Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2541/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 12 tháng 12 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN TỈNH, THUỘC VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2651/TTr-SNV ngày 07 tháng 12 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập trụ sở tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận (sau đây gọi tắt là trụ sở tiếp công dân) thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Trụ sở tiếp công dân có chức năng tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tham mưu cho thủ trưởng cơ quan trong công tác tiếp công dân; chuẩn bị kế hoạch, các điều kiện cần thiết để thủ trưởng cơ quan Nhà nước tiếp công dân.
2. Trụ sở tiếp công dân đặt tại đường Nguyễn Công Trứ, phường Mỹ Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận và có con dấu riêng để hoạt động.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất, chỉ đạo phối hợp, điều hoà việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của trụ sở tiếp công dân và cán bộ tiếp công dân.
1. Chức năng của trụ sở tiếp công dân: trụ sở tiếp công dân có chức năng tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tham mưu cho thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền trong công tác tiếp công dân; chuẩn bị kế hoạch, các điều kiện cần thiết để thủ trưởng cơ quan Nhà nước tiếp công dân.
2. Nhiệm vụ của trụ sở tiếp công dân:
a) Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý Nhà nước, hoạt động của các cơ quan, tổ chức để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết;
b) Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, tổ chức;
c) Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định pháp luật.
3. Quyền hạn của trụ sở tiếp công dân:
a) Khi có vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, trụ sở tiếp công dân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có liên quan cử cán bộ có trách nhiệm đến trụ sở tiếp công dân để phối hợp tham gia tiếp dân, bàn biện pháp giải quyết để công dân trở về giải quyết tại địa phương;
b) Kiểm tra, đôn đốc thủ trưởng các cơ quan nhà nước trả lời việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân do cán bộ tiếp công dân của trụ sở chuyển đến;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị kế hoạch, chương trình làm việc, tài liệu cho thủ trưởng cơ quan Nhà nước cùng cấp tiếp công dân;
d) Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc kết luận, chỉ đạo của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước khi tiếp công dân;
đ) Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với thực tiễn;
g) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân vi phạm quy chế tiếp công dân;
h) Yêu cầu cơ quan Công an kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người có hành vi gây rối trật tự, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ tiếp dân, xâm phạm tài sản của Nhà nước và cá nhân.
4. Nhiệm vụ của cán bộ tiếp công dân:
a) Có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hoá đối với người dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Hướng dẫn công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, những yêu cầu cần giải quyết, cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc; hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; giải thích cho công dân hiểu đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
c) Giải thích, từ chối tiếp những người khiếu nại, tố cáo về những vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật;
d) Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cán bộ của các cơ quan tham gia tiếp dân tại trụ sở để làm tốt nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp;
đ) Mở sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung công dân trình bày; tiếp nhận, phân loại và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Thực hiện nhiệm vụ khác do người phụ trách trụ sở tiếp công dân giao.
5. Mối quan hệ giữa trụ sở tiếp công dân tỉnh với các cơ quan nhà nước:
a) Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phối hợp, cử cán bộ tham gia tiếp dân, cung cấp thông tin khi trụ sở tiếp công dân tỉnh có đề nghị để trụ sở tiếp công dân tỉnh làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp;
b) Trụ sở tiếp công dân tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp với Thanh tra tỉnh, tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp dân; báo cáo với Thanh tra Chính phủ, trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;
c) Trụ sở tiếp công dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan để làm tốt công tác tiếp dân;
d) Thanh tra tỉnh có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý công tác tiếp dân trên địa bàn tỉnh; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác tiếp công dân với Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu ban hành quy chế, quy định, quy trình tiếp dân công khai, minh bạch, thủ tục đơn giản, thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Phân công, giao nhiệm vụ điều hành; phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan, bố trí, điều động, bổ nhiệm cán bộ công chức theo quy định, đảm bảo bộ máy thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại
2. Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tham mưu bố trí biên chế, kinh phí và các điều kiện khác theo quy định pháp luật để trụ sở tiếp công dân hoạt động đạt hiệu quả.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức, biên chế của trụ sở tiếp công dân
1. Cơ cấu tổ chức: trụ sở tiếp công dân tỉnh do Trưởng phòng Tiếp công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trì, điều hoà, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân tỉnh; quản lý, đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của trụ sở. Giúp việc cho Trưởng phòng tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân có các Phó Trưởng phòng, công chức chuyên trách và công chức kiêm nhiệm.
2. Biên chế: biên chế của Phòng Tiếp công dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là biên chế công chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hằng năm trong tổng số biên chế của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tiếp công dân do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 5. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2116-QĐ/TH ngày 16 tháng 7 năm 1997 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thành lập phòng tiếp dân của tỉnh và Quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 3040/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Trụ sở tiếp công dân do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 920/QĐ-UBND năm 2010 cho phép thành lập Văn phòng công chứng (Đối với Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập) do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 3Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ với các cơ quan nhà nước của trụ sở tiếp công dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 1375/QĐ-UBND năm 2011 về việc thành lập trụ sở tiếp công dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 38/2007/QĐ-UBND ban hành quy chế về tổ chức tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 1917/QĐ-UBND năm 2012 về quy chế phối hợp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 7Quyết định 4212/QĐ-UBND năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Tiếp công dân tỉnh Ninh Thuận
- 8Quyết định 431/2009/QĐ-UBND quy định về tổ chức tiếp công dân của các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Yên
- 9Quyết định 25/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 30/2012/QĐ-UBND
- 10Quyết định 207/2010/QĐ-UBND thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận
- 11Quyết định 305/2010/QĐ-UBND thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ban chỉ đạo tỉnh Ninh Thuận về phòng, chống tham nhũng
- 12Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 13Quyết định 374/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
- 14Kế hoạch 3760/KH-UBND năm 2013 phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ các kỳ họp của Trung ương Đảng và Quốc hội do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 15Quyết định 1787/2011/QĐ-UBND Quy định về tổ chức hoạt động, biên chế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sở tiếp công dân thành phố Hải Phòng
- 16Quyết định 13/2015/QĐ-UBND quy định về bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 858/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật khiếu nại 2011
- 4Luật tố cáo 2011
- 5Quyết định 3040/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Trụ sở tiếp công dân do thành phố Cần Thơ ban hành
- 6Quyết định 920/QĐ-UBND năm 2010 cho phép thành lập Văn phòng công chứng (Đối với Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập) do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành
- 7Quyết định 502/QĐ-UBND năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ với các cơ quan nhà nước của trụ sở tiếp công dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 1375/QĐ-UBND năm 2011 về việc thành lập trụ sở tiếp công dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 38/2007/QĐ-UBND ban hành quy chế về tổ chức tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 10Quyết định 1917/QĐ-UBND năm 2012 về quy chế phối hợp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 11Quyết định 431/2009/QĐ-UBND quy định về tổ chức tiếp công dân của các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Yên
- 12Quyết định 25/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 30/2012/QĐ-UBND
- 13Quyết định 207/2010/QĐ-UBND thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận
- 14Quyết định 305/2010/QĐ-UBND thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ban chỉ đạo tỉnh Ninh Thuận về phòng, chống tham nhũng
- 15Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 16Quyết định 374/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
- 17Kế hoạch 3760/KH-UBND năm 2013 phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ các kỳ họp của Trung ương Đảng và Quốc hội do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 18Quyết định 1787/2011/QĐ-UBND Quy định về tổ chức hoạt động, biên chế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trụ sở tiếp công dân thành phố Hải Phòng
- 19Quyết định 13/2015/QĐ-UBND quy định về bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quyết định 2541/QĐ-UBND năm 2012 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trụ sở tiếp công dân tỉnh, thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 2541/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Nguyễn Đức Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra