Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2000/QĐ-UB | Lạng Sơn, ngày 27 tháng 4 năm 2000 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 31/8/1994;
Căn cứ Thông tư số: 94/1999/TT-BTC ngày 3/7/1999 của Bộ Tài chính về hướng dẫn sử dụng nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thủy lợi phí và các nguồn khác để thực hiện kiên cố hóa kênh mương;
Căn cứ Thông tư số: 134/1999/TT-BNN-QLN ngày 25/9/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện kiên cố kênh mương;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tờ trình số: 266/TT/NN-TL ngày 19 tháng 4 năm 2000) của Sở Kế hoạch và Đầu tư, (văn bản số: 54/KHĐT-XD ngày 24/3/2000),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. - Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý công trình thủy lợi và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Lạng sơn.
Điều 2. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính-Vật giá, Xây dựng và Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện.
Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 4. - Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính-Vật giá, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26//2000/ QĐ-UB ngày 27 tháng 4 năm 2000 của UBND tỉnh).
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Quy định này áp dụng đối với những công trình thủy lợi đã xây dựng và đang được khai thác sử dụng.
2. Mọi tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao quản lý công trình thủy lợi phải có trách nhiệm trong khai thác và bảo vệ.
3. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và mọi cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ và chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 2. - Quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi:
1. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi ở địa phương.
2. Cơ quan quản lý về thủy lợi ở địa phương có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 3:- Bảo vệ công trình thủy lợi:
1. Công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân nào khai thác thì tổ chức,cá nhân đó chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình.
2. Công trình thủy lợi thuộc phạm vi địa phương nào thì Ủy ban nhân dân nơi đó có trách nhiệm tổ chức bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình trong quá trình khai thác sử dụng.
Điều 4. - Các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi:
1- Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là Xí nghiệp Thủy nông các huyện, thị xã trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2- Các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi của hợp tác xã nông nghiệp, Ban chỉ đạo sản xuất thôn bản, hợp tác xã dùng nước, hội những người dùng nước, tổ thủy nông thôn bản hoặc cá nhân nhận quản lý khai thác.
Điều 5. - Phân cấp quản lý công trình:
1- Những công trình do Xí nghiệp thủy nông quản lý:
- Đối với đập dâng, kênh mương tự chảy: Có diện tích phục vụ tưới từ 10 ha đất canh tác trở lên.
- Đối với hồ chứa: Có chiều cao đập đất từ 8 m trở lên và diện tích phục vụ tưới từ 10 ha đất canh tác trở lên.
- Đối với trạm bơm điện: Có diện tích phục vụ tưới từ 5 ha đất canh tác trở lên.
- Đối với trạm bơm thủy luân: Có diện tích phục vụ tưới từ 10 ha đất canh tác trở lên.
- Các trạm thủy điện: Có công suất từ 50 KW trở lên.
2- Những công trình do hợp tác xã nông nghiệp, Ban chỉ đạo sản xuất thôn bản, hợp tác xã dùng nước, hội những người dùng nước, tổ thủy nông thôn bản hoặc cá nhân nhận quản lý khai thác:
- Các đập dâng, kênh mương tự chảy: Có diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 10 ha.
- Các hồ chứa: Có chiều cao đập đất thấp hơn 8m và diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 10 ha.
- Các công trình cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, kể cả hệ thống tự chảy và có động lực.
- Các trạm thủy điện: Có công suất nhỏ hơn 50 KW.
- Các trạm bơm điện: Có diện tích phục vụ tưới nhỏ hơn 5 ha; các trạm bơm thủy luân có diện tích tưới nhỏ hơn 10 ha.
- Các công trình thủy lợi khác chủ yếu do nhân dân và các thành phần kinh tế khác tự đầu tư xây dựng.
Điều 6. Tổ chức thực hiện phân cấp công trình thủy lợi:
- Các cấp, các ngành có liên quan tập trung chỉ đạo đảm bảo cho mọi công trình thủy lợi đều có chủ quản lý thực sự, nhằm khai thác tối đa năng lực thiết kế của công trình và chống xuống cấp công trình một cách có hiệu quả.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với các ngành chức năng của tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện thị, thị xã thống nhất danh mục từng công trình cụ thể cần bàn giao cho tổ chức và cá nhân quản lý khai thác.
- Ở những nơi chưa có tổ chức dùng nước thì phải thành lập tổ chức phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương mới được tiến hành bàn giao công trình, kênh mương theo quy định này.
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIÊN CỐ KÊNH MƯƠNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI:
1. Tất cả các công trình thủy lợi được phân cấp trên địa bàn tỉnh hiện nay do các Xí nghiệp Thủy nông, các tổ chức và cá nhân quản lý, nếu địa phương nào tổ chức huy động được nhân dân đóng góp ngày công lao động,thu được thủy lợi phí, tự túc nguyên vật liệu ở địa phương sẵn có hoặc huy động bằng tiền để xây dựng kiên cố hóa hệ thống kênh mương thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương công trình thủy lợi.
2. Kinh phí Nhà nước hỗ trợ cho công trình nào chỉ được sử dụng vào đúng công trình đó, không được sử dụng sang các công trình khác.
3. Việc nâng cấp kiên cố hóa kênh mương công trình phải đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và đúng quy hoạch hệ thống thủy lợi chung của tỉnh.
4. Hàng năm căn cứ vào nhu cầu kiên cố hóa kênh mương thủy lợi của các huyện,thị xã, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính-vật giá trình UBND tỉnh quyết định mức vốn đầu tư cho chương trình kiên cố hóa kênh mương bằng các nguồn vốn: ngân sách; trích từ thu thủy lợi phí; vốn tín dụng ưu đãi đầu tư; một phần nguồn thu từ lao động công ích; nguồn huy động đóng góp của nhân dân và các nguồn khác.
1. Kênh loại I: Kênh chính và những kênh nhánh có diện tích tưới từ 100 ha trở lên.
2. Kênh loại II: Kênh mương liên huyện, liên xã.
3. Kênh loại III: Kênh mương liên thôn và nội đồng.
1. Kênh loại I:
a) Đối với kênh thuộc các dự án đang được triển khai, nguồn vốn đầu tư XDCB được quy định trong văn bản phê duyệt dự án.
b ) Đối với các kênh không thuộc các dự án đang được triển khai thì Nhà nước đầu tư 100% từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thủy lợi hàng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
2. Kênh loại II:
a) Những kênh nằm trong dự án đang triển khai, nguồn vốn đầu tư XDCB được quy định trong văn bản phê duyệt dự án.
b) Những kênh không nằm trong dự án đang triển khai,kinh phí đầu tư từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp thủy lợi hàng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định với mức Nhà nước đầu tư tối đa bằng 80%. Phần còn lại do nhân dân đóng góp từ công lao động, vật liệu xây dựng.... hoặc bằng tiền tương đương với 20% kinh phí đầu tư.
3. Kênh loại III:
- Kinh phí đầu tư từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp thủy lợi hàng năm với mức hỗ trợ không quá 70%. Phần còn lại do nhân dân đóng góp từ công lao động,vật liệu xây dựng... hoặc bằng tiền tương đương 30% kinh phí đầu tư.
- Những công trình cực nhỏ, kênh nội đồng do nhân dân và các thành phần kinh tế khác xây dựng, Nhà nước hỗ trợ bằng vật tư như cống, xi măng địa phương, phần còn lại do nhân dân đóng góp xây dựng hoặc tự làm.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức,các hộ hoặc nhóm hộ vay ngân hàng để tự đầu tư kiên cố kênh mương, Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay trong ba năm đầu tùy theo loại kênh mương.
- Những xã thuộc vùng 3 (Vùng đặc biệt khó khăn) tùy theo từng công trình có thể giảm mức đóng góp của nhân dân.
Điều 10. Trình tự thực hiện đầu tư:
1. Lập kế hoạch đầu tư và xây dựng:
Hàng năm UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đầu tư và xây dựng kiên cố hóa hệ thống kênh mương gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục và quy mô công trình vào tháng 8 hàng năm.
2. Lập thủ tục hồ sơ xây dựng công trình:
a) Căn cứ vào kế hoạch đầu tư và xây dựng đã được UBND tỉnh phê duyệt, các chủ đầu tư tiến hành lập thủ tục hồ sơ xây dựng công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các dự án có mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, Chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
- Các dự án có mức vốn đầu tư từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng thì không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ lập báo cáo đầu tư. Nội dung báo cáo đầu tư theo Thông tư số: 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Các báo cáo đầu tư không phải thẩm định. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét báo cáo đầu tư để quyết định đầu tư theo phân cấp của UBND tỉnh.
- Trình tự thiết kế: Đây là công trình có kỹ thuật đơn giản, không phức tạp nên chỉ thực hiện một bước thiết kế kỹ thuật-thi công. Việc thiết kế do các tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn thiết kế (có đăng ký hoạt động).
b) Nội dung, số lượng hồ sơ thiết kế theo Quyết định số: 35/1999/QĐ-BXD ngày 12/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
3. Thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:
a) Các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư thì do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt.
b) Các dự án do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư thì do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và quyết định phê duyệt.
c) Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất XDCB đã được UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý thì:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đối với các dự án có mức vốn dưới 1 tỷ đồng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đối với các dự án có mức vốn trên 1 tỷ đồng.
d) Các dự án phân cấp hoặc ủy quyền cho UBND các huyện, thị xã quyết định đầu tư:
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán trình Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định phê duyệt.
- Đối với các dự án có kết cấu phức tạp, UBND huyện, thị xã có thể đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán hoặc thuê tư vấn chuyên ngành thẩm định để UBND huyện, thị xã quyết định.
-Tất cả các văn bản phê duyệt của các huyện, thị đều gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và giám sát.
Điều 11. Thi công xây dựng công trình:
Các chủ đầu tư tổ chức thi công xây lắp công trình sau khi thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán công trình được duyệt.
1. Đối với các công trình đầu tư bằng 100% vốn ngân sách Nhà nước thì tổ chức đấu thầu xây lắp theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ.
2. Các công trình được Nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước từ 70 - 80 %; nhân dân tham gia đóng góp từ 20 - 30% dự toán xây dựng công trình, với các dự án có mức vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên thì tổ chức đấu thầu theo Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ.
3. Các dự án có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng và có sự tham gia đóng góp của nhân dân từ 20 - 30% dự toán xây dựng công trình trở lên thì được chỉ định thầu áp dụng theo Thông tư số 416/1999/BKH-TC-XD-UBDTMN ngày 29/4/1999 đối với các xã vùng 3, vùng biên giới. Các xã còn lại tùy từng trường hợp sẽ được xem xét quyết định cụ thể việc chỉ định thầu hoặc đấu thầu.
- Việc chỉ định thầu thi công xây lắp công trình được ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng của địa phương và các đơn vị trong ngành của tỉnh sau khi xem xét kinh nghiệm và năng lực về mặt kỹ thuật, tài chính của các đơn vị.
Điều 12. Giám sát thi công xây dựng công trình:
1. Chủ đầu tư tự tổ chức giám sát thi công công trình (Cán bộ giám sát thi công phải có trình độ chuyên môn thủy lợi) hoặc chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
2. Yêu cầu của công tác giám sát thi công theo quy định tại Quyết định số:35/1999/QĐ-BXD ngày 12/11/1999 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Điều 13. Tổ chức nghiệm thu bàn giao:
1. Công tác nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong những khối lượng công trình khuất, những kết cấu chịu lực, những bộ phận hay hạng mục công trình và tổng nghiệm thu toàn bộ công trình.
2. Thành phần nghiệm thu do chủ đầu tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của các đơn vị tư vấn thiết kế, xây lắp, cơ quan giám định chất lượng, cơ quan giám sát thi công, đơn vị nhận quản lý khai thác...
3. Hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại Quyết định số: 35/1999/QĐ-BXD ngày 12/11/1999 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Điều 14. Thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:
1. Các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư thì do Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt.
2. Các dự án đầu tư do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư thì do Giám đốc Sở Tài chính-Vật giá thẩm định và quyết định phê duyệt.
3. Các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND các huyện, thị xã quyết định đầu tư thì do Trưởng phòng Tài chính-Giá cả huyện, thị xã chủ trì thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định.
4. Sau khi quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt, các chủ đầu tư phải báo cáo công khai kinh phí hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và kinh phí nhân dân đóng góp, hình thức công khai theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 15. Tổ chức thực hiện xây dựng kiên cố hóa kênh mương:
a) Ở cấp tỉnh:
- Thành lập Ban chỉ đạo kiên cố kênh mương của tỉnh do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực, lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính-Vật giá, Xây dựng, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển Lạng Sơn làm thành viên, để chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn toàn tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương.
Chi cục thủy lợi là cơ quan chuyên môn giúp Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý Nhà nước và là Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương thủy lợi của tỉnh.
b) Ở cấp huyện, thị xã:
- Thành lập Ban chỉ đạo kiên cố kênh mương của huyện (do Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng hoặc phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm phó Trưởng ban thường trực, lãnh đạo các Phòng: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính-Giá cả, Chi nhánh Kho bạc huyện, Xí nghiệp Thủy nông, lãnh đạo các đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm thành viên, để tổ chức thực hiện kế hoạch kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo kiên cố kênh mương của huyện, thị xã.
c) Ở cấp xã:
Đối với những xã có công trình thủy lợi thì thành lập Ban quản lý kiên cố kênh mương do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, cán bộ phụ trách Nông lâm-Thủy lợi; đại diện: Mặt trận Tổ quốc, Cựu Chiến binh, Phụ nữ, Thanh niên các xã làm thành viên để huy động sự tham gia, đóng góp của nhân dân địa phương vào kiên cố kênh mương, đồng thời theo dõi giám sát thi công xây dựng công trình và sử dụng kinh phí do nhân dân đóng góp đúng mục đích và có hiệu quả thiết thực./.
- 1Quyết định 19/2013/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 02/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 09/2011/QĐ-UBND
- 2Quyết định 73/2002/QĐ-UB về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng kiên cố kênh mương tỉnh Thái Bình
- 3Quyết định 23/2014/QĐ-UBND điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 778/QĐĐC-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 23/2014/QĐ-UBND điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 24/2013/QĐ-UBND
- 5Quyết định 26/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 6Quyết định 22/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 14/2010/QĐ-UBND quy định về cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đầu tư kiên cố kênh loại 3 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 1994
- 3Thông tư liên tịch 416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Bộ Kế hoạch và đầu tư - Uỷ ban dân tộc và miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 94/1999/TT-BTC về việc sử dụng nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí và các nguồn khác để thực hiện kiên cố hoá kênh mương do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế Đấu thầu
- 6Thông tư 134/1999/TT-BNN-QLN về việc tổ chức thực hiện kiên cố kênh mương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 06/1999/TT-BKH hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành
- 8Quyết định 35/1999/QĐ-BXD Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 19/2013/QĐ-UBND bổ sung Quyết định 02/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 09/2011/QĐ-UBND
- 10Quyết định 73/2002/QĐ-UB về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng kiên cố kênh mương tỉnh Thái Bình
- 11Quyết định 23/2014/QĐ-UBND điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam
- 12Quyết định 778/QĐĐC-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 23/2014/QĐ-UBND điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 24/2013/QĐ-UBND
- 13Quyết định 26/2019/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 14Quyết định 22/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 14/2010/QĐ-UBND quy định về cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đầu tư kiên cố kênh loại 3 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Quyết định 26/2000/QĐ-UB về phân cấp quản lý công trình thủy lợi và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mương do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- Số hiệu: 26/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/04/2000
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Dương Công Đá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra