Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2022/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 17 tháng 8 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH MẬT ĐỘ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN HẾT NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 569/TTr-SNN ngày 26 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này Quy định mật độ chăn nuôi tại các huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình đến hết năm 2030.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến việc thực hiện quản lý quy định mật độ chăn nuôi và hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quy định mật độ chăn nuôi tại các huyện, thành phố
Mật độ chăn nuôi bình quân trên toàn tỉnh Hòa Bình đến hết năm 2030 tối đa không quá 1,0 đơn vị vật nuôi (ĐVN)/ha đất nông nghiệp, trong đó mật độ chăn nuôi tối đa của từng huyện, thành phố được quy định cụ thể như sau:
1. Các huyện Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ: Mật độ chăn nuôi bình quân tối đa không quá 1,8 ĐVN/ha đất nông nghiệp.
2. Các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn: Mật độ chăn nuôi bình quân tối đa không quá 0,9 ĐVN/ha đất nông nghiệp.
3. Các huyện Cao Phong, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hoà Bình: Mật độ chăn nuôi bình quân tối đa không quá 0,45 ĐVN/ ha đất nông nghiệp.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các Sở, Ban ngành liên quan:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện quy định này ở các địa phương; trong trường hợp cần thiết chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định mật độ chăn nuôi cho phù hợp.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ cho các huyện, thành phố tính toán, xác định điều chỉnh kế hoạch phát triển chăn nuôi cho phù hợp.
c) Các Sở, Ban ngành liên quan căn cứ Quyết định này triển khai các nội dung thuộc thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
a) Tổ chức tuyên truyền quy định này cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi tại địa bàn huyện, thành phố.
b) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về mật độ chăn nuôi để định hướng, xây dựng kế hoạch chăn nuôi của địa phương.
c) Định kỳ tổ chức, triển khai thực hiện thống kê, kê khai hoạt động chăn nuôi trên địa bàn để làm căn cứ xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển chăn nuôi đảm bảo yêu cầu về mật độ chăn nuôi theo quy định.
d) Kiểm tra, quản lý mật độ chăn nuôi tại địa phương đảm bảo phù hợp với mật độ chăn nuôi theo quy định tại
đ) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định về mật độ chăn nuôi trong trường hợp cần thiết.
e) Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về hoạt động chăn nuôi trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
a) Căn cứ vào định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển chăn nuôi của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để tổ chức sản xuất chăn nuôi đảm bảo đúng quy định của Quyết định này và tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động chăn nuôi.
b) Thực hiện kê khai với Ủy ban nhân dân cấp xã về loại, số lượng vật nuôi theo quy định Luật Chăn nuôi; thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 05/2022/QĐ-UBND quy định về mật độ chăn nuôi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 37/2022/QĐ-UBND quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030
- 3Quyết định 26/2022/QĐ-UBND quy định về mật độ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật Chăn nuôi 2018
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 7Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- 8Quyết định 05/2022/QĐ-UBND quy định về mật độ chăn nuôi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9Quyết định 37/2022/QĐ-UBND quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030
- 10Quyết định 26/2022/QĐ-UBND quy định về mật độ chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
Quyết định 25/2022/QĐ-UBND quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến hết năm 2030
- Số hiệu: 25/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra