Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2573/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

CẤP PHÉP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của Viện Hóa sinh Hữu cơ Thái Bình Dương thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga tại Công hàm số 2266 ngày 12 tháng 9 năm 2016 của Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép Viện Hóa sinh Hữu cơ Thái Bình Dương thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được sử dụng Tàu nghiên cứu “Viện sỹ Oparin” được tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.

a) Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu: Bổ sung và cập nhật tư liệu về đa dạng sinh học và cấu trúc quần xã sinh vật; thu thập mẫu vật phục vụ nghiên cứu hóa sinh, môi trường.

b) Nội dung chính của hoạt động nghiên cứu: Khảo sát thu mẫu để nghiên cứu đa dạng sinh học, hóa sinh và tích lũy kim loại nặng.

c) Vị trí, tọa độ khu vực biển thực hiện hoạt động nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu gồm 07 khu vực biển: Cồn Cỏ, Đà Nẵng - Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Cù Lao Xanh, Văn Phong, Nha Trang và Ninh Thuận (Kèm theo Phụ lục s 01 Vị trí các điểm khảo sát, Phụ lục số 02: Sơ đồ tuyến khảo sát).

d) Phương pháp nghiên cứu; phương tiện, thiết bị nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng các phương pháp lấy mẫu nghiên cứu về đa dạng sinh học, hóa sinh, hóa học, viễn thám.

- Phương tiện nghiên cứu: Tàu nghiên cứu AKADEMIK OPARIN. Quốc tịch: Cộng hòa Liên bang Nga. Số đăng ký: 8412376-MMSI: 273438800.

- Thiết bị nghiên cứu: Lưới mẫu sinh vật phù du, cào đáy chuyên dụng được lắp đặt trên tàu; thiết bị lặn SCUBA; các thiết bị định vị; ca nô chuyên dụng.

đ) Không sử dụng vật liệu nổ, hóa chất độc để nghiên cứu.

e) Lịch trình nghiên cứu:

- Từ ngày 05/11 đến ngày 9/12/2016: Khảo sát ở 07 khu vực biển: Cồn Cỏ, Đà Nẵng - Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Cù Lao Xanh, Văn Phong, Nha Trang và Ninh Thuận.

- Ngày 10/12/2016: Tàu cập cảng Nha Trang.

- Ngày 13/12/2016: Hội thảo khoa học sau khảo sát.

g) Các cảng đến và đi:

- Cảng đón: Cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

- Cảng trả: Cảng Nha Trang, Khánh Hòa.

h) Tên, quốc tịch của các nhà khoa học nước ngoài; tên của các nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu:

Tổng số: 41 người, trong đó:

- Số nhà khoa học Nga: 24 người;

- Số nhà khoa học Việt Nam: 17 người.

(Kèm theo Phụ lục s 03: Danh sách đoàn khoa học Nga và Việt Nam tham gia chuyến khảo sát trên Tàu nghiên cứu Viện sỹ Oparin”).

i) Thời hạn nghiên cứu;

- Từ ngày 02 tháng 11 năm 2016 đến ngày 22 tháng 12 năm 2016.

Điều 2. Viện Hóa sinh Hữu cơ Thái Bình Dương thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm:

a) Thực hiện đúng các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;

b) Tuân thủ đúng các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

c) Tuân thủ đúng quy định về công bố và chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học theo quy định tại Điều 21 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

d) Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về biển, hàng hải, hàng không, hải quan, thuế, lao động, y tế, xuất nhập cảnh, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam trong quá trình tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;

đ) Có trách nhiệm thông báo cho các Quân khu và các đơn vị liên quan (Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển) về thời gian và kế hoạch, hoạt động cụ thể của Tàu nghiên cứu ‘‘Viện sỹ Oparin” hoạt động trong các vùng biển Việt Nam để các đơn vị biết, triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

e) Khi đi qua các lô thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam, phải thông báo về thời gian và các hoạt động cụ thể của Tàu nghiên cứu “Viện sỹ Oparin” cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam biết để tránh gây ảnh hưởng cho các hoạt động này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 4. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Viện Hóa sinh Hữu cơ Thái Bình Dương thuộc Phân viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Giao thông Vận tải;
- Bộ Thông tin và truyền thông;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Minh Thuận;
- Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Linh Ngọc

 

PHỤ LỤC 01

VỊ TRÍ, TỌA ĐỘ KHU VỰC BIỂN THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU

1.1. Khu vực, điểm, tọa độ, độ sâu thực hiện hoạt động ly mẫu đáy

TT

Khu vực và điểm

Kinh độ

Vĩ đ

Độ sâu (m)

 

Cồn Cỏ

 

 

 

1

CC1

107.52442

17.11860

65

2

CC2

107.59602

17.04293

55

3

CC3

107.69347

16.97897

45

 

Đà Nng - Cù Lao Chàm

 

 

 

4

DN1

108.82665

16.31235

105

5

DN2

108.72480

16.25522

95

6

DN3

108.61462

16.20837

100

 

Lý Sơn

 

 

 

7

LS1

109.36225

15.39195

120

8

LS2

109.37955

15.25872

115

9

LS3

109.41565

15.15125

300

10

LS4

109.48410

15.03787

270

 

Cù Lao Xanh

 

 

 

11

CLX1

109.43448

13.77513

120

12

CLX2

109.45090

13.57947

115

13

CLX3

109.63144

13.55272

217

14

CLX4

109.80332

13.53016

400

 

Văn Phong

 

 

 

15

VP1

109.67622

12.35112

175

16

VP2

109.51817

12.41783

135

17

VP3

109.67624

12.45765

165

18

VP4

109.56053

12.55044

130

19

VP5

109.67095

12.59368

171

 

Nha Trang

 

 

 

20

NTr1

109.72990

11.90232

200

21

NTr2

109.60197

11.98768

150

22

NTr3

109.74678

12.10640

135

23

NTr4

109.59586

12.15838

115

 

Ninh Thun

 

 

 

25

NTh1

110.01602

11.39477

115

26

NTh2

109.88524

11.39354

129

27

NTh3

109.75634

11.38795

150

28

NTh4

109.60144

11.38936

190

29

NTh5

109.42952

11.37877

220

1.2. Khu vực, điểm và tọa độ để lặn khảo sát ven các đảo và bãi ngầm

TT

Khu vực và điểm

Kinh độ

Vĩ đ

 

Cồn Cỏ

 

 

1

Bãi 70

107.33806

17.16711

2

Đông Bắc Bãi Đông Hà

107.34631

17.16456

3

Đông Bãi Đông Hà

107.34945

17.15957

4

Bãi Tranh

107.33920

17.15025

5

Bãi Hải Nam

107.33021

17.15802

 

Đà Nng - Cù Lao Chàm

 

 

6

Bãi Cả

108.12150

16.21453

7

Bãi Chuối 2

108.14346

16.21572

8

Sũng Đầu Heo

108.17134

16.20949

9

Sũng Rong Cau

108.18160

16.21335

10

Bắc Hòn Sơn Chà

108.20193

16.22361

11

Nam Hòn Sơn Chà

108.20326

16.21127

12

Rạn Lá

108.45197

15.98854

13

Hòn Mô

108.47444

15.93361

14

Rạn Mành

108.51901

15.90042

15

Vũng Thùng

108.53972

15.90300

16

Hòn Nhan

108.68766

15.81904

 

Lý Sơn

 

 

17

Bãi Cạn 1 (Banc du Volta)

109.00300

15.50600

18

Lạch Chùa Hang

109.12203

15.39502

19

Bắc Rạn Gò Núi Lửa

109.14295

15.36611

20

Bãi Cạn 2 (Banc de Cu Lao Re 1)

109.13200

15.29838

21

Bãi Cạn 3 (Banc de Cu Lao Re 2)

109.12815

15.28338

 

Cù Lao Xanh

 

 

22

Hòn Cân

109.31456

13.90180

23

Hòn Cỏ

109.35087

13.89827

24

Tây Cù Lao Xanh

109.34403

13.61626

25

Tây Nam Cù Lao Xanh

109...

13…

26

Bãi Cạn 1 (Banc de paques: 16)

109.32557

13...

27

Bãi Cạn 1 (Banc de paques: 17)

109.31665

13.60266

 

Văn Phong

 

 

28

Cực Đông Hòn Gốm

109.45901

12.64782

29

Cửa Lạch Cửa Bé

109.44105

12.57402

30

Bãi Trâu Nằm

109.44788

12.59557

31

Bãi Tre

109.33278

12.33278

32

Hòn Đen

109.30364

12.60031

 

Nha Trang

 

 

33

Đông Hòn Tre

109.32858

12.20963

34

Hòn Nọc

109.34488

12.19085

35

Hòn Nội

109.32260

12.03602

36

Hòn Ngoại

109.32164

12.00418

37

Bãi Cạn Thủy Triều

109.24009

12.08650

 

Ninh Thun

 

 

38

Bãi Nhỏ

109.19887

11.70460

39

Hang Rái

109.18281

11.67717

40

Mũi Thị

109.16124

11.61808

41

Mỹ Hòa

109.15371

11.60536

42

Bãi Cạn 1 (Banc de Chateaurenault)

109.08459

11.53684

43

Bãi Cạn 2 (Plateau de Corail)

109.12013

11.55220

44

Hòn Cau 1

108.83361

11.22639

45

Hòn Cau 2

108.83250

11.23278

46

Hòn Cau 3

108.82833

11.22194

47

Bãi Cạn 1 (Breda)

108.86833

11.27611

48

Bãi Cạn 2 (Breda)

108.86778

11.28333

 

PHỤ LỤC 02

SƠ ĐỒ TUYẾN KHẢO SÁT CỦA TÀU NGHIÊN CỨU “VIỆN SỸ OPARIN”

 

PHỤ LỤC 03

DANH SÁCH ĐOÀN KHOA HỌC NGA VÀ VIỆT NAM THAM GIA CHUYẾN KHẢO SÁT TRÊN TÀU NGHIÊN CỨU “VIỆN SỸ OPARIN”

3.1. Danh sách đoàn khoa học Nga

TT

Họ và tên

Chức danh

1

Malyarenko Timofei Vladimirovich

Head of expedition, Ph.D, Researcher (Trưởng đoàn phía Nga, nhà nghiên cứu)

2

Iurchenko Ekaterina Aleksandrovna

Ph.D, Researcher

3

Petrov Valerii Nikolaevich

Head of Marine Department of PIBOC. Ph.D, Researcher

4

Pelageev Dmitrii Nikolaevich

Ph.D, Researcher

5

Shepetova Natalia Mikhailovna

Scientific secretary of expedition
(Thư ký đoàn)

6

Iurchenko Anton Nikolaevich

Ph.D, Researcher

7

Volod’ko Alexandra Vladimirovna

Ph.D, Researcher

8

Tarbeeva Darya Vladimirovna

Ph.D, Researcher

9

Golotin Vasilii Aleksandrovich

Ph.D, Researcher

10

Kvetkina Aleksandra Nikolaevna

Ph.D, Student

11

Chernysheva Nadezhda Iuryevna

Ph.D, Student

12

Filshtein Alina Petrovna

Ph.D, Student

13

Belik Aleksei Anatolievich

Researcher

14

Chingizova Ekaterina Aleksandrovn

Ph.D, Researcher

15

Lysenko Aleksandr Sergeevich

Diver (thợ lặn)

16

Tiulkin Victo

Diver

17

Davydyuk Roman Anatolievich

Diver

18

Belitskii Ruslan Sergeevich

Diver

19

Latypov Iurii Iakovlevich

D.Sc, Researcher

20

Selin Nikolai Ivanovich

Ph.D, Researcher

21

Maliutin Andrei Nikolaevic

Ph.D, Researcher

22

Goloseev Aleksandr Gennadievich

Diver

23

Oskolkov Aleksandr

Diver

24

Belousov Anton Olegovich

Diver

3.2. Danh sách đoàn khoa học Việt Nam

TT

Họ và tên

Chức danh

1

Nguyễn Văn Long

Trưởng đoàn phía Việt Nam, Nghiên cứu viên Viện Hải dương học

2

Hứa Thái Tuyến

Nghiên cứu viên Viện Hải Dương học

3

Phan Kim Hoàng

Nghiên cứu viên, Viện Hải Dương học

4

Thái Minh Quang

Nghiên cứu viên, Viện Hải Dương học

5

Võ Trần Tuấn Linh

Nghiên cứu viên, Viện Hải Dương học

6

Trương Hải Bằng

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang

7

Võ Thị Diệu Trang

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang

8

Đậu Văn Thảo

Nghiên cứu viên, Viện Tài nguyên và Môi trường biển

9

Đinh Văn Nhân

Nghiên cứu viên, Viện Tài nguyên và Môi trường biển

10

Cao Văn Lương

Nghiên cứu viên, Viện Tài nguyên và Môi trường biển

11

Trần Mạnh Hà

Nghiên cứu viên, Viện Tài nguyên và Môi trường biển

12

Bùi Việt Hùng

Nghiên cứu viên, Viện Công nghệ vũ trụ

13

Vũ Văn Thành

Nghiên cứu viên, Viện Hóa sinh biển

14

Phạm Quốc Long

Nghiên cứu viên, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên

15

Đại diện

Bộ Quốc phòng

16

Đại diện

Bộ Tài nguyên và Môi trường

17

Đại diện

Bộ Công an

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2573/QĐ-BTNMT năm 2016 cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 2573/QĐ-BTNMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/11/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/11/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản