ra hàng hóa nông sản gần như 12 tháng trong năm (có nước ngọt quanh năm, chịu ảnh hưởng lũ nhẹ hơn vùng Đồng Tháp Mười). Hàng hóa nông sản từ Vĩnh Long tỏa đi toàn vùng rất thuận lợi và Vĩnh Long rất có cơ hội trở thành một trung tâm bảo quản - chế biến và giao dịch nông sản hàng hóa lớn của ĐBSCL, nhất là các loại rau, trái cây đặc sản,…

Đã hình thành được các vùng sản xuất với quy mô lớn, chất lượng tốt như: Cánh đồng lớn lúa, cây bưởi Năm Roi Bình Minh, Cam sành Tam Bình, Nhãn Long Hồ, Khoai Lang Bình Tân, Xà lách xoong Bình Minh,.....

2. Khó khăn:

Sức cạnh tranh một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực tỉnh như lúa gạo, khoai lang, hành lá, cải xà lách xoong, bưởi Năm Roi, cam sành,… đang ở mức thấp, thị trường tiêu thụ chưa nhiều và không ổn định; khâu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn nhiều hạn chế đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất của nông dân.

Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp tuy được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều mô hình đáp ứng được về khoa học kỹ thuật nhưng chưa mở rộng được do khó áp dụng và chưa gắn được với tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hóa phân tán, chất lượng không đồng đều, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Dịch bệnh trên cây trồng đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp như: Chỗi rồng trên Nhãn, bệnh Vàng lá và sâu đục trái trên cây có múi, sâu đục củ khoai lang…

IV. NHU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN

1. Nhu cầu của doanh nghiệp: Hiện nay các Công ty kinh doanh sản phẩm lúa gạo trong tỉnh như Công ty Xuất nhập khẩu, Công ty lương thực Vĩnh Long, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long và ngoài tỉnh có Công ty Phân bón Bình Điền, Công ty cổ phần BVTV An Giang, Công ty ADC, Công ty đạm Phú Mỹ...có sự liên kết đầu tư xây dựng cánh đồng lớn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, kinh doanh hoặc liên kết kinh doanh cung ứng các sản phẩm vật tư đầu vào cho nông dân đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng tạo điều kiện cho nông dân sản xuất có hiệu quả...

2. Nhu cầu của nông dân: Qua khảo sát sơ bộ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay nông dân rất có nhu cầu xây dựng cánh đồng lớn nhằm: (1) Sản xuất đồng loạt và sử dụng các loại giống cây trồng đồng bộ dễ dàng trong quản lý dịch bệnh, cung cấp nước, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm...; (2) Được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, sử dụng được các giống mới nâng cao được năng suất, chất lượng để tăng lợi nhuận; (3) Được đầu tư các sản phẩm vật tư đầu có chất lượng, giá cả phải chăng lại được đầu tư đến cuối vụ đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí đầu vào trong sản xuất tránh được tình trạng phải đi vay, mượn vốn để sản xuất; (4) Giúp cho nông dân tiêu thụ được sản phẩm nông sản giá cả hợp lý góp phần nâng cao thu nhập cải thiện được đời sống của người dân.

V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở LĨNH VỰC CÂY TRỒNG CỦA TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

Đến năm 2020, diện tích đất chuyên lúa là 33.068 ha, lúa - màu 30.532 ha, lúa kết hợp nuôi thủy sản 900 ha, tổng sản lượng lúa năm 2020 đạt 898.644 tấn, phục vụ mục tiêu xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đất trồng cây ăn trái năm 2015 là 35.642 ha và đến năm 2020 là 34.586 ha; Sản lượng trái cây năm 2015 là 417.271 tấn, đến năm 2020 là 427.467 tấn. (Xem phụ lục 9,10).

Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở lĩnh vực trồng trọt đối với đất cây hàng năm:

- Cây lúa: Giai đoạn 2016-2020, diện tích gieo trồng lúa xuống còn 131.000 ha năm 2020 để chuyển sang trồng các loại rau, màu có giá trị kinh tế cao như khoai lang, hành lá, đậu nành, bắp hoặc để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trên những vùng sản xuất lúa kém hiệu quả.

Đến năm 2020, nâng cánh đồng lớn đạt 11.000 ha (chiếm trên 30% diện tích canh tác toàn tỉnh), đặc biệt các cánh đồng lớn ở khu vực phía Nam Quốc lộ 1A thuộc địa bàn các huyện Tam Bình, Long Hồ, Mang thít, Vũng Liêm và Trà Ôn theo hướng thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng, sử dụng 1, 2 giống lúa chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Trong đó, tập trung cho vùng nguyên liệu lúa thơm đặc sản, lúa chất lượng cao, phấn đấu đạt trên 90% diện tích canh tác.

- Cây màu: Thâm canh hoàn thiện vùng nguyên liệu khoai lang, xà lách xoong, hành lá, đậu nành, bắp… gắn với đầu tư nhà máy chế biến rau, củ, quả tại khu vực quốc lộ 1A (Bình Minh, Bình Tân). Nâng cao diện tích trồng cây rau màu lên 51.130 ha, sản lượng 990.000 tấn các loại (tốc độ tăng bình quân tăng 8,5% năm giai đoạn 2011-2015 ) tăng lên 61.450 ha, sản lượng đạt 1,13 triệu tấn các loại năm 2020 (tốc độ tăng bình quân 3,75%/năm giai đoạn 2016-2020).

- Cây lâu năm: Ổn định diện tích đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 đạt 51.000ha, sản lượng 660.000 tấn. Phát triển các loại cây chủ lực của tỉnh như: bưởi Năm Roi, Cam sành, Nhãn, Xoài, Sầu riêng, Chôm chôm. Trong đó, cây ăn trái đạt hiệu quả cao chiếm trên 60%, chú trọng phát triển thâm canh những vùng nguyên liệu trọng điểm tại địa bàn các huyện Tam Bình, Trà Ôn, Long Hồ và Thị xã Bình Minh với quy mô lớn theo hướng an toàn dịch bệnh, có thương hiệu riêng, gắn với thị trường tiêu thụ và công nghệ chế biến..

Phần II:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN GẮN SẢN XUẤT VỚI LIÊN KẾT TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;           

- Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

- Căn cứ Quyết định số 1613/QĐ-UBND, ngày 03/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

- Đề án số 03/ĐA/TU, ngày 20/02/2014 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về “Đề án tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững” giai đoạn 2014 - 2020;

- Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 06/10/2015 của UBND tỉnh về việc Quy định tiêu chí quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020;

- Căn cứ Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Long về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng trên diện tích sản xuất CĐL trong ngành trồng trọt, đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa bền vững, chia sẻ chuỗi giá trị trong mối liên kết cùng có lợi giữa các đối tác tham gia CĐL; tăng thu nhập bình quân đầu người trong CĐL cao hơn bình quân chung của tỉnh ngoài CĐL.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, phấn đấu khoảng 12.350 ha đất sản xuất nông nghiệp có doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân thực hiện ký hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hàng hóa, trong đó cây lương thực có hạt khoảng 11.000 ha, rau màu các loại 100 ha, cây công nghiệp hàng năm 260 ha, cây chất bột có củ 240 ha và cây ăn trái 750 ha.

- Tổ chức xúc tiến thương mại và mời gọi khoảng 12 doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hàng hóa. Phấn đấu mỗi cánh đồng liên kết trên cây lúa đều có hợp tác xã nông nghiệp để thực hiện các dịch vụ và làm cầu nối trung gian liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân.

- Năng suất sản xuất lúa bình quân cả năm đạt 6,25 tấn/ha, ứng dụng nhanh và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng cơ giới hóa trong khâu chăm sóc bảo vệ thực vật, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng tại những cánh đồng thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất đầu tư lâu dài.

- Lợi nhuận trong sản xuất lúa đạt trên 30%, góp phần tăng thu nhập để đạt tiêu chí 10, 11, 12, 13 trong xây dựng nông thôn mới.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng thực hiện:

Áp dụng theo Điều 2 của Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ban hành ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

2. Tiêu chí xác định cánh đồng lớn:

Theo Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 06/10/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy định quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020.

3. Chính sách hỗ trợ trong cánh đồng lớn:

Áp dụng theo Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Long về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015-2020.

4. Dự kiến các chỉ tiêu CĐL được tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

4.1. Kế hoạch diện tích

TT

HẠNG MỤC

ĐVT

TỔNG SỐ ĐẾN 2020

PHÂN KỲ THỰC HIỆN

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng diện tích canh tác

Ha

12.350

430

4320

2760

2600

2240

1

Cây Lương thực có hạt

Ha

11.000

430

4.020

2.480

2.250

1.820

2

Rau và đậu các loại.

Ha

100

0

20

20

30

30

3

Cây công nghiệp hàng năm

Ha

260

0

50

60

70

80

4

Cây chất bột có củ

Ha

240

0

30

50

70

90

5

Cây ăn quả

Ha

750

0

200

150

180

220

4.2. Kế hoạch số hộ tham gia CĐL

II

Tổng số hộ nông dân tham gia

Hộ

31.713

1.000

10.712

7.040

6.823

6.142

Cây Lương thực có hạt (lúa, bắp )

Hộ

25.580

1.000

9.348

5.767

5.233

4.232

Rau (rau lấy lá, rau lấy quả, rau lấy củ) và đậu các loại.

Hộ

452

0

90

90

136

136

Cây công nghiệp hàng năm: Mía, Đậu nành, Đậu phộng, Mè, cói (lác).

Hộ

1.182

0

227

273

318

364

Cây chất bột có củ: Khoai lang, Sắn (Khoai mì), khoai sọ, khoai mở, Khoai môn, Dong riềng và cây lấy củ có chất bột khác.

Hộ

1.090

0

136

227

318

409

Cây ăn quả (nhãn, xoài, bưởi, cam, quýt, chôm chôm, sầu riêng) và CAQ khác.

Hộ

3.409

0

909

682

818

1.000

4.3. Kế hoạch địa điểm thực hiện

Cây trồng

Địa điểm thực hiện

Lúa

Mở rộng diện tích tại 07 CĐML ở 07 huyện thị trong tỉnh

Bưởi Năm roi, xà lách xoong

Thị xã Bình Minh

Khoai lang, hành lá

Huyện Bình Tân

Cam sành

Huyện Tam Bình, Trà Ôn, T. phố Vĩnh Long

Nhãn

Huyện Long Hồ, Thành phố Vĩnh Long

Chôm Chôm

Huyện Long Hồ, Trà Ôn

Rau màu các loại và cây ăn trái khác

Vùng chuyên canh rau màu và cây ăn trái các loại ở 07 huyện thị trong tỉnh

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020

Tổng cộng:                                                                              1.582.201.490.000 đồng

(Một ngàn năm trăm tám hai tỷ, hai trăm lẻ một triệu, bốn trăm chín mươi ngàn đồng).

Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước:                                                                 25.144.700.000 đồng

- Đối ứng của dân:                                                                       66.056.790.000 đồng

- Đối ứng của doanh nghiệp:                                                    1.491.000.000.000 đồng

2. Thực hiện vốn từ ngân sách Nhà nước (Phụ lục 1)

2.1. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch:                                          25.144.700.000 đồng

(Hai mươi lăm tỷ, một trăm bốn mươi bốn triệu, bảy trăm ngàn đồng),

Trong đó:

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng:                                              698.400.000 đồng

- Hỗ trợ giống:                                                                               7.806.000.000 đồng

 - Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật:                                                    10.346.400.000 đồng

 - Hỗ trợ thuê máy và công phun xịt thuốc BVT:                               6.135.600.000 đồng

- Kinh phí triển khai:                                                                              3.400.000 đồng

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát:                               132.000.000 đồng

- Sơ kết năm 2018:                                                                               8.000.000 đồng

- Tổng kết giai đoạn 2016 - 2020:                                                         14.900.000 đồng

2.2. Phân kỳ thực hiện:

- Năm 2016:                                                                                      529.800.000 đồng

- Năm 2017:                                                                                   6.468.800.000 đồng

- Năm 2018:                                                                                   6.662.200.000 đồng

- Năm 2019:                                                                                   5.870.100.000 đồng

- Năm 2020:                                                                                  5.613.800.000 đồng.

3. Nguồn kinh phí thực hiện:

Ngân sách tỉnh phân bổ hàng năm cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và phân cấp cho huyện (thị) thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi trực tiếp.

Ngân sách trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án trực tiếp và lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan.

4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 - 2020.

5. Kế hoạch thực hiện từng năm

5.1. Năm 2016 (Phụ lục 2)

Năm 2016 dự kiến có 2 doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn (Công ty lương thực Vĩnh Long và Công ty lương thực Sông Hậu)

Tỉnh sẽ thực hiện hỗ trợ khoảng 430 ha, với kinh phí như sau:

Tổng kinh phí thực hiện:                                                    529.800.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 6 lớp:                                   21.600.000 đồng

- Hỗ trợ giống:                                                                                  154.800.000 đồng

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật:                                                         215.000.000 đồng

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVT:                                       129.000.000 đồng

- Kinh phí triển khai:                                                                              3.400.000 đồng

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát:                                   6.000.000 đồng

5.2. Năm 2017 (Phụ lục 3)

Tổng kinh phí thực hiện:                                                 6.468.800.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 66 lớp:                                 237.600.000 đồng

- Hỗ trợ giống:                                                                               2.343.200.000 đồng

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật:                                                       2.437.700.000 đồng

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVT:                                    1.432.300.000 đồng

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát:                                  18.000.000 đồng

5.3. Năm 2018 (Phụ lục 4)

Tổng kinh phí thực hiện:                                                 6.662.200.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 43 lớp:                                 154.800.000 đồng

- Hỗ trợ giống:                                                                               1.675.800.000 đồng

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật:                                                       3.012.400.000 đồng

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVT:                                    1.784.200.000 đồng

- Kinh phí sơ kết:                                                                                  8.000.000 đồng

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát:                                  27.000.000 đồng

5.4. Năm 2019 (Phụ lục 5)

Tổng kinh phí thực hiện:                                                 5.870.100.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 41 lớp:                                 147.600.000 đồng

- Hỗ trợ giống:                                                                               1.806.000.000 đồng

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật:                                                       2.431.200.000 đồng

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVT:                                    1.449.300.000 đồng

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát:                                  36.000.000 đồng

5.5. Năm 2020 (Phụ lục 6)

Tổng kinh phí thực hiện:                                                 5.613.800.000 đồng, trong đó:

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng 38 lớp:                                 136.800.000 đồng

- Hỗ trợ giống:                                                                               1.826.200.000 đồng

- Hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật:                                                       2.250.100.000 đồng

- Hỗ trợ thuê máy và công phun thuốc BVT:                                    1.340.800.000 đồng

- Kinh phí tổng kết 2016 - 2020:                                                           14.900.000 đồng

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát:                                  45.000.000 đồng

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức triển khai và công bố Kế hoạch:

Thành lập Ban điều hành cấp tỉnh do 01 đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm phó ban trực, 01 đồng chí phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm phó ban và các thành viên gồm lãnh đạo Sở Kế hoạch đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên - Môi trường; Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; Mặt trận tỉnh, Ngân hàng Nhà nước và đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các huyện và Thị xã Bình Minh.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xây dựng CĐL là tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn giai đoạn 2016 - 2020. Xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị Sở ngành liên quan tổ chức chỉ đạo các hoạt động xúc tiến thương mại, mời gọi doanh nghiệp tham gia vào cánh đồng lớn, thẩm định các dự án/ phương án của Doanh nghiệp/tổ chức đại diện nông dân, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức kiểm tra giám sát quá trình tổ chức thực hiện dự án/phương án đã được phê duyệt, sơ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cánh đồng lớn giai đoạn 2015 - 2020.., định kỳ báo cáo về UBND tỉnh chỉ đạo.

Tại mỗi huyện (thị) thành lập Ban điều hành cấp huyện (có thể lồng ghép) do 01 đồng chí phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm trưởng ban, đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện làm phó ban trực và các thành viên khác do huyện quyết định. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xây dựng CĐL huyện là mời gọi doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân lập dự án/phương án tham gia vào cánh đồng lớn, thực hiện chính sách hỗ trợ ưu đãi theo sự phân cấp, tổ chức tuyên truyền vận động nông dân thành lập mới HTX nông nghiệp (tổ chức đại diện của nông dân), triển khai các nội dung hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng, theo dõi kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện liên kết, sơ tổng kết hàng năm và báo cáo về thường trực Ban điều hành cấp tỉnh theo quy định.

2. Hướng dẫn trình tự thủ tục, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án/ phương án:

Thực hiện theo Quyết định số 606/QĐ-BCT ngày 21/01/2015 của Bộ Công Thương, Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Quyết định số 2254/QĐ-UBND tỉnh, ngày 30 tháng 10 năm 2014 về việc công bố thủ tục hành chính mới quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT, ngày 29/4/2014.

3. Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát dự án/phương án:

Đối với tỉnh: Thành lập ban điều phối đặt tại Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết giúp Ban điều hành cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ: thẩm định các dự án /phương án của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân; phối hợp với các thành viên xúc tiến công tác xúc tiến thương mại mời gọi doanh nghiệp tham gia CĐL; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án /phương án; phối hợp với Ban điều hành cấp huyện kiểm tra tình hình thực hiện dự án/phương án thực hiện liên kết của doanh nghiệp.

Đối với huyện (thị): Tùy vào số lượng cánh đồng lớn thực hiện liên kết, bố trí cán bộ phối hợp với Ủy ban nhân dân xã xem xét các đối tượng có đủ điều kiện để hỗ trợ theo quy định; hướng dẫn Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân lập dự án/phương án trong cánh đồng lớn để hợp đồng liên kết; theo dõi, giám sát hoạt động của Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân và nông dân trong quá trình hợp đồng liên kết; tổng hợp, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện cánh đồng lớn của huyện về thường trực Ban điều hành tỉnh.

4. Sơ, tổng kết Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020:

- Năm 2018 sơ kết 02 năm thực hiện Kế hoạch.

- Năm 2020 Tổng kết Kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn:

- Xây dựng Kế hoạch cánh đồng lớn của tỉnh làm căn cứ phê duyệt các Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn tại địa phương. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban điều hành cấp tỉnh (hoặc lồng ghép) để tổ chức thẩm định và phê duyệt Kế hoạch; Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn và công bố kế hoạch cánh đồng lớn giai đoạn 2016 - 2020.

- Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xây dựng cánh đồng lớn, có ban điều phối hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ theo đơn đề nghị của Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân xây dựng liên kết cánh đồng lớn; kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện và đầu mối tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch cánh đồng lớn đã được phê duyệt.

- Phối hợp các cơ quan liên quan và UBND cấp huyện thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt dự án hoặc phương án cánh đồng lớn của doanh nghiệp và tổ chức đại diện của nông dân theo quy định tại điều 5 của Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh xử lý các tranh chấp, vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên liên kết, thu hồi các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với các bên vi phạm hợp đồng liên kết gắn với tiêu thụ nông sản.

- Chủ trì phối hợp với các địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi theo kế hoạch này (Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ giống, bảo vệ thực vật…cho các đối tượng thụ hưởng) khi dự án/phương án được triển khai thực hiện.

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện khuyến khích hộ nông dân thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích dồn điền, đổi thửa; hướng dẫn, tư vấn cho các bên tham gia liên kết thực hiện dự án hoặc phương án CĐL.

- Giao Chi cục Phát triển nông thôn làm thường trực giúp Sở Nông nghiệp thực hiện các nội dung nêu trên.

2. Sở Kế hoạch - Đầu tư:

- Tổ chức kêu gọi Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp xây dựng cánh đồng lớn; bố trí vốn từ ngân sách địa phương và Trung ương theo cơ chế hiện hành để thực hiện hỗ trợ và ưu đãi các chương trình dự án trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trong dựng cánh đồng lớn.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch vốn ngân sách hỗ trợ hàng năm cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham gia cánh đồng lớn trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Sở NN & PTNT và các ngành liên quan thẩm định các điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức nông dân tham gia xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn và cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và các sở ngành liên quan xây dựng kế hoạch bố trí ngân sách hàng năm kịp thời, tham mưu đề xuất cơ chế chính sách mức hỗ trợ, ưu đãi cụ thể của tỉnh trên cơ sở các chính sách hiện hành và Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn thanh quyết toán, kiểm soát tài chính trong thực hiện CĐL.

4. Sở Công thương:

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan, hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản từ các dự án cánh đồng lớn. Hướng dẫn, kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT phổ biến kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, công nghệ mới phục vụ cánh đồng lớn.

 - Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn chất lượng nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

6. Liên minh Hợp tác xã:

Tham gia thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động thành lập tổ chức đại diện của nông dân, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. Thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế tập thể trong thực hiện liên kết và tiêu thụ nông sản, hướng dẫn, tư vấn thủ tục ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT các chính sách hỗ trợ ưu đãi theo Quyết định của UBND tỉnh.

7. Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên CS HCM, Hội LH Phụ nữ các cấp:

Các ngành đoàn thể phối hợp với ban quản lý cấp huyện thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền hướng dẫn, vận động nông dân và các tổ chức đại diện của nông dân liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, đồng thời phát huy vai trò, vị trí của Hội, Đoàn để bảo vệ và hỗ trợ hội viên có điều kiện ký kết hợp đồng liên kết.

8. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

Chỉ đạo thực hiện quy hoạch theo tiêu chí do UBND tỉnh công bố, cùng các ngành liên quan thẩm định dự án/phương án theo đề nghị của doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân đối với những cánh đồng của địa phương. Tổ chức các buổi tọa đàm giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tại những cánh đồng lớn nhằm tháo gỡ những vướng mắc và đi đến thống nhất chung giữa các đối tác ký kết hợp đồng, chỉ đạo đơn vị liên quan thực hiện việc ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước.

Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào công bố của Ủy ban nhân dân tỉnh về cánh đồng lớn, căn cứ hợp đồng và biên bản nghiệm thu hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản ký giữa doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân với nông dân trong khuôn khổ các dự án hoặc phương án cánh đồng lớn thực hiện trên địa bàn xã xác nhận việc thực hiện hợp đồng của nông dân để làm căn cứ cho việc xem xét nông dân được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quyết định của UBND tỉnh.

9. Các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ nông sản hàng hóa muốn được hưởng các chính sách hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước phải đảm bảo các điều kiện theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/ 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng dự án/phương án và các hồ sơ pháp lý gửi Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để được hưởng các chính sách hỗ trợ ưu đãi theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT, ngày 29/4/2014. Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp nông thôn.

10. Các tổ chức đại diện của nông dân:

Thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào, tổ chức các dịch vụ hoạt động đầu vào, đầu ra cho thành viên và tổ chức thu gom sản phẩm đầu ra, nhằm tạo vùng nguyên liệu bền vững cho doanh nghiệp và người nông dân yên tâm sản xuất trong cánh đồng lớn mang lại hiệu quả kinh tế cho các bên tham gia liên kết.

11. Đài Phát thanh Truyền hình:

Kịp thời thông tin các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đến doanh nghiệp, nông dân và các tổ chức đại diện của nông dân. Tuyên truyền các mô hình cánh đồng lớn đạt hiệu quả, bền bững và biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện liên kết tiêu thụ nông sản trong cánh đồng lớn./.

 

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Vương Thị Thu Hương

 

 



[1] Theo báo cáo 05 năm ngành nông nghiệp

[2] Báo cáo 05 năm thực hiện Nghị quyết 26

[3] Báo cáo Tái cơ cấu năm 2014

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2626/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn gắn sản xuất với liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 2626/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/10/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Trần Hoàng Tựu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản