Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2018/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 10 tháng 10 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 154/TTr-CAT-PV05 ngày 21 tháng 9 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2018 và thay thế Quyết định số 21/2001/QĐ-UB ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về vị trí, chức năng; nguyên tắc và tổ chức, hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với Ủy ban nhân dân, Công an xã, phường, thị trấn; Trưởng ấp, khóm, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khóm; Cảnh sát khu vực, Công an viên bố trí ở ấp, khóm; các Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Vị trí, chức năng của Tổ Nhân dân tự quản
Tổ Nhân dân tự quản là tổ chức quần chúng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) quyết định thành lập ở địa bàn dân cư thuộc ấp, khóm nhằm phát huy vai trò tích cực của quần chúng nhân dân trong tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự, tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Tổ Nhân dân tự quản chịu sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng ấp, khóm; hướng dẫn nghiệp vụ của Cảnh sát khu vực, Công an viên bố trí ở ấp, khóm.
2. Hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo dân chủ, công khai, tự nguyện, trên tinh thần tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải, phát huy sức mạnh đoàn kết, tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trong cụm dân cư.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN
Điều 4. Tổ chức của Tổ Nhân dân tự quản
1. Tổ Nhân dân tự quản được thành lập theo cụm dân cư, mỗi tổ không quá 20 hộ gia đình. Cảnh sát khu vực, Công an viên bố trí ở ấp, khóm trao đổi Trưởng ấp, khóm để xác định phạm vi, sắp xếp số thứ tự các tổ trên địa bàn và lập danh sách hộ gia đình trong từng tổ.
2. Mỗi tổ Nhân dân tự quản có Tổ trưởng, 01 Tổ phó do Trưởng ấp, khóm cùng Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khóm tổ chức họp đại diện các hộ gia đình trong tổ để bàn bạc, giới thiệu nhân sự và bầu chọn theo hình thức giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Sau khi được bầu chọn và công nhận, Tổ trưởng, Tổ phó hoạt động cho đến khi không đảm bảo được các điều kiện, tiêu chuẩn tại Điều 5 Quy định này, thì bầu chọn Tổ trưởng, Tổ phó mới thay thế.
3. Trưởng ấp, khóm thống nhất với Trưởng Công an cấp xã tham mưu, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Tổ Nhân dân tự quản, công nhận Tổ trưởng, Tổ phó.
Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn để công nhận Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản
1. Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, cư trú thường xuyên tại địa phương; có phẩm chất đạo đức tốt; sức khỏe đảm bảo; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tự nguyện tham gia các hoạt động của tổ; có uy tín và được nhân dân trong tổ tín nhiệm.
2. Có khả năng thuyết phục Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa và tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; ra sức chăm lo xây dựng địa phương vững mạnh.
Điều 6. Hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản
1. Hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản là hoạt động tự giác của các hộ gia đình trong tổ nhằm tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự và xây dựng gia đình đoàn kết, văn hóa.
2. Các hộ gia đình trong tổ cùng nhau tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần vào việc xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh, trật tự.
Điều 7. Nội dung hoạt động của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản
1. Nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, tình hình có liên quan đến an ninh, trật tự để làm cơ sở tuyên truyền, vận động các hộ gia đình trong tổ nâng cao ý thức phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình trong tổ tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh, trật tự.
3. Động viên, đôn đốc các hộ gia đình trong tổ thực hiện đúng các quy định về thông báo lưu trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng theo quy định; tự quản về tài sản; tự quản các thành viên trong gia đình không phạm tội, không tham gia tệ nạn xã hội và hoạt động mê tín dị đoan.
4. Kịp thời phát hiện báo ngay cho Cảnh sát khu vực, Công an viên bố trí ở ấp, khóm khi phát hiện các dấu hiệu, trường hợp sau:
a) Những người có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, tệ nạn xã hội, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Những người tuyên truyền đạo trái phép; kích động, xúi giục chia rẽ dân tộc, tôn giáo, phá hoại đoàn kết dân tộc; lôi kéo khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật.
5. Kịp thời hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hộ gia đình trong tổ, tạo mối quan hệ đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư an toàn về an ninh, trật tự.
6. Hàng tháng Tổ Nhân dân tự quản hội ý, trao đổi tình hình an ninh, trật tự, tình hình công tác trong tổ và đề ra các mặt công tác cho thời gian tới; Tổ Nhân dân tự quản làm việc, hội họp tại địa điểm do Tổ trưởng, Tổ phó hoặc thành viên tố quyết định.
Điều 8. Biểu dương, khen thưởng
Tổ Nhân dân tự quản, Tổ trưởng, Tổ phó và cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở khu dân cư thì được biểu dương, khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Công an tỉnh, các sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
2. Giao Công an tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Công an tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đối với Tổ trưởng, Tổ phó Tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 60/2019/QĐ-UBND quy định về tổ chức, hoạt động của Tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 78/2021/QĐ-UBND bổ sung Khoản 8 Điều 4 của Quy định tổ chức, hoạt động của Tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 60/2019/QĐ-UBND
- 6Nghị quyết 39/2022/NQ-HĐND về quy định mức chi hỗ trợ Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Nghị định 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đối với Tổ trưởng, Tổ phó Tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 6Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 60/2019/QĐ-UBND quy định về tổ chức, hoạt động của Tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Quyết định 78/2021/QĐ-UBND bổ sung Khoản 8 Điều 4 của Quy định tổ chức, hoạt động của Tổ nhân dân tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 60/2019/QĐ-UBND
- 9Nghị quyết 39/2022/NQ-HĐND về quy định mức chi hỗ trợ Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Quyết định 26/2018/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 26/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Trần Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra