Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2007/QĐ-UBND | Tân An, ngày 27 tháng 6 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu;
Căn cứ Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quy định mã số thuế;
Căn cứ Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Bộ Tài chính-Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ ý kiến thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp tại công văn số 314/STP-VBQP ngày 17/5/2007, và xét đề nghị của liên ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh tại công văn số 518/CV-SKHĐT-CT-CAT ngày 20/6/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ LIÊN THÔNG TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ, CẤP GIẤY PHÉP KHẮC DẤU VÀ KHẮC DẤU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 25 /2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh Long An)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định việc thực hiện cơ chế liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp; trình tự giải quyết việc đăng ký kinh doanh thành lập mới doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập mới do doanh nghiệp sáp nhập, chia tách, hợp nhất và các trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (gọi tắt là đăng ký kinh doanh) dẫn đến thay đổi nội dung đăng ký thuế hoặc thay đổi mẫu dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Các thủ tục hành chính nhà nước về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu áp dụng theo các quy định hiện hành.
Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký cấp giấy phép khắc dấu và khắc dấu tự lựa chọn việc áp dụng trình tự, thủ tục theo cơ chế liên thông của quy định này hoặc áp dụng các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu và khắc dấu.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh thực hiện cơ chế liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh; các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp (gọi tắt là nhà đầu tư) đề nghị thành lập mới doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; thành lập mới do doanh nghiệp sáp nhập, chia tách, hợp nhất và các trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dẫn đến thay đổi nội dung đăng ký thuế hoặc thay đổi mẫu dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
1. Các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện cơ chế liên thông theo nguyên tắc “một đầu mối”, có sự phối hợp chặt chẽ, thông suốt, đồng bộ, nhanh chóng, đảm bảo thời hạn quy định chung đã niêm yết công khai.
2. Phạm vi, mức độ thực hiện cơ chế liên thông theo nguyên tắc tự nguyện và ủy quyền của nhà đầu tư.
3. Hạn chế tối đa số lần đi lại và thời gian của nhà đầu tư để làm thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký cấp giấy phép khắc dấu và khắc dấu.
Điều 3. Cơ quan đầu mối trong thực hiện cơ chế liên thông:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thay nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký thuế, thủ tục đăng ký cấp giấy phép khắc dấu và khắc dấu.
2. Cơ quan đầu mối trực tiếp tiếp nhận, hướng dẫn, hẹn ngày trả kết quả thủ tục hành chính và thay mặt nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về đăng ký kinh doanh tại cơ quan đầu mối, đăng ký thuế và nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế tại Cục Thuế tỉnh, đăng ký cấp giấy phép khắc dấu và khắc dấu tại Công an tỉnh (Phòng PC 13).
3. Cơ quan đầu mối cử và giao nhiệm vụ cho một số cán bộ thuộc đơn vị mình thực hiện, đồng thời thông báo danh sách (có dán ảnh) các cán bộ đó đến Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh. Trường hợp cán bộ không có tên trong danh sách nói trên mà được giao nhiệm vụ thực hiện việc giao nhận hồ sơ có liên quan đến cơ chế liên thông thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan đầu mối.
1. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đầu mối có trách nhiệm thông báo về cơ chế liên thông cho nhà đầu tư biết để nhà đầu tư tự lựa chọn cần hay không cần việc ủy quyền cho cơ quan đầu mối thay mình thực hiện đăng ký thuế và đăng ký cấp giấy phép khắc dấu, khắc dấu.
2. Nếu nhà đầu tư yêu cầu cơ quan đầu mối thực hiện thêm đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu, khắc dấu doanh nghiệp và các dấu khác nếu có yêu cầu (dấu tên, dấu chức danh và dấu mã số thuế, ...) thì cơ quan đầu mối tiếp nhận và hẹn ngày trả hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện, như sau:
a. Cung cấp các mẫu giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
b. Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
c. Hướng dẫn nhà đầu tư kê khai đăng ký thuế (theo mẫu).
d. Hướng dẫn nhà đầu tư viết phiếu đề nghị khắc các con dấu (theo mẫu).
đ. Thu phí và lệ phí theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, giấy phép khắc dấu, khắc dấu doanh nghiệp và các con dấu khác (dấu tên, dấu chức danh và dấu mã số thuế, ...).
e. Hướng dẫn nhà đầu tư viết giấy ủy quyền (theo mẫu) cho cơ quan đầu mối.
Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn giờ, ngày trả hồ sơ.
1. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: được quy định tại thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký thuế do cơ quan đầu mối chuyển đến Cục thuế tỉnh, bao gồm:
a. Tờ khai đăng ký thuế: Tùy theo loại hình doanh nghiệp, mẫu tờ khai được quy định tại Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/02/2006 của Bộ Tài chính;
b. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh hoặc giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện).
3. Hồ sơ cấp giấy phép khắc dấu, khắc dấu do cơ quan đầu mối chuyển đến Công an tỉnh, bao gồm:
a. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b. Văn bản đề nghị khắc dấu của nhà đầu tư;
c. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế (trường hợp có khắc dấu mã số thuế).
1. Cơ quan đầu mối khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả hồ sơ, đồng thời thu và viết phiếu thu phí, lệ phí đăng ký kinh doanh, giấy phép khắc dấu và khắc dấu, mức thu được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối với các khoản lệ phí cấp Giấy phép khắc dấu, chi phí khắc dấu, cơ quan đầu mối thu hộ cho cơ quan Công an bằng phiếu thu tạm và giao cho người thành lập doanh nghiệp. Khi cán bộ Công an tại cơ quan đầu mối thực hiện giao trả con dấu và giấy cấp phép khắc dấu thì đồng thời cán bộ Công an giao hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính cho doanh nghiệp để thay thế phiếu thu tạm nói trên.
Hàng ngày, khi chuyển giao hồ sơ cho Phòng PC 13-Công an tỉnh, cơ quan đầu mối sẽ chuyển tiền lệ phí, tiền khắc dấu tương ứng với số dấu đề nghị khắc của nhà đầu tư.
3. Các khoản thu phí, lệ phí phải được thông báo, niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đầu mối.
Điều 7. Luân chuyển và thời gian xử lý hồ sơ:
1. Luân chuyển hồ sơ:
a- Khi nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đầu mối tiến hành xử lý và cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b- Sau khi cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đầu mối sao y hai bản, một bản sao kèm với hồ sơ đăng ký thuế chuyển trực tiếp sang Cục Thuế tỉnh, một bản sao kèm theo phiếu đề nghị khắc dấu chuyển trực tiếp sang Phòng PC 13-Công an tỉnh; thời gian chuyển vào cuối giờ làm việc ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những hồ sơ có yêu cầu khắc dấu mã số thuế, sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế và bản sao do Cục Thuế chuyển sang, cơ quan đầu mối chuyển ngay hồ sơ sang Công an tỉnh.
c- Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế thì cơ quan thuế chuyển cho cơ quan đầu mối bản chính và một bản sao, bản chính chuyển trả cho doanh nghiệp, bản sao chuyển cho cơ quan Công an làm cơ sở khắc dấu mã số thuế (trong trường hợp có khắc dấu mã số thuế).
2. Thời gian xử lý hồ sơ của các cơ quan liên quan:
a. Đối với cơ quan đầu mối:
- Cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới doanh nghiệp, thời gian tối đa là 04 (bốn) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ.
- Cấp giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy đăng ký kinh doanh do thay đổi bổ sung dẫn đến thay đổi nội dung đăng ký thuế, thay đổi mẫu dấu, thời gian tối đa là 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ.
b. Đối với cơ quan có liên quan:
- Thời gian xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế của Cục Thuế tỉnh tối đa là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ.
- Đối với Phòng PC 13-Công an tỉnh, thời gian cấp Giấy chứng nhận mẫu dấu, khắc dấu doanh nghiệp (bao gồm cả giấy phép khắc dấu), dấu tên, dấu chức danh tối đa là 05 (năm) ngày làm việc, khắc dấu mã số thuế tối đa là 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ chuyển sang Cục Thuế, Công an tỉnh có thiếu sót, các cơ quan này thông báo trực tiếp cho cơ quan đầu mối để thông báo cho nhà đầu tư biết, bổ sung. Thời hạn giải quyết trong trường hợp này được tính vào thời hạn cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
3. Thời gian trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế liên thông một đầu mối:
- Đối với hồ sơ thành lập mới doanh nghiệp tối đa là 09 (chín) ngày làm việc.
- Đối với hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các thay đổi bổ sung dẫn đến thay đổi nội dung đăng ký thuế, thay đổi mẫu dấu tối đa là 07 (bảy) ngày làm việc.
Trong trường hợp thật cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc và cơ quan đầu mối phải thông báo lý do, ngày hẹn trả hồ sơ đến nhà đầu tư.
Điều 8. Trả hồ sơ và kết quả thực hiện thủ tục hành chính cho nhà đầu tư:
1. Nhà đầu tư nhận lại các kết quả thực hiện các thủ tục hành chính tại nơi đã tiếp nhận hồ sơ, bộ phận “một cửa” của cơ quan đầu mối (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Kết quả thủ tục hành chính, bao gồm:
a. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b. Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
c. Giấy phép khắc dấu và các con dấu (dấu doanh nghiệp, dấu tên, dấu chức danh, dấu mã số thuế, ...).
2. Việc giao Giấy phép khắc dấu dấu, các con dấu cho nhà đầu tư được thực hiện tại nơi đã tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đầu mối, do cán bộ của Phòng PC 13-Công an tỉnh trực tiếp thực hiện và thời gian cụ thể là 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 hàng tuần.
Thời gian giao các con dấu được quy định như trên cũng là thời gian trả kết quả đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và được ghi vào giấy biên nhận giao cho nhà đầu tư.
3. Khi đến nhận kết quả, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện phải trực tiếp ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và ký vào phiếu trả kết quả theo mẫu quy định. Nếu có yêu cầu, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có thể được nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi nhận kết quả giải quyết các thủ tục đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện cơ chế liên thông:
1. Trách nhiệm chung:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai và cung cấp các hồ sơ, biểu mẫu để thực hiện quy trình này; chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thông tin, phổ biến đến các ngành, các cấp, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm cụ thể:
a. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Có trách nhiệm công khai các thủ tục hồ sơ tại nơi tiếp nhận và trả hồ sơ, hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các trình tự thủ tục có liên quan đến cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy phép khắc dấu và khắc dấu.
- Cung cấp mẫu giấy ủy quyền đăng ký mã số thuế, giấy phép khắc dấu và khắc dấu.
- Bố trí địa điểm, cán bộ tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
- Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện sao và cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thực hiện đăng ký thuế, đăng ký cấp phép khắc dấu và khắc dấu.
b. Công an tỉnh (Phòng PC 13):
- Cung cấp mẫu phiếu đề nghị khắc dấu và hướng dẫn cho bộ phận một cửa của cơ quan đầu mối.
- Tổ chức tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ do cơ quan đầu mối chuyển sang được quy định tại điểm b, khoản 1, điều 7 quy định này.
- Bố trí cán bộ trực tiếp giao Giấy chứng nhận mẫu dấu, các con dấu, hoá đơn tài chính phí và lệ phí Giấy phép khắc dấu, khắc dấu tại cơ quan đầu mối theo thời gian quy định tại khoản 2, điều 8 quy định này.
c. Cục Thuế tỉnh:
- Hướng dẫn và cung cấp các mẫu hồ sơ đăng ký thuế cho bộ phận một cửa của cơ quan đầu mối.
- Tổ chức tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ do cơ quan đầu mối chuyển sang được quy định tại điểm b, khoản 1, điều 7 quy định này.
- Cung cấp bản chính, sao và cung cấp bản sao Giấy chứng nhận mã số thuế cho cơ quan đầu mối để chuyển giao cho nhà đầu tư, cơ quan Công an tỉnh.
Điều 10. Xử lý vi phạm và khen thưởng:
1. Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện cơ chế liên thông có hành vi sách nhiễu, không thực hiện theo đúng tại quy định này, gây phiền hà cho doanh nghiệp thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu tránh nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2, Tổ chức, các nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện cơ chế liên thông này, được khen thưởng theo quy định chung về khen thưởng.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh, vướng mắc, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, chủ trì phối hợp với cơ quan hữu quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Thông tư 10/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định 75/1998/QĐ-TTg quy định về mã số đối tượng nộp thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 4Thông tư 03/2006/TT-BKH hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh quy định tại Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành
- 5Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công An cùng ban hành
- 6Quyết định 75/1998/QĐ-TTg về mã số đối tượng nộp thuế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 58/2001/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng con dấu
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
Quyết định 25/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về thực hiện cơ chế liên thông trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thuế, cấp giấy phép khắc dấu và khắc dấu do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 25/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/06/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/07/2007
- Ngày hết hiệu lực: 18/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra