Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2528/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIA NHẬP CÁC CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VÀ CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 24 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện và đề xuất gia nhập các công ước của Liên hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- TTg CP, các PTTg CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Các Vụ: TH, KGVX; TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, QHQT (3). TA

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIA NHẬP CÁC CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VÀ CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2528/QĐ-TTg Ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định rõ nội dung, lộ trình nội luật hóa quy định của các công ước (CƯ) của Liên hợp quốc (LHQ) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên; hoàn thiện và tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi, cơ chế phối hợp; giám sát và xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan; nghiên cứu khả năng tiếp tục gia nhập các CƯ của LHQ và ILO trong giai đoạn 2016 - 2020.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức thực hiện Kế hoạch phải chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, Nghị quyết 48-NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội theo nhiệm kỳ và hàng năm;

b) Tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ngành, các cấp;

c) Các Bộ, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả;

d) Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch;

đ) Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các CƯ của LHQ và ILO phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn với việc triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Các Bộ, ngành thực hiện các công việc cụ thể sau đây đối với từng công ước đã được phân công theo Phụ lục phân công cơ quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các công việc trong Kế hoạch đối với từng công ước (kèm theo Kế hoạch).

1. Đối với công ước của Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên

a) Công ước về Quyền trẻ em (CRC)

- Tiếp tục thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 535/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc giai đoạn 2014 - 2020.

Thời gian thực hiện: Tiếp tục thực hiện đến năm 2020.

- Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực hiện công ước tại Việt Nam đối với Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

Thời gian thực hiện: Định kỳ hoặc theo yêu cầu.

b) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)

- Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện khuyến nghị của Ủy ban về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ của Liên hợp quốc tại phiên họp lần thứ 61 ngày 10 tháng 7 năm 2015 giai đoạn 2016 - 2020.

Thời gian thực hiện: Năm 2016.

- Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực hiện công ước tại Việt Nam đối với Ủy ban về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ của Liên hợp quốc theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

Thời gian thực hiện: Định kỳ hoặc theo yêu cầu.

c) Công ước về Quyền của người khuyết tật (CRPD)

- Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện công ước CRPD.

Thời gian thực hiện: Năm 2016.

- Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực hiện công ước tại Việt Nam đối với Ủy ban về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

Thời gian thực hiện: Định kỳ hoặc theo yêu cầu.

d) Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR)

- Tiếp tục triển khai nhiệm vụ đã được phân công thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hợp quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo văn bản số 2099/VPCP-QHQT ngày 05 tháng 10 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

- Thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực hiện công ước tại Việt Nam đối với Ủy ban Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hợp quốc theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.

Thời gian thực hiện: Định kỳ hoặc theo yêu cầu.

2. Đối với công ước của Tổ chức Lao động quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Tuyên truyền, phổ biến nội dung của công ước

Xây dựng Đề án tuyên tuyền, phổ biến nội dung công ước và pháp luật Việt Nam có liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

b) Nội luật hóa nội dung của công ước vào hệ thống pháp luật Việt Nam

Tiếp tục tiến hành rà soát, đánh giá sự tương thích giữa quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của công ước để kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật có liên quan. Nêu rõ danh mục văn bản pháp luật cần rà soát, đánh giá và kiến nghị các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

c) Hoàn thiện thiết chế, tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức có liên quan ở các cấp

Trên cơ sở rà soát, đánh giá yêu cầu của từng công ước, các Bộ, ngành có liên quan tiến hành các công việc sau đây:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu chung về các công ước.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

- Xây dựng danh sách các công việc cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện các thiết chế để thực hiện các cam kết theo quy định của công ước, bao gồm cả việc kiện toàn các thiết chế hiện có cũng như xây dựng các thiết chế mới nếu cần thiết theo yêu cầu của công ước.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2017.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tăng cường năng lực thực thi cho các doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan ở cấp trung ương và địa phương bao gồm xây dựng tài liệu, tập huấn, đào tạo và các hoạt động khác.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

d) Giám sát việc thực hiện theo quy định của công ước

- Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan để giám sát việc triển khai thực hiện công ước trên thực tế.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2017.

- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định của pháp luật đối với các vấn đề vướng mắc có liên quan đến triển khai thực hiện công ước.

Thời gian thực hiện: Hàng năm hoặc khi phát sinh vướng mắc.

đ) Định kỳ báo cáo theo quy định của công ước hoặc theo yêu cầu của ILO về việc thực hiện công ước

- Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan để thực hiện nghĩa vụ báo cáo Công ước.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2017.

- Cơ quan chủ trì đối với từng Công ước phải bố trí đầy đủ nguồn lực đảm bảo yêu cầu báo cáo công ước và chất lượng nội dung báo cáo.

Thời gian thực hiện: Hàng năm hoặc theo yêu cầu.

- Định kỳ báo cáo theo quy định của công ước hoặc theo yêu cầu của ILO về việc thực hiện công ước

Thời gian thực hiện: Định kỳ theo từng công ước hoặc theo yêu cầu

e) Hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác với Tổ chức ILO và các tổ chức quốc tế có liên quan; thúc đẩy hợp tác song phương với các nước thành viên của ILO để tham khảo kinh nghiệm và và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật.

Thời gian thực hiện: Hàng năm.

3. Nghiên cứu khả năng tiếp tục gia nhập các công ước của Liên hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế giai đoạn 2016 - 2020

Bộ, ngành được phân công theo Phụ lục (kèm theo Kế hoạch) tiến hành các công việc theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 nhằm nghiên cứu khả năng tiếp tục gia nhập các công ước của LHQ và của ILO, cụ thể như sau:

a) Đối với công ước của Liên hợp quốc

Nghiên cứu xem xét khả năng gia nhập đối với Công ước của LHQ về Bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

b) Đối với công ước của ILO

Nghiên cứu xem xét khả năng gia nhập đối với các Công ước sau đây:

- Công ước cơ bản, gồm: Công ước số 87 về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức, Công ước số 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

- Công ước quản trị: Công ước số 129 về Thanh tra lao động trong nông nghiệp.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

- Công ước kỹ thuật, gồm:

+ Các công ước về việc làm: Công ước số 88 về Dịch vụ việc làm, Công ước số 181 về tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân

+ Các công ước về tiền lương: Công ước số 95 về Bảo vệ tiền lương, Công ước số 131 về ấn định tiền lương tối thiểu

+ Các công ước về một số nhóm lao động đặc thù: Công ước số 159 về Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật, Công ước số 189 về việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình.

Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

III. KINH PHÍ

Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành và huy động từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các nguồn hợp pháp khác.

Các Bộ, cơ quan Trung ương căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này lập và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, cơ quan Trung ương để được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi các quy định của các CƯ của LHQ và ILO trong lĩnh vực lao động - xã hội vào chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, ngành mình. Định kỳ hàng năm, các Bộ, ngành gửi báo cáo về các công việc đã thực hiện để triển khai các quy định của các CƯ của LHQ và ILO trong lĩnh vực lao động, xã hội và dự kiến các hoạt động của năm tiếp theo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực trong việc thực hiện và nghiên cứu khả năng gia nhập các CƯ của LHQ và ILO trong lĩnh vực lao động - xã hội; có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và nghiên cứu khả năng gia nhập các CƯ của LHQ và ILO trong lĩnh vực lao động - xã hội trong phạm vi cả nước; chủ trì tổ chức định kỳ sơ kết, tổng kết để đánh giá việc thực hiện Kế hoạch này nhằm rút kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện và nghiên cứu khả năng gia nhập các CƯ của LHQ và ILO trong lĩnh vực lao động - xã hội./

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG CƠ QUAN CHỊU TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC TRONG KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI TỪNG CÔNG ƯỚC
(Ban hành kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 2528/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Công ước

Cơ quan
chủ trì

Cơ quan phối hợp

Ghi chú

A

ĐỐI VỚI CÁC CÔNG ƯỚC MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN

I

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC

1

Công ước về Quyền trẻ em

Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Tư pháp

- Bộ Nội vụ

- Bộ Công an

- Bộ Tài chính

- Ủy ban Dân tộc

- Các cơ quan, tổ chức liên quan

 

2

Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bộ Khoa học và Công nghệ

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Tư pháp

- Bộ Nội vụ

- Bộ Công an

- Bộ Tài chính

- Ủy ban Dân tộc

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

 

3

Công ước về Quyền của người khuyết tật

Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Tư pháp

- Bộ Nội vụ

- Bộ Công an

- Ủy ban Dân tộc

- Bộ Khoa học và Công nghệ

- Bộ Nội vụ

- Bộ Giao thông vận tải

- Bộ Xây dựng

- Bộ Tài chính

- Các cơ quan, tổ chức liên quan

 

4

Công ước về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Thông tin và Truyền thông

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Tư pháp

- Bộ Công an

- Bộ Nội vụ

- Ủy ban Dân tộc

- Thanh tra Chính phủ

- Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo nhân quyền

- Tòa án nhân dân tối cao

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

- Các cơ quan, tổ chức liên quan

 

II

CÔNG ƯỚC CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ

 

Công ước số 6 về làm việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp

Bộ LĐTBXH

 

 

 

Công ước số 14 về áp dụng nghỉ hàng tuần trong các cơ sở công nghiệp

Bộ LĐTBXH

 

 

 

Công ước số 27 về ghi trọng lượng trên các kiện hàng lớn chở bằng tàu

Bộ GTVT

Bộ LĐTBXH

 

 

Công ước số 29 về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

Bộ LĐTBXH

- Bộ Tư pháp

- Bộ Công an

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Liên minh hợp tác xã Việt Nam

 

 

Công ước số 45 về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ

Bộ LĐTBXH

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bộ Công thương

 

 

Công ước số 81 về thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại

Bộ LĐTBXH

- Thanh tra CP

- Bộ Công thương

 

 

Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau

Bộ LĐTBXH

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Liên minh hợp tác xã Việt Nam

 

 

Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp

Bộ LĐTBXH

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Liên minh hợp tác xã Việt Nam

 

 

Công ước số 120 về vệ sinh trong thương mại và văn phòng

Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ Công thương

 

 

Công ước số 122 về chính sách việc làm

Bộ LĐTBXH

- Bộ Tài chính

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

 

Công ước số 123 về tuổi tối thiểu được làm việc dưới mặt đất trong hầm mỏ

Bộ LĐTBXH

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Bộ Công thương

 

 

Công ước số 124 về việc kiểm tra y tế cho thiếu niên làm việc dưới mặt đất trong hầm mỏ

Bộ Y tế

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Công thương

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Thanh tra CP

 

 

Công ước số 138 về tuổi tối thiểu đi làm việc

Bộ LĐTBXH

 

 

 

Công ước số 144 về tham khảo ba bên

Bộ LĐTBXH

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Liên minh hợp tác xã Việt Nam

 

 

Công ước số 155 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường làm việc

Bộ LĐTBXH

Bộ Y tế

 

 

Công ước số 182 về cấm và hành động tức thời để loại bỏ hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Bộ LĐTBXH

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Liên minh hợp tác xã Việt Nam

 

 

Công ước số 186 về lao động hàng hải

Bộ GTVT

- Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Tài chính

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

 

 

Công ước số 187 về khung pháp lý thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động

Bộ LĐTBXH

- Bộ Y tế

 

B

ĐỐI VỚI CÁC CÔNG ƯỚC MÀ VIỆT NAM CHƯA GIA NHẬP

I

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC

1

Công ước về Bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ

Bộ LĐTBXH

- Bộ Công an

- Bộ Nội vụ

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Tư pháp

- Ủy ban Dân tộc

 

II

CÔNG ƯỚC CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ

1

Công ước số 87 về Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức

Bộ LĐTBXH

- Bộ Nội vụ

- Bộ Ngoại giao

- Bộ Tư pháp

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Liên minh hợp tác xã Việt Nam

 

2

Công ước số 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể

Bộ LĐTBXH

- Bộ Nội vụ

- Bộ Tư pháp

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Liên minh hợp tác xã Việt Nam

 

3

Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức

Bộ LĐTBXH

- Bộ Công an

- Bộ Tư pháp

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Liên minh hợp tác xã Việt Nam

 

4

Công ước số 129 về Thanh tra lao động trong nông nghiệp

Bộ LĐTBXH

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thanh tra Chính phủ

 

5

Công ước số 88 về Dịch vụ việc làm

Bộ LĐTBXH

 

 

6

Công ước số 95 về Bảo vệ tiền lương

Bộ LĐTBXH

- Bộ Tài chính

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

7

Công ước số 131 về ấn định tiền lương tối thiểu, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển

Bộ LĐTBXH

 

 

8

Công ước số 159 về Tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật

Bộ LĐTBXH

 

 

9

Công ước số 181 về tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân

Bộ LĐTBXH

 

 

10

Công ước số 189 về việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình

Bộ LĐTBXH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2528/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện và đề xuất gia nhập các công ước của Liên hợp quốc và của Tổ chức Lao động quốc tế trong lĩnh vực lao động - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 2528/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2015
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản