Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2569/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 03 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 143/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về Chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VX;
Căn cứ Kế hoạch số 07/KH-HĐND ngày 29/9/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XV (nhiệm kỳ 2016-2021);
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Văn bản số 1410/TTr-SCT ngày 26/9/2017 về việc đề nghị phê duyệt Đề cương Đề án nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương Đề án nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 (kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện: Giao Sở Công Thương chủ trì cùng các Sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng Đề án, Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 theo Đề cương được duyệt và quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công Thương và Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Thông tin chung về Đề án:
Tên Đề án: “Nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”
Thời gian thực hiện: 07 tháng (từ tháng 4/2017 đến tháng 11/2017).
Cấp quản lý: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương Hải Phòng.
Địa chỉ: Số 9 Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 0225.3845795 Fax: 0225.3845794
Email: socongthuonghp@vnn.vn
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Hải Phòng là thành phố công nghiệp, đô thị loại I của đất nước, một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một trọng điểm phát triển kinh tế biển - đảo; có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh. Giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của thành phố là hai ngành công nghiệp và thương mại, tỷ trọng GRDP công nghiệp – thương mại có xu hướng tăng dần trong GRDP toàn thành phố, năm 2016, ngành công nghiệp – thương mại chiếm 46% GRDP trên địa bàn.
Giai đoạn 2011 - 2016, công nghiệp tiếp tục phát triển về quy mô, duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu các ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hợp lý, hiện đại hóa, thu hút được các dự án sản xuất có quy mô lớn, có hàm lượng công nghệ cao. Kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp được chú trọng đầu tư. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được nâng cấp và phát triển nhanh theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân thành phố và các vùng phụ cận. Lực lượng làm thương mại triển nhanh về số lượng, từng bước nâng chất lượng, với sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài với phương thức kinh doanh đa dạng, linh hoạt. Công tác quản lý nhà nước về thương mại được đổi mới, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp và thương mại vẫn còn một số tồn tại hạn chế: chủ yếu vẫn là đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa trên nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu là chính; công nghiệp hỗ trợ còn chậm phát triển. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đưa vào hoạt động còn thấp, tốc độ đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất công nghiệp còn chậm. Chất lượng lao động mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Sản xuất công nghiệp còn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, hoạt động thương mại, xuất khẩu chưa khai thác hết lợi thế thành phố, còn nhiều hạn chế, và phát triển chưa đều giữa các địa bàn, khu vực; Lực lượng doanh nghiệp hoạt động thương mại phần lớn quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu; Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thương mại phát triển chưa đồng bộ với yêu cầu phát triển nhanh theo hướng văn minh, hiện đại. Công tác quản lý nhà nước và điều hành thị trường hàng hoá còn nhiều hạn chế, nhất là công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch, thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa…
Vì vậy, việc đánh giá thực trạng, làm rõ những tồn tại cũng như lợi thế, tiềm năng phát triển công nghiệp – thương mại, trên cơ sở đó đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp – thương mại trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Từ những thực tế trên, việc xây dựng Đề án Nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030 là thực sự cần thiết, góp phần xây dựng Hải Phòng thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
II. Căn cứ pháp lý:
- Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX “Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Kết luận số 72-KH/TU ngày 17/3/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX;
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
- Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;
- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
- Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh;
- Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao;
- Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;
- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 08/10/2014 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ công Thương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 9428/QĐ-BCT ngày 13/12/2013 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 6481/2015/QĐ-BCT ngày 26/06/2015 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Hải Phòng;
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Công văn số 180/TTg-CN ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung các KCN của thành phố Hải Phòng tại Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2025;
- Quyết định số 2757/QĐ-BCT ngày 31/3/2014 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố Hải Phòng;
- Nghị quyết số 0003-NQ/TU ngày 02/6/2006 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng về phát triển công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến 2020; Thông báo số 41-TB/TU ngày 11/10/2011 của Ban Thường vụ Thành uỷ về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU; Báo cáo số 181/BC-BCS ngày 16/8/2017 của Ban cán sự Đảng UBND thành phố về “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 0003-NQ/TU ngày 02/6/2006 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng về phát triển công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến 2020”
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/9/2012 về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến 2020;
- Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 28/5/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 06-KL/TU ngày 28/10/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 28/5/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy;
- Nghị quyết số 21/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế thành phố Hải Phòng, đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 29/3/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1225/QĐ-UBND ngày 01/7/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 3065/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và không chấp thuận đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020;
- Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020;
- Kế hoạch hành động số 3625/KH-UBND ngày 26/5/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Kế hoạch số 72-KH/TU của BTV Thành ủy triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX;
- Các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp, thương mại có liên quan đã được phê duyệt.
III. Căn cứ thực tiễn để xây dựng đề án
- Phát triển ngành công nghiệp trong thời kỳ 2011-2016.
- Phát triển ngành thương mại trong thời kỳ 2011-2016.
- Phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp; hệ thống các cơ sở hạ tầng thương mại: các Trung tâm thương mại, siêu thị; các kho xăng dầu, kho LPG, trung tâm logistic, kho ngoại quan; các chợ, các cửa hàng chuyên doanh, các cửa hàng tiện ích,... trên địa bàn thành phố.
IV. Đối tượng, phạm vi, phương pháp, mục tiêu nghiên cứu và nội dung, kết quả thực hiện đề án
1. Đối tượng
Ngành công nghiệp và thương mại là đối tượng chính của đề án, trong đó tập trung vào nghiên cứu, đánh giá những ngành công nghiệp chủ lực, lĩnh vực thương mại có thế mạnh của Hải Phòng, từ đó xây dựng nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030.
2. Phạm vi đề án
- Về không gian: trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Về thời gian: Giai đoạn 2011-2016, giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề án được xây dựng theo phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân tích: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp, thương mại. Dựa vào các số liệu thống kê để phân tích và đánh giá.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong tất cả các khâu trong quá trình xây dựng đề án.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa những phân tích đánh giá và kết quả của các nghiên cứu trước.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Thúc đẩy công nghiệp, thương mại phát triển nhanh, nâng cao tỷ trọng GDP của công nghiệp, thương mại trong cơ cấu GDP của thành phố và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết vấn đề xã hội, môi trường…
- Làm căn cứ để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
5. Nội dung thực hiện
- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp, thương mại; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại và hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp; thu hút đầu tư; dự báo khả năng phát triển công nghiệp, thương mại thành phố Hải Phòng trong các năm tới … để làm tiền đề cho việc xây dựng Đề án.
- Xây dựng, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và tổ chức thực hiện
6. Kết quả thực hiện
- Báo cáo tổng hợp Đề án nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 (phục vụ kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XV (nhiệm kỳ 2016-2021);
- Dự thảo Nghị quyết nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 (phục vụ kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XV (nhiệm kỳ 2016-2021)
7. Kinh phí đề án
Kinh phí thực hiện Đề án sẽ thanh toán theo nội dung công việc thực tế và các quy định tài chính hiện hành.
Nội dung công việc | Thời gian |
Xây dựng dự thảo Đề cương Đề án, xin ý kiến các Sở, ngành; hoàn thiện dự thảo và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đề cương Đề án | Tháng 5/2017 |
Lập, hoàn thiện dự thảo Đề án, xin ý kiến các Sở, ngành; Hoàn chỉnh dự thảo và Tờ trình trình UBND thành phố ra quyết định phê duyệt Đề án | Tháng 10/2017 |
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2016
I. Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế -xã hội của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016
II. Hiện trạng phát triển công nghiệp, thương mại giai đoạn 2011-2016
1. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp
Số lượng cơ sở công nghiệp; lao động công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp; nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp; thu hút đầu tư phát triển công nghiệp; kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế ngành công nghiệp.
2. Hiện trạng phát triển thương mại
Số lượng cơ sở thương mại; lao động thương mại và phát triển nguồn nhân lực phục vụ thương mại; nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ trong thương mại; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thương mại; thu hút đầu tư phát triển thương mại; kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế ngành thương mại.
III. Đánh giá chung
1. Mặt được
2. Tồn tại, hạn chế
3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
I. Dự báo các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp và thương mại
II. Quan điểm phát triển công nghiệp và thương mại
III. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
IV. Định hướng phát triển công nghiệp và thương mại
V. Nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại
2. Đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, thương mại
3. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
5. Đấy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp, thương mại
6. Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
7. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường, đổi mới công tác xúc tiến, thu hút đầu tư
8. Đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các DNNVV, cơ sở công nghiệp nông thôn
9. Tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết vùng
- 1Nghị quyết 94/2017/NQ-HĐND về sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết 189/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 58/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp - Thương mại tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 3Nghị quyết 102/NQ-HĐND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 1107/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 5 tháng 8 năm 2003 do Bộ Chính trị ban hành
- 3Luật Công nghệ cao 2008
- 4Quyết định 1448/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2457/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 3098/QĐ-BCT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 2471/QĐ-TTg năm 2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1393/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1438/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 6184/QĐ-BCT năm 2012 phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030" do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 12Quyết định 347/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị quyết 44/NQ-CP năm 2013 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) thành phố Hải Phòng do Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 9428/QĐ-BCT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 15Quyết định 403/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 2757/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 17Quyết định 879/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 880/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2013 về Danh mục dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và không chấp thuận đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020
- 20Nghị quyết 21/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế thành phố Hải Phòng, đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 21Quyết định 9028/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 22Quyết định 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 2146/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Quyết định 1463/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
- 25Quyết định 6481/QĐ-BCT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 26Luật ngân sách nhà nước 2015
- 27Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 28Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 29Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- 30Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 31Quyết định 68/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 32Quyết định 3065/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020
- 33Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 34Nghị quyết 94/2017/NQ-HĐND về sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết 189/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 35Quyết định 58/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp - Thương mại tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 36Nghị quyết 102/NQ-HĐND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 37Nghị quyết 143/NQ-HĐND năm 2016 về Chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa VX
Quyết định 2569/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương Đề án nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 2569/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/10/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra