Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 249/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 07 tháng 03 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 153/TTr-SGD&ĐT ngày 17/12/2018; ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Công văn số 113/STC-HCSN ngày 28/01/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bao gồm 04 nhóm dịch vụ (theo 02 phụ biểu chi tiết đính kèm).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Quyết định này là căn cứ để cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Nhà nước. Căn cứ tình hình thực tế khi triển khai, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thường xuyên rà soát danh mục dịch vụ sự nghiệp công về số lượng dịch vụ phát sinh, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (Bản ĐT);
- VP: các PCVP, các CV; (Bản ĐT);
- Lưu: VT, VX (Tr 35 b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trịnh Hữu Khang

 

PHỤ BIỂU SỐ 1

DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CAO BẰNG
Trong phạm vi danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 10/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ
(Kèm theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Số TT

Tên dịch vụ sự nghiệp công

NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí thực hiện dịch vụ

NSNN bảo đảm phần chi phí thực hiện dịch vụ chưa tính vào giá theo lộ trình tính giá

Ghi chú

I

Nhóm dịch vụ giáo dục mầm non và phổ thông

 

 

 

1

Dịch vụ giáo dục mầm non

 

 

 

 

- Các dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi.

 

X

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

+ Dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn.

 

X

 

+ Hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.

 

X

 

+ Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường.

X

 

 

+ Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ và cộng đồng.

 

X

2

Dịch vụ giáo dục phổ thông

 

 

 

a)

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp một đến lớp năm

 

 

 

 

- Hoạt động dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

X

 

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

- Hoạt động giáo dục trải nghiệm bao gồm: hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, các hoạt động xã hội khác.

 

X

b)

Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học;

 

 

 

 

- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 

X

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm: các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường, hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

 

X

c)

Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào lớp sáu phải hoàn thành chương trình trung học cơ sở;

 

 

 

 

- Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 

X

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm: các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường, hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

 

X

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

d)

Giáo dục chuyên biệt

 

 

 

 

- Hoạt động giáo dục trong trường phổ thông dân tộc nội trú

X

 

Luật Giáo dục ngày 4/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

- Hoạt động giáo dục trong trường phổ thông dân tộc bán trú

X

 

II

Nhóm dịch vụ giáo dục cao đẳng sư phạm

 

 

 

 

Đào tạo trình độ cao đẳng sư phạm

 

 

 

 

- Hoạt động giảng dạy lý thuyết và thực hành ở trên lớp.

X

 

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

- Tổ chức thực tập, thực tập, nghiên cứu khoa học.

X

 

 

- Các hoạt động ngoại khóa bao gồm: tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, tìm hiểu chuyên ngành và các hoạt động khác.

 

X

III

Nhóm dịch vụ giáo dục thường xuyên

 

 

 

 

- Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

X

 

 

 

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm: Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;

 

X

 

 

- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương;

X

 

 

 

- Chương trình dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

 

X

 

IV

Nhóm dịch vụ khác

 

 

 

 

- Kiểm định chất lượng giáo dục;

 

X

 

 

- Cấp phát các loại phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 

X

 

 

- Công nhận văn bằng, chứng chỉ;

 

X

 

 

- Bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

 

X

 

 

- Hỗ trợ đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực thông qua việc nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội; điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực thông qua việc kết nối cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động nhằm khai thác các nguồn lực cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực;

 

X

 

 

- Tư vấn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tham gia bồi dưỡng phát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh, sinh viên.

 

X

 

 

PHỤ BIỂU SỐ 2

DANH MỤC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA TỈNH CAO BẰNG
Ngoài phạm vi danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 10/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ
(Kèm theo Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Số TT

Tên dịch vụ sự nghiệp công

NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí thực hiện dịch vụ

NSNN bảo đảm phần chi phí thực hiện dịch vụ chưa tính vào giá theo lộ trình tính giá

Ghi chú

I

Nhóm dịch vụ giáo dục mầm non và phổ thông

 

 

 

1

Dịch vụ giáo dục phổ thông

 

 

 

a)

Giáo dục chuyên biệt

 

 

 

 

Hoạt động giáo dục trong trường chuyên[1]

 

X

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009

 

Hoạt động giáo dục trong trường, lớp dành cho người khuyết tật[2]

X

 

II

Nhóm dịch vụ giáo dục thường xuyên

 

 

 

 

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông[3]

 

X

Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 



[1] Đối với trường THPT Chuyên: Học sinh thực hiện mức thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND tỉnh Cao Bằng; Định mức phân bổ ngân sách cho trường THPT Chuyên là 4,5 triệu đồng/học sinh/năm.

[2] Đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật: Các đối tượng được hưởng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.

[3] Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện mức thu học phí theo quy định tại mục 5, Điều 4 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ "Các cơ sở giáo dục thường xuyên được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của các trường phổ thông công lập trên địa bàn"; Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND tỉnh Cao Bằng.