Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2591/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 10 năm 2020 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 4/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/3/2020 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ;
Căn cứ Quyết định 770/QĐ-UBND ngày 04/4/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1661/QĐ-UBND ngày 09/7/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Về việc phê duyệt mức đầu tư bình quân khi thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 154/TTr-SNN&PTNTngày 02/10/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học & Công nghệ, Văn hóa, thể thao và du lịch; Thông tin & Truyền thông; Đài phát thanh - Truyền hình; Báo Vĩnh Phúc; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có rừng phòng hộ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các sở, ban, ngành khác và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 15/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Để hạn chế và giảm thiểu những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, tăng khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì nguồn sinh thủy và đảm bảo giữ ổn định độ che phủ của rừng ở mức 25% đến năm 2025; UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, gắn với phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường; tăng cường hiệu quả chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao tính đa dạng sinh học của rừng; thu hút nguồn lực đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và tạo động lực để người lao động nghề rừng yên tâm, gắn bó với rừng; giải quyết các khó khăn về vốn đầu tư, chu kỳ trồng rừng dài và rủi ro cao và khó khăn trong liên doanh, liên kết và sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp với người sản xuất...cụ thể:
- Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển tốt diện tích rừng phòng hộ và đất lâm nghiệp phù hợp Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, Quy hoạch sử dụng đất của địa phương trong giai đoạn 2021- 2025; góp phần duy trì ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng giai đoạn 2021-2025 là 25%;
- Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, thực hiện trồng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn có tác dụng tốt về chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái, cải tạo, bảo vệ đất và có hiệu quả kinh tế;
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo an ninh chính trị địa bàn tỉnh, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho các hộ gia đình sinh sống bằng nghề rừng.
- Quản lý, sử dụng bền vững hiệu quả diện tích rừng và đất rừng phòng hộ hiện có, góp phần tăng chức năng phòng hộ, cải tạo đất, chống xói mòn và rửa trôi đất, kết hợp trồng dưới tán rừng một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao để rút ngắn chu kỳ sản xuất dài trong lâm nghiệp, giảm thiểu rủi ro đầu tư cho chủ rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng trên một đơn vị diện tích rừng phòng hộ được giao;
- Gắn công tác quản lý, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan và phát triển bền vững rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh trong rừng phòng hộ, từng bước chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đa tác dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng phòng hộ, tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ổn định và bảo vệ nguồn sinh thuỷ, bảo vệ nguồn nước phục vụ đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ rừng cho người lao động, duy trì ổn định độ che phủ rừng của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 đạt 25%;
- Ứng dụng tiến bộ KHCN nâng cao công nghệ chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm lâm nghiệp;
- Triển khai các giải pháp kỹ thuật, sử dụng phương thức trồng rừng phù hợp với điều kiện lập địa của tỉnh;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu về rừng và đất rừng phòng hộ phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển các khu rừng phòng hộ của tỉnh.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
a. Công tác quản lý
- Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; tổ chức quán triệt, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về Luật lâm nghiệp năm 2017, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừngđến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trong tỉnh và quần chúng nhân dân; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, cơ chế chính sách về lâm nghiệp, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ,công chức xã;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, lồng ghép tuyên truyền nội dung trong các hội nghị, các cuộc họp tại thôn; in ấn các tài liệu, tờ rơi, tờ gấp về kỹ thuật, pháp luật về lâm nghiệp, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, lợi ích của rừng... cấp phát cho chủ rừng, học sinh, quần chúng nhân dân sống gần rừng để nâng cao nhận thức về pháp luật, giá trị kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của rừng;
- Xây dựng các quy ước, hương ước tại thôn, bản về bảo vệ rừng; thực hiện cam kết về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng giữa chủ rừng với chính quyền địa phương; các hộ gia đình, cộng đồng thôn sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng... từ đó thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang kết hợp sản xuất kinh doanh gỗ lớn, trồng cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao, liên kết sản xuất trong lâm nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập và ổn định đời sống của lao động nghề rừng;
- Triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp quản lý nhà nước đối với diện tích rừng phòng hộ hiện có; thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, lập hồ sơ quản lý rừng của địa phương, cập nhật theo dõi kịp thời các biến động về rừng và đất rừng phòng hộ để phục vụ cho công tác điều tra, phúc tra và chỉ đạo chuyên môn trong hoạt động lâm nghiệp tại các khu rừng phòng hộ;
- Duy trì cung cấp thông tin cảnh báo cháy rừng, nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; ứng dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ thông tin viễn thám, công nghệ Gis... trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng, thống kê kết quả sản xuất lâm nghiệp…;
- Kiểm tra, rà soát diện tích rừng phòng hộ kém chất lượng không đạt tiêu chuẩn rừng phòng hộ theo quy định, lập hồ sơ đề nghị cho thanh lý để đầu tư trồng lại rừng phòng hộ vào kế hoạch hàng năm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, góp phần nâng độ che phủ của rừng và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan và phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh làm cơ sở phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh trong rừng phòng hộgắn với phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp bền vững dưới tán rừng;
- Rà soát, lập dự án đóng mốc, bảng, phân định ranh giới rừng phòng hộ với các loại rừng trên bản đồ và ngoài thực địa trên địa bàn tỉnh theo quy định;
- Tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp; triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp quản lý bền vững rừng phòng hộ như: Nâng cao chất lượng rừng, tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển rừng hiện có, khai thác hợp lý, không để xảy ra tình trạng khai thác, lấn chiếm đất rừng trái phép…;
- Tăng cường ứng dụng tiến bộ KHCN trong công nghệ chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ thông qua các hình thức liên doanh liên kết, phát triển làng nghề; tập trung sản xuất và tiêu thụ các loại lâm sản có ưu thế; phát triển các mô hình nông lâm kết hợp trên đất rừng phòng hộ, nhằm tận dụng, cải tạo và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của vị trí địa lý, điều kiện lập địa đất đai và lao động, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, từng bước xã hội hóa nghề rừng;
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác bảo vệ rừng, quản lý rừng và quản lý lâm sản, nhất là công tác chống buôn lậu gian lận thương mại, vận chuyển lâm sản trái phép để ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ xâm hại rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện nghiêm việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừngphòng hộ sang mục đích khác theo quy định của Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp; không tham mưu, đề xuất và thực hiện việc bàn giao đất đối với các dự án mà chủ đầu tư không có phương án trồng rừng thay thế hoặc chưa hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định; tham mưu đề xuất hoặc thu hồi và xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đối với rừng phòng hộ.
b. Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy
- Tăng cường bảo vệ chặt chẽ diện tích 4.154,92 ha rừng và đất rừng phòng hộ hiện có, bao gồm: Rừng tự nhiên 1.239,80 ha; rừng trồng 2.465,26 ha; rừng chưa có trữ lượng 208,16 ha; đất IA, IIB... có khả năng SXLN là 125,81 ha và đất khác là 115,89 ha thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên và Vĩnh Yên;tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách khoán bảo vệ rừng phòng hộ gắn với công tác quản lý và phát triển rừng phòng hộ bền vững, góp phần duy trì tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh ở ngưỡng 25% đến năm 2025;
- Tăng cường rà soát, kiểm tra và thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng phòng hộ để phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi chặt, phá, lấn, chiếm, khai thác rừng trái phép và chuyển mục đích sử dụng đất và rừng trái quy định pháp luật; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, chuyển nhượng rừng và đất rừng trái pháp luật; định kỳ tổ chức kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo phương án phòng cháy theo quy định đối với các khu rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của cấp ủy, chính quyền cơ sở theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Thực hiện đóng cửa và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, quản lý việc khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng nguồn vốn hỗ trợ và vốn tự có của chủ rừng theo đúng quy định;
- Triển khai có hiệu quả công tác phối hợp và tăng cường các biện pháp cấp bách về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ khi có cháy rừng xảy ra; hàng năm tổ chức rà soát kiện toàn các Ban quản lý dự án rừng phòng hộ cơ sở, Ban chỉ huy, Ban chỉ đạo Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng; kiện toàn lực lượng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cơ sở để huy động sức mạnh tổng hợp, toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và bảo vệ rừng.
2. Về công tác sử dụng và phát triển rừng
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định; hướng dẫn, tuyên truyền lựa chọn cây trồng phù hợp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rừng thâm canh, trồng đúng thời vụ và khi có thời tiết thuận lợi, đảm bảo cây trồng có tỷ lệ sống cao. Tổ chức tuyên truyền và thực hiện nghiêm Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.Tạo sự chuyển biến về chất lượng giống và đảm bảo sử dụng giống tốt cho trồng rừng;
- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về lợi ích và hiệu quả kinh tế khi sử dụng giống tốt, lợi ích và hiệu quả kinh tế từ chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trồng luân canh cây rừng bằng các giống cây có năng suất, chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng; tổ chức quảng bá, cung ứng, chuyển giao kịp thời các loại giống mới được công nhận, các giống đầu dòng có năng suất, chất lượng cao phù hợp với vùng sinh thái của địa phương để đưa vào trồng rừng thay thế những giống cũ năng suất chất lượng thấp;
- Nghiên cứu lựa chọn giống, nhân giống, để công nhận giống và đưa giống tốt vào sản xuất đối với một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị như: Xá xị, Trà hoa vàng, Ba kích tím… làm tốt công tác lưu giữ, phục tráng các giống gốc theo quy định; đẩy mạnh công tác khuyến lâm, dự án sản xuất thử tập trung, xây dựng các mô hình bằng các giống mới, các giống có năng xuất chất lượng cao làm cơ sở giới thiệu, quảng bá nhân rộng;
- Triển khai thí điểm mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu có giá trị kinh tế cao dưới tán rừng phòng hộ, nhằm đẩy mạnh và nhân rộng mô hình trồng cây gỗ lớn cải tạo đất trên địa bàn tỉnh; lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, ưu tiên trồng cây bản địa, có tán lá rậm, thường xanh, hệ rễ phát triển, tuổi thọ của cây dài như: Mỡ, Lát, Thông...; sử dụng phương thức trồng thuần loài cây bản địa hoặc trồng theo băng, theo đám cây bản địa và cây phù trợ với mật độ từ 1330 - 1600 cây/ha.
- Rà soát, đề xuất đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống vườn ươm giống; ứng dụng và cải tiến các vườn ươm cây giống bằng vỏ bầu dùng nhiều lần, vật liệu đóng bầu siêu nhẹ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cây giống;
- Các Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn rà soát toàn bộ diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn quản lý, những diện tích rừng phòng hộ chưa đạt tiêu chuẩn tiếp tục đầu tư khoanh nuôi có trồng bổ sung; diện tích rừng chất lượng thấp không còn cây trồng chính và không có khả năng phục hồi thì địa phương chủ động lập hồ sơ đề nghị thanh lý theo quy định để trồng lại rừng;
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh như trồng lại rừng, chuyển hóa rừng Bạch đàn, rừng Bạch đàn chồi, rừng Keo có trữ lượng thấp để trồng rừng cây bản địa, cây gỗ lớn tăng cường chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường...;
- Quản lý chặt chẽ việc khai thác rừng trồng; khai thác tậnthu lâm sản trên diện tích rừng được phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đảm bảo việc khai thác thực hiện theo quy định.
a) Về chính sách:
- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư của Tỉnh và Trung ương cho lĩnh vực lâm nghiệp theo suất đầu tư tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệpvà Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện các chính sách ưu đãi về tín dụng cho phát triển lâm nghiệp;
- Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, thuê đất, giao đất…nhằm thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lâm nghiệp để phát triển rừng bền vững gắn với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh trong rừng phòng hộ; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa nhà máy chế biến với các hộ gia đình, doanh nghiệp theo chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...
b) Về phát triển nguồn nhân lực
Lồng ghép, tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật; đào tạo đội ngũ Kiểm lâm địa bàn, công chức xã thực hiện nhiệm vụ khuyến lâm cơ sở; thực hiện tốt việc quản lý hỗ trợ công tác đào tạo khuyến lâm cho hộ gia đình, chủ các trang trại lâm nghiệp để chuyển giao khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất gắn với các vùng sản xuất lâm nghiệp chuyên canh.
Huy động các nguồn vốn đầu tư hợp pháp của các tổ chức, nhân và hộ gia đình kết hợp với nguồn vốn trong kế hoạch quản lý, bảo vệ & phát triển rừng phòng hộ giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh, để triển khai thực hiện các nhiệm vụ như sau:
a)Về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng:
- Hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ: 3.969,03 ha/năm x 5năm =19.845,15 lượt ha. Nguồn vốn sự nghiệp, nguồn từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;
- Dự án xây dựng công trình hệ thống đường phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ rừng kết hợp dân sinh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025. Nguồn vốn đầu tư phát triển;
- Dự án đóng mốc, bảng, phân định ranh giới rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên bản đồ và ngoài thực địa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2022;Nguồn vốn đầu tư phát triển;
- Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2022. Nguồn vốn đầu tư phát triển;
b) Về sử dụng và phát triển rừng:
- Đầu tư trồng lại rừng, trồng chuyển hóa rừng bạch đàn, rừng bạch đàn chồi, rừng keo (có trữ lượng thấp) thành rừng cây bản địa, cây gỗ lớn trên đất rừng phòng hộ diện tích 313 ha (Năm 2021: 60 ha, năm 2022: 70 ha, năm 2023: 65 ha, năm 2024: 65 ha và năm 2025: 53 ha) trên địa bàn huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo và thành phố Phúc Yên. Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế;
-Hỗ trợ xây dựng 03 vườn ươm giống tập trung tại huyện Lập Thạch, Sông Lô và thành phố Phúc Yên. Nguồn vốn đầu tư phát triển;
- Hỗ trợ trồng cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ nguồn vốn đầu tư phát triển;
- Hỗ trợ kinh phí định giá rừng, cấp chứng chỉ FSC, xây dựng phương án quản lý rừng phòng hộ bền vững....nguồn vốn đầu tư phát triển.
5. Thời gian thực hiện: 5 năm (Từ năm 2021 đến năm 2025).
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố có rừng phòng hộ tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện và thành phố có rừng phòng hộ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh;
- Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt dự toán chi từ nguồn thu từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh theo quy định.
- Hàng năm,chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị bố trí kinh phí lồng ghép với các nhiệm vụ chi thực hiện Kế hoạch từ nguồn kinh phí sự nghiệp cùng với các nhiệm vụ khác báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo quy định;
- Hướng dẫn đơn vị quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán theo quy định;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp &PTNT, Tài chính thẩm định các dự án, đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trình UBND tỉnh phê duyệt, tổng hợp, cân đối và bố trí vốn từ ngân sách tỉnh thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển để lồng ghép thực hiện kế hoạch;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn UBND các huyện, thành phố tiến hành giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong công tác phát triên rừng trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ trong việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, nông nghiệp gắn với việc phát triển rừng phòng hộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Chỉ đạoNgân hàng:Chính sách xã hội và Nông nghiệp & PTNT tỉnh hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (chủ rừng) tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để thu hút và khuyến khích đầu tư tăng thêm vào lĩnh vực lâm nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi về lãi suất, tín dụng,… để đầu tư vào: Trồng rừng, công nghệ, thiết bị nhằm đẩy mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản lâm sản sau khai thác và phát triển rừng.
8. Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Sở Thông tin & Truyền thông
Tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, quản lý của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tới các tầng lớp nhân dân để tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện.
9. Các Sở, ban ngànhkhác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.
10. UBND các huyện, thành phố có rừng phòng hộ
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Lâm nghiệp trên địa bàn quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền;
- Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp như: Phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép... để xử lý theo quy định; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao theo quy định;
- Tăng mức đầu tư, suất đầu tư và chủ động thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển rừng bền vững;
- Chủ động tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh rừng phòng hộ.
Trên đây là Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo và giải quyết./.
- 1Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ khu Đông huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020
- 2Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020
- 3Quyết định 2996/QĐ-UBND năm 2016 về quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống phi lao áp dụng cho Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện tổng kiểm tra công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6Quyết định 2781/QĐ-UBND năm 2022 về điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- 1Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật đất đai 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ khu Đông huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020
- 5Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020
- 6Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2996/QĐ-UBND năm 2016 về quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá cây giống phi lao áp dụng cho Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình
- 8Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Luật Lâm nghiệp 2017
- 10Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 11Quyết định 770/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
- 12Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 14Quyết định 357/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai Kết luận 54-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 1788/CT-BNN-TCLN năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 17Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện tổng kiểm tra công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 18Quyết định 2781/QĐ-UBND năm 2022 về điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Quyết định 2591/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 2591/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Khước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra