Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2559/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ, QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2018-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Căn cứ chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế về triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới ban hành tại Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2018-2020);

Căn cứ Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế) giai đoạn 2018-2020 để triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế (để phối hợp);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Y tế;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Phạm Lê Tuấn

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ, QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2018-2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2559/-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Mục tiêu, chỉ số

1. Mục tiêu chung

a) Đến năm 2019, 100% trạm y tế được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp (THA) và đái tháo đường (ĐTĐ) theo nguyên lý y học gia đình.

b) Đến năm 2020, ít nhất 70% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA theo nguyên lý y học gia đình; ít nhất 40% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và quản lý ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình.

c) Đến năm 2020, ít nhất 40% người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp và đánh giá nguy cơ đái tháo đường.

II. Hoạt động trọng tâm

1. Tăng cường sự lãnh đạo, điều hành

a) Sở Y tế tỉnh, thành phố đề xuất thành lập Ban chỉ đạo triển khai quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường tại các trạm y tế xã và phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên. Thành phần gồm có: Sở Y tế: Đại diện lãnh đạo Sở, phòng Nghiệp vụ Y, phòng Nghiệp vụ Dược, phòng Kế hoạch -Tài chính; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố hoặc Trung tâm y tế dự phòng: lãnh đạo Trung tâm, lãnh đạo và cán bộ Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm; Bệnh viện đa khoa tỉnh: lãnh đạo bệnh viện, phòng chỉ đạo tuyến, phòng kế hoạch tổng hợp; Trung tâm Y tế huyện và bệnh viện huyện: lãnh đạo Trung tâm, Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, khoa khám bệnh; và các thành phần có liên quan. Trong đó Khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh và Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS của Trung tâm y tế huyện làm đầu mối xây dựng kế hoạch và điều phối hoạt động, theo dõi, giám sát và thống kê báo cáo tuyến tỉnh và huyện. Thời gian hoàn thành: tháng 5 năm 2018

b) Sở Y tế tỉnh, TP thành lập nhóm giảng viên tuyến tỉnh và giám sát viên tuyến tỉnh, huyện về điều trị quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã gửi Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. Thời gian hoàn thành: tháng 4 năm 2018.

- Giảng viên tuyến tỉnh: 04 bác sỹ lâm sàng của BVĐK tỉnh và BV Nội tiết tỉnh (nếu có), 02 Bác sỹ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố hoặc Trung tâm y tế dự phòng. điều kiện trở thành giảng viên tuyến tỉnh (dạy nội dung KCB): (1) có kinh nghiệm giảng dạy, (2) có chứng chỉ hành nghề KCB đa khoa/BSGĐ/nội khoa/nội tiết, (3) hiện đang KCB đa khoa/BSGĐ/nội khoa/nội tiết.

- Giám sát viên tuyến tỉnh, huyện: 02 người từ trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố hoặc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; Mỗi huyện: 03 giám sát viên tuyến huyện từ trung tâm y tế huyện và bệnh viện huyện, trong đó có 02 bác sỹ khám, chữa bệnh, 01 cán bộ y tế công cộng hoặc bác sỹ y học dự phòng. điều kiện trở thành giám sát viên tuyến tỉnh, huyện (hướng dẫn trạm y tế thực hành KCB): (1) có chứng chỉ hành nghề KCB đa khoa/BSGĐ/nội khoa/nội tiết, (2) hiện đang KCB đa khoa/ BSGĐ/nội khoa/nội tiết tuyến tỉnh, huyện.

c) Sở Y tế tỉnh, thành phố lập kế hoạch đào tạo cho các trạm y tế về quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình theo Hướng dẫn lập kế hoạch đào tạo tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quyết định này. Thời gian hoàn thành: tháng 5/2018.

d) Sở Y tế có văn bản chỉ đạo các bên liên quan, để bảo đảm các giám sát viên tuyến tỉnh và huyện tham gia giám sát hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế xã cho đến khi các trạm y tế xã thực hiện thành thạo hoạt động phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình và bác sỹ tại trạm y tế xã làm việc định kỳ tại trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh về chẩn đoán, điều trị, quản lý THA và ĐTĐ để được nâng cao trình độ chuyên môn.

2. Chuẩn hóa tài liệu đào tạo, tài liệu chuyên môn

a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với Cục Y tế dự phòng, Bệnh viện Lão khoa trung ương, Bệnh viện Nội tiết trung ương, Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo về quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình áp dụng tại các trạm y tế xã. Thời gian hoàn thành: tháng 5 năm 2018.

b) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Nội tiết trung ương, Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai hoàn thiện hướng dẫn chuyên môn chẩn đoán, điều trị, quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình áp dụng tại các trạm y tế xã. Thời gian hoàn thành: tháng 5 năm 2018.

3. Thiết lập mạng lưới các cơ sở đào tạo về quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã

a) Các cơ sở đào tạo, bao gồm: Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hải Phòng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, Trường Đại học Y Thái Bình, Trường Đại học Y- Dược Huế, Trường Đại học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Y - Dược Cần Thơ, Bệnh viện Lão khoa trung ương, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh.

b) Các cơ sở đào tạo đề xuất nhóm giảng viên khu vực tham gia đào tạo cho các tỉnh, TP về quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã (thời gian hoàn thành: tháng 4 năm 2018):

- Mỗi cơ sở đào tạo cử 04-06 giảng viên, trong đó 03-04 giảng viên giảng về khám, chữa bệnh và 01 giảng viên về y tế công cộng, y học dự phòng,...

- Điều kiện để trở thành giảng viên khu vực (dạy nội dung về khám, chữa bệnh): là giảng viên bộ môn lâm sàng, có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn y tế tuyến huyện, xã; có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đa khoa/BSGĐ/nội khoa/nội tiết, có kinh nghiệm hành nghề khám, chữa bệnh.

b) Bảng phân công các cơ sở đào tạo phụ trách đào tạo cho các tỉnh, thành phố theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quyết định này.

4. Tổ chức đào tạo: các lớp đào tạo được tổ chức theo kế hoạch sau:

Kế hoạch tổ chức đào tạo về quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình áp dụng tại các trạm y tế xã 2018-2019

TT

Nội dung

Các lớp đào tạo

Đào tạo giảng viên khu vực

Đào tạo giảng viên tuyến tỉnh và giám sát viên tuyến tỉnh, huyện

Đào tạo cho các trạm y tế xã, phường

1.

Cơ quan tổ chức

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Sở Y tế tỉnh, thành phố

Sở Y tế tỉnh, thành phố

2.

Số lớp đào tạo

02 lớp

Ít nhất 01 lớp/1 tỉnh, thành phố

Ít nhất 01 lớp cho 01 quận, huyện, thành phố, thị xã.

3.

Giảng viên

Bộ Y tế, BV Lão khoa TW, Bệnh viện Nội tiết TW, Viện Tim mạch-Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nội và Tổ chức Y tế thế giới.

Giảng viên khu vực đã tham gia lớp đào tạo giảng viên về quản lý THA và ĐTĐ.

Giảng viên tuyến tỉnh đã tham gia lớp đào tạo giảng viên về quản lý THA và ĐTĐ. Giảng viên trung ương, khu vực tham gia hỗ trợ khi cần thiết.

4.

Đối tượng đào tạo

Nhóm giảng viên các Trường Đại học

Nhóm giảng viên tuyến tỉnh và giám sát viên tuyến tỉnh, huyện và một số Viện thuộc hệ y học dự phòng, YTCC

Bác sỹ, y sỹ trạm y tế xã, phường.

5.

Số lượng học viên

Tối đa 40 người/1 lớp

Tối đa 40 người/1 lớp

Tối đa 40 người/1 lớp

6.

Chương trình đào tạo

3 ngày, theo chương trình đào tạo giảng viên trung ương và khu vực quy định tại Phụ lục số 03.

3 ngày, theo chương trình đào tạo giảng viên tuyến tỉnh và giám sát viên tuyến tỉnh, huyện quy định tại Phụ lục số 04.

3 ngày, theo chương trình đào tạo cho các trạm y tế xã, phường quy định tại Phụ lục số 05.

7.

Thời gian, địa điểm

Lớp thứ nhất từ 08-10/05/2018, Lớp thứ hai từ 27-29/6/2018 tại Hà Nội

Tháng 5/2018-5/2019 tại các tỉnh, TP

Tháng 5/2018- 5/2019 tại Trung tâm y tế huyện/bệnh viện huyện.

8.

Kinh phí tổ chức

Tổ chức Y tế thế giới.

Sở Y tế tỉnh, thành phố

Sở Y tế tỉnh, thành phố

9.

Lập kế hoạch tổ chức

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

Sở Y tế lập kế hoạch theo hướng dẫn tại Phụ lục số 06 (5/2018), gửi Cục QLKCB để tổng hợp (email: dtdbyt@gmail.com, ngoctruongmoh@gmail.com).

Sở Y tế lập kế hoạch theo HD tại Phụ lục số 06 (5/2018), gửi Cục QLKCB để tổng hợp (email: dtdbyt@gmail.com, ngoctruongmoh@.gmail.com).

5. Triển khai dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA, ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã.

5.1. Tại cộng đồng

a) Người thực hiện: Nhân viên y tế thôn bản và các ban ngành đoàn thể tại xã, phường.

b) Thực hiện dịch vụ:

- Sàng lọc tăng huyết áp bằng sử dụng huyết áp kế điện tử).

- Đánh giá nguy cơ ĐTĐ bằng sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn (gồm cả đo một số chỉ số như huyết áp, cân nặng, chiều cao...).

- Hỗ trợ bệnh nhân THA, ĐTĐ tuân thủ điều trị, thay đổi hành vi nguy cơ.

- Tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng chống THA, ĐTĐ.

5.2. Tại trạm Y tế xã, phường

a) Người thực hiện: Bác sỹ, nhân viên y tế tại Trạm y tế.

b) Thực hiện dịch vụ:

- Đối với THA

+ Phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý THA không có biến chứng.

+ Điều trị, quản lý THA đối với các trường hợp được tuyến trên chuyển về.

+ Xử trí và chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn.

- Đối với ĐTĐ

+ Phát hiện sớm ĐTĐ

+ Xét nghiệm đường máu mao mạch cho các đối tượng nguy cơ cao (Đây là xét nghiệm không đòi hỏi kỹ thuật cao, cán bộ y tế được thực hiện, đọc và ký kết quả xét nghiệm).

+ Tư vấn và lập danh sách quản lý các trường hợp nguy cơ cao, tiền ĐTĐ.

+ Chuyển tuyến trên chẩn đoán xác định các trường hợp nghi ngờ ĐTĐ.

+ Điều trị, quản lý ĐTĐ đối với các trường hợp được tuyến trên chuyển về.

+ Xử trí và chuyển người bệnh ĐTĐ lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn.

- Dịch vụ chung (cả THA và ĐTĐ)

+ Phối hợp với y tế thôn bản và các ban ngành đoàn thể thực hiện tư vấn tại hộ gia đình cho người bệnh về tuân thủ điều trị THA, ĐTĐ và thay đổi hành vi nguy cơ.

+ Tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng chống THA, ĐTĐ.

+ Vận động tăng cường vai trò quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham gia của ban ngành, đoàn thể, cộng đồng trong phòng chống THA, ĐTĐ.

6. Hỗ trợ thực hành khám, chữa bệnh cho cán bộ trạm y tế:

a) Đối tượng cần hỗ trợ: Bác sỹ, y sỹ của trạm y tế.

b) Cơ quan hỗ trợ chuyên môn: Trung tâm y tế huyện/ Bệnh viện huyện, giám sát viên tuyến tỉnh, huyện và sự hỗ trợ của giảng viên tuyến tỉnh/khu vực/trung ương khi cần thiết.

c) Thời gian: Thực hiện ngay sau khóa tập huấn cho trạm y tế xã.

d) Hình thức hỗ trợ chuyên môn:

- Giám sát viên tuyến tỉnh: tham gia giám sát hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế xã 1 lần trong 1 tháng trong ít nhất 6 tháng. Giám sát viên tuyến huyện: tham gia giám sát hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế 02 lần trong 1 tháng, trong 3 tháng đầu tiên và 01 lần một tháng trong ít nhất 3 tháng tiếp theo. Các lần giám sát tiếp theo tùy thuộc thực tiễn hoạt động khám, chữa bệnh của mỗi trạm y tế xã, phường.

- Bác sỹ tại trạm y tế xã làm việc định kỳ tại trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh về chẩn đoán, điều trị, quản lý THA và ĐTĐ. Số ngày làm việc định kỳ do Sở Y tế các tỉnh, thành phố quy định.

đ) Đầu mối tổ chức: Sở Y tế tỉnh, thành phố.

7. Theo dõi, đánh giá

a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh theo dõi, đánh giá các chỉ số về:

- Bộ tài liệu đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình áp dụng tại trạm y tế được chuẩn hóa, ban hành để áp dụng trong cả nước.

- Mạng lưới các cơ sở đào tạo tại trung ương và khu vực được thiết lập để đào tạo về quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã.

- Số lớp đào tạo và số giảng viên khu vực được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế.

b) Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá các chỉ số về:

- Số lớp đào tạo, sổ giảng viên tuyến tỉnh và giám sát viên tuyến tỉnh, huyện được đào tạo về quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã.

- Số lớp đào tạo, số bác sỹ trạm y tế xã được đào tạo về quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình.

- Số lượng trạm y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA; Số lượng trạm y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, điều trị, quản lý ĐTĐ.

- Số người trên 40 tuổi được đánh giá nguy cơ tăng huyết áp và đái tháo đường.

- Số lượng bệnh nhân THA, ĐTĐ mới được chẩn đoán, được quản lý, đạt mục tiêu điều trị.

8. Các hoạt động khác để bảo đảm triển khai quản lý THA, ĐTĐ tại các trạm y tế xã theo nguyên lý y học gia đình:

a) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan để phát huy vai trò bác sỹ đa khoa, bác sỹ gia đình trong thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý THA, ĐTĐ.

b) Vụ Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy để bảo đảm người bệnh THA, ĐTĐ khi các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên kê đơn điều trị, sẽ được tiếp tục tiếp cận các thuốc này tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện và trạm y tế xã.

c) Cục Y tế dự phòng xây dựng hướng dẫn về giám sát, báo cáo hoạt động điều trị, quản lý THA và ĐTĐ theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm.

d) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng văn bản quy định về điều trị, quản lý bệnh mạn tính.

d) Sở Y tế các tỉnh, thành phố phổ biến và bảo đảm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, như Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở; Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và các văn bản liên quan khác, đặc biệt bảo đảm tính sẵn có của các thuốc thiết yếu trong điều trị THA, ĐTĐ tại các trạm y tế.

III. Nguồn kinh phí

1. Ngân sách Trung ương: Sự nghiệp y tế, chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, vốn ODA và đầu tư phát triển.

2. Ngân sách địa phương: Sự nghiệp và đầu tư phát triển.

3. Các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch tăng cường năng lực thực hiện quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018 - 2020 tại các địa phương.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Vụ Bảo hiểm y tế, Bệnh viện Lão khoa trung ương, Bệnh viện Nội tiết trung ương, Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai và các Trường Đại học có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trong Kế hoạch này.

3. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Khẩn trương xây dựng Kế hoạch chi tiết tăng cường năng lực thực hiện quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018-2020 tại địa phương;

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai Kế hoạch này tại địa phương;

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).

- Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách địa phương thực hiện Kế hoạch đã được giao theo quy định.

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Kế hoạch này, các địa phương chủ động đề xuất gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để tổng hợp và báo báo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ…………………………

VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN TRỊ, QUẢN LÝ THA VÀ ĐTĐ THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Nội dung

Cơ quan tổ chức

Giảng viên

Đối tượng hoặc tên huyện được đào tạo

Số lượng học viên

Chương trình đào tạo

Thời gian

Địa điểm

Kinh phí

I.

Đào tạo giảng viên tuyến tỉnh và giám sát viên tuyến tỉnh, huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Lớp 1

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Lớp 2

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Lớp...

 

 

 

 

 

 

 

 

II.

Đào tạo cho các trạm y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Lớp 1

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Lớp 2

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Lớp 3

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Lớp 4

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Lớp 5

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Lớp 6

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Lớp 7

 

 

 

 

 

 

 

 

8.

Lớp 8

 

 

 

 

 

 

 

 

9.

Lớp…

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: có thể lập kế hoạch tổ chức 2 lớp đào tạo trong cùng một thời gian, tại cùng một địa điểm hoặc địa điểm gần nhau, các giảng viên có thể luân phiên giảng cho đồng thời 2 lớp.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

PHÂN CÔNG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO PHỤ TRÁCH ĐÀO TẠO CHO CÁC TỈNH, TP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Tên cơ sở đào tạo

Phụ trách đào tạo các tỉnh, TP

1.

Trường Đại học Y Hà Nội

Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Điện Biên, Nam Định, Hà Tĩnh

2.

Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội (có sự hỗ trợ của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Tim- mạch, bệnh viện Bạch Mai)

Vĩnh Phúc, Phú Thọ

3.

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang

4.

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Lào Cai, Lai Châu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên

5.

Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa

6.

Trường Đại học Y Dược Huế

Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định

7.

Trường Đại học Y Dược TP HCM

TP HCM, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lắk, Phú Yên, Đồng Nai, Long An

8.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang

9.

Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Lâm Đồng, Đắk Nông, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bến Tre, Bình Dương

10.

Viện Paster TP Hồ Chí Minh (có sự hỗ trợ của Trường Đại học Y Dược TP HCM)

Bà Rịa - VT, Trà Vinh

11.

Viện Y tế công cộng TPHCM (có sự hỗ trợ của Trường Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch)

Bình Thuận, Bình Phước, Tiền Giang

12.

Bệnh viện Lão khoa trung ương

Hà Nội, Hà Nam.

 

PHỤ LỤC SỐ 03

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN KHU VỰC VỀ CHẨN ĐOÁN, TRỊ, QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ (Ban hành kèm theo Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Thời gian

Nội dung

Chịu trách nhiệm

 

Ngày thứ nhất

 

07:30 - 08:00

Đón tiếp đại biểu

BTC

08:00 - 08:15

Đánh giá trước khóa học

BTC

08:15 - 08:30

Khai mạc lớp tập huấn.

BTC

08:30 - 09:30

Giới thiệu nội dung giảng về Tăng huyết áp và thảo luận

Viện TM, BV Bạch Mai

09:30 - 09:50

Nghỉ giải lao

 

09:50 - 10:50

Giới thiệu nội dung giảng về đái tháo đường và thảo luận

Bệnh viện Nội tiết TW

10:50 - 11:30

Đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể

WHO

11:30 - 13:00

Ăn trưa

 

13:00 - 14:30

Hướng dẫn thực hành quản lý lồng ghép THA và ĐTĐ tại Trạm Y tế.

Bệnh viện Lão khoa

14:30 - 15:30

Hướng dẫn giảng dạy phần thực hành làm bệnh án trị ngoại trú và thảo luận các ca lâm sàng.

Bệnh viện Lão khoa

15:30 - 15:50

Nghỉ giải lao

 

15:50 - 17:00

Hướng dẫn giảng dạy thực hành xét nghiệm đường máu mao mạch và thảo luận

Bệnh viện Lão khoa

 

Ngày thứ hai

 

08:00 - 09:00

Dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong quản lý điều trị THA và ĐTĐ.

Bệnh viện Lão khoa/Viện Dinh dưỡng

09:00 - 09:20

Nghỉ giải lao

 

09:20 - 10:20

Hướng dẫn giảng về thực hành giáo dục bệnh nhân về tuân thủ điều trị, giảm ăn muối, dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực và thảo luận.

Bệnh viện Lão khoa/Viện Dinh dưỡng

10:20 - 11:30

Truyền thông về THA, đái tháo đường và giảm ăn muối tại cộng đồng

Trung tâm TTGDSKTW

11:30 - 13:00

Ăn trưa

 

13:00 - 15:00

Hướng dẫn nội dung giảng một số nguyên lý y học gia đình

Bộ môn YHGĐ, Đại học Y Hà Nội

15:00 - 16:20

Nghỉ giải lao

 

14:50 - 17:00

Giới thiệu một số nội dung về quản lý lồng ghép bệnh phổi mạn tính tại tuyến y tế cơ sở

Bệnh viện Phổi Trung ương

 

Ngày thứ ba

 

08:00 - 08:30

Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý THA và ĐTĐ tại trạm y tế giai đoạn 2018- 2019

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

08:30 - 09:00

Luật pháp, hướng dẫn chuyên môn trong quản lý THA và ĐTĐ

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

09:00 - 09:30

Hướng dẫn triển khai hoạt động dự phòng, quản lý điều trị BKLN tại tuyến YTCS

Cục Y tế dự phòng

09:30 - 10:10

Mô hình cung cấp dịch vụ và Kế hoạch triển khai hoạt động nâng cao năng lực tại địa phương do WHO hỗ trợ

Tổ chức y tế thế giới

10:10 - 10:30

Nghỉ giải lao

 

10:30 - 11:30

• Thống kê báo cáo và sử dụng phần mềm quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế

• Thảo luận, hỏi đáp

Cục Y tế dự phòng

11:30 - 13:30

Ăn trưa

 

13:30 - 15:00

Thảo luận chung

Ban tổ chức

15:00 - 15:15

Đánh giá sau khóa học

Ban tổ chức

15:15 - 15:30

Tổng kết, bế mạc tập huấn

Ban tổ chức

 

PHỤ LỤC SỐ 04

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TUYẾN TỈNH VÀ GIÁM SÁT VIÊN TUYẾN TỈNH, HUYỆN VỀ CHẨN ĐOÁN, TRỊ, QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Thời gian

Nội dung

 

Ngày thứ nhất

07:30 - 08:00

Đón tiếp đại biểu

08:00 - 08:15

Đánh giá trước khóa học

08:15 - 08:30

Khai mạc lớp tập huấn

08:30 - 09:30

Tổng quan về Tăng huyết áp

09:30 - 09:50

Nghỉ giải lao

09:50 - 10:50

Tổng quan về Đái tháo đường

10:50 - 11:30

Đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể

11:30 - 13:00

Ăn trưa

13:00 - 14:30

Hướng dẫn thực hành quản lý lồng ghép tăng huyết áp và đái tháo đường tại Trạm Y tế

14:30 - 15:30

Hướng dẫn và thực hành làm bệnh án trị ngoại trú

15:30 - 15:50

Nghỉ giải lao

15:50 - 17:00

Thực hành khám bệnh kê đơn THA và ĐTĐ, thảo luận các ca lâm sàng

 

Ngày thứ hai

07:30 - 09:00

Hướng dẫn và thực hành xét nghiệm đường máu mao mạch

09:00 - 09:20

Nghỉ giải lao

09:20 - 10:20

Dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong quản lý điều trị THA và ĐTĐ

10:20 - 11:30

Thực hành giáo dục bệnh nhân về tuân thủ điều trị, giảm ăn muối, dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực

11:30 - 13:00

Ăn trưa

13:00 - 14:30

Thực hành giáo dục bệnh nhân về tuân thủ điều trị, giảm ăn muối, dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực (tiếp theo)

14:30 - 14:50

Nghỉ giải lao

14:50 - 17:00

Thảo luận một số ca lâm sàng, hỏi đáp

 

Ngày thứ ba

08:00 - 09:00

Truyền thông về tăng huyết áp và đái tháo đường tại cộng đồng

09:00 - 10:00

Một số nguyên lý cơ bản về y học gia đình

10:00 - 10:20

Nghỉ giải lao

10:20 - 11:30

Một số nguyên lý cơ bản về y học gia đình (tiếp theo)

11:30 - 13:00

Ăn trưa

13:00 - 14:00

Kế hoạch triển khai hoạt động quản lý THA và ĐTĐ tại địa phương

14:00 - 15:30

Hướng dẫn giảng dạy, giám sát điều trị, quản lý tăng THA và ĐTĐ cho cán bộ y tế cơ sở.

15:30 - 15:50

Nghỉ giải lao

15:50 - 17:00

Thống kê- báo cáo

 

Ngày thứ tư

08:00 - 10:00

Giới thiệu và thực hành sử dụng phần mềm quản lý và thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm

10:00 - 10:20

Nghỉ giải lao

10:20  - 11:30

Giới thiệu và thực hành sử dụng phần mềm quản lý và thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm (tiếp theo)

11:30 - 13:00

Ăn trưa

13:00 - 14:30

Giới thiệu và thực hành sử dụng phần mềm quản lý và thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm (tiếp theo)

14:30 - 14:50

Nghỉ giải lao

14:50 - 15:30

Giới thiệu và thực hành sử dụng phần mềm quản lý và thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm (tiếp theo)

15:30 - 15:45

Đánh giá sau khóa học

15:45 - 16:00

Bế mạc

 

PHỤ LỤC SỐ 05

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO TRẠM Y TẾ XÃ VỀ CHẨN ĐOÁN, TRỊ, QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ (Ban hành kèm theo Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Thời gian

Nội dung

 

Ngày thứ nhất

07:30 - 08:00

Đón tiếp đại biểu

08:00 - 08:15

Đánh giá trước khóa học

08:15 - 08:30

Khai mạc lớp tập huấn

08:30 - 09:30

Tổng quan về Tăng huyết áp

09:30 - 09:50

Nghỉ giải lao

09:50 - 10:50

Tổng quan về Đái tháo đường

10:50 - 11:30

Đánh giá nguy cơ tim mạch tổng thể

11:30 - 13:00

Ăn trưa

13:00 - 14:30

Hướng dẫn thực hành quản lý lồng ghép tăng huyết áp và đái tháo đường tại Trạm Y tế

14:30 - 15:30

Hướng dẫn và thực hành làm bệnh án trị ngoại trú

15:30 - 15:50

Nghỉ giải lao

15:50 - 17:00

Thực hành khám bệnh kê đơn THA và ĐTĐ, thảo luận các ca lâm sàng.

 

Ngày thứ hai

7:30 - 09:00

Hướng dẫn và thực hành xét nghiệm đường máu mao mạch

09:00 - 09:20

Nghỉ giải lao

09:20 - 10:20

Dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong quản lý điều trị THA và ĐTĐ

10:20 - 11:30

Thực hành giáo dục bệnh nhân về tuân thủ điều trị, giảm ăn muối, dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực

11:30 - 13:00

Ăn trưa

13:00 - 14:30

Thực hành giáo dục bệnh nhân về tuân thủ điều trị, giảm ăn muối, dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực (tiếp theo)

14:30 - 14:50

Nghỉ giải lao

14:50 - 15:50

Truyền thông về tăng huyết áp và đái tháo đường tại cộng đồng.

15:50 - 17:00

Thảo luận một số ca lâm sàng, hỏi đáp

 

Ngày thứ ba

08:00 - 10:00

Một số nguyên lý cơ bản về y học gia đình

10:00 - 10:20

Nghỉ giải lao

10:20 - 11:30

Thống kê - báo cáo

11:30 - 13:00

Ăn trưa.

13:00 - 14:30

Giới thiệu và thực hành SD phần mềm quản lý và thống kê báo cáo BKLN

14:30 - 14:50

Nghỉ giải lao.

14:50 - 15:30

Kế hoạch triển khai hoạt động quản lý THA và ĐTĐ tại địa phương.

15:30 - 15:45

Đánh giá sau khóa học.

15:45  - 16:00

Bế mạc.