- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 714/QĐ-UBND năm 2011 về Phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Nghị quyết 98/2010/NQ-HĐND về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa VIII, kỳ họp thứ 15 ban hành
- 7Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 51/2012/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Quyết định 57/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Nghị quyết 15/2011/NQ-HĐND về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2547/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 17 tháng 12 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 98/2010/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Công văn số 946/HĐND-CTHĐ ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 149/TTr-SNN ngày 06 tháng 12 năm 2012,
a) Quản lý bảo vệ và phát triển có hiệu quả vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng; sử dụng và trồng rừng trên diện tích có khả năng trồng rừng để nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng đến năm 2015 đạt 41,0% (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm là 53%); giảm thiểu tình trạng khô hạn, cháy rừng; nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép;
b) Phấn đấu đến năm 2015, giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp đạt từ 10 - 13% giá trị gia tăng của ngành nông, lâm, thuỷ sản;
c) Bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trường;
d) Đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản và lâm sản ngoài gỗ góp phần vào công cuộc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời đáp ứng nhu cầu gỗ tiêu dùng của nhân dân;
đ) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp thông qua việc cải thiện một cách hợp lý cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Phát triển các loài cây trồng có tác dụng tốt về bảo vệ môi trường và có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. Xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;
e) Thực hiện xã hội hoá hoạt động lâm nghiệp để huy động ngày càng tăng sự đóng góp của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.
a) Quản lý bền vững và có hiệu quả 172.935 ha đất rừng sản xuất, trong đó 33.775 ha rừng trồng (bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ…); 115.365 ha rừng tự nhiên và 23.795 ha đất chưa có rừng;
b) Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả diện tích 143.456 ha đất rừng phòng hộ và 32.173 ha đất rừng đặc dụng;
c) Phấn đấu đến năm 2015 trồng rừng mới trên đất chưa có rừng 3.801 ha; trồng lại rừng sau cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình cụ thể của địa phương; trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng 12.099 ha; giao khoán đất trồng rừng sản xuất theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ 4.747 ha;
d) Khoanh nuôi phục hồi 11.183 ha;
đ) Trồng cây phân tán: 03 triệu cây/năm;
e) Sản lượng gỗ rừng trồng 90.000 m3/năm;
g) Khai thác tận dụng lâm sản trên diện tích 1.515 ha rừng được phép chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp và diện tích cải tại rừng theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tình hình cụ thể của địa phương;
h) Khai thác rừng trồng 12.099 ha để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, bột giấy và xuất khẩu;
i) Khai thác củi dùng cho khu vực nông thôn duy trì ở mức 100.000 m3/năm;
j) Tạo thêm 30.000 việc làm mới trong lâm nghiệp (bao gồm cả khu vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ).
3. Kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2011 – 2015
3.1. Diện tích 03 loại rừng toàn tỉnh đến năm 2015:
Đơn vị tính: ha
TT | Đơn vị hành chính | Tổng | Phân theo chức năng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
| Tổng cộng | 348.564 | 32.173 | 143.456 | 172.935 |
1 | H. Bắc Bình | 90.796 |
| 44.071 | 46.725 |
2 | H. Đức Linh | 6.077 |
| 2.351 | 3.726 |
3 | H. Hàm Tân | 18.858 |
| 6.906 | 11.952 |
4 | H. Hàm Thuận Bắc | 64.922 |
| 37.311 | 27.610 |
5 | H. Hàm Thuận Nam | 48.204 | 17.856 | 9.543 | 20.806 |
6 | H. Phú Quý | 200 |
| 200 |
|
7 | H. Tánh Linh | 65.953 | 14.317 | 13.552 | 38.084 |
8 | TP. Phan Thiết | 2.641 |
|
| 2.641 |
9 | H. Tuy Phong | 49.621 |
| 29.523 | 20.098 |
10 | TX. La Gi | 1.294 |
|
| 1.294 |
(có phụ biểu chi tiết đến từng đơn vị chủ rừng kèm theo)
3.2. Tổng hợp quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ kế hoạch giai đoạn 2011-2015:
Đơn vị tính: ha
TT | Đơn vị hành chính | Diện tích năm 2011 | Chuyển mục đích sử dụng đất | Chuyển PH-SX | Diện tích năm 2015 | ||
Chênh lệch | Đưa vào | Đưa ra | |||||
| Tổng cộng | 371.072 | -22.508 | 1.198 | 23.706 | 6.220 | 348.564 |
1 | H. Bắc Bình | 91.458 | -662 | 438 | 1.100 | 3.115 | 90.796 |
2 | H. Đức Linh | 8.131 | -2.055 |
| 2.055 |
| 6.077 |
3 | H. Hàm Tân | 26.998 | -8.141 |
| 8.141 |
| 18.858 |
4 | H. Hàm Thuận Bắc | 66.581 | -1.659 | 126 | 1.785 | 1.400 | 64.921 |
5 | H. Hàm Thuận Nam | 51.509 | -3.305 | 125 | 3.430 |
| 48.205 |
6 | H. Phú Quý | 200 |
|
|
|
| 200 |
7 | H. Tánh Linh | 68.554 | -2.601 | 217 | 2.817 |
| 65.953 |
8 | TP. Phan Thiết | 3.720 | -1.079 |
| 1.079 | 1.705 | 2.641 |
9 | H. Tuy Phong | 50.146 | -525 | 242 | 767 |
| 49.620 |
10 | TX. La Gi | 3.775 | -2.482 | 51 | 2.532 |
| 1.294 |
3.3. Lý do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trong kỳ kế hoạch:
a) Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác không phải lâm nghiệp (chuyển ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng):
Đơn vị tính: ha
TT | Mục đích sử dụng đất | Tổng | Phân theo chức năng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
| Tổng cộng | 23.706 | 312 | 1.996 | 21.398 |
I | Đất sản xuất nông nghiệp | 18.745 | 61 | 1.711 | 16.973 |
II | Đất phi nông nghiệp | 4.961 | 251 | 285 | 4.425 |
1 | Đất dự kiến phát triển du lịch | 1.004 |
|
| 1.004 |
2 | Khu du lịch Đại Dương | 79 |
|
| 79 |
3 | Khu tái định cư Delta valley | 30 |
|
| 30 |
4 | Đường điện 110KV | 3 |
|
| 3 |
5 | Phong điện Tuy phong giai đoạn 2 | 12 |
|
| 12 |
6 | Xây dựng Trụ tua-bin gió của Dự án điện gió | 90 |
| 51 | 39 |
7 | Đường bộ bô xít | 155 | 70 | 24 | 61 |
8 | Đường bộ cao tốc | 81 |
|
| 81 |
9 | Đường ĐT714 | 19 |
| 2 | 17 |
10 | Quốc lộ 28 | 42 |
| 42 |
|
11 | Đường Hoà Phú Hoà Thắng | 76 |
| 19 | 57 |
12 | Nâng cấp Quốc lộ 55 | 53 | 6 | 8 | 39 |
13 | Khai thác khoáng sản | 163 |
|
| 163 |
14 | Khoáng sản của công trình nhiệt điện Vĩnh Tân | 77 |
|
| 77 |
15 | Cụm CN-TTCN Lạc Tánh | 17 |
|
| 17 |
16 | Cụm CN-TTCN Tuy Phong 1 | 3 |
| 3 |
|
17 | Khu công nghiệp Hàm Cường | 851 |
|
| 851 |
18 | Khu công nghiệp Kê Gà | 231 |
|
| 231 |
19 | Khu công nghiệp Sơn Mỹ | 27 |
|
| 27 |
20 | Khu công nghiệp Tân Đức | 44 |
|
| 44 |
21 | Khu công nghiệp tập trung Công ty Việt CEO | 160 |
|
| 160 |
22 | Khu thủy sản Chí Công | 61 |
| 10 | 51 |
23 | Nhà máy cao su | 30 |
|
| 30 |
24 | Nhà máy chế biến rác | 30 |
|
| 30 |
25 | Nhà máy MDF | 12 |
|
| 12 |
26 | Nghĩa trang | 9 |
|
| 9 |
27 | Đất quốc phòng | 50 |
|
| 50 |
28 | Đập Đan Sách | 50 |
| 50 |
|
29 | Hồ Ca Pét | 906 | 171 | 34 | 701 |
30 | Hồ Phan Dũng | 28 |
|
| 28 |
31 | Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân | 41 |
|
| 41 |
32 | Trạm quan trắc sóng thần | 0,03 |
| 0,03 |
|
33 | Tái định canh, định cư cho bản 3, xã La Ngâu | 11 |
|
| 11 |
34 | Đường ĐT.711 | 7 |
|
| 7 |
35 | Đường Hoà Phú Bình Thạnh | 20 |
| 2 | 18 |
36 | Đường Lương Sơn Đại Ninh | 23 |
| 23 |
|
37 | Đường Phú Long - Hàm Tiến | 3 |
|
| 3 |
38 | Sân bay Phan Thiết | 196 |
|
| 196 |
39 | Kênh tiếp nước Trung tâm nhiệt điện than Vĩnh Tân | 24 |
| 17 | 7 |
40 | Hồ thuỷ lợi Tà Pao | 4 | 4 |
|
|
41 | Kênh Bà Nao - Tầm Ru Tà Bo | 7 |
|
| 7 |
42 | Móng trụ đường dây 500 kV Vĩnh Tân - Sông Mây | 2 |
|
| 2 |
43 | Khu căn cứ Hậu cần quân sự Đông Giang | 230 |
|
| 230 |
(Có phụ biểu chi tiết đến từng đơn vị chủ rừng kèm theo);
b) Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác vào đất lâm nghiệp (bổ sung vào quy hoạch đất lâm nghiệp) đối với diện tích đất còn rừng là 1.198 ha:
Đơn vị tính: ha
TT | Huyện | Đơn vị quản lý rừng | Diện tích |
Tổng cộng |
| 1.198 | |
1 | H. Bắc Bình (438 ha) | Ban QLRPH Cà Giây | 11 |
Ban QLRPH Lê Hồng Phong | 427 | ||
2 | H. Hàm Thuận Bắc (126 ha) | Ban QLRPH H.Thuận - Đ.Mi | 126 |
3 | H. Hàm Thuận Nam (125ha) | Ban QLKBTTN Tà Cú | 125 |
4 | H. Tánh Linh (217 ha) | Ban QLRPH La Ngà | 190 |
Công ty LN Tánh Linh | 27 | ||
5 | H. Tuy Phong (242 ha) | Ban QLRPH L.Sông - Đ.Bạc | 13 |
Ban QLRPH Tuy Phong | 229 | ||
6 | TX. LaGi (51 ha) | Công ty LN Hàm Tân | 6 |
UBND xã | 45 |
c) Chuyển đổi chức năng 03 loại rừng: chuyển chức năng từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất là 6.220 ha:
Đơn vị tính: ha
TT | Huyện | Chủ rừng | Chuyển từ phòng hộ - sản xuất |
Tổng cộng |
| 6.220 | |
1 | H. Bắc Bình (3.115 ha) | Ban QLRPH Lê Hồng Phong | 3.115 |
2 | H. Hàm Thuận Bắc (1.400 ha) | Ban QLRPH Hồng Phú | 585 |
Ban QLRPH Sông Quao | 815 | ||
3 | TP. Phan Thiết (1.705 ha) | Ban QLRPH Phan Thiết | 1.480 |
Doanh nghiệp tư nhân | 225 |
3.4. Kế hoạch thực hiện theo tiến độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất
a) Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang mục đích khác không phải lâm nghiệp:
Đơn vị tính: ha
TT | Đơn vị hành chính | Tổng | Năm thực hiện | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
| Tổng cộng | 23.706 | 1.343 | 21.666 | 567 | 107 | 23 |
1 | H. Bắc Bình | 1.100 | 65 | 1.012 |
|
| 23 |
2 | H. Đức Linh | 2.055 |
| 2.055 |
|
|
|
3 | H. Hàm Tân | 8.141 | 361 | 7.780 |
|
|
|
4 | H. Hàm Thuận Bắc | 1.785 | 88 | 1.649 | 6 | 42 |
|
5 | H. Hàm Thuận Nam | 3.430 | 386 | 2.888 | 155 |
|
|
6 | H. Tánh Linh | 2.817 | 80 | 2.717 | 20 |
|
|
7 | TP. Phan Thiết | 1.079 | 242 | 468 | 366 | 3 |
|
8 | H. Tuy Phong | 767 | 71 | 615 | 20 | 61 |
|
9 | TX. La Gi | 2.532 | 50 | 2.482 |
|
|
|
b) Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất khác sang đất lâm nghiệp đối với diện tích đất còn rừng tự nhiên hiện nằm ngoài quy hoạch 03 loại rừng sẽ được chuyển đổi ngay trong năm 2013 là 1.198 ha;
c) Chuyển đổi chức năng ba loại rừng từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất là 6.220 ha sẽ thực hiện năm 2013.
4. Các chỉ tiêu, khối lượng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Các chỉ tiêu khối lượng kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 được tổng hợp qua bảng sau:
TT | Chỉ tiêu | Đvt | Kế hoạch 2011 - 2015 phân theo từng năm | |||||
Tổng | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
1 | Bảo vệ và phát triển rừng |
|
|
|
|
|
|
|
- | Khoán bảo vệ rừng | ha |
| 99.144 | 99.776 | 100.014 | 99.154 | 98.433 |
- | Khoanh nuôi tái sinh rừng | ha |
| 11.183 | 11.183 | 11.183 | 11.183 | 11.183 |
- | Trồng rừng | ha | 38.146 |
|
|
|
|
|
+ | Giao đất trồng rừng theo NĐ 135 | ha | 4.747 | 1.225 | 1.889 | 981 | 170 | 482 |
+ | Trồng rừng mới | ha | 3.801 | 808 | 1.303 | 878 | 368 | 444 |
+ | Trồng rừng sau cải tạo (*) | ha | 17.500 |
|
|
|
|
|
+ | Trồng rừng sau khai thác | ha | 12.099 | 1.435 | 2.471 | 2.714 | 2.434 | 3.045 |
- | Cải tạo rừng (*) | ha | 17.500 |
|
|
|
|
|
- | Trồng cây phân tán | tr.cây | 15 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
2. | Sử dụng rừng |
|
|
|
|
|
|
|
- | Khai thác rừng trồng | ha | 12.099 | 1.435 | 2.471 | 2.714 | 2.434 | 3.045 |
- | Tận dụng lâm sản | ha | 19.015 |
|
|
|
|
|
+ | Từ cải tạo rừng nghèo kiệt (*) | ha | 17.500 |
|
|
|
|
|
+ | Từ chuyển MĐSDĐ lâm nghiệp | ha | 1.515 | 269 | 1.207 | 20 | 19 |
|
- | Lâm sản ngoài gỗ |
|
|
|
|
|
|
|
+ | Khai thác lồ ô, tre, nứa | tr.cây | 8,66 | 2,10 | 1,62 | 1,85 | 1,57 | 1,51 |
+ | Khai thác song mây | tr.đ | 1,09 | 0,20 | 0,22 | 0,22 | 0,22 | 0,22 |
+ | Khai thác mây chỉ | tấn | 200 | 20 | 48 | 48 | 49 | 35 |
3. | Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
- | Đường lâm nghiệp | km | 34 | 11 | 17 | 2 | 2 | 2 |
- | Trạm bảo vệ rừng | cái | 25 | 3 | 16 | 5 | 1 |
|
- | Trụ sở làm việc | cái | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
- | Chốt bảo vệ rừng | cái | 6 | 2 | 3 | 1 |
|
|
- | Nâng cấp trạm bảo vệ rừng | cái | 8 | 3 | 3 | 2 |
|
|
- | Chòi canh lửa | cái | 6 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 |
- | Đốt chặn | ha | 3.800 | 760 | 760 | 760 | 760 | 760 |
- | Cày ranh cản lửa | ha | 1.050 | 210 | 210 | 210 | 210 | 210 |
- | Bảng dự báo cháy rừng | cái | 33 | 11 | 11 | 11 |
|
|
- | Rừng giống | ha | 19 | 19 |
|
|
|
|
- | Vườn ươm | cái | 2 |
| 2 |
|
|
|
- | Nhà máy chế biến cao su | ha | 30 |
| 10 | 20 |
|
|
Ghi chú: (*) Diện tích cải tạo rừng, khai thác rừng và trồng rừng sau cải tạo (17.500 ha) trên đây đã tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủ. Thực tế sẽ thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình thực tế của địa phương.
5. Tổng hợp vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2015
Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 là 1.254.889 triệu đồng. Trong đó:
5.1. Phân theo nội dung hoạt động:
- Bảo vệ rừng: 155.224 triệu đồng;
- Phát triển rừng: 820.053 triệu đồng;
- Sử dụng rừng: 143.471 triệu đồng;
- Công tác về giống: 1.150 triệu đồng;
- Phòng cháy chữa cháy rừng: 12.865 triệu đồng;
- Nghiên cứu khoa học: 36.626 triệu đồng;
- Chi phí quản lý dự án: 85.500 triệu đồng.
5.2. Phân theo tiến độ thực hiện:
- Năm 2011: 132.540 triệu đồng (chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư);
- Năm 2012: 501.826 triệu đồng (chiếm 40,0% tổng vốn đầu tư);
- Năm 2013: 279.425 triệu đồng (chiếm 22,3% tổng vốn đầu tư);
- Năm 2014: 156.958 triệu đồng (chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư);
- Năm 2015: 184.140 triệu đồng (chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư).
5.3. Phân theo nguồn vốn thực hiện:
- Vốn ngân sách Trung ương: 150.004 triệu đồng (chiếm 12,0% vốn đầu tư);
- Vốn ngân sách địa phương: 174.686 triệu đồng (chiếm 13,9% vốn đầu tư);
- Vốn liên doanh liên kết, vốn tự có: 930.199 triệu đồng (chiếm 74,1% vốn đầu tư).
(Có biểu chi tiết kèm theo)
6.1. Giao khoán rừng và đất lâm nghiệp:
Thực hiện khoán bảo vệ, trồng rừng áp dụng cho các đối tượng là đồng bào dân tộc, các cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở các kế hoạch quản lý bảo vệ và sử dụng rừng đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
6.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất:
- Thiết lập lâm phận ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa. Đến năm 2015, về cơ bản tất cả diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) và đất lâm nghiệp là rừng sản xuất phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế theo đúng quy định của pháp luật;
- Tổ chức lại các ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ theo hướng tăng cường chủ động huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân vào lĩnh vực sử dụng giá trị môi trường và cảnh quan của rừng;
- Các đơn vị chủ rừng đều phải xây dựng phương án sản xuất và tổ chức lực lượng bảo vệ rừng.
6.3. Giải pháp khoa học công nghệ:
- Không ngừng ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất lâm nghiệp;
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản về rừng để đánh giá đúng diễn thế rừng, đất đai; tài nguyên động, thực vật;
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất lâm - nông kết hợp, hỗ trợ xây dựng trang trại lâm nghiệp, đào tạo nghề.
6.4. Giải pháp về vốn:
- Nhà nước đầu tư vốn để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, nhằm ổn định diện tích rừng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học;
- Đối với rừng sản xuất chủ yếu phát triển bằng nguồn vốn vay và vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân;
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, và rừng phòng hộ.
6.5. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực:
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực hoạt động cho cán bộ ngành lâm nghiệp ở các cấp;
- Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức đào tạo nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ tay nghề cho người lao động thông qua các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề dài hạn và ngắn hạn; thông qua các lớp khuyến nông - khuyến lâm và thực tiễn các mô hình sản xuất.
6.6. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh:
- Phát triển rừng:
+ Gắn việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 với việc quy hoạch sử dụng có hiệu quả quỹ đất trống;
+ Tiếp tục chuyển đổi cây trồng theo hướng trồng lại bằng cây cao su, trồng rừng kinh tế trên diện tích thuộc đối tượng rừng nghèo, không có giá trị kinh tế và không còn khả năng phục hồi thành rừng thuộc đối tượng rừng sản xuất;
+ Nghiên cứu, khảo nghiệm để tìm ra những loại cây giống có chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng sinh thái trong tỉnh, phù hợp với từng đối tượng rừng để tiến tới cải thiện cơ bản cơ cấu cây trồng.
- Khoanh nuôi tái sinh rừng:
Tiếp tục quy hoạch cụ thể diện tích, đối tượng từng loại rừng để bố trí kế hoạch khoanh nuôi tái sinh rừng cho phù hợp.
6.7. Các giải pháp sử dụng rừng và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản:
- Khai thác, sử dụng rừng:
+ Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đồng thời cũng là biện pháp lâm sinh để tái tạo và cải thiện chất lượng rừng; rừng được hướng dẫn khai thác phù hợp với chức năng và mức độ phòng hộ của rừng;
+ Trên cơ sở quy phạm thiết kế khai thác, các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng hướng dẫn việc khai thác rừng tự nhiên trong cải taọ rừng tự nhiên nghèo kiệt của tỉnh;
+ Khai thác tối đa các dịch vụ môi trường từ rừng như phòng hộ đầu nguồn, ven biển và đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tín dụng CO2 trong cơ chế phát triển sạch… để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;
+ Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như lồ ô, tre-le, song mây.
- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản:
+ Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre. Củng cố và hỗ trợ nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ;
+ Hỗ trợ chế biến lâm sản, từng bước phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến lâm sản quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ;
+ Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và bột giấy, giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng;
+ Tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ, để từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến;
+ Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2015.
Trong đó, việc làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp để thực hiện các dự án, công trình chỉ được thực hiện khi phù hợp với Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 và Quy hoạch hoạch, Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015/2020 được duyệt (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép).
- Trong quá trình thực hiện, nếu có điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo ủy quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai các nhiệm vụ được nêu như tại Khoản 1, Điều này;
- Riêng đối với toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên thực tế đã bị xâm canh không thể phát triển lâm nghiệp được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng sang đất sản xuất nông nghiệp theo Điểm a, Mục 3.3, Điều 1 của Quyết định này, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, chỉ đạo đơn vị trực thuộc phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai xây dựng phương án bố trí sử dụng đất, lập bản đồ trích đo để làm cơ sở cho Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi giao về cho địa phương quản lý, sử dụng. Thực hiện một lần và ngay trong năm 2013.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai các nội dung của Quyết định này;
- Chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, thị xã, thành phố theo quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Công ty Lâm nghiệp, Giám đốc các Khu bảo tồn thiên nhiên, Trưởng các Ban quản lý rừng và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2015 CỦA CÁC ĐƠN VỊ QUẢN LÝ RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Đơn vị tính: ha
TT | Đơn vị chủ rừng | Tổng | Phân theo chức năng | ||
ĐD | PH | SX | |||
| Tổng cộng | 348,564 | 32,173 | 143,456 | 172,935 |
1 | Ban QLKBTTN Núi Ông | 23,836 | 23,836 |
|
|
2 | Ban QLKBTTN Tà Cú | 9,348 | 8,337 |
| 1,011 |
3 | Ban QLRPH Cà Giây | 17,383 |
| 10,393 | 6,990 |
4 | Ban QLRPH Đông Giang | 20,140 |
| 7,763 | 12,377 |
5 | Ban QLRPH Đức Linh | 6,077 |
| 2,351 | 3,726 |
6 | Ban QLRPH H.Thuận - Đa Mi | 18,811 |
| 14,205 | 4,607 |
7 | Ban QLRPH Hồng Phú | 3,810 |
| 1,657 | 2,153 |
8 | Ban QLRPH L.Sông - Đ.Bạc | 27,782 |
| 18,940 | 8,842 |
9 | Ban QLRPH La Ngà | 19,233 |
| 8,169 | 11,064 |
10 | Ban QLRPH Lê Hồng Phong | 15,210 |
| 8,224 | 6,985 |
11 | Ban QLRPH Phan Điền | 17,205 |
| 8,870 | 8,335 |
12 | Ban QLRPH Phan Thiết | 1,791 |
|
| 1,791 |
13 | Ban QLRPH Phú Quý | 200 |
| 200 |
|
14 | Ban QLRPH Sông Luỹ | 23,057 |
| 4,301 | 18,755 |
15 | Ban QLRPH Sông Mao | 17,012 |
| 12,080 | 4,932 |
16 | Ban QLRPH Sông Móng - CaPét | 18,847 |
| 9,543 | 9,304 |
17 | Ban QLRPH Sông Quao | 17,781 |
| 12,042 | 5,740 |
18 | Ban QLRPH Trị An | 10,291 |
| 3,706 | 6,585 |
19 | Ban QLRPH Tuy Phong | 21,839 |
| 10,583 | 11,256 |
20 | Bộ chỉ quy quân sự tỉnh | 15 |
|
| 15 |
21 | Cộng đồng dân cư thôn La Dạ | 211 |
|
| 211 |
22 | Công ty Cổ phần du lịch Quốc tế LaGi (Dầu Tân Bình) | 22 |
|
| 22 |
23 | Công ty Cổ phần Lâm Hải Ninh | 197 |
|
| 197 |
24 | Công ty Cổ phần Lâm sinh | 326 |
|
| 326 |
25 | Công ty Cổ phần Phú Long | 578 |
|
| 578 |
26 | Công ty Cổ phần Rạng Đông | 3,072 |
| 1,645 | 1,427 |
27 | Công ty Cổ phần Thư Minh Nguyễn | 79 |
|
| 79 |
28 | Công ty Cổ phần VLXD và KS Bình Thuận | 9 |
|
| 9 |
29 | Công ty Khoa Minh | 165 |
|
| 165 |
30 | Công ty Kiều Như | 44 |
|
| 44 |
31 | Công ty LN Bình Thuận | 7,689 |
|
| 7,689 |
32 | Công ty LN Hàm Tân | 5,990 |
|
| 5,990 |
33 | Công ty LN Sài Gòn | 446 |
|
| 446 |
34 | Công ty LN Sông Dinh | 10,600 |
|
| 10,600 |
35 | Công ty LN Tánh Linh | 4,734 |
|
| 4,734 |
36 | Công ty Mũi Yến | 100 |
|
| 100 |
37 | Công ty Suorthort | 48 |
|
| 48 |
38 | Công ty Thụy Phương | 98 |
|
| 98 |
39 | Công ty TNHH Đặng Thành | 202 |
| 202 |
|
40 | Công ty TNHH Phúc Lâm | 202 |
|
| 202 |
41 | Công ty TNHH Thủy Hà | 232 |
|
| 232 |
42 | Công ty TNHH TM-DV Bảo An | 167 |
|
| 167 |
43 | Công ty TNHH Trân Lợi | 283 |
|
| 283 |
44 | Công ty TNHH-TM-XD-DV Toàn Thắng | 697 |
|
| 697 |
45 | Công ty Triều Trang | 26 |
|
| 26 |
46 | Công ty Viễn Thắng | 35 |
|
| 35 |
47 | Công ty Vĩnh Hưng | 846 |
|
| 846 |
48 | DNTN Thế Phát | 64 |
|
| 64 |
49 | DNTN Thuận Nam | 281 |
|
| 281 |
50 | Doanh nghiệp tư nhân | 850 |
|
| 850 |
51 | HTX Nông lâm Suối Kiết | 263 |
|
| 263 |
52 | Trại giam Thủ Đức | 6,505 |
| 1,677 | 4,828 |
53 | Trường bắn khu vực 3 | 13,573 |
| 6,906 | 6,667 |
54 | TT giống cây trồng Bình Thuận | 138 |
|
| 138 |
55 | UBND xã | 120 |
|
| 120 |
DIỆN TÍCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP SANG MỤC ĐÍCH KHÁC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 THEO ĐƠN VỊ CHỦ RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Đơn vị tính: ha
TT | Đơn vị chủ rừng | Tổng | Phân theo chức năng | ||
ĐD | PH | SX | |||
| Tổng cộng | 23706 | 312 | 1996 | 21398 |
1 | Ban QLKBTTN Núi Ông | 1491 | 181 |
| 1310 |
2 | Ban QLKBTTN Tà Cú | 1261 | 131 |
| 1130 |
3 | Ban QLRPH Cà Giây | 85 |
| 55 | 30 |
4 | Ban QLRPH Đông Giang | 319 |
|
| 319 |
5 | Ban QLRPH Đức Linh | 2055 |
| 55 | 1999 |
6 | Ban QLRPH H.Thuận - Đ.Mi | 427 |
| 254 | 173 |
7 | Ban QLRPH Hồng Phú | 795 |
| 789 | 6 |
8 | Ban QLRPH L.Sông - Đ.Bạc | 118 |
| 18 | 100 |
9 | Ban QLRPH La Ngà | 232 |
| 39 | 193 |
10 | Ban QLRPH Lê Hồng Phong | 290 |
| 30 | 260 |
11 | Ban QLRPH Phan Điền | 43 |
|
| 43 |
12 | Ban QLRPH Phan Thiết | 668 |
|
| 668 |
13 | Ban QLRPH Sông Luỹ | 640 |
| 78 | 563 |
14 | Ban QLRPH Sông Mao | 42 |
| 42 |
|
15 | Ban QLRPH Sông Móng - CaPét | 900 |
| 95 | 806 |
16 | Ban QLRPH Sông Quao | 244 |
| 195 | 49 |
17 | Ban QLRPH Trị An | 560 |
|
| 560 |
18 | Ban QLRPH Tuy Phong | 649 |
| 344 | 305 |
19 | Các Công ty Song Thành | 5 |
|
| 5 |
20 | Các Công ty Wale Hill | 8 |
|
| 8 |
21 | Công ty Cổ phần Cát Vân | 2 |
|
| 2 |
22 | Công ty Cổ phần Đồng Phú Hưng | 20 |
|
| 20 |
23 | Công ty Cổ phần du lịch Sài Gòn - Hàm Tân | 54 |
|
| 54 |
24 | Công ty Cổ phần Khánh Ngọc | 1 |
|
| 1 |
25 | Công ty Cổ phần SX TM Hải An | 7 |
|
| 7 |
26 | Công ty Cổ phần Thái Thành | 4 |
|
| 4 |
27 | Công ty CP đầu tư du lịch Long Hải | 2 |
|
| 2 |
28 | Công ty CP đầu tư du lịch Quang Hưng | 2 |
|
| 2 |
29 | Công ty CP Trung Thủy-Bình Thuận | 8 |
|
| 8 |
30 | Công ty dệt Phong Phú | 2 |
|
| 2 |
31 | Công ty Đức Khải | 11 |
|
| 11 |
32 | Công ty DV-TM EDen |
|
|
|
|
33 | Công ty Hải Thuận | 3 |
|
| 3 |
34 | Công ty Hồng Phúc | 6 |
|
| 6 |
35 | Công ty Hương Hải | 7 |
|
| 7 |
36 | Công ty LN Bình Thuận | 932 |
|
| 932 |
37 | Công ty LN Hàm Tân | 8369 |
|
| 8369 |
38 | Công ty LN Sài Gòn | 32 |
|
| 32 |
39 | Công ty LN Sông Dinh | 24 |
|
| 24 |
40 | Công ty LN Tánh Linh | 81 |
|
| 81 |
41 | Công ty Tam Hải | 1 |
|
| 1 |
42 | Công ty TNHH Cam Bình | 1 |
|
| 1 |
43 | Công ty TNHH dịch vụ Cỏ Mây | 10 |
|
| 10 |
44 | Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Việt Thuân (Biển Bình Tây) | 14 |
|
| 14 |
45 | Công ty TNHH Dịch vụ Quốc Tế | 1 |
|
| 1 |
46 | Công ty TNHH Du lịch Hải Sơn | 1 |
|
| 1 |
47 | Công ty TNHH du lịch Thành Đạt | 2 |
|
| 2 |
48 | Công ty TNHH du lịch Young Huy | 20 |
|
| 20 |
49 | Công ty TNHH Hàm Tân -TK21 | 2 |
|
| 2 |
50 | Công ty TNHH Kỹ thuật công nghệ APEX | 2 |
|
| 2 |
51 | Công ty TNHH Quảng Đà | 2 |
|
| 2 |
52 | Công ty TNHH Sài Gòn Hương Nam | 2 |
|
| 2 |
53 | Công ty TNHH Sun Resort vina | 29 |
|
| 29 |
54 | Công ty TNHH Suối Tre | 4 |
|
| 4 |
55 | Công ty TNHH Thắng Linh | 6 |
|
| 6 |
56 | Công ty TNHH Thu Hằng | 1 |
|
| 1 |
57 | Công ty TNHH TM-SX Quảng Trung | 2 |
|
| 2 |
58 | Công ty TNHH Trân Lợi | 10 |
|
| 10 |
59 | Công ty TNHH Trung Hiếu | 4 |
|
| 4 |
60 | Công ty TNHH Vận tải Hiệp Phát | 5 |
|
| 5 |
61 | Công ty TNHH-TM-XD-DV Toàn Thắng | 1 |
|
| 1 |
62 | DNTN Đ.Cát - H.Long | 2 |
|
| 2 |
63 | DNTN Tâm Trí | 41 |
|
| 41 |
64 | Doanh nghiệp tư nhân | 411 |
|
| 411 |
65 | Hộ gia đình | 27 |
|
| 27 |
66 | HTX Nông lâm Hòa Tiến | 154 |
|
| 154 |
67 | HTX Nông lâm Suối Kiết | 590 |
|
| 590 |
68 | Khu du lịch cộng đồng | 4 |
|
| 4 |
69 | Khu du lịch cộng đồng Đồi dương - Hòn Bà | 2 |
|
| 2 |
70 | Khu nghỉ dưỡng cao cấp | 10 |
|
| 10 |
71 | TANIMEX Tân Bình | 19 |
|
| 19 |
72 | Trại giam Thủ Đức | 11 |
| 2 | 9 |
73 | Trường bắn khu vực 3 | 252 |
|
| 252 |
74 | UBND xã | 1666 |
|
| 1666 |
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÂN THEO NĂM THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Hạng mục | Vốn đầu tư phân theo từng năm | |||||
Tổng | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
| Tổng cộng | 1.254.889 | 132.540 | 501.826 | 279.425 | 156.958 | 184.140 |
| Tỷ lệ % | 100.0 | 10.6 | 40.0 | 22.3 | 12.5 | 14.7 |
1 | Bảo vệ rừng | 155.224 | 37.779 | 48.235 | 23.593 | 22.931 | 22.687 |
- | Khoán bảo vệ rừng | 99.304 | 19.829 | 19.955 | 20.003 | 19.831 | 19.687 |
- | Đường lâm nghiệp | 51.000 | 16.500 | 25.500 | 3.000 | 3.000 | 3.000 |
- | Trạm bảo vệ rừng | 2.500 | 300 | 1.600 | 500 | 100 |
|
- | Trụ sở làm việc | 2.000 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
- | Chốt bảo vệ rừng | 180 | 60 | 90 | 30 |
|
|
- | Nâng cấp trạm BVR | 240 | 90 | 90 | 60 |
|
|
2 | Phát triển rừng | 820.053 | 54.986 | 357.076 | 185.458 | 100.558 | 121.975 |
- | Trồng rừng | 237.106 | 43.395 | 70.115 | 52.318 | 29.976 | 41.302 |
+ | Giao đất TR theo NĐ 135 | 71.198 | 18.369 | 28.334 | 14.715 | 2.550 | 7.230 |
+ | Trồng mới | 57.020 | 12.115 | 19.543 | 13.176 | 5.520 | 6.666 |
+ | Trồng rừng sau khai thác | 108.888 | 12.911 | 22.238 | 24.427 | 21.906 | 27.406 |
- | Khoanh nuôi tái sinh rừng | 27.958 | 5.592 | 5.592 | 5.592 | 5.592 | 5.592 |
- | Cải tạo rừng (*) | 524.990 |
| 275.370 | 121.548 | 58.991 | 69.081 |
- | Trồng cây phân tán | 30.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 |
3 | Sử dụng rừng | 143.471 | 29.352 | 39.548 | 31.214 | 19.663 | 23.694 |
- | Khai thác rừng trồng | 48.394 | 5.738 | 9.883 | 10.856 | 9.736 | 12.181 |
- | Tận dụng lâm sản (*) | 95.076 | 23.614 | 29.664 | 20.358 | 9.927 | 11.514 |
4 | Công tác giống | 1.150 | 950 | 200 |
|
|
|
- | Rừng giống | 950 | 950 |
|
|
|
|
- | Vườn ươm | 200 |
| 200 |
|
|
|
5 | Phòng cháy chữa cháy rừng | 12.865 | 2.515 | 2.840 | 2.590 | 2.460 | 2.460 |
- | Chòi canh lửa | 1.500 | 250 | 500 | 250 | 250 | 250 |
- | Đốt chặn | 3.800 | 760 | 760 | 760 | 760 | 760 |
- | Cày ranh cản lửa | 735 | 147 | 147 | 147 | 147 | 147 |
- | Bảng dự báo cháy rừng | 165 | 55 | 55 | 55 |
|
|
- | Trang bị chòi canh | 70 | 14 | 14 | 14 | 14 | 14 |
- | Dụng cụ chữa cháy | 540 | 108 | 108 | 108 | 108 | 108 |
- | Máy thổi gió | 400 | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 |
- | Chi phí khác | 5.655 | 1.101 | 1.176 | 1.176 | 1.101 | 1.101 |
6 | Dự án, đề tài nghiên cứu khoa học | 36.626 |
| 18.863 | 17.463 | 150 | 150 |
- | Thống kê, KK và lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng | 34.926 |
| 17.463 | 17.463 |
|
|
- | QH đầu tư 2 KBTTN | 1.400 |
| 1.400 |
|
|
|
- | Nghiên cứu đề án phát triển LSNG | 300 |
|
|
| 150 | 150 |
7 | Chi phí quản lý dự án | 85.500 | 6.958 | 35.064 | 19.108 | 11.196 | 13.175 |
Ghi chú:
(*) Diện tích cải tạo rừng, khai thác rừng và trồng rừng sau cải tạo (17.500 ha) trên đây đã tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủ. Thực tế sẽ thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình thực tế của địa phương.
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÂN THEO NGUỒN VỐN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Hạng mục | Tổng | NSTW | NSĐP | Vốn LDLK |
|
| ||||||
| Tổng cộng | 1.254.889 | 150.004 | 174.686 | 930.199 |
|
| Tỷ lệ % | 100.0 | 12.0 | 13.9 | 74.1 |
|
1 | Bảo vệ rừng | 155.224 | 32.215 | 92.409 | 30.600 |
|
- | Khoán bảo vệ rừng | 99.304 | 30.739 | 68.565 |
|
|
- | Đường lâm nghiệp | 51.000 |
| 20.400 | 30.600 |
|
- | Trạm bảo vệ rừng | 2.500 | 750 | 1.750 |
|
|
- | Trụ sở làm việc | 2.000 | 600 | 1.400 |
|
|
- | Chốt bảo vệ rừng | 180 | 54 | 126 |
|
|
- | Nâng cấp trạm BVR | 240 | 72 | 168 |
|
|
2 | Phát triển rừng | 820.053 | 77.971 | 37.007 | 705.075 |
|
- | Trồng rừng | 237.106 | 38.014 | 19.007 | 180.086 |
|
+ | Giao đất TR theo NĐ 135 | 71.198 |
|
| 71.198 |
|
+ | Trồng mới | 57.020 | 38.014 | 19.007 |
|
|
+ | Trồng rừng sau khai thác | 108.888 |
|
| 108.888 |
|
- | Khoanh nuôi tái sinh rừng | 27.958 | 27.958 |
|
|
|
- | Cải tạo rừng (*) | 524.990 |
|
| 524.990 |
|
- | Trồng cây phân tán | 30.000 | 12.000 | 18.000 |
|
|
3 | Sử dụng rừng | 143.471 |
| 14.518 | 128.952 |
|
- | Khai thác rừng trồng | 48.394 |
| 14.518 | 33.876 |
|
- | Tận dụng lâm sản (*) | 95.076 |
|
| 95.076 |
|
4 | Công tác giống | 1.150 |
| 1.150 |
|
|
- | Rừng giống | 950 |
| 950 |
|
|
- | Vườn ươm | 200 |
| 200 |
|
|
5 | Phòng cháy chữa cháy rừng | 12.865 | 3.860 | 9.006 |
|
|
- | Chòi canh lửa | 1.500 | 450 | 1.050 |
|
|
- | Đốt chặn | 3.800 | 1.140 | 2.660 |
|
|
- | Cày ranh cản lửa | 735 | 221 | 515 |
|
|
- | Bảng dự báo cháy rừng | 165 | 50 | 116 |
|
|
- | Trang bị chòi canh | 70 | 21 | 49 |
|
|
- | Dụng cụ chữa cháy | 540 | 162 | 378 |
|
|
- | Máy thổi gió | 400 | 120 | 280 |
|
|
- | Chi phí khác | 5.655 | 1.697 | 3.959 |
|
|
6 | Dự án, đề tài nghiên cứu khoa học | 36.626 | 25.848 | 10.778 |
|
|
- | Thống kê, KK và lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng | 34.926 | 24.448 | 10.478 |
|
|
- | QH đầu tư 2 KBTTN | 1.400 | 1.400 |
|
|
|
- | Nghiên cứu đề án phát triển LSNG | 300 |
| 300 |
|
|
7 | Chi phí quản lý dự án | 85.500 | 10.110 | 9.818 | 65.572 |
|
Ghi chú:
(*) Diện tích cải tạo rừng, khai thác rừng và trồng rừng sau cải tạo (17.500 ha) trên đây đã tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủ. Thực tế sẽ thực hiện theo đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình thực tế của địa phương.
- 1Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi 5 năm (2011 – 2015)
- 2Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, 5 năm (2011-2015)
- 3Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2020”
- 4Quyết định 596/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 – 2015
- 5Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6Quyết định 08/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2010 điều chỉnh mốc thời gian lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 8Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015
- 1Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh
- 2Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 714/QĐ-UBND năm 2011 về Phê duyệt kết quả Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Nghị quyết 98/2010/NQ-HĐND về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa VIII, kỳ họp thứ 15 ban hành
- 8Quyết định 57/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi 5 năm (2011 – 2015)
- 10Thông tư 51/2012/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Quyết định 57/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 279/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, 5 năm (2011-2015)
- 12Nghị quyết 15/2011/NQ-HĐND về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015
- 13Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2020”
- 14Quyết định 596/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 – 2015
- 15Nghị quyết 19/2012/NQ-HĐND về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 16Quyết định 08/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 17Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2010 điều chỉnh mốc thời gian lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 18Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015
Quyết định 2547/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015
- Số hiệu: 2547/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tiến Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực