- 1Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 77/QĐ-UB năm 1989 hợp nhất Ủy ban Xây dựng cơ bản thành phố và Sở Xây dựng thành phố thành 1 tổ chức mới lấy tên là Sở Xây dựng thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 4Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Thông tư 13/2013/TT-BXD quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Công văn 6962/UBND-ĐTMT năm 2013 thực hiện công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 259/QĐ-SXD-KTXD | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG TẠI SỞ XÂY DỰNG
GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 77/QĐ-UB ngày 08/02/1989 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc hợp nhất Ủy ban xây dựng cơ bản và Sở Xây dựng thành một tổ chức mới lấy tên là Sở Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 764/QĐ-SXD-TCCB ngày 15/6/2011 của Sở Xây dựng về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Quản lý Kinh tế xây dựng-Sở Xây dựng thành phố;
Căn cứ Quyết định số 1786/QĐ-SXD-TCCB ngày 31/12/2013 của Sở Xây dựng về việc đổi tên Phòng Quản lý Kinh tế xây dựng thành Phòng Kinh tế xây dựng thuộc Sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ công văn số 2249/UBND-ĐTMT ngày 14/5/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; và công văn số 6962/UBND-ĐTMT ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Kinh tế xây dựng và Trưởng phòng Pháp chế tại Tờ trình số 20/TTr-KTXD ngày 24/02/2014 và Tờ trình số 24/TTr-KTXD ngày 03/3/2014.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình Thẩm tra thiết kế xây dựng tại Sở Xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Kinh tế xây dựng, Trưởng phòng Pháp chế và Thủ trưởng các Phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG TẠI SỞ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-SXD-KTXD ngày 10 tháng 3 năm 2014 của Sở Xây dựng)
Quy trình này được áp dụng để giải quyết thủ tục hành chính “Thẩm tra thiết kế xây dựng” quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, đối với các công trình do Sở Xây dựng phê duyệt dự án đầu tư; Báo cáo kinh tế kỹ thuật; hoặc cấp giấy phép xây dựng (ngoại trừ các công trình do các Bộ hoặc các Sở chuyên ngành quản lý, có các tính chất sau:
1) Loại và cấp công trình:
a) Công trình dân dụng: Nhà chung cư và Công trình công cộng (ngoại trừ Đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông) cấp II, cấp III.
b) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Nghĩa trang cấp II, cấp III.
c) Công trình công nghiệp: Nhà máy xi măng cấp II, cấp III.
2) Sử dụng các nguồn vốn:
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là NSNN):
- Các công trình sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn NSNN;
- Các công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ NSNN;
- Công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
- Công trình được đầu tư theo hình thức: xây dựng-chuyển giao (BT), xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO), hợp tác công-tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác.
b) Nguồn vốn ngoài NSNN:
Công trình được xây dựng không từ nguồn vốn nêu tại điểm a Khoản 2 này.
3) Loại thiết kế xây dựng (sau đây viết tắt là TKXD) trong công tác thẩm tra:
a) Thiết kế kỹ thuật đối với công trình được thực hiện thiết kế ba bước.
b) Thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình được thực hiện thiết kế một bước hoặc hai bước, và các thiết kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở.
1) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trình thẩm tra TKXD; thẩm tra TKXD (hoặc TKXD điều chỉnh) đối với các công trình nêu tại Điều 1 Quy trình này.
2) Công chức và nhân viên thuộc Sở Xây dựng thực thi nhiệm vụ thẩm tra TKXD.
Điều 3. Thành phần hồ sơ trình thẩm tra TKXD:
1) Thành phần hồ sơ:
a) Đối với các công trình thuộc nguồn vốn NSNN:
Hồ sơ trình thẩm tra TKXD bao gồm:
Số TT | Thành phần hồ sơ | Mẫu/Nội dung quy định | Số lượng | Ghi chú |
1 | Tờ trình Thẩm tra TKXD | Phụ lục 1, Thông tư số 13/2013/TT-BXD | 01 | Bản chính. |
2 | Các văn bản pháp lý |
|
| Bản chính, bản sao có thị thực hoặc bản sao có dấu đóng của chủ đầu tư |
2.1 | - Quyết định phê duyệt dự án hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với DAĐT), kèm hồ sơ thiết kế cơ sở. - Nhiệm vụ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt (đối với BCKTKT), kèm các văn bản về quy hoạch kiến trúc, về quyền sử dụng đất hoặc sở hữu công trình |
| 01 |
|
2.2 | Kế hoạch đấu thầu xây dựng công trình |
| 01 |
|
2.3 | Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (nếu có) |
| 01 |
|
2.4 | Báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) |
| 01 |
|
3 | Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư | Điều 20, khoản 1, điểm a, b Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và Điều 7, khoản 1 điểm c Thông tư số 13/2013/TT-BXD (xem nội dung chi tiết tại khoản 2 Điều 3 của Quy trình này). | 01 | Bản chính. |
3.1 | Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà thầu KSXD, nhà thầu TKXD (kèm Bảng Thông tin năng lực của Nhà thầu KSXD, nhà thầu TKXD; năng lực của chủ nhiệm, chủ trì cơ hữu tại công ty của nhà thầu) | Điều 45, 46 (KSXD) và Điều 47, 48, 49 (TKXD) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009. | 01 | Bản sao có thị thực hoặc bản sao có dấu đóng của chủ đầu tư. |
3.2 | Chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm KSXD, chủ nhiệm TKXD, các chủ trì TKXD (kèm Bảng khai kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn TKXD). | Điều 45 (KSXD) và Điều 47, 48 (TKXD) nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009. | 01 | Bản sao có thị thực hoặc bản sao có dấu đóng của chủ đầu tư. |
4 | Các hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ cho TKXD |
|
| Bản chính hoặc bản sao có dấu đóng của chủ đầu tư. |
4.1 | Nhiệm vụ khảo sát xây dựng |
| 01 |
|
4.2 | Phương án kỹ thuật khảo sát |
| 01 |
|
4.3 | Báo cáo kết quả khảo sát |
| 01 |
|
4.4 | Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát |
| 01 |
|
5 | Thuyết minh và các bản vẽ TKXD | Điều 7, khoản 3, 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD (xem nội dung chi tiết tại khoản 2 Điều 3 của Quy trình này) | 01 | Bản chính và file. |
6 | Dự toán xây dựng công trình |
| 01 | Bản chính và file. |
b) Đối với các công trình thuộc nguồn vốn ngoài NSNN:
Bao gồm các thành phần hồ sơ theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, riêng:
- Thành phần hồ sơ tại số thứ tự 2.1: nộp thêm
+ Dự án nhà ở: văn bản của cơ quan thẩm quyền về chấp thuận đầu tư, về quyền sử dụng đất hoặc sở hữu công trình.
+ Dự án công trình công cộng, nhà máy xi măng, nghĩa trang: các văn bản của cơ quan thẩm quyền về quy hoạch-kiến trúc, về quyền sử dụng đất hoặc sở hữu công trình.
+ Dự án công trình công cộng, nhà máy xi măng, nghĩa trang: các văn bản của cơ quan thẩm quyền về quy hoạch-kiến trúc, về quyền sử dụng đất hoặc sở hữu công trình.
- Thành phần hồ sơ tại số thứ tự 2.2: không phải nộp
2) Nội dung chi tiết:
a) Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư:
- Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Đánh giá sự phù hợp của thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng.
- Kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế.
b) Thuyết minh và bản vẽ TKXD:
Phần thuyết minh TKXD:
- Căn cứ để lập thiết kế:
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, bao gồm cả danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng; hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước (BCKTKT);
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khảo sát xây dựng phục vụ cho thiết kế;
+ Hồ sơ đánh giá hiện trạng chất lượng công trình (đối với công trình sửa chữa, cải tạo)
- Thuyết minh TKXD:
+ Giải pháp thiết kế kèm theo các số liệu kết quả tính toán dùng để thiết kế: Biện pháp gia cố hoặc xử lý nền - móng, thiết kế kết cấu chịu lực chính của công trình, an toàn phòng chống cháy nổ và thoát hiểm, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật, …;
+ Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng (đối với công trình cấp II).
Phần bản vẽ:
- Mặt bằng hiện trạng và vị trí hướng tuyến công trình trên quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt;
- Tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích xây dựng, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng, …);
- Thiết kế công trình: Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của hạng mục và toàn bộ công trình; các bản vẽ thiết kế công nghệ, thiết kế biện pháp thi công có liên quan đến thiết kế xây dựng;
- Gia cố hoặc xử lý nền - móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật, …;
- Thiết kế chi tiết các liên kết chính, liên kết quan trọng của kết cấu chịu lực chính và các cấu tạo bắt buộc (cấu tạo để an toàn khi sử dụng - vận hành - khai thác, cấu tạo để kháng chấn, cấu tạo để chống ăn mòn, xâm thực);
- Thiết kế phòng chống cháy nổ, thoát hiểm đã được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt (nếu có).
Điều 4. Thời gian, phí và chi phí thẩm tra TKXD:
1) Thời gian thẩm tra TKXD:
a) Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình thẩm tra TKXD từ chủ đầu tư (ngày ghi trên biên nhận hồ sơ), Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và có văn bản hoạt động về thành phần hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định), về tổ chức tư vấn thẩm tra TKXD (nếu có), đến chủ đầu tư để thực hiện, và chỉ được hướng dẫn một lần. Trường hợp văn bản hướng dẫn chỉ có nội dung về chỉ định tổ chức tư vấn thẩm tra TKXD, thời gian thực hiện là 05 ngày làm việc.
b) Thời gian của Sở Xây dựng khi trực tiếp thẩm tra TKXD, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (ngày ghi trên biên nhận hồ sơ):
- Đối với các công trình được thiết kế 2 bước trở lên: không quá 30 ngày làm việc.
- Đối với công trình thiết kế một bước: không quá 20 ngày làm việc.
- Đối với công trình sửa chữa, cải tạo hoặc thay đổi TKXD (theo quy định cần phải thẩm tra lại): tương tự thời gian quy định tại điểm b này.
c) Thời gian của Sở Xây dựng khi xem xét Kết quả thẩm tra TKXD do tổ chức tư vấn lập (đối với cả hai trường hợp: Sở Xây dựng chỉ định hoặc chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn thẩm tra), được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (ngày ghi trên biên nhận hồ sơ):
- Đối với các công trình được thiết kế 2 bước trở lên: không quá 15 ngày làm việc.
- Đối với công trình thiết kế một bước: không quá 10 ngày làm việc.
- Đối với công trình sửa chữa, cải tạo hoặc thay đổi TKXD (theo quy định cần phải thẩm tra lại): tương tự thời gian quy định tại điểm c này.
2) Phí và chi phí thẩm tra TKXD:
a) Phí thẩm tra TKXD:
- Mức phí thẩm tra TKXD của Sở Xây dựng được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
- Chủ đầu tư nộp phí thẩm tra TKXD cho Sở Xây dựng trước khi nhận kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (Sở Xây dựng thực hiện thu phí này khi có quy định của Bộ Tài chính).
b) Chi phí thẩm tra TKXD:
Tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra TKXD, thì chủ đầu tư căn cứ khối lượng thẩm tra để thanh toán chi phí theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
c) Phí thẩm tra và chi phí thẩm tra được tính trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình. Việc quản lý, sử dụng phí, chi phí thẩm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5. Trường hợp Sở Xây dựng trực tiếp thẩm tra TKXD:
1) Đối với công trình sử dụng vốn NSNN:
Bước 1: Chủ đầu tư gửi Hồ sơ trình thẩm tra TKXD đến Sở Xây dựng.
Bước 2: Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ và có văn bản hướng dẫn về thành phần hồ sơ đến chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định). Thời gian thực hiện: trong thời gian nêu tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy trình này.
Lưu ý: Sở Xây dựng chỉ hướng dẫn một lần và lưu giữ bộ hồ sơ đã nộp để đối chứng. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định: sẽ không thực hiện bước 2 này, đồng thời Bước 1 chung với Bước 3.
Bước 3: Chủ đầu tư gửi Hồ sơ trình thẩm tra TKXD (đã được bổ sung, hoàn thiện-nếu có) đến Sở Xây dựng để Sở thẩm tra và ban hành Kế quả thẩm tra TKXD (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD). Thời gian thực hiện: trong thời gian nêu tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Quy trình này.
Các nội dung thẩm tra TKXD của Sở Xây dựng:
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế.
- Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình.
- Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận: sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng và với công năng của công trình.
- Sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt (trong trường hợp thiết kế một bước)
- Sự hợp lý của thiết kế để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: Kiểm tra việc áp dụng đơn giá, định mức của dự toán; đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
Lưu ý: Trường hợp phải hỏi ý kiến của cơ quan chuyên ngành có liên quan, Sở Xây dựng chỉ được hỏi một lần và thời gian để cơ quan chuyên ngành trả lời là 10 ngày làm việc, không tính trong thời gian nêu tại Bước 3 này.
Bước 4: Đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra”
- Trường hợp Kết quả thẩm tra TKXD có kết luận đủ điều kiện để xem xét phê duyệt TKXD: Sở Xây dựng sẽ đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra” theo mẫu quy định, vào bộ bản vẽ TKKT hoặc TKBVTC và dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là hồ sơ TKXD). Thời gian thực hiện: trong thời gian nêu tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Quy trình này.
- Trường hợp Kết quả thẩm tra TKXD có kết luận chưa đủ điều kiện để xem xét phê duyệt TKXD: Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn TKXD có trách nhiệm lập lại hồ sơ TKXD theo đúng theo quy định và theo ý kiến thẩm tra của Sở Xây dựng (Sở Xây dựng lưu giữ bộ hồ sơ đã nộp để đối chứng). Thời gian thực hiện: chủ đầu tư có tối đa 15 ngày làm việc để hoàn thiện hồ sơ; Sở Xây dựng có tối đa thời gian nêu tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Quy trình này kể từ ngày chủ đầu tư bổ sung hồ sơ TKXD, để thực hiện thẩm tra tại TKXD.
Lưu ý: Khi TKXD đủ điều kiện để phê duyệt, chủ đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ TKXD đến Sở Xây dựng để Sở đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra” và gửi lại chủ đầu tư 01 bộ, Sở lưu trữ 01 bộ để quản lý; đồng thời chủ đầu tư nộp thêm 01 file (thuyết minh, dự toán, bản vẽ).
2) Đối với công trình sử dụng vốn ngoài NSNN:
Như quy trình đối với công trình sử dụng vốn NSNN tại khoản 1 Điều này. Riêng Bước 3, Sở Xây dựng thẩm tra và ban hành Kết quả thẩm tra TKXD (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông Tư số 13/2013/TT-BXD) theo các nội dung thẩm tra sau đây:
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát, thiết kế: kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế.
- Sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình.
- Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác, bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng với các công năng của công trình.
Điều 6. Trường hợp Sở Xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn thẩm tra TKXD:
1) Đối với công trình sử dụng vốn NSNN:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp Hồ sơ trình thẩm tra TKXD đến Sở Xây dựng.
Bước 2: Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ và có văn bản hướng dẫn về thành phần hồ sơ đến chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định), đồng thời, văn bản hướng dẫn có thông báo tên tổ chức tư vấn được chỉ định thẩm tra TKXD (được lựa chọn trong danh sách công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng) và một phần hoặc toàn bộ nội dung thẩm tra nêu tại Bước 3 của khoản 1 Điều 5 của Quy định này. Thời gian thực hiện: trong thời gian nêu tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy trình này.
Lưu ý: Sở Xây dựng chỉ hướng dẫn một lần và lưu giữ bộ hồ sơ đã nộp để đối chứng.
Bước 3: Chủ đầu tư ký hợp đồng với tổ chức tư vấn thẩm tra được Sở Xây dựng chỉ định. Trong nội dung hợp đồng, phải có đủ các nội dung thẩm tra nêu tại văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng. Thời gian thực hiện: chủ đầu tư thực hiện văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng tối đa là 30 ngày làm việc tính từ ngày ban hành văn bản.
Bước 4: Chủ đầu tư gửi Hồ sơ trình thẩm tra TKXD (đã được bổ sung, hoàn thiện-nếu có) và Kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD) kèm hồ sơ TKXD đã được tổ chức tư vấn đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra” đến Sở Xây dựng.
Bước 5: Sở Xây dựng xem xét, tổng hợp nội dung Kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn và ban hành Kết quả thẩm tra TKXD chính thức (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD). Thời gian thực hiện: trong thời gian nêu tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Quy trình này.
Bước 6: Như Bước 4 của khoản 1 Điều 5 của Quy trình này.
2) Đối với công trình sử dụng vốn ngoài NSNN:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp Hồ sơ trình thẩm tra TKXD đến Sở Xây dựng.
Bước 2: Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ và có văn bản hướng dẫn về thành phần hồ sơ đến chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định), đồng thời, văn bản hướng dẫn có đề nghị chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn trong danh sách công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng để thuê thực hiện thẩm tra TKXD. Thời gian thực hiện: trong thời gian nêu tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy trình này.
Lưu ý: Sở Xây dựng chỉ hướng dẫn một lần và lưu giữ bộ hồ sơ đã nộp để đối chứng.
Bước 3: Chủ đầu tư ký hợp đồng với tổ chức tư vấn thẩm tra. Trong nội dung hợp đồng, phải có đủ các nội dung thẩm tra nêu tại khoản 2 Điều 5 của Quy trình này. Thời gian thực hiện: chủ đầu tư thực hiện văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng tối đa 20 ngày làm việc tính từ ngày ban hành văn bản.
Bước 4: Chủ đầu tư gửi Hồ sơ trình thẩm tra TKXD (đã được bổ sung, hoàn thiện nếu có) và Kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD) kèm theo hồ sơ TKXD đã được tổ chức tư vấn đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra” đến Sở Xây dựng.
Bước 5: Sở Xây dựng xem xét nội dung Kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn và có ý kiến bằng văn bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD). Thời gian thực hiện: trong thời gian nêu tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Quy trình này.
Bước 6:
- Trường hợp ý kiến của Sở Xây dựng về kết quả thẩm tra TKXD của tổ chức tư vấn, có kết luận đủ điều kiện để xem xét phê duyệt TKXD: chủ đầu tư phê duyệt TKXD.
- Trường hợp ý kiến của Sở Xây dựng về Kết quả thẩm tra TKXD của tổ chức tư vấn, có kết luận chưa đủ điều kiện để xem xét phê duyệt TKXD: Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn TKXD có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ TKXD; và tổ chức tư vấn thẩm tra TKXD có trách nhiệm thẩm tra lại theo ý kiến của Sở Xây dựng (Sở Xây dựng lưu giữ bộ hồ sơ đã nộp để đối chứng). Sau khi hoàn thiện, chủ đầu tư tự phê duyệt TKXD. Thời gian thực hiện, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn TKXD, tổ chức tư vấn thẩm tra tự cân đối thời gian.
Lưu ý: Sau khi phê duyệt TKXD, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ TKXD đến Sở Xây dựng để quản lý, đồng thời chủ đầu tư nộp thêm 01 file (thuyết minh, dự toán, bản vẽ); Tổ chức tư vấn thẩm tra TKXD có trách nhiệm đóng dấu “Thiết kế đã thẩm tra”, Sở Xây dựng không đóng dấu.
Điều 7. Trách nhiệm của các Phòng thuộc Sở
1) Phòng Kinh tế xây dựng
a) Đảm bảo nội dung thẩm tra TKXD và trình duyệt đúng quy định; và đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ Thẩm tra TKXD đúng hạn theo quy định.
b) Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về nội dung kết quả thẩm tra đúng quy định, và thời gian thẩm tra đúng hạn.
c) Phối hợp kịp thời với Văn phòng Sở, và các phòng có liên quan trong quá trình giải quyết hồ sơ Thẩm tra TKXD.
2) Văn phòng Sở:
a) Niêm yết công khai quy trình giải quyết thủ tục “Thẩm tra TKXD” tại Tổ Tiếp nhận và hoàn trả kết quả hồ sơ; và thông báo trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
b) Tổ chức tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
c) Gửi văn bản hỏi của Sở Xây dựng đến cơ quan chuyên ngành có liên quan; và xác định thời điểm nhận văn bản, báo Phòng Kinh tế xây dựng để làm mốc thời gian tính số lượng ngày giải quyết của cơ quan được hỏi ý kiến.
d) Xác định ngày trả kết quả giải quyết theo quy định, theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ; và báo cáo Giám đốc Sở các trường hợp trễ hạn.
3) Các phòng chuyên môn khác có liên quan:
a) Phối hợp kịp thời với Phòng Kinh tế xây dựng khi có yêu cầu.
b) Chịu trách nhiệm về tính xác thực và đúng quy định của nội dung có liên quan đến chức năng của phòng, về thời gian thực hiện theo yêu cầu của Phòng Kinh tế xây dựng.
Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia Quy trình Thẩm tra TKXD tại Sở Xây dựng
1) Phối hợp tốt với Sở Xây dựng khi tham gia Quy trình Thẩm tra TKXD.
2) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ trình thẩm tra; về tính xác thực và đúng quy định của nội dung trình thẩm tra; về thời gian thực hiện đúng hạn theo Quy trình.
Chánh Văn phòng Sở, Trưởng phòng Kinh tế xây dựng, Thủ trưởng các phòng thuộc Sở và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy trình này.
Điều 10. Bổ sung, sửa đổi quy trình
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc cần chỉnh sửa, bổ sung nội dung Quy trình, Trưởng phòng Kinh tế xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo bằng văn bản để Giám đốc Sở xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 77/2014/QĐ-UBND về quy trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Hướng dẫn 07/HD-SXD năm 2013 thực hiện công tác thẩm tra thiết kế công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định của các Nghị định và Hướng dẫn về quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
- 1Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 77/QĐ-UB năm 1989 hợp nhất Ủy ban Xây dựng cơ bản thành phố và Sở Xây dựng thành phố thành 1 tổ chức mới lấy tên là Sở Xây dựng thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 5Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 6Thông tư 13/2013/TT-BXD quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Công văn 6962/UBND-ĐTMT năm 2013 thực hiện công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 77/2014/QĐ-UBND về quy trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 9Hướng dẫn 07/HD-SXD năm 2013 thực hiện công tác thẩm tra thiết kế công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo quy định của các Nghị định và Hướng dẫn về quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
Quyết định 259/QĐ-SXD-KTXD năm 2014 về Quy trình Thẩm tra thiết kế xây dựng tại Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 259/QĐ-SXD-KTXD
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/03/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Trọng Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực