Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2016/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 02 tháng 6 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 60/TTr-SXD ngày 07 tháng 4 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này và định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký;
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này hướng dẫn việc quản lý, phát triển, quy hoạch xây dựng đô thị, các khu vực nông thôn, các ngành sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đảm bảo theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng và tham gia vào hoạt động quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải thực hiện theo đúng Quy định này và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Trường hợp các văn bản được viện dẫn thực hiện bị sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Quy định này làm cơ sở để Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc các đô thị, làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ và nội dung quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch liên vùng huyện, quy hoạch các khu chức năng ngoài đô thị, quy hoạch các ngành và lĩnh vực liên quan trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Phạm vi, ranh giới, quy mô dân số, đất đai vùng quản lý
1. Phạm vi, ranh giới:
a) Phạm vi vùng quản lý: Toàn bộ địa giới hành chính của tỉnh, với diện tích tự nhiên 1.312.537ha, chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nước.
b) Ranh giới vùng quản lý:
- Phía Đông giáp: Tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa;
- Phía Tây giáp: Vương quốc Campuchia và tỉnh Đắk Nông;
- Phía Nam giáp: Tỉnh Đắk Nông và tỉnh Lâm Đồng;
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Gia Lai.
2. Quy mô dân số:
a) Đến năm 2020: Tổng dân số toàn tỉnh là 1.972.000 người. Trong đó, dân số đô thị là 690.000 người, tỷ lệ đô thị hóa là 35,0%;
b) Đến năm 2030: Tổng dân số toàn tỉnh là 2.178.000 người. Trong đó, dân số đô thị là 1.027.000 người, tỷ lệ đô thị hóa là 47,0%.
3. Đất đai vùng quản lý:
a) Đất xây dựng đô thị: Diện tích đất xây dựng phát triển đô thị đến năm 2020 là 29.000ha; đến năm 2030 là 49.000ha;
b) Đất xây dựng khu dân cư nông thôn: Diện tích đất xây dựng khu dân cư nông thôn đến năm 2020 là 16.000ha; đến năm 2030 là 14.000ha.
Điều 3. Quy định về các vùng phát triển, các không gian phát triển kinh tế
1. Phân vùng phát triển: Thực hiện theo quy định tại điểm 4.2, khoản 4, Điều 1, Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2014 của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Các không gian phát triển kinh tế: Thực hiện theo quy định tại điểm 4.3, khoản 4, Điều 1, Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND .
Điều 4. Quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn
1. Quản lý định hướng phát triển không gian vùng và các tiểu vùng:
a) Đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên: Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh; trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại vùng Tây Nguyên; trung tâm công nghiệp tỉnh Đắk Lắk; đầu mối giao thông quan trọng, tạo điều kiện giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, gắn Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam với miền Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và quốc tế; đô thị có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng; đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng với các thế mạnh về giáo dục đào tạo, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao cấp vùng.
b) Đô thị cấp vùng tỉnh: Các đô thị trung tâm cấp tỉnh có chức năng, vị thế trong phạm vi tỉnh, cùng với đô thị trung tâm hành chính là các đô thị chuyên ngành về dịch vụ cho các khu vực trọng điểm về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch..., bao gồm các đô thị: Buôn Hồ, Ea Kar, Buôn Trấp và Phước An chia sẻ các chức năng, hỗ trợ thành phố Buôn Ma Thuột.
- Đô thị Buôn Hồ: Buôn Hồ là đô thị loại III đến năm 2020; trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến cà phê, cao su…) phía Bắc của tỉnh; trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và du lịch thứ cấp của tỉnh Đắk Lắk; đầu mối giao thương quan trọng, nơi hội tụ của các trục hành lang tăng trưởng kinh tế - đô thị (Quốc lộ 14, Quốc lộ 29) nối kết giữa vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Bắc Campuchia; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng;
- Đô thị Ea Kar: Ea Kar là đô thị loại IV cấp vùng tỉnh, giữ vai trò trung tâm công nghiệp khu vực phía Đông tỉnh; trung tâm thương mại, du lịch và văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, giáo dục, y tế... và là thị xã trực thuộc tỉnh giai đoạn đến năm 2020.
c) Đô thị cấp tiểu vùng tỉnh:
- Đô thị Phước An: Phước An là đô thị loại IV, đô thị dịch vụ, thương mại tiểu vùng phía Đông tỉnh và là thị xã trực thuộc tỉnh giai đoạn đến năm 2030.
- Đô thị Buôn Trấp: Buôn Trấp là đô thị loại IV, trung tâm dịch vụ, vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục thể thao tiểu vùng phía Nam của tỉnh; trung tâm sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và là thị xã trực thuộc tỉnh giai đoạn đến năm 2030.
- Đô thị Ea Drăng: Ea Drăng là đô thị loại IV giai đoạn đến năm 2030, đô thị cửa ngõ và trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh, gắn với trục hành lang Quốc lộ 14, cao tốc Ngọc Hồi - Chơn Thành, trục liên kết Đông - Tây (ĐT.695 - TL 15), trực tiếp thông thương hàng hóa ra khu vực cảng biển.
- Đô thị Ea Súp: Ea Súp là đô thị loại V, trung tâm tiểu vùng Tây Bắc của tỉnh, hỗ trợ hoạt động giao thương trên trục hành lang Quốc lộ 29, trực tiếp liên kết với các tỉnh thuộc Campuchia trong khu vực tam giác phát triển kinh tế. Phát huy tiềm năng văn hóa đặc sắc, hệ thống hồ Ea Súp Thượng (khoảng 1.400 ha); hồ Ea Súp Hạ (khoảng 600 ha) để phát triển du lịch, dịch vụ. Đây cũng là vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao như sắn, mía, cây ăn quả... làm cơ sở phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến nông sản.
- Đô thị M’Đrắk: M’Đrắk là đô thị loại V, đô thị cửa ngõ về phía Đông của tỉnh, gắn với trục hành lang Quốc lộ 26 và đường Trường Sơn Đông, có khả năng liên kết với tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ để trở thành trung tâm giao thương, đầu mối trao đổi các sản phẩm hàng hóa, phát triển du lịch.
2. Hệ thống phát triển các điểm dân cư nông thôn: Thực hiện theo quy định tại điểm 5.3, khoản 5, Điều 1, Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2014 của HĐND tỉnh.
HỆ THỐNG HẠ TẦNG XÃ HỘI - HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ QUY ĐỊNH VỀ BẢO TỒN
1. Phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là công nhân lao động tại các khu cụm công nghiệp, học sinh - sinh viên và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, nhất là thành phố Buôn Ma Thuột.
2. Phát triển nhà ở khu vực nông thôn gắn với mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới, với kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; kết hợp hài hòa giữa phát triển nhà ở, khu dân cư mới với chỉnh trang nhà ở, hạ tầng hiện có; tôn trọng hiện trạng, giữ gìn bản sắc nhà ở truyền thống.
Điều 6. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội
1. Hệ thống các trung tâm dịch vụ tổng hợp: Thực hiện theo quy định tại điểm 5.4, khoản 5, Điều 1, Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
2. Hệ thống các trung tâm chính trị - hành chính:
- Hệ thống các trung tâm chính trị - hành chính: Thực hiện theo quy định tại điểm 5.4, khoản 5, Điều 1, Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND .
- Phát triển các trung tâm chính trị - hành chính phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển tổ chức hành chính mới và định hướng phát triển của tỉnh.
3. Hệ thống các trung tâm chuyên ngành:
a) Đối với mạng lưới giáo dục - đào tạo:
- Xây dựng tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là thành phố Buôn Ma Thuột thành một trung tâm giáo dục - đào tạo cấp vùng. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới, quan tâm phát triển nhanh và bền vững ở tất cả các cấp học.
- Các khu đào tạo tập trung với hệ thống hạ tầng đồng bộ đáp ứng nhu cầu đào tạo trong thời đại mới.
- Xây dựng hệ thống các trường phổ thông, mầm non đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục toàn diện.
b) Đối với mạng lưới y tế:
- Xây dựng hệ thống y tế hiện đại, hoàn chỉnh và hiệu quả, phát triển toàn diện đặc biệt là thành phố Buôn Ma Thuột thành một trung tâm y tế cấp vùng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, đa dạng của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Hệ thống bệnh viện và trung tâm y tế: Phát triển xây dựng các bệnh viện đa khoa và chuyên ngành tại các khu vực trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt.
c) Đối với mạng lưới văn hóa:
- Xây dựng tỉnh Đắk Lắk thành một trung tâm văn hóa cấp vùng. Kế thừa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng văn hóa vùng Tây Nguyên.
- Phát triển các ngành văn hóa giải trí, kết hợp du lịch, xây dựng tỉnh Đắk Lắk thành một trung tâm du lịch nhiều loại hình của khu vực.
d) Đối với mạng lưới thể dục thể thao:
- Với vai trò là trung tâm thể dục thể thao cấp vùng, cần nâng cấp, xây dựng mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất thể dục thể thao. Xây dựng hệ thống các công trình thể dục thể thao có tầm cỡ quy mô lớn, làm tiền đề phát triển cơ sở vật chất cho ngành thể thao và đảm bảo đáp ứng cho mọi hoạt động thi đấu có quy mô mang tầm khu vực vùng Tây Nguyên.
- Xây dựng bổ sung, nâng cấp các công trình thể thao huyện, sân thể thao xã, phường, thị trấn, đơn vị ở.
đ) Đối với hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước:
- Đối với các khu vực nội thành, nội thị cũ: Giữ gìn, cải tạo các khu công viên, cây xanh hiện hữu.
- Bảo vệ và quản lý tốt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
- Không gian mặt nước: Khoanh phân khu kiểm soát phát triển, tạo ranh giới và khoảng cách đệm với các đô thị bằng không gian mở và không gian công cộng.
4. Mạng lưới dịch vụ du lịch: Phát triển tỉnh Đắk Lắk thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực; xây dựng các trung tâm dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế theo hướng văn minh, hiện đại.
5. Mạng lưới công nghiệp:
- Di dời các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội thành, nội thị cũ; trong nội thành, nội thị không phát triển các cụm công nghiệp mới.
- Các khu, cụm công nghiệp mở rộng và hình thành mới, tập trung phát triển các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường.
Điều 7. Cao độ nền và các vùng cấm xây dựng
1. Cao độ nền:
- Cần quản lý chặt chẽ cao độ xây dựng của các dự án, phải tuân thủ cao độ khống chế xây dựng theo quy hoạch chung được duyệt.
- Cần xây dựng và xác định rõ các mốc cao độ cho từng khu vực để đảm bảo việc quản lý về xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý, kiểm soát cao độ các công trình xây dựng xen cấy trong khu vực xây dựng đã ổn định, không được làm ảnh hưởng tới công tác thoát nước và mỹ quan đô thị.
2. Các vùng cấm và hạn chế xây dựng:
- Các vùng cấm và hạn chế xây dựng: Thực hiện theo quy định tại tiết a, điểm 6.2, khoản 6, Điều 1, Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
- Cấm và hạn chế xây dựng trong các khu vực vành đai bảo vệ an toàn cảng hàng không Buôn Ma Thuột; các khu quốc phòng, an ninh.
- Cấm xây dựng trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, suối trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
1. Quy định chung:
- Quy định dành quỹ đất cho giao thông đô thị đạt từ 18-26% diện tích đất xây dựng đô thị (trong đó giao thông tĩnh chiếm 1-2%). Phát triển các công trình giao thông trọng điểm, tăng diện tích giao thông tĩnh.
- Quy định hệ thống các chỉ tiêu giao thông đô thị và phát triển giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại.
- Bảo vệ và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ thống nhất các loại hình giao thông vận tải đối ngoại như: đường bộ đối ngoại, đường hàng không,...
2. Phạm vi bảo vệ đường bộ:
a) Đối với đường ngoài đô thị: Đảm bảo hành lang bảo vệ các tuyến đường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ; Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.
b) Đối với đường đô thị: Tuân thủ đúng các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch được duyệt.
c) Hệ thống giao thông nông thôn phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình đầu tư xây dựng theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 14:2009/BXD) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn; Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn và cầu trên các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh. Xây dựng mới và nâng cấp giao thông nông thôn đáp ứng các yêu cầu phát triển, các tiêu chí nông thôn mới.
3. Phạm vi bảo vệ đường thủy nội địa: Tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa; Thông tư số 70/TT-BGTVT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
4. Phạm vi bảo vệ đường hàng không: Xác định phạm vi bảo vệ các công trình hàng không, khoảng cách ly tối thiểu giữa sân bay và khu dân dụng tuân thủ các quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014; Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay; Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam (QCVN 01:2008/BXD) về quy hoạch xây dựng; Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 07:2016/BXD) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình cấp nước; Tiêu chuẩn thiết kế sân bay của ICAO.
1. Nguồn nước cấp:
- Nguồn nước cấp đô thị và nông thôn: Thực hiện theo quy định tại điểm 6.3, khoản 6, Điều 1, Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND .
- Từng bước hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm, nhất là vấn đề khai thác nước ngầm tự do.
- Mở rộng mạng lưới phân phối nước, đảm bảo 100% yêu cầu cấp nước sinh hoạt khu vực đô thị. Đáp ứng yêu cầu cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp tập trung.
2. Các quy định về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt:
a) Nguồn nước mặt:
- Khu vực I: Cấm xây dựng bất kỳ loại công trình nào cho người ở, kể cả công nhân quản lý; cấm xả nước thải, tắm giặt, bắt cá, chăn thả trâu bò; cấm sử dụng hóa chất độc, phân hữu cơ và các loại phân khoáng để bón cây quanh khu vực lấy nước.
- Khu vực II: Nhà máy, nhà ở, khu dân cư phải được xây dựng hoàn thiện (có hệ thống cấp nước, thoát nước bẩn và nước mưa...) để bảo vệ đất và nguồn nước khỏi bị ô nhiễm; nước thải sản xuất và sinh hoạt trước khi xả vào nguồn nước phải được làm sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh; cấm đổ phân, rác, phế thải công nghiệp, hóa chất độc làm nhiễm bẩn nguồn nước và ô nhiễm môi trường.
- Các chỉ tiêu giám sát thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT). Trong đó các chỉ tiêu về vật lý, hóa, vi sinh, đặc biệt là các thành phần hợp chất ni-tơ, các nguyên tố độc hại như: arsen, thủy ngân, chì, đồng... cần giám sát chặt chẽ.
b) Nguồn nước ngầm:
- Cần chỉ định cơ quan quản lý thống nhất mạng lưới quan trắc nước ngầm cả về chất lượng và mực nước để phục vụ quản lý khai thác nước ngầm và kiểm soát nhiễm bẩn nước ngầm.
- Các tầng chứa nước trong hệ thống nước ngầm của tỉnh có quan hệ với nhau, do vậy việc bảo vệ, chống nhiễm bẩn các tầng nước trong phân bố nước là rất cần thiết. Căn cứ các chỉ tiêu giám sát QCVN 09-MT:2015/BTNMT, khi khoan các giếng phải đúng kỹ thuật quy cách, tránh nhiễm bẩn từ trên xuống tầng khai thác.
3. Khoảng cách quy định khu vực bảo vệ nguồn nước:
a) Đối với nước mặt:
- Khu vực I: Bảo vệ công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung trong bán kính 1000m.
- Khu vực II: Bảo vệ công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung trong bán kính 5000m.
- Đối với việc xây dựng nghĩa trang: Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường nhỏ nhất đến công trình khai thác nước sinh hoạt tập trung từ nghĩa trang hung táng là 5000m, từ nghĩa trang cát táng là 3000m. Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường nhỏ nhất từ nghĩa trang đến mép nước gần nhất của mép nước của các thủy vực lớn là: Từ nghĩa trang hung táng là 500m, từ nghĩa trang cát táng là 100m.
b) Đối với nước ngầm:
- Khu vực I: Trong bán kính không nhỏ hơn 30m đối với tầng chứa nước đã được bảo vệ tốt; trong bán kính không nhỏ hơn 50m đối với tầng chứa nước không được bảo vệ hoặc bảo vệ không tốt.
- Khu vực II: Trong bán kính không nhỏ hơn 300m.
- Các bãi rác đã, đang và sẽ xây dựng trong vùng có tầng nước ngầm cần phải được cách ly tuyệt đối với các tầng chứa nước, nếu có dấu hiệu làm nhiễm bẩn tầng chứa nước phải nhanh chóng tiến hành xử lý.
- Các trạm xử lý nước thải phải cách công trình lấy nước ngầm ít nhất từ 200m đến 300m (theo TCVN 7222:2002 ).
4. Bảo vệ công trình đầu mối và các tuyến ống truyền dẫn cấp nước chính:
- Các nhà máy nước cần được xây dựng đảm bảo công suất thiết kế và chất lượng nước theo tiêu chuẩn.
- Các công trình chính trong dây chuyền công nghệ xử lý nước phải bằng bê tông cốt thép, tuổi thọ công trình là 100 năm. Phải ưu tiên diện tích để bố trí các công trình chính theo hướng tự chảy từ công trình đầu tiên tới bể chứa nước sạch.
- Các tuyến ống truyền dẫn nước chính: Các đô thị được cấp nước từ các tuyến ống truyền dẫn nước chính qua các điểm đầu mối cấp nước. Hạn chế tối đa điểm đấu nối trên tuyến ống truyền dẫn để đảm bảo tuyến ống truyền dẫn hoạt động tốt.
- Mạng lưới cấp nước đô thị: Mạng lưới cấp nước đô thị thiết kế mạng vòng. Đường ống cấp nước cần được thiết kế lắp đặt đảm bảo độ sâu chôn ống và đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình và các đường ống xung quanh theo tiêu chuẩn ngành (TCXDVN 33-2006 và QCVN 07:2016/BXD), đường kính ống nhỏ nhất trên trục đường giao thông là 100mm.
Điều 10. Quy định về cấp điện và chiếu sáng đô thị
1. Cấp điện:
- Nguồn điện cấp cho toàn tỉnh là các nhà máy điện hiện có trên địa bàn và các hệ thống truyền tải 500kV, 220kV, 110kV.
- Cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và có dự phòng phát triển cho tương lai, đảm bảo tính hiện đại, độ tin cậy cao, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị; đặc biệt là dành quỹ đất xây dựng công trình điện.
- Quản lý hành lang cách ly đường điện, công trình điện phải tuân thủ theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ; Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công thương; QCVN 01:2008/BXD.
2. Chiếu sáng đô thị:
- Nâng cao chất lượng lưới đèn chiếu sáng chức năng, sử dụng đèn 2 cấp công suất để tiết kiệm năng lượng, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và tiện nghi đô thị; đồng thời mỗi trụ cần phải đảm bảo an toàn điện và không rò rỉ điện.
- Nâng cấp, phát triển tất cả các loại hình chiếu sáng gồm chiếu sáng các công trình giao thông, chiếu sáng các công trình công cộng và chiếu sáng quảng cáo, lễ hội. Riêng chiếu sáng đường phố đạt tỷ lệ 100% chiều dài đường chính và đường khu vực được chiếu sáng; nâng tỷ lệ chiếu sáng ngõ xóm đạt khoảng 75-80%. Các khu vực trọng tâm trong đô thị phải được chiếu sáng cảnh quan gồm trung tâm hành chính - chính trị, phố thương mại, di tích có giá trị, công trình cao tầng điểm nhấn, quảng trường và không gian mở.
- Hạn chế chiếu sáng dàn trải như chiếu sáng cảnh quan cho các khu vực nghỉ ngơi, khu ở thuần, khu trường học, bệnh viện, khu công nghiệp… để tránh ô nhiễm ánh sáng. Khuyến khích chiếu sáng lễ hội, thông tin tín hiệu, quảng cáo tại các tuyến phố chính hướng tâm vào đô thị.
- Cải tạo, nâng cấp trung tâm điều khiển tự động hệ thống đèn chiếu sáng giao thông hiện có, điều khiển tự động đến từng bộ đèn cho toàn hệ thống chiếu sáng đường phố. Cấm sử dụng đèn hiệu suất thấp cho chiếu sáng đô thị như đèn sợi đốt, đèn thủy ngân cao áp. Khuyến khích áp dụng các loại đèn dùng pin mặt trời, đèn LED để tiết kiệm điện năng.
Điều 11. Thu gom và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang
1. Nước thải sinh hoạt:
- Sơ đồ quản lý chung hệ thống thoát nước thải: Bể tự hoại → cống thoát nước thải → trạm bơm nước thải → trạm xử lý nước thải → hồ chứa để kiểm soát ô nhiễm, tái sử dụng (tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu hỏa) → xả ra nguồn.
- Các khu vực nội thành đã có hệ thống thoát nước chung, tiếp tục sử dụng hệ thống cống hiện có, thay thế các tuyến cống cũ không đủ tiết diện, tiêu chuẩn. Xây dựng các tuyến cống bao và giếng tách dòng (tại cuối các tuyến cống chính thoát nước chung, trước các miệng xả) để thu gom và đưa nước thải về trạm xử lý tập trung trước khi xả ra môi trường.
- Các khu vực phát triển mới xây dựng tách riêng hai hệ thống thoát nước mưa và nước thải, nước thải được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Các khu vực có mật độ dân số thấp sẽ phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải theo từng khu vực.
- Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh trong nhà ở, công trình công cộng phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải.
- Cống tự chảy dùng cống bê tông cốt thép đúc sẵn, cống áp lực sử dụng ống gang.
- Trạm xử lý nước thải tập trung cần có nhiều khu phù hợp với phân đợt xây dựng, mỗi trạm xử lý nước thải đều có hồ chứa nước thải sau xử lý để kiểm soát ô nhiễm và tái sử dụng. Nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.
- Các thị trấn và các điểm dân cư nông thôn tập trung sử dụng hệ thống thoát nước riêng, thu gom nước thải và xử lý nước thải theo từng khu vực có quy mô phù hợp.
- Khu vực nông thôn phân tán sử dụng hệ thống thoát nước chung, nước thải được xử lý trong từng công trình bằng bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào cống.
- Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý tại trạm xử lý tập trung và trạm xử lý khu vực phải đạt các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7222:2002) - Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Nước thải sau xử lý tại các trạm xử lý cục bộ phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải công nghiệp:
- Chủ đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung chịu trách nhiệm thu gom toàn bộ nước thải các cơ sở trong khu, cụm công nghiệp và xử lý đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả ra môi trường. Đối với các cơ sở sản xuất có nước thải ô nhiễm nặng (ngành nghề sản xuất cụ thể: xi mạ, bảo vệ thực vật, thuộc da nhuộm, cao su từ mủ latex...), cần được xử lý theo hai bước: Bước 1 - Xử lý nước thải cục bộ trong nhà máy; Bước 2 - Làm sạch nước thải tại trạm xử lý nước tập trung của khu, cụm công nghiệp.
- Nước thải từ các nhà máy xí nghiệp phân tán phải có công trình xử lý nước thải riêng trong nhà máy đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Chất lượng nước thải công nghiệp sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
3. Nước thải y tế:
Mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng đạt tiêu chuẩn tại QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
4. Quản lý chất thải rắn:
- Đối với chất thải rắn có thể tái chế như: kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy carton, túi nhựa... được vận chuyển đến các cơ sở tái chế chất thải rắn tập trung ở các khu vực.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt không độc hại có khối lượng lớn dùng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, đốt thu hồi năng lượng.
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao và phân hầm cầu được tận dụng chế biến thành phân tổng hợp hữu cơ cao bằng công nghệ ủ lên men hoặc công nghệ sinh học.
- Đối với chất thải rắn công nghiệp, sau khi phân loại tại nguồn được thu gom và vận chuyển đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn để xử lý hoặc các nhà máy xử lý chất thải được xử lý bằng các công nghệ như tái chế, đốt và hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp. Chất thải nguy hại được quản lý và xử lý theo các phương pháp phù hợp theo quy định.
- Đối với chất thải rắn nguy hại y tế được thu gom, xử lý bằng công nghệ đốt ở nhiệt độ từ 850-1200oC.
- Để thống nhất quản lý, chủ các nguồn thải phải ký hợp đồng với các công ty có đủ năng lực thu gom và vận chuyển, xử lý chất thải rắn đạt yêu cầu môi trường.
- Các loại bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tại các trạm xử lý khu vực, trạm xử lý cục bộ, nhà máy và bùn từ các bể tự hoại sẽ được chuyển đến khu xử lý chất thải rắn tập trung hoặc các nhà máy xử lý.
5. Quản lý nghĩa trang:
- Các chỉ tiêu tính toán lấy theo QCVN 01:2008/BXD và QCVN 07:2016/BXD.
- Nghĩa trang có tỷ lệ chôn cất từ 60% trở lên đến năm 2030, ưu tiên hình thức hỏa táng và đầu tư xây dựng các nhà hỏa táng tại các nghĩa trang xây dựng mới theo hướng công viên nghĩa trang.
- Khu vực nông thôn, người dân tiếp tục dùng nghĩa trang cấp IV (có quy mô diện tích đất nhỏ hơn 10ha) phân tán. Các nghĩa trang cấp IV phân tán, có quy mô diện tích đất nhỏ 10ha, không đủ khoảng cách ly hoặc nằm trong quy hoạch sử dụng đất phải có kế hoạch đóng cửa, trồng cây xanh cách ly, khi có nhu cầu sử dụng đất có thể di chuyển đến nghĩa trang từ cấp III trở lên theo quy hoạch.
Điều 12. Quy định về bảo vệ môi trường
1. Tuân thủ các tiêu chí đánh giá các thành phần môi trường, bao gồm: môi trường đất; môi trường nước; môi trường không khí, tiếng ồn; môi trường sinh thái và đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm; đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với từng dự án; tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Giải pháp bảo vệ môi trường: Trong quá trình đề xuất các định hướng quy hoạch, đồ án đã thống nhất với các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm bằng bảng tổng hợp kiến nghị các biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Việc quyết định địa điểm và triển khai các dự án nhạy cảm về môi trường (khu xử lý rác, nghĩa trang, nghĩa địa, khu xử lý nước thải, các khu chăn nuôi tập trung...) sẽ được xem xét cụ thể trên cơ sở định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quy định về quốc phòng - an ninh
1. Tỉnh Đắk Lắk là địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng - an ninh đối với vùng Tây Nguyên. Quy hoạch sử dụng đất không chồng lấn hoặc đi qua các căn cứ quân sự quan trọng như: Các căn cứ binh đoàn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, các khu vực an ninh,…
2. Đối với những dự án phát triển không gian đô thị về chiều cao sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
3. Trong khu vực đô thị hóa mật độ cao, tùy từng vị trí cụ thể có thể chuyển đổi thành đất phát triển đô thị. Trên cơ sở định hướng phát triển không gian mà quy hoạch chung đã xác định, các cơ quan có liên quan cần phải lập quy hoạch an ninh - quốc phòng để bảo vệ trong mọi tình huống.
Điều 14. Các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
1. Quy định chung: Thực hiện quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích theo Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.
2. Di tích xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Nhà đày Buôn Ma Thuột (số 17 Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột); Bến phà Sêrêpôk - Hệ thống di tích đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn); Đình Lạc Giao (số 67 Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột); Tháp Yang Prông (xã Ea Rốk, huyện Ea Súp); Hang đá Đắk Tuôr (buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông); Hồ Lắk (ranh giới giữa thị trấn Liên Sơn và các xã: Bông Krang, Jang Tao, Đắk Liêng, huyện Lắk); Thác Dray Sáp Thượng (hay còn gọi là thác Gia Long thuộc xã Dray Sáp, huyện Krông Ana); Đồn điền CADA (xã Ea Yông, huyện Krông Pắc); Nhà số 4 Nguyễn Du - Biệt Điện Bảo Đại (số 02 Y Ngông, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột); Thác Dray Kpor (xã Cư Bông, huyện Ea Kar); Thác Dray Dlông (xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar); Thác Thủy Tiên (xã Tam Giang, huyện Krông Năng); Thác Dray Nur (xã Đray Sáp, huyện Krông Ana); Miếu thờ CADA (xã Ea Yông, huyện Krông Pắc); Thác Dray Knao (xã Krông Jing, huyện M’Drắk); Điểm lưu niệm các chiến sỹ Nam Tiến tại thành phố Buôn Ma Thuột và Thác Bìm Bịp (xã Yang Tao, huyện Lắk).
3. Di tích xếp hạng cấp tỉnh, gồm: Đồi Cư Hlăm (xã Ea Pốk, huyện Cư M’gar); Tượng đài Mậu Thân 1968 (phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột); Quần thể hang đá Khuê Ngọc Điền (xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông); Hồ Ea Kao (xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột); Thác Dray HJie (buôn Khít, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin); Thác Dray Dăng (Xã Ea Knuêc, huyện Krông Pắc) và Thác Dray Gar (buôn Tring, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ).
4. Lập quy hoạch, cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích. Cắm mốc giới di tích phải đảm bảo nguyên tắc phân định rõ ranh giới các khu vực bảo vệ di tích với khu vực bên ngoài theo biên bản khoanh vùng bảo vệ trong hồ sơ xếp hạng di tích.
5. Cột mốc, hàng rào bảo vệ di tích phải được làm bằng chất liệu bền vững và đặt vị trí dễ nhận biết; hình dáng, màu sắc phải phù hợp với môi trường, cảnh quan di tích và không ảnh hưởng đến yếu tố gốc của di tích.
6. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm, hủy hoại đối với các công trình kiến trúc, điêu khắc của di tích.
7. Đất đai thuộc di tích phải được quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm, lấn, chiếm, mua bán, chuyển nhượng, hủy hoại đất đai thuộc di tích đã được khoanh vùng xếp hạng.
8. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di tích hoặc được giao quyền quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm quản lý đất đai thuộc di tích. Trong trường hợp phát hiện đất đai thuộc di tích bị xâm phạm, lấn, chiếm, mua bán, hủy hoại phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện nơi có di tích. Khi nhận được thông báo, các cơ quan này phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có di tích để áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ kịp thời và báo cáo với cơ quan chuyên môn cấp trên trực tiếp để phối hợp xử lý, giải quyết.
9. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý và phối hợp với các bên liên quan quản lý tốt việc sử dụng đất đai thuộc di tích trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai thuộc di tích theo các quy định của pháp luật.
Điều 15. Khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
1. Vườn quốc gia Yôk Đôn: Có diện tích khoảng 110.741ha nằm trong phạm vi 05 xã thuộc 03 huyện, gồm: 03 xã: Krông Na, Ea Huar, Ea Wer thuộc huyện Buôn Đôn; 02 xã: Ea Bung và Cư M’Lan thuộc huyện Ea Súp. Là khu quản lý, bảo tồn kiểu thảm thực vật rừng khộp, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nhóm loài và nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm.
2. Vườn quốc gia Chư Yang Sin: Có diện tích khoảng 59.491ha nằm trong phạm vi 07 xã thuộc huyện Krông Bông, gồm: Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hòa Phong, Hòa Lễ, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền; 04 xã thuộc huyện Lắk: Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi. Là khu quản lý, bảo tồn các kiểu thảm thực vật rừng phân bố theo đai cao, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nhóm loài và nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm.
3. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô: Có diện tích khoảng 26.882ha thuộc xã Ea Sô, huyện Ea Kar. Là khu quản lý, bảo tồn hệ sinh thái rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nhóm loài và nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm đặc biệt là quần thể của những loài thú guốc chẵn lớn.
4. Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka: Có diện tích khoảng 20.400ha nằm trong phạm vi 05 xã thuộc huyện Lắk, gồm: Nam Ka, Ea R’bin, Đắk Nuê, Buôn Triết, Buôn Tría và xã Bình Hòa thuộc huyện Krông Ana. Là khu quản lý, bảo tồn và dự trữ mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng vùng núi thấp đến trung bình ở Tây Nguyên, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nhóm loài và nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm.
5. Khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường hồ Lắk: Có diện tích khoảng 10.322ha nằm trong phạm vi 04 xã, thị trấn thuộc huyện Lắk, gồm: Bông Krang, Đắk Liêng, Yang Tao và thị trấn Liên Sơn. Là khu quản lý, duy trì và bảo vệ hệ sinh thái rừng lưu vực để bảo vệ cảnh quan đất ngập nước nội địa là hồ Lắk. Bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nhóm loài và nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm.
6. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh thông nước: Có diện tích khoảng 67ha nằm trên địa bàn 02 huyện, gồm: Xã Ea Ral thuộc huyện Ea H’leo; thôn Trấp K’sơ, xã Ea Hồ thuộc huyện Krông Năng. Là khu quản lý, bảo tồn các loài và sinh cảnh thông nước.
7. Phát triển du lịch sinh thái, văn hóa song song với việc tăng cường quản lý, phục hồi, nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh thông nước, khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường hồ Lắk; bảo tồn thảm thực vật rừng khộp, thảm thực vật phân bố theo đai cao, hệ sinh thái rừng, cảnh quan; bảo tồn và phát triển đa dạng các nhóm loài và nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm; đồng thời bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
8. Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
- Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng (trừ các hoạt động thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 22, Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ).
- Thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác tới mà trước đây các loài này không có nguồn gốc phân bố ở Đắk Lắk. Trong trường hợp đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đời sống tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã hoặc loài bảo tồn.
- Khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng.
- Chăn thả gia súc, gia cầm.
- Gây ô nhiễm môi trường: Xả các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt và các hoạt động khác gây ô nhiễm môi trường.
- Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, đốt lửa trong rừng và ven rừng hoặc dùng các phương tiện có tính chất hủy hoại môi trường.
- Các hoạt động làm hư hại, phá hủy, chiếm giữ trái phép các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; viết, vẽ lên hang động, cây rừng, di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên.
- Xây dựng nhà ở, nhà kho, đền thờ, miếu thờ, bến bãi, khai thác mỏ và các công trình phục vụ du lịch, loại trừ những hoạt động được thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 22, Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các hoạt động mê tín dị đoan, tự ý đặt tượng thờ, bàn thờ làm sai lệch tính tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường hang động, núi đá, sông suối và những hành vi thiếu văn minh, lịch sự trên các phương tiện vận chuyển và điểm tham quan.
- Lập trạm sửa chữa, làm lều quán, mở hiệu chụp ảnh hoặc các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Sử dụng đất và rừng quy hoạch thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt để cho thuê hoặc liên doanh làm thay đổi diễn thế tự nhiên của rừng.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ CHO CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN
Điều 16. Quy định quản lý cụ thể cho khu vực nội thành, nội thị xã
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | * Đối với thành phố: Là trung tâm vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng. * Đối với thị xã: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch cấp vùng tỉnh, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. |
Tổ chức không gian | - Cải tạo, chỉnh trang, hạn chế phát triển mới, hạn chế việc chuyển đổi chức năng đất đối với khu đô thị hiện hữu; nâng cấp và cải tạo môi trường các khu dân cư cũ; đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đó ưu tiên phát triển hệ thống thoát nước và thu gom chất thải rắn. - Đầu tư các khu ở đô thị theo quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã phê duyệt. - Nâng cấp cải tạo các khu trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao... theo quy hoạch được duyệt. - Cải tạo cảnh quan các dòng suối và các khu vực hành lang dọc suối; tổ chức không gian cây xanh và bảo vệ môi trường đảm bảo các tiêu chí chung của cây xanh đô thị, tôn tạo cảnh quan phục vụ các loại hình vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng. - Phát triển và giữ gìn sắc thái truyền thống của các buôn làng. Khuyến khích phát triển các khu nhà vườn trong khu trung tâm đô thị. |
Hạ tầng xã hội | - Nâng cấp cải tạo và xây dựng mới các hạ tầng xã hội mang tính cấp vùng. - Kiểm soát hệ thống hạ tầng xã hội trong các khu dân cư. - Khai thác quỹ đất chưa sử dụng cho mục đích công cộng: công viên, vườn hoa, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tiện ích đô thị khác. |
Hạ tầng kỹ thuật | - Cải tạo cơ sở hạ tầng hiện hữu, bố trí thêm các bến bãi đậu xe, hệ thống chiếu sáng và hệ thống thoát nước cho khu vực. - Phát triển các kết cấu hạ tầng gắn với định hướng chung của toàn tỉnh như chuyển đổi công nghệ hiện đại và cải tạo hạ tầng phải gắn với cảnh quan khu vực. Khai thác quỹ đất hạ tầng cho các không gian đi bộ phục vụ hoạt động và du lịch. - Cấp nước sinh hoạt: Sử dụng nguồn nước máy từ các nhà máy nước trên địa bàn. - Nước thải trong các nhà ở, công trình công cộng phải xử lý qua bể tự hoại sau đó cho chảy ra cống thoát nước đô thị đến trạm bơm, rồi dẫn về trạm xử lý nước tập trung của đô thị. - Chất thải rắn phân loại tại nguồn, dùng xe thu gom đưa đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển sau đó chuyển đến khu xử lý chất thải rắn tập trung của đô thị. |
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu | - Cấp nước sinh hoạt: 150-200 lít/người-ngày đêm. - Cấp nước công nghiệp: 35 m3/ha. - Thu gom nước thải sinh hoạt: ≥ 80% tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt. - Thu gom nước thải công nghiệp: ≥ 80% tiêu chuẩn nước cấp công nghiệp. - Thu gom chất thải rắn: 0,9-1,3 kg/người-ngày. - Thu gom chất thải công nghiệp: 0,5 tấn/ha.ngày đêm. - Cấp điện sinh hoạt: 1500-2100 Kwh/người.năm. - Cấp điện công nghiệp: 250-350 Kw/ha. |
Bảo vệ môi trường | - Bảo tồn di sản, cảnh quan. - Giảm nhẹ tác động do thay đổi sử dụng đất, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, tái định cư. - Kiểm soát ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp. - Hình thành các hệ sinh thái ven suối. |
Điều 17. Quy định quản lý cụ thể cho các thị trấn
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | Trung tâm hành chính, chính trị của huyện; trung tâm dịch vụ công cộng, hỗ trợ sản xuất và đầu mối hạ tầng kỹ thuật cho vùng nông thôn. |
Tổ chức không gian | - Hình thành các thị trấn đa chức năng bằng cách tập trung vào phát triển ở các thị trấn huyện lỵ hiện hữu. - Cung cấp và nâng cấp các dịch vụ và tiện ích công cộng. - Tập trung phát triển thấp tầng, mật độ thấp và phát triển nén tập trung ở các khu vực trung tâm. - Nâng cấp các hạ tầng và dịch vụ cộng đồng. - Phát triển các thị trấn hiện hữu, tăng cường các chức năng về dịch vụ công cộng, hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất. - Từng bước cải tạo không gian đô thị hiện hữu theo hướng sinh thái và tạo bản sắc riêng. - Các dịch vụ về y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, thương mại và hỗ trợ sản xuất được bố trí thành các trung tâm tập trung, đảm bảo tiếp cận và sử dụng thuận lợi cho người dân trong vùng. |
Hạ tầng xã hội | - Phát triển các dự án đô thị sinh thái tại các khu vực thị trấn để đáp ứng nhu cầu ở của người dân trong khu vực nông thôn và nhu cầu nhà ở của người dân làm việc tại các khu vực đô thị. - Cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn. - Phát triển nhà ở đồng bộ gắn với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tập trung. - Bảo tồn tôn tạo kiến trúc nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu phát triển các mẫu nhà ở mới phù hợp với điều kiện sản xuất, ứng phó được với thiên tai. - Đối với nhà ở tại trung tâm cụm xã, thị trấn: Đáp ứng các nhu cầu nhà ở tại chỗ (nhà ở lô phố, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...). - Xây dựng mạng lưới bệnh viện đa khoa khu vực căn cứ theo quy mô dân số từng khu vực. - Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mạng lưới y tế cấp xã; quan tâm phát triển mạng lưới y tế trung tâm xã nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu. |
Hạ tầng kỹ thuật | - Liên hệ với thành phố Buôn Ma Thuột bằng các loại phương tiện hành khách công cộng. - Kiểm soát các tuyến kết nối thành phố Buôn Ma Thuột và các đô thị khác. - Các thị trấn phát triển sinh thái nông nghiệp và du lịch, được kết nối với đô thị trung tâm, các đô thị khác và vùng xung quanh bằng các tuyến đường bộ: Quốc lộ, Tỉnh lộ... - Hệ thống giao thông các thị trấn được phát triển trên cơ sở hệ thống đường hiện hữu kết hợp xây dựng mới đảm bảo thống nhất đồng bộ và hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái đặc thù của các thị trấn, đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm và các đô thị khác. - Hệ thống các công trình phục vụ giao thông đáp ứng đủ nhu cầu và được xây dựng hiện đại. Dành đủ đất bố trí bãi đỗ xe ô tô công cộng tại các khu vực trung tâm thị trấn. - Xây dựng hệ thống thoát nước mưa đô thị riêng, đồng bộ, thoát cho khu đô thị hiện có và khu dự kiến xây dựng mới. - Cấp nước sinh hoạt: Sử dụng nguồn nước máy. Đối với khu vực xa nguồn nước máy, sử dụng nguồn nước ngầm khai thác tập trung kết hợp với xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt TCVN 33:2006. - Nước thải trong các nhà ở, công trình công cộng phải xử lý qua bể tự hoại sau đó chảy ra cống thoát nước đô thị đến trạm bơm và chuyển đến trạm xử lý tập trung của thị trấn. - Chất thải rắn phân loại tại nguồn, dùng xe thu gom chuyển đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển và chuyển về khu xử lý tập trung. |
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu | - Cấp nước sinh hoạt: 80-100 lít/người-ngày đêm. - Cấp nước công nghiệp: 35 m3/ha. - Thu gom nước thải sinh hoạt: ≥ 80% tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt. - Thu gom nước thải công nghiệp: ≥ 80% tiêu chuẩn nước cấp công nghiệp. - Thu gom chất thải rắn: 0,8-0,9 kg/người-ngày. - Thu gom chất thải công nghiệp: 0,5 tấn/ha.ngày đêm. - Cấp điện sinh hoạt: 400-1000 Kwh/người.năm. - Cấp điện công nghiệp: 250-350 Kw/ha. |
Bảo vệ môi trường | - Bảo tồn di sản, du lịch sinh thái, kiểm soát ô nhiễm, giảm nhẹ tác động do tái định cư, thay đổi sử dụng đất, tạo việc làm. - Đảm bảo các khoảng lùi về an toàn giao thông, bảo vệ suối và hành lang cách ly các tuyến hạ tầng kỹ thuật đúng tiêu chuẩn. - Khoanh vùng bảo vệ và phát triển hệ sinh thái trong khu vực. - Kiểm soát môi trường nước bằng cách tổ chức thu gom nước thải độc lập, tạo lập không gian cây xanh mặt nước. - Phát triển cây xanh đường phố. |
Điều 18. Quy định quản lý cụ thể cho các điểm dân cư nông thôn
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | Điểm dân cư nông thôn. |
Tổ chức không gian | - Cung cấp và nâng cấp các dịch vụ, tiện ích công cộng. - Nâng cấp các hạ tầng và dịch vụ cộng đồng. - Từng bước cải tạo không gian hiện hữu theo hướng sinh thái và tạo bản sắc riêng. |
Hạ tầng xã hội | - Cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn. - Phát triển nhà ở đồng bộ gắn với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tập trung. - Bảo tồn tôn tạo kiến trúc nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu phát triển các mẫu nhà ở mới phù hợp với điều kiện sản xuất, ứng phó được với thiên tai. |
Hạ tầng kỹ thuật | - Hệ thống giao thông nông thôn phải được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình quy hoạch xây dựng theo QCVN 14:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn. - Phát triển mạnh và hiện đại hóa giao thông vận tải nông thôn, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, gắn kết được mạng giao thông vận tải nông thôn với mạng giao thông vận tải của đô thị, tạo sự liên hoàn, thông suốt. - Cấp nước sinh hoạt: Sử dụng nước ngầm khai thác tập trung kết hợp với xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt TCXDVN 33:2006 . - Nước thải trong các nhà ở, công trình công cộng phải xử lý qua bể tự hoại sau đó chảy ra cống thoát nước mưa. - Quản lý nghĩa trang: Các nghĩa trang phân tán, có quy mô nhỏ, phải có đủ khoảng cách ly, nếu không đạt phải có kế hoạch đóng cửa, di chuyển đến nghĩa trang tập trung. |
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu | - Cấp nước sinh hoạt: 40-80 lít/người-ngày. - Cấp nước công nghiệp: + Tiểu thủ công nghiệp: ≥ 8% lượng nước dùng cho sinh hoạt. + Cụm công nghiệp tập trung: ≥ 60% diện tích. - Cấp điện sinh hoạt: 200-500 Kwh/người.năm. - Cấp điện công nghiệp: Tùy theo nhu cầu của cơ sở sản xuất. |
Bảo vệ môi trường | - Bảo tồn di sản, du lịch sinh thái, kiểm soát ô nhiễm, giảm nhẹ tác động do tái định cư, thay đổi sử dụng đất, tạo việc làm. - Đảm bảo các khoảng lùi về an toàn giao thông, bảo vệ suối và hành lang cách ly các tuyến hạ tầng kỹ thuật đúng tiêu chuẩn. - Khoanh vùng bảo vệ và phát triển hệ sinh thái trong khu vực. |
Điều 19. Kế hoạch tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Tại khu vực nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trong các khu dân cư nông thôn của xã.
3. Tại các khu vực có các dự án xây dựng phát triển đô thị, đơn vị được phép đầu tư xây dựng dự án chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý không gian, kiến trúc trong phạm vi dự án đảm bảo đúng quy hoạch được phê duyệt đến khi bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý.
4. Sở Xây dựng có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan toàn bộ đô thị và một số khu vực có giá trị kiến trúc, cảnh quan đặc biệt theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ... triển khai công tác đo đạc, lấy mẫu, thí nghiệm phân tích, xử lý tổng hợp thông tin, lưu trữ số liệu, lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý và năm lên các cơ quan thẩm quyền để đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước (Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước), nhất là trường hợp xảy ra các sự cố về nguồn nước.
6. Phòng Quản lý đô thị (đối với thành phố, thị xã) và Phòng Kinh tế Hạ tầng (đối với các huyện) có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong khu vực do mình quản lý.
7. Cán bộ chuyên trách xây dựng tại các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp chính quyền xã, phường, thị trấn quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc các khu dân cư trong khu vực xã, phường, thị trấn quản lý.
Điều 20. Phân công trách nhiệm
1. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Xây dựng căn cứ vào quy hoạch chung được duyệt tổ chức lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh, các khu vực phát triển đô thị, các đô thị mới và quy hoạch chi tiết một số khu vực đặc biệt.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch chi tiết đối với khu vực đã có quy hoạch phân khu được phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lập và trình Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn.
Điều 21. Quy định công bố thông tin
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Công bố thông tin và nội dung đồ án quy hoạch được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.
- Là cơ quan đầu mối phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ hàng năm cập nhật tình hình các dự án triển khai vào nội dung của đồ án quy hoạch.
- Lưu trữ hồ sơ quy hoạch để phục vụ công tác quản lý đô thị và cung cấp các thông tin quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Có trách nhiệm số hóa hồ sơ quy hoạch thành bản đồ hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ công tác quản lý đất đai, xây dựng và công tác công bố, cung cấp thông tin.
Điều 22. Quy định về khen thưởng, xử phạt thi hành
1. Các tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi không cung cấp thông tin quy hoạch, cố tình cung cấp sai thông tin quy hoạch, quản lý xây dựng không theo quy hoạch, xây dựng các dự án trái với quy hoạch được duyệt.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động xây dựng trên địa bàn do mình quản lý và báo cáo kịp thời với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh các hành vi liên quan đến các hoạt động xây dựng trái quy hoạch được duyệt. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ra quyết định xử phạt đối với các vi phạm nêu trên trong phạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các trường hợp ngoài thẩm quyền để Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Thanh tra Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh và báo cáo kịp thời với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình liên quan đến các hoạt động xây dựng trái với quy hoạch được duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử phạt đối với các vi phạm nêu trên trong phạm vi thẩm quyền của mình, có trách nhiệm báo cáo Chính phủ các trường hợp ngoài thẩm quyền để Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Khuyến khích và có hình thức khen thưởng phù hợp đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các hoạt động về quản lý và đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch, phát hiện và tố giác kịp thời các hành vi cố ý làm trái quy hoạch.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
- 1Quyết định 4226/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
- 2Quyết định 3222/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 vùng than Hòn Gai đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Quyết định 2894/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch, dự toán khảo sát địa hình lập quy hoạch phân khu xây dựng Vùng nuôi tôm trên cát tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tỷ lệ 1/2000
- 4Quyết định 2302/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 5Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về thông qua đồ án quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 3Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 94/2007/NĐ-CP về quản lý hoạt động bay
- 5Luật di sản văn hóa 2001
- 6Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 7Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 8Luật giao thông đường bộ 2008
- 9Nghị định 20/2009/NĐ-CP về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam
- 10Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 11Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 12Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 13Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 14Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 15Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
- 16Luật Xây dựng 2014
- 17Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 18Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 19Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014
- 20Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 21Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 22Nghị quyết 140/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 23Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 24Quyết định 3218/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 25Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 26Quyết định 28/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 27Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 28Quyết định 46/2015/QĐ-UBND về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn và cầu trên tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 29Quyết định 4226/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
- 30Quyết định 3222/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/10.000 vùng than Hòn Gai đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 31Quyết định 2894/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch, dự toán khảo sát địa hình lập quy hoạch phân khu xây dựng Vùng nuôi tôm trên cát tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tỷ lệ 1/2000
- 32Quyết định 2302/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 33Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về thông qua đồ án quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035
Quyết định 26/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 năm 2016
- Số hiệu: 26/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Phạm Ngọc Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra