Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2496/QĐ-BCA-V19 | Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng;
2. Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng;
3. Trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh Văn phòng Bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng;
4. Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
5. Trung tướng Nguyễn Chí Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Ủy viên;
6. Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Ủy viên;
7. Trung tướng Lê Văn Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Ủy viên;
8. Trung tướng Đặng Xuân Loan, Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Ủy viên;
9. Trung tướng Nguyễn Ngọc Bằng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Ủy viên;
10. Trung tướng Nguyễn Văn Khảo, Cục trưởng Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Ủy viên;
11. Trung tướng Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Ủy viên;
12. Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Ủy viên;
13. Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân, Ủy viên;
14. Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Ủy viên;
15. Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Ủy viên;
16. Thiếu tướng Đào Gia Bảo, Cục trưởng Cục Công tác chính trị, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Ủy viên;
17. Thiếu tướng Phạm Văn Miên, Tổng biên tập Báo Công an nhân dân, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Ủy viên;
18. Thiếu tướng Dương Như Hồng, Giám đốc Trung tâm phát thanh, truyền hình, điện ảnh Công an nhân dân, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Ủy viên;
19. Đại tá Lê Văn Thư, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Thư ký Hội đồng.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc và con dấu của Hội đồng
1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng;
b) Các Ủy viên và Thư ký Hội đồng;
c) Cơ quan Thường trực Hội đồng: Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp.
2. Chế độ làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, phát huy vai trò của từng thành viên Hội đồng;
b) Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
c) Hội đồng họp định kỳ 2 lần/năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo ý kiến của tối thiểu ½ Ủy viên Hội đồng.
3. Con dấu của Hội đồng
Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Công an. Trong trường hợp Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng ký thay Chủ tịch Hội đồng thì sử dụng con dấu của Cơ quan Thường trực Hội đồng.
4. Mối quan hệ giữa Hội đồng với các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Công an các đơn vị, địa phương)
a) Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Công an các đơn vị, địa phương;
b) Công an các đơn vị, địa phương định kỳ sáu tháng, một năm có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị, địa phương mình với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an (qua Cơ quan Thường trực Hội đồng).
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Công an trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng, ban hành và kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch hàng năm, trung hạn, dài hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công an.
2. Xác định nội dung các văn bản quy phạm pháp luật cần phổ biến, gắn nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hàng năm, từng thời kỳ, với xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và cải cách thủ tục hành chính.
3. Đề xuất và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ với Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp, định hướng lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề đột xuất, vướng mắc về thực tiễn thi hành pháp luật.
4. Đề xuất và thực hiện các giải pháp tăng cường xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; các giải pháp để huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hàng năm trong Công an nhân dân.
6. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương về tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân; đề xuất các trường hợp được khen thưởng về thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Thủ tướng Chính phủ.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Ban hành quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Hội đồng; phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng, kết luận và văn bản khác của Hội đồng.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về hoạt động của Hội đồng.
3. Chỉ đạo chung hoạt động của Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Cơ quan Thường trực Hội đồng, Ủy viên Hội đồng và Thư ký Hội đồng; điều hành, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
4. Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng.
5. Đề xuất Bộ trưởng quyết định bổ sung, thay thế các thành viên Hội đồng.
6. Định kỳ báo cáo Bộ trưởng về tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân; quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đề nghị của Công an các đơn vị, địa phương.
7. Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không thể chủ trì phiên họp của Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền thực hiện chủ trì phiên họp của Hội đồng.
2. Đôn đốc các Ủy viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.
3. Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng
1. Ủy viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc thực hiện nhiệm vụ.
Ý kiến tham gia của Ủy viên Hội đồng là ý kiến chính thức của đơn vị nơi Ủy viên Hội đồng công tác.
2. Đề xuất với Hội đồng các biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đề nghị Hội đồng hỗ trợ, tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị mình.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng tại đơn vị mình và thường xuyên thông tin bằng văn bản cho Cơ quan Thường trực Hội đồng về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng
1. Thư ký Hội đồng có trách nhiệm giúp Hội đồng thực hiện các công việc của Hội đồng, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ủy viên Hội đồng.
2. Chuẩn bị nội dung phiên họp của Hội đồng theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng.
3. Tổng hợp, theo dõi và báo cáo Hội đồng về hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Công an các đơn vị, địa phương.
4. Xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm về tình hình triển khai, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân, xin ý kiến các thành viên Hội đồng trước khi báo cáo Chủ tịch Hội đồng duyệt, ký.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực Hội đồng
1. Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm làm đầu mối giúp Hội đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại
2. Chủ trì xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng ban hành các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các văn bản này.
3. Chuẩn bị nội dung và điều kiện cần thiết phục vụ các phiên họp của Hội đồng.
4. Tổng hợp, thống kê, xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết về kết quả công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân trình Chủ tịch Hội đồng duyệt, ký để báo cáo Bộ trưởng và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương theo quy định.
5. Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện việc quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 9. Kinh phí hoạt động của Hội đồng
Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảm; được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Cơ quan Thường trực Hội đồng và sử dụng theo quy định về tài chính hiện hành.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 5161/QĐ-BCA-V19 ngày 20/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an; Quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an.
Các đồng chí ở Điều 1, Tư lệnh Bộ Tư lệnh, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 2280/QĐ-BYT năm 2015 về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông báo 419/TB-HĐPH ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tại phiên họp lần thứ sáu ngày 27 tháng 01 năm 2016
- 3Quyết định 383/QĐ-HĐPHPBGDPL Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2016
- 4Quyết định 2343/QĐ-BTTTT năm 2016 về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 5Quyết định 6239/QĐ-BGDĐT năm 2016 Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Nghị định 85/2017/NĐ-CP quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ ban hành
- 7Công văn 552/BTP-PBGDPL năm 2018 về phát hành báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, bộ, ngành, địa phương năm 2017 do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Quyết định 27/2013/QĐ-TTg quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2280/QĐ-BYT năm 2015 về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Thông báo 419/TB-HĐPH ý kiến kết luận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương tại phiên họp lần thứ sáu ngày 27 tháng 01 năm 2016
- 4Quyết định 383/QĐ-HĐPHPBGDPL Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2016
- 5Quyết định 2343/QĐ-BTTTT năm 2016 về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 6Quyết định 6239/QĐ-BGDĐT năm 2016 Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Nghị định 85/2017/NĐ-CP quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ ban hành
- 8Công văn 552/BTP-PBGDPL năm 2018 về phát hành báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, bộ, ngành, địa phương năm 2017 do Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 2496/QĐ-BCA-V19 năm 2016 Kiện toàn; Quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an
- Số hiệu: 2496/QĐ-BCA-V19
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/06/2016
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra