Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2481/QĐ-BVTV-KH

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CƠ SỞ ĐỢT 5 NĂM 2020

CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

Căn cứ vào Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 928/QĐ-BNN-TCCB ngày 24/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật;

Xét đề nghị của Hội đồng Khoa học Công nghệ Cục Bảo vệ thực vật và Trưởng phòng Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành 02 tiêu chuẩn cơ sở về lĩnh vực kiểm dịch thực vật (danh sách kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các đơn vị thuộc Cục, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phòng HTQT và TT (đăng website),
- Lưu VT, KH.

CỤC TRƯỞNG




Hoàng Trung

 

DANH SÁCH

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ BAN HÀNH ĐỢT 5 NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật)

TT

Tên tiêu chuẩn

Số hiệu tiêu chuẩn

Phương thức xây dựng

Lĩnh vực

1

Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng

TCCS 774: 2020/BVTV

Xây dựng mới

Kiểm dịch thực vật

2

Quy trình thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói

TCCS 775: 2020/BVTV

Xây dựng mới

Kiểm dịch thực vật

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 774:2020/BVTV

QUY TRÌNH THIẾT LẬP VÀ GIÁM SÁT VÙNG TRỒNG

Procedure for establishment and monitoring of place of production

 

Lời nói đầu

Cơ quan soạn thảo: Trung Tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu I

Cơ quan đề nghị ban hành: Trung Tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu I

Cơ quan trình duyệt: Phòng Kế hoạch

Cơ quan xét duyệt ban hành: Cục Bảo vệ thực vật

Quyết định ban hành số: 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật

 

QUY TRÌNH THIẾT LẬP VÀ GIÁM SÁT VÙNG TRỒNG

Procedure for establishment and monitoring of place of production

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn cho việc thiết lập và giám sát vùng trồng nông sản nhằm mục đích phục vụ xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các phiên bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3937:2007, Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa.

3  Thuật ngữ - định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong TCVN 3937:2007 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Vùng trồng (Place of Production)

Là một vùng sản xuất chủ yếu một loại cây trồng, có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm sản xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

3.2

Mã số vùng trồng (Mã số đơn vị sản xuất) (PUC - Production Unit Code) sau đây viết tắt là mã số

Mã số vùng trồng (PUC) là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản.

3.3

Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt (Good Agricultural Practices for crop production)

Gồm những yêu cầu trong sản xuất trồng trọt để: bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

4  Hướng dẫn về thiết lập vùng trồng

4.1  Yêu cầu chung

- Vùng trồng cần sử dụng thống nhất một quy trình quản lý sinh vật gây hại.

- Vùng trồng cần đảm bảo kiểm soát sinh vật gây hại ở mức độ phổ biến thấp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của các nước nhập khẩu.

- Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số lần đầu trước vụ thu hoạch nội dung kiểm tra tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng và yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trước mỗi vụ thu hoạch, các mã số vùng trồng cần đăng ký lại; trong trường hợp không đăng ký lại thi mã số sẽ bị thu hồi.

- Trường hợp có thay đổi về diện tích vùng trồng, người đại diện/ chủ sở hữu, số hộ nông dân tham gia; người đại diện/ chủ sở hữu phải cập nhật, báo cáo cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xác minh lại thông tin và báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật (Cục BVTV).

4.2  Yêu cầu về diện tích

- Đối với cây ăn quả: tối thiểu 10 ha

- Đối với rau gia vị: tùy theo diện tích thực tế của nhà lưới/nhà kính và yêu cầu của nước nhập khẩu

- Cây trồng khác: tuân theo yêu cầu của nước nhập khẩu

- Trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu có vùng đệm hoặc các yêu cầu khác về diện tích thì thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu

4.3  Yêu cầu về sinh vật gây hại và biện pháp quản lý

- Quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải có biện pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

- Có biện pháp quản lý cụ thể cho từng nhóm sinh vật gây hại theo hàng hóa và phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

4.4  Yêu cầu về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Vùng trồng chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và đảm bảo không sử dụng các hoạt chất cấm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn (04) đúng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng không vượt ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.

4.5  Yêu cầu về ghi chép thông tin

- Có nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng trong vụ canh tác (chi tiết tại phụ lục F của tiêu chuẩn cơ sở này).

- Nhật ký canh tác cần được ghi chép sau mỗi lần chăm sóc hoặc tác động lên cây trồng và trong cả quá trình sản xuất. Các thông tin bắt buộc phải ghi chép bao gồm:

Giai đoạn phát triển của cây trồng.

Sinh vật gây hại phát hiện trong quá trình điều tra.

Nhật ký bón phân: ngày bón, loại phân bón, tổng lượng phân bón, phương pháp bón.

Nhật ký sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: ngày xử lý, tên thương mại, tên hoạt chất, lý do sử dụng, liều lượng.

Ghi chép thông tin liên quan đến thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm: sản lượng dự kiến, sản lượng thực tế.

Các hoạt động khác (nếu có).

- Nhật ký canh tác có thể được lập chung cho cả vùng trồng hoặc riêng cho từng hộ sản xuất tham gia trong vùng trồng.

4.6  Yêu cầu về điều kiện canh tác

Nhật ký canh tác có thể lập chung cho cả vùng trồng hoặc lập riêng cho từng hộ sản xuất tham gia trong vùng trồng.

4.7  Yêu cầu khác

Tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể khác của nước nhập khẩu.

5  Kiểm tra đánh giá vùng trồng

5.1  Đăng ký thông tin kỹ thuật của vùng trồng

Tổ chức/cá nhân gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và các thông tin cần thiết về Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh theo mẫu tại phụ lục A của tiêu chuẩn cơ sở này.

5.2  Kiểm tra thực địa

- Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (sau đây gọi là đơn vị kiểm tra) có trách nhiệm đi kiểm tra thực địa để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu ở mục 4 của tiêu chuẩn này, làm căn cứ cấp mã số vùng trồng cho tổ chức/cá nhân đề nghị.

- Việc kiểm tra đánh giá thực địa sẽ bao gồm các công tác: khảo sát thực địa và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại (trong trường hợp chưa xác định được sinh vật gây hại cụ thể tại thời điểm kiểm tra).

- Các nội dung kiểm tra chi tiết tại phụ lục B của tiêu chuẩn cơ sở này.

5.3  Kết quả kiểm tra thực địa

- Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa tại vùng trồng; hoàn thành Biên bản kiểm tra thực địa theo phụ lục B của Tiêu chuẩn này.

- Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy vùng trồng cần khắc phục, đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra lại theo đề nghị của vùng trồng.

- Đơn vị kiểm tra gửi Cục Bảo vệ thực vật Báo cáo kiểm tra vùng trồng đề nghị cấp mã số theo Phụ lục C của tiêu chuẩn này, kèm theo bản sao Biên bản kiểm tra thực địa, tờ khai kỹ thuật.

5.4  Phê duyệt mã số vùng trồng

- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp mã số từ đơn vị kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu; và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu.

- Sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để chủ động quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số.

- Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp.

6  Giám sát vùng trồng

6.1  Các loại hình kiểm tra, giám sát

- Tự giám sát: do tổ chức/cá nhân, hộ nông dân được cấp mã số thực hiện; thường xuyên tự giám sát và duy trì tình trạng quản lý sinh vật gây hại theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Giám sát định kỳ: do Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện.

- Kiểm tra đột xuất: do Cục Bảo vệ thực vật thực hiện.

6.2  Kế hoạch giám sát

- Kế hoạch giám sát định kỳ tùy thuộc vào từng loại cây trồng và thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng theo đề nghị của người đại diện/chủ sở hữu vùng trồng đã được cấp mã số.

- Tần suất giám sát:

Tối thiểu 01 lần/vụ.

Có thể nhiều hơn tùy thuộc vào từng loại cây trồng, nhóm sinh vật gây hại hoặc yêu cầu thị trường xuất khẩu, nhưng phải đảm bảo tại thời điểm giám sát có thể phát hiện được các loài sinh vật gây hại có khả năng đi theo nông sản xuất khẩu.

Kiểm tra đột xuất: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đột xuất việc thực hiện tại địa phương theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc tình hình phát sinh của sinh vật gây hại hoặc theo yêu cầu của công tác quản lý.

6.3  Nội dung giám sát các mã số vùng trồng đã cấp

- Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (sau đây gọi là đơn vị giám sát) có trách nhiệm cử cán bộ giám sát các mã số vùng trồng đã cấp, đảm bảo vùng trồng luôn duy trì tình trạng tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.

- Nội dung giám sát: kiểm tra tính tuân thủ các tiêu chí tại mục 4 của tiêu chuẩn cơ sở này và lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại.

- Các nội dung giám sát chi tiết tại phụ lục D của tiêu chuẩn cơ sở này.

6.4  Báo cáo kết quả giám sát

- Đơn vị giám sát tiến hành giám sát định kỳ vùng trồng đã được cấp mã số và hoàn thành Biên bản giám sát theo Phụ lục D của tiêu chuẩn này.

- Đơn vị giám sát gửi Cục Bảo vệ thực vật Báo cáo giám sát vùng trồng, kèm theo bản sao Biên bản giám sát. Báo cáo giám sát được thực hiện theo mẫu tại phụ lục E của Tiêu chuẩn cơ sở này.

- Báo cáo giám sát phải được gửi về Cục Bảo vệ thực vật trước vụ xuất khẩu hoặc theo quy định cụ thể của nước nhập khẩu để làm căn cứ gia hạn mã số.

- Trường hợp có thay đổi thông tin, hủy mã số thì trong vòng 07 (bảy) ngày đơn vị giám sát phải báo cáo ngay cho Cục Bảo vệ thực vật.

7  Quy định đối với vùng trồng đã được cấp mã số

Các vùng trồng đã được cấp mã số phải tuân thủ các quy định sau:

- Thường xuyên tự cập nhật các thông tin quy định mới về quản lý mã số vùng trồng và duy trì tình trạng đáp ứng quy định tại mục 4.

- Theo dõi, ghi chép đầy đủ các tác động lên cây trồng.

- Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu theo quy định của các nước nhập khẩu.

- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về mọi sự thay đổi của mã số (diện tích, người đại diện/ chủ sở hữu, số hộ nông dân tham gia,...).

- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát.

8  Các trường hợp thu hồi và hủy mã số

8.1  Thu hồi mã số

Mã số vùng trồng sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

- Cục Bảo vệ thực vật nhận được thông báo vi phạm không tuân thủ của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

- Cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu phát hiện sinh vật gây hại là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu hoặc có gian lận về việc sử dụng mã số vùng trồng đã được cấp.

- Mã số không đăng ký giám sát trước mỗi vụ xuất khẩu.

- Mã số không đạt yêu cầu tại thời điểm giám sát định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.

- Các mã số sẽ được phục hồi khi vùng trồng có biện pháp khắc phục và được Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu chấp nhận biện pháp khắc phục đó.

8.2  Hủy mã số

- Tổ chức/cá nhân không có biện pháp khắc phục hiệu quả đối với các trường hợp bị thu hồi mã số nêu ở mục 8.1.

- Vùng trồng đã được cấp mã số chuyển đổi loại cây trồng hoặc mục đích sử dụng so với đăng ký ban đầu của tổ chức/cá nhân.

- Theo đề nghị của tổ chức/cá nhân về việc không sử dụng mã số vùng trồng đã được cấp.

9  Lưu giữ tài liệu

Các loại hồ sơ, tài liệu cần lưu giữ cụ thể như sau:

- Đối với vùng trồng được cấp mã số: Quy trình sản xuất, nhật ký canh tác, biên bản kiểm tra và giám sát vùng trồng

- Đối với Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: hồ sơ đăng ký và cấp mã số, hồ sơ kiểm tra, hồ sơ giám sát vùng trồng

- Đối với Cục Bảo vệ thực vật: hồ sơ cấp mã số, hồ sơ giám sát.

- Thời gian lưu trữ hồ sơ: hai (02) năm

10  Tổ chức thực hiện

10.1  Cục Bảo vệ thực vật

Là cơ quan cấp, thu hồi và hủy mã số vùng trồng: thông báo và thực hiện việc xác nhận mã số vùng trồng với nước nhập khẩu.

10.2  Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I và II

- Hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra việc quản lý mã số vùng trồng của các chi cục Bảo vệ thực vật hoặc chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại địa bàn phụ trách và gửi báo cáo kết quả, đề xuất về Cục Bảo vệ thực vật.

- Tham gia kiểm tra và cấp mã số vùng trồng theo chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật đảm bảo tuân thủ quy định của Tiêu chuẩn cơ sở này.

10.3  Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp mã số, tổ chức kiểm tra thực địa vùng trồng, giám sát định kỳ theo đề nghị của chủ/đại diện vùng trồng.

- Quản lý, giám sát vùng trồng đã được cấp mã số đảm bảo vùng trồng luôn duy trì việc đáp ứng quy định của nước nhập khẩu.

- Báo cáo và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp, duy trì, thu hồi, hủy mã số vùng trồng hoặc thay đổi thông tin dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát.

- Báo cáo định kỳ về công tác quản lý vùng tròng cho Cục Bảo vệ thực vật.

 

Phụ lục A

(Quy định)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

….., ngày …. tháng ….. năm …..

 

TỜ KHAI KỸ THUẬT

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số: ……………………………………………………

Người đại diện: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ………………………….

Điện thoại: ………………………..Fax:………………………… Email: ……………………….

2. Tên vùng trồng đề nghị cấp mã số: ………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Loại cây trồng đề nghị cấp mã số: ………………………………………………………………

Thị trường xuất khẩu đề nghị cấp mã số: ………………………………………………………

Số đợt thu hoạch/năm: ………………………………………………………..

Diện tích: ………………………………………………………..

Số hộ tham gia vùng trồng: ………………………………………………………..

Thông tin về sản lượng trung bình của 3 năm gần nhất: (tấn/ha/năm): ……………………………… (Trường hợp trồng mới thì ghi sản lượng dự kiến)

Giấy chứng nhận Viet Gap/Global Gap: ……………Có □ …………..Không □………………

Các loài sinh vật gây hại đã phát hiện: ………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã áp dụng: …………………………………………

3. Tài liệu kèm theo:

Danh sách các hộ nông dân trong vùng kèm theo diện tích

Cam kết tham gia tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu của hộ nông dân hoặc văn bản đồng ý liên kết với đơn vị đứng tên vùng trồng hoặc văn bản có giá trị tương đương trong trường hợp đại diện mã số là tổ chức các nhân liên kết với vùng trồng.

Bản sao giấy chứng nhận VietGap, GlobalGap... cho vùng trồng (nếu có)

Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong tờ khai kỹ thuật, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và cấp mã số vùng trồng./.

 

 

Tổ chức cá nhân đề nghị cấp mã số
(Ký, đóng dấu)

 

Phụ lục B

(Quy định)

TÊN ĐƠN VỊ KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày ……. tháng ….. năm …….

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA TẠI VÙNG TRỒNG

Họ tên (người đánh giá): …………………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………

Với sự có mặt của ông (bà): ……………………………………………………………………..

Đại diện cho (quản lý vùng trồng): ………………………………………………………………

Địa chỉ vùng trồng: ………………………………………………………………………………..

Sản phẩm đề nghị cấp mã số: ……………………………………………………………………

Thị trường xuất khẩu đề nghị cấp mã số: ……………………………………………………….

Đã tiến hành kiểm tra, đánh giá:

STT

NỘI DUNG

HIỆN TRẠNG

1

Thông tin vùng trồng

 

a. Diện tích:

 

b. Số nông hộ trong vùng trồng:

 

c. Tuổi cây (năm trồng):

 

d. Giai đoạn sinh trưởng:

 

e. Thời gian dự kiến thu hoạch:

 

f. Sản lượng dự kiến:

 

2

Giống cây trồng

 

3

Sử dụng thuốc BVTV

Hướng dẫn ghi chép:

Liệt kê tên hoạt chất hoặc tên thương mại các loại thuốc BVTV đang sử dụng trong thời gian kiểm tra.

a. Sử dụng thuốc trong danh mục thuốc BVTV cho phép sử dụng của Việt Nam

b. Sử dụng thuốc trong danh mục thuốc BVTV cho phép sử dụng của nước nhập khẩu

c. Khác

4

Ghi chép thông tin

Hướng dẫn ghi chép:

Có đầy đủ thông tin theo quy định tại Phụ lục F hay không?

a. Sổ nhật ký canh tác

b. Ghi chép đầy đủ

c. Cần bổ sung

6

Thành phần và mật độ sinh vật gây hại đã phát hiện

1/

2/

3/

4/

5/

Biện pháp quản lý áp dụng

Hướng dẫn ghi chép:

Ghi rõ các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đang áp dụng

Lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại1

 

7

Điều kiện canh tác

 

a. Tình trạng áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Hướng dẫn ghi chép:

Ghi rõ đang áp dụng hay đã được chứng nhận tiêu chuẩn GAP (VietGap, GlobalGap...), thời gian được chứng nhận

b. Sạch cỏ dại, tàn dư thực vật

 

c. Dọn dẹp, thu gom bao bì sản phẩm thuốc BVTV

Hướng dẫn ghi chép:

Mô tả rõ hiện trạng, có bể thu gom bao bì sản phẩm thuốc BVTV hay không?

8

Xác định vị trí vùng trồng (hướng dẫn lấy định vị2)

 

9

Các nội dung khác

Hướng dẫn ghi chép:

Có đang triển khai các chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV hoặc thực hiện yêu cầu cụ thể khác của nước nhập khẩu hay không?

 

Nội dung cần khắc phục:………………………………………………………………………

Kết luận: ………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản đoàn kiểm tra/giám sát giữ, 01 bản lưu tại vùng trồng.

 

Đại diện vùng trồng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục C

(Quy định)

TÊN ĐƠN VỊ KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…., ngày …. tháng …. năm ….

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ VÙNG TRỒNG ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Thông tin chung

- Trong thời gian từ ngày ... đến ngày ... (đơn vị kiểm tra) đã thực hiện kiểm tra để cấp mã số cho …..vùng trồng đối với sản phẩm ………………. xuất khẩu sang thị trường ………………………..

Trong đó:

- Có ... vùng trồng đạt yêu cầu để cấp mã

- Có ... vùng trồng không đạt yêu cầu để cấp mã

Kết quả kiểm tra các vùng trồng đạt yêu cầu được chi tiết tại phụ lục đính kèm báo cáo này.

(Mẫu excel phụ lục tại đường link sau: https://qrgo.page.link/efY5w)

2. Vấn đề phát sinh/phát hiện (nếu có)

3. Kết luận/Đề nghị cấp mã số vùng trồng

- Sau khi kiểm tra đánh giá vùng trồng, (đơn vị kiểm tra) đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số cho các vùng trồng đối với sản phẩm ………………… để xuất khẩu sang thị trường …………..

- Đề nghị khác (nếu có)

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT

Thủ trưởng đơn vị
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Phụ lục D

(Quy định)

TÊN ĐƠN VỊ GIÁM SÁT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày ……… tháng …… năm ……..

 

BIÊN BẢN GIÁM SÁT MÃ SỐ VÙNG TRỒNG

Họ tên (người đánh giá): …………………………………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………..

Với sự có mặt của ông (bà): …………………………………………………………………….

Đại diện cho (quản lý vùng trồng): ………………………………………………………………

Địa chỉ vùng trồng: ………………………………………………………………………………..

Sản phẩm cấp mã số: …………………………………………………………………………….

Thị trường xuất khẩu: …………………………………………………………………………….

Đã tiến hành kiểm tra, giám sát:

STT

NỘI DUNG

HIỆN TRẠNG

1

Thông tin vùng trồng

a. Diện tích:

b. Số nông hộ trong vùng trồng:

c. Tuổi cây (năm trồng):

d. Giai đoạn sinh trưởng:

e. Thời gian dự kiến thu hoạch:

f. Sản lượng dự kiến:

 

2

Giống cây trồng

 

3

Sử dụng thuốc BVTV

Hướng dẫn ghi chép:

Liệt kê tên hoạt chất hoặc tên thương mại các loại thuốc BVTV đang sử dụng trong thời gian kiểm tra.

d. Sử dụng thuốc trong danh mục thuốc BVTV cho phép sử dụng của Việt Nam

e. Sử dụng thuốc trong danh mục thuốc BVTV cho phép sử dụng của nước nhập khẩu

f. Khác

4

Ghi chép thông tin

Hướng dẫn ghi chép:

Có đầy đủ thông tin theo quy định tại Phụ lục F hay không?

d. Số nhật ký canh tác

e. Ghi chép đầy đủ

f. Cần bổ sung

6

Thành phần và mật độ sinh vật gây hại đã phát hiện

 

 

1/

2/

3/

4/

5/

Biện pháp quản lý áp dụng

Hướng dẫn ghi chép:

Ghi rõ các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đang áp dụng

Lấy mẫu kiểm tra thành phần sinh vật gây hại3

 

7

Điều kiện canh tác

 

a. Tình trạng áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Hướng dẫn ghi chép:

Ghi rõ đang áp dụng hay đã được chứng nhận tiêu chuẩn GAP (VietGap, GlobalGap...), thời gian được chứng nhận

b. Sạch cỏ dại, tàn dư thực vật

 

c. Dọn dẹp, thu gom bao bì sản phẩm thuốc BVTV

Hướng dẫn ghi chép:

Mô tả rõ hiện trạng, có bể thu gom bao bì sản phẩm thuốc BVTV hay không?

8

Ghi chép thông tin: Có ghi chép các nội dung bắt buộc trong nhật ký canh tác hay không?

 

9

Các nội dung khác

Hướng dẫn ghi chép:

Có đang triển khai các chương trình giám sát dư lượng thuốc BVTV hoặc thực hiện yêu cầu cụ thể khác của nước nhập khẩu hay không?

 

Kết luận:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản đoàn kiểm tra/giám sát giữ, 01 bản lưu tại vùng trồng.

 

Đại diện vùng trồng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cán bộ giám sát
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

TÊN ĐƠN VỊ GIÁM SÁT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

….., ngày... tháng ... năm...

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT VÙNG TRỒNG

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Thông tin chung

Trong thời gian từ ngày ... đến ngày ... (đơn vị giám sát) đã thực hiện giám sát ….. vùng trồng đối với sản phẩm ………………………….. xuất khẩu sang thị trường …………………………………

Trong đó:

- Có ... vùng trồng đạt yêu cầu

- Có ... vùng trồng không đạt yêu cầu

(tổng hợp kết quả theo bảng excel tại đường link sau: https://qrgo.page.link/efY5w)

2. Vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát vùng trồng

3. Kết luận/ Đề nghị

- Sau khi giám sát, (đơn vị giám sát) đề nghị Cục bảo vệ thực vật duy trì …… mã số, thu hồi ….. và hủy …… mã số vùng trồng đối với sản phẩm …………… xuất khẩu sang thị trường …………..

- Đề nghị khác (nếu có)

 


Nơi nhận:
- Như trên
- Sở Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Lưu: VT

Thủ trưởng đơn vị
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

SỔ NHẬT KÝ CANH TÁC/Farm diary
Vụ canh tác/Crop season: ………..

Tên hộ sản xuất/Farmer’s name/Supervisor: ………………………………………………

Địa chỉ/Address: ………………………………………………………………………………

Mã số vùng tròng/P.U.C: …………………………………………………………………….

Diện tích canh tác/Planted area: ……………………………………………………………

Giống/Variety: …………………………………………………………………………………

Thời điểm bắt đầu thu hoạch/ Beginning of season: ………………………………………

Thời điểm kết thúc thu hoạch/end of season: ………………………………………………

Sản lượng dự kiến (estimated productivity): ………………………………………………..

Sản lượng thực tế (actual productivity): ……………………………………………………..

Người thu mua (Buyer): ………………………………………………………………………

Ngày/tháng/năm

Date/Month/Year

Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng/Growth stages of plant

Công việc/ Tasks

Sinh vật gây hại phát hiện/ Detected pests

Tên phân/thuốc BVTV)/ Commercial Fertilizer/Pesticide Product

Lượng sử dụng/Volume applied

Ghi chú/Remark

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: nội dung nào không có hoạt động thì ghi là ‘‘không”

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  ISPM số 5:2017, Glossary of phytosanitary - Terms and Dedinitions, FAO, Rome

[2]  TCVN 3937:2007, Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa

[3]  Chương trình làm việc giữa Việt Nam và quốc tế:

• Chương trình làm việc giữa cơ quan KDTV Việt Nam và Hoa Kỳ về yêu cầu KDTV quả thanh long, chôm, vải, nhãn, vú sữa và xoài của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ;

• Chương trình làm việc giữa cơ quan KDTV Việt Nam và Nhật Bản về yêu cầu KDTV quả thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ và xoài Cát Chu của Việt Nam xuất sang Nhật;

• Chương trình làm việc giữa cơ quan KDTV Việt Nam và Hàn Quốc về yêu cầu KDTV quả thanh long ruột trắng, ruột đỏ và xoài của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc;

• Chương trình làm việc giữa cơ quan KDTV Việt Nam và Úc về yêu cầu KDTV quả thanh long, vải, xoài, nhãn của Việt Nam xuất sang Úc;

• Chương trình làm việc giữa cơ quan KDTV Việt Nam và New Zealand về yêu cầu KDTV quả thanh long, xoài, chôm chôm của Việt Nam xuất sang New Zealand;

• Chương trình làm việc giữa cơ quan KDTV việt Nam và Đài Loan về yêu cầu KDTV quả thanh long ruột trắng của Việt Nam xuất sang Đài Loan.

[4] Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với măng cụt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

 

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS 775:2020/BVTV

QUY TRÌNH THIẾT LẬP VÀ GIÁM SÁT CƠ SỞ ĐÓNG GÓI

Procedure for establishment and monitoring of packing houses

 

Lời nói đầu

Cơ quan soạn thảo: Trung Tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu II

Cơ quan đề nghị ban hành: Trung Tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu II

Cơ quan trình duyệt: Phòng Kế hoạch

Cơ quan xét duyệt ban hành: Cục Bảo vệ thực vật

Quyết định ban hành số: 2481/QĐ-BVTV-KH ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật

 

QUY TRÌNH THIẾT LẬP VÀ GIÁM SÁT CƠ SỞ ĐÓNG GÓI

Procedure for the establishment and monitoring of packing houses

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn cho việc thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thi áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các phiên bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3937:2007, Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa.

3  Thuật ngữ - định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được nêu trong TCVN 3937:2007 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Cơ sở đóng gói (Packing House)

Là nơi nông sản được tập trung, phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói theo quy trình phù hợp với yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

3.2

Mã số cơ sở đóng gói (PHC - Packing House Code) sau đây viết tắt là mã số

Mã số cơ sở đóng gói là mã số định danh cho một cơ sở đóng gói.

4  Hướng dẫn về thiết lập cơ sở đóng gói

4.1  Yêu cầu chung

- Cơ sở đóng gói cần đáp ứng đủ nguồn nước sạch, nguồn cung cấp điện, có hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo quy định.

- Cơ sở đóng gói bố trí đủ cơ sở vật chất cho việc nhận, phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói nông sản theo nguyên tắc một chiều, có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại tránh tái nhiễm và lây nhiễm chéo.

- Cơ sở đóng gói phải có đủ trang thiết bị và phải được bảo quản và hiệu chỉnh định kỳ theo quy định của nước nhập khẩu.

- Các loại hoá chất sử dụng trong quá trình sơ chế, bảo quản và đóng gói phải nằm trong danh mục được phép sử dụng, sử dụng đúng theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.

- Bao bì, nguyên liệu dùng trong đóng gói phải sạch sẽ. Kích thước và thông tin trên bao bì đóng gói đáp ứng theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

- Pallet hay các vật liệu đóng gói bằng gỗ dùng trong đóng gói xuất khẩu phải được xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISPM 15.

- Có đầy đủ hồ sơ ghi chép, sổ sách đầy đủ đảm bảo truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm.

- Trường hợp có thay đổi về quy mô, người đại diện/ chủ sở hữu, cấu trúc cơ sở đóng gói; người đại diện/chủ sở hữu phải cập nhật, báo cáo cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh xác minh lại thông tin và báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật.

4.2  Yêu cầu về hồ sơ

Cơ sở đóng gói cần xây dựng, lưu giữ và cập nhật định kỳ các loại hồ sơ chủ yếu sau:

- Quy trình đóng gói mô tả tất cả các chi tiết liên quan đến việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và đóng gói nông sản.

- Hồ sơ nguồn gốc nông sản: khối lượng, mã số vùng trồng, thông tin khách hàng hoặc đơn vị xuất khẩu.

- Hồ sơ kiểm soát sinh vật gây hại: ghi chép thường xuyên thời gian kiểm tra, danh sách sinh vật gây hại phát hiện được, số lượng cá thể phát hiện, địa điểm phát hiện, hoá chất sử dụng và tần suất đặt bẫy và mồi.

- Hồ sơ theo dõi vệ sinh cơ sở đóng gói: cần ghi chép đầy đủ thời gian, khu vực, người thực hiện, hóa chất sử dụng và biện pháp quản lý chất thải.

- Các hồ sơ liên quan khác: hồ sơ nhân sự, hồ sơ tập huấn nội bộ, hồ sơ bảo vệ môi trường, hồ sơ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật (nếu có).

4.3  Yêu cầu về nhân sự

- Đủ sức khoẻ.

- Có kiến thức về quy trình đóng gói đang được áp dụng tại cơ sở đóng gói.

- Có khả năng nhận diện các sinh vật gây hại.

4.4  Yêu cầu về quản lý và kiểm soát sinh vật gây hại

- Phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại có khả năng đi theo và tái nhiễm vào nông sản xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu hoặc hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên môn ở địa phương.

- Nông sản phải được thu hoạch từ vùng trồng đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số.

4.5  Yêu cầu khác

Tuân thủ theo các yêu cầu cụ thể khác của nước nhập khẩu.

5  Kiểm tra đánh giá cơ sở đóng gói

5.1  Đăng ký thông tin kỹ thuật của cơ sở đóng gói

Tổ chức/cá nhân gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói và các thông tin cần thiết về Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh theo mẫu tại phụ lục A của Tiêu chuẩn cơ sở này.

5.2  Kiểm tra thực tế

- Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (sau đây gọi là đơn vị kiểm tra) có trách nhiệm đi kiểm tra thực tế để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu ở mục 4 của tiêu chuẩn này, làm căn cứ cấp mã số cơ sở đóng gói cho tổ chức/cá nhân đề nghị.

- Các nội dung kiểm tra chi tiết tại phụ lục B của Tiêu chuẩn cơ sở này.

5.3  Kết quả kiểm tra thực tế

- Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở đóng gói; hoàn thành Biên bản kiểm tra thực tế theo phụ lục B của Tiêu chuẩn này.

- Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở đóng gói cần khắc phục, đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra lại theo đề nghị của cơ sở đóng gói.

- Đơn vị kiểm tra gửi Cục Bảo vệ thực vật Báo cáo kiểm tra cơ sở đóng gói đề nghị cấp mã số theo Phụ lục C của tiêu chuẩn này, kèm theo bản sao Biên bản kiểm tra thực tế và tờ khai kỹ thuật.

5.4  Phê duyệt mã số cơ sở đóng gói

- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp mã số từ đơn vị kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho cơ sở đóng gói đạt yêu cầu; và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu.

- Sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để chủ động quản lý và giám sát cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.

- Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp.

6  Giám sát cơ sở đóng gói

6.1  Các loại hình giám sát

- Tự giám sát: do tổ chức/cá nhân được cấp mã số thực hiện; tổ chức/cá nhân được cấp mã số thường xuyên tự giám sát và duy trì yêu cầu nêu tại mục 4 của Tiêu chuẩn cơ sở này.

- Giám sát định kỳ: do Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện.

- Kiểm tra đột xuất: do Cục Bảo vệ thực vật thực hiện.

6.2  Kế hoạch giám sát

- Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Cục Bảo vệ thực vật có kế hoạch giám sát định kỳ tùy thuộc vào yêu cầu về kiểm dịch thực vật của từng thị trường và từng loại nông sản xuất khẩu theo đề nghị của người đại diện/chủ cơ sở đóng gói đã được cấp mã số..

- Tần suất giám sát:

Giám sát định kỳ: tối thiểu 01 lần/năm.

Kiểm tra đột xuất: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra đột xuất việc thực hiện tại địa phương và kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của công tác quản lý.

6.3  Nội dung giám sát các mã số cơ sở đóng gói đã cấp

- Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (sau đây gọi là đơn vị giám sát) có trách nhiệm giám sát cơ sở đóng gói đã được cấp mã số nhằm mục đích đảm bảo cơ sở đóng gói luôn duy trì tình trạng tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.

- Nội dung giám sát: kiểm tra các tiêu chí tại mục 4 của tiêu chuẩn cơ sở này. Chi tiết tại phụ lục D của tiêu chuẩn cơ sở này.

6.4. Báo cáo kết quả giám sát

- Đơn vị giám sát tiến hành giám sát định kỳ cơ sở đóng gói đã được cấp mã số và hoàn thành Biên bản giám sát theo Phụ lục D của tiêu chuẩn này.

- Đơn vị giám sát gửi Cục Bảo vệ thực vật Báo cáo giám sát cơ sở đóng gói, trước ngày 30/6 hoặc trước ngày 30/12 hàng năm, kèm theo bản sao Biên bản giám sát. Báo cáo giám sát được thực hiện theo mẫu tại phụ lục E của Tiêu chuẩn cơ sở này.

- Trường hợp có thay đổi thông tin, hủy mã số thi trong vòng 07 (bảy) ngày đơn vị giám sát phải báo cáo ngay cho Cục Bảo vệ thực vật.

7  Quy định đối với cơ sở đóng gói đã được cấp mã số

Các cơ sở đóng gói đã được cấp mã số phải tuân thủ các quy định sau:

- Thường xuyên tự cập nhật các thông tin quy định mới về quản lý cơ sở đóng gói và duy trì tình trạng đáp ứng quy định tại mục 4.

- Cung cấp các loại hồ sơ và tài liệu lưu trữ liên quan khi có yêu cầu.

- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về mọi sự thay đổi của mã số (diện tích, người đại diện/ chủ sở hữu, thiết kế, kết cấu cơ sở đóng gói...).

- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát.

8  Các trường hợp thu hồi và hủy mã số

8.1  Thu hồi mã số

Cơ sở đóng gói sẽ bị thu hồi mã số trong các trường hợp sau:

- Cục Bảo vệ thực nhận được thông báo vi phạm không tuân thủ của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

- Cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu phát hiện giả mạo mã số, phát hiện gian lận về việc sử dụng mã số.

- Cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu phát hiện sinh vật gây hại là đối tượng kiểm dịch thực vật phải báo cáo Cục để tổ chức giám sát đột xuất, thu hồi mã số dựa trên kết quả báo cáo giám sát.

- Cơ sở đóng gói không đạt yêu cầu tại thời điểm giám sát định kỳ hoặc giám sát đột xuất.

- Cơ sở đóng gói sẽ được phục hồi mã số khi có biện pháp khắc phục được Cục Bảo vệ thực vật cũng như cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu chấp nhận.

8.2  Hủy mã số

Cơ sở đóng gói sẽ bị hủy mã số trong các trường hợp sau:

- Không có biện pháp khắc phục hiệu quả đối với các trường hợp nêu ở mục 8.1.

- Cơ sở đóng gói ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng so với đăng ký ban đầu.

- Theo đề nghị của cơ sở đóng gói về việc không sử dụng mã số cơ sở đóng gói đã được cấp.

9  Lưu giữ tài liệu

Các loại hồ sơ, tài liệu cần lưu giữ gồm:

- Đối với cơ sở đóng gói được cấp mã số:

Các loại hồ sơ quy định tại mục 4.2 của Tiêu chuẩn cơ sở này.

Biên bản kiểm tra và giám sát của đơn vị kiểm tra, giám sát.

- Đối với Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: hồ sơ đăng ký và cấp mã số, hồ sơ kiểm tra, hồ sơ giám sát cơ sở đóng gói.

- Đối với Cục Bảo vệ thực vật: hồ sơ cấp mã số, hồ sơ giám sát.

- Thời gian lưu trữ hồ sơ: hai (02) năm.

10  Tổ chức thực hiện

10.1  Cục Bảo vệ thực vật

Là cơ quan cấp, thu hồi và hủy mã số cơ sở đóng gói; thông báo và thực hiện việc xác nhận mã số cơ sở đóng gói với nước nhập khẩu.

10.2  Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I và II

- Hướng dẫn, tập huấn và kiểm tra việc quản lý mã số cơ sở đóng gói của các Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại địa bàn phụ trách và gửi báo cáo kết quả, đề xuất về Cục Bảo vệ thực vật.

- Tham gia kiểm tra và cấp mã số cơ sở đóng gói theo chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật đảm bảo tuân thủ quy định của Tiêu chuẩn cơ sở này.

10.3  Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp mã số, tổ chức kiểm tra thực tế, đánh giá giám sát cơ sở đóng gói theo đề nghị của đại diện cơ sở đóng gói.

- Quản lý, giám sát cơ sở đóng gói đã được cấp mã số đảm bảo luôn duy trì việc đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Báo cáo và đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp, duy trì, thu hồi và hủy mã số cơ sở đóng gói hoặc thay đổi thông tin dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát cơ sở đóng gói.

- Báo cáo định kỳ về công tác quản lý cơ sở đóng gói cho Cục Bảo vệ thực vật.

 

Phụ lục A

(Quy định)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………..

…………, ngày … tháng …. năm ……

 

TỜ KHAI KỸ THUẬT

1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số: ……………………………………………………

Người đại diện: ………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: …………………………

Điện thoại: ………………………… Fax: ………………………….. Email: …………………..

2. Tên cơ sở đề nghị cấp mã số: ……………………………………………………………….

Địa chỉ cơ sở đóng gói: ………………………………………………………………………….

Diện tích: ………………………………………………………………………………………….

Công suất đóng gói/ngày: ……………………………………………………………………….

Sản phẩm đăng ký đóng gói: ……………………………………………………………………

Thị trường xuất khẩu đề nghị cấp mã số: ……………………………………………………..

Giấy chứng nhận (HACCP/GMP/ISO 9001/ISO 22000 hoặc tương đương) …… Có/Không ……..

3. Tài liệu kèm theo:

Thông tin của cá nhân/tổ chức đại diện cơ sở đóng gói

Bản vẽ chi tiết mặt bằng cơ sở đóng gói (Bản chính)

Diễn giải sơ đồ vận hành cơ sở đóng gói

Bản sao chứng nhận (HACCP/GMP/ISO 9001/ISO 22000) của cơ sở đóng gói (nếu có)

Chúng tôi cam đoan thông tin trong tờ khai, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và cấp mã số cơ sở đóng gói./.

 

 

Tổ chức cá nhân đề nghị cấp mã số
(Ký, đóng dấu)

 

 

Phụ lục B

(Quy định)

TÊN ĐƠN VỊ KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày ….. tháng …. năm ……

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA CƠ SỞ ĐÓNG GÓI

Họ tên (người đánh giá): ……………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………………………..

Với sự có mặt của ông (bà): ……………………………………………………..

Đại diện cho cơ sở đóng gói: ……………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………..

Thị trường xuất khẩu đề nghị cấp mã số: ……………………………………………………..

Đã tiến hành kiểm tra, đánh giá: ……………………………………………………..

NỘI DUNG

HIỆN TRẠNG

Đạt

Không đạt

Diễn giải chi tiết

1. Yêu cầu chung

a) Cơ sở đóng gói đáp ứng đủ nguồn nước sạch, nguồn cung cấp điện, có hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo quy định.

 

 

 

b) Cơ sở đóng gói bố trí đủ cơ sở vật chất cho việc nhận, phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói nông sản theo nguyên tắc một chiều, có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại tránh tái nhiễm và lây nhiễm chéo.

 

 

 

c) Cơ sở đóng gói có đủ trang thiết bị và phải được bảo quản và hiệu chỉnh định kỳ theo quy định của nước nhập khẩu

 

 

 

d) Các loại hoá chất sử dụng trong quá trình sơ chế, bảo quản và đóng gói phải nằm trong danh mục được phép sử dụng, sử dụng đúng theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu.

 

 

 

e) Bao bì, nguyên liệu dùng trong đóng gói phải sạch sẽ. Kích thước và thông tin trên bao bì đóng gói đáp ứng theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

 

 

 

f) Pallet hay các vật liệu đóng gói bằng gỗ dùng trong đóng gói xuất khẩu phải được xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISPM 15

 

 

 

g) Có đầy đủ hồ sơ ghi chép, sổ sách đầy đủ đảm bảo truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm.

 

 

 

2. Hồ sơ vận hành cơ sở đóng gói

a) Quy trình đóng gói mô tả tất cả các chi tiết liên quan đến việc nhận, phân loại, xử lý và đóng gói nông sản

 

 

 

b) Hồ sơ nguồn gốc nông sản: khối lượng, mã số vùng trồng, thông tin khách hàng hoặc đơn vị xuất khẩu.

 

 

 

c) Hồ sơ kiểm soát sinh vật gây hại: ghi chép thường xuyên thời gian kiểm tra, danh sách sinh vật gây hại phát hiện được, số lượng cá thể phát hiện, địa điểm phát hiện, hóa chất sử dụng và tần suất đặt bẫy và mồi.

 

 

 

d) Hồ sơ theo dõi vệ sinh cơ sở đóng gói: cần ghi chép đầy đủ thời gian, khu vực, người thực hiện, hóa chất sử dụng và biện pháp quản lý chất thải.

 

 

 

e) Các hồ sơ liên quan khác: hồ sơ nhân sự, hồ sơ tập huấn nội bộ, hồ sơ bảo vệ môi trường, hồ sơ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật (nếu có).

 

 

 

3. Hồ sơ về nhân sự

a) Người tham gia trực tiếp phân loại, sơ chế và đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu phải có đủ sức khoẻ

 

 

 

b) Người tham gia trực tiếp phân loại, sơ chế và đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu phải có kiến thức về quy trình đóng gói đang được áp dụng tại cơ sở.

 

 

 

c) Cán bộ kỹ thuật phải hiểu rõ quy trình đóng gói đang được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhận diện các sinh vật gây hại

 

 

 

4. Quản lý, kiểm soát sinh vật gây hại

a) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại có khả năng đi theo và tái nhiễm vào nông sản xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu hoặc hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên môn ở địa phương.

 

 

 

b) Nông sản phải được thu hoạch từ vùng trồng đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số.

 

 

 

5. Nội dung khác

 

 

 

 

 

Nội dung cần khắc phục:

………………………………………………………………………………………………………

 

Kết luận:

Hướng dẫn kết luận: Cơ sở đã đăng ký đóng gói sản phẩm …….. xuất khẩu sang thị trường………..

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Ghi chú: Phần kết luận yêu cầu cán bộ đánh giá cơ sở đóng gói cần điều chỉnh, cải tạo, bổ sung hoặc thiết kế cho phù hợp với yêu cầu nước nhập khẩu.

Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản đoàn kiểm tra/giám sát giữ, 01 bản lưu tại cơ sở đóng gói.

 

Đại diện cơ sở đóng gói
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục C

(Quy định)

TÊN ĐƠN VỊ KIỂM TRA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày... tháng ... năm...

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ CƠ SỞ ĐÓNG GÓI ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Thông tin chung

- Trong thời gian từ ngày ... đến ngày ... (đơn vị kiểm tra) đã thực hiện kiểm tra để cấp mã số cho ... cơ sở đóng gói

Trong đó:

- Có ... cơ sở đóng gói đạt yêu cầu để cấp mã

- Có ... cơ sở đóng gói không đạt yêu cầu

Kết quả kiểm tra các cơ sở đóng gói đạt yêu cầu được trình bày tại bảng đính kèm

(mẫu bảng excel tại đường link sau: https://qrgo.page.link/efY5w)

2. Vấn đề phát sinh/phát hiện (nếu có)

3. Kết luận /Đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói

- Sau khi kiểm tra đánh giá cơ sở đóng gói, đơn vị kiểm tra đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số cơ sở cho các cơ sở đóng gói đạt yêu cầu đối với sản phẩm ….. xuất khẩu sang thị trường …..

- Đề nghị khác (nếu có)

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT

Thủ trưởng đơn vị
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Phụ lục D

(Quy định)

TÊN ĐƠN VỊ GIÁM SÁT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày ….. tháng ….. năm ……

 

BIÊN BẢN GIÁM SÁT CƠ SỞ ĐÓNG GÓI

Họ tên (người đánh giá): …………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………….

Với sự có mặt của ông (bà): ………………………………………………………

Đại diện cho cơ sở đóng gói: ……………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Mã số cơ sở đóng gói: …………………………………………………………….

Thị trường xuất khẩu đề nghị cấp mã số: ……………………………………….

Đã tiến hành kiểm tra, đánh giá: ………………………………………………….

STT

NỘI DUNG

HIỆN TRẠNG

Đạt

Không đạt

Diễn giải chi tiết

1

Cơ sở vật chất và cấu trúc vẫn duy trì hiện trạng

 

 

 

2

Hồ sơ hiệu chỉnh định kỳ thiết bị theo quy định của nước nhập khẩu.

 

 

 

3

Nguyên vật liệu đóng gói phải sạch sẽ theo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

 

 

 

4

Có hồ sơ truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

 

 

 

5

Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại

 

 

 

6

Có hồ sơ theo dõi vệ sinh cơ sở đóng gói

 

 

 

7

Có hồ sơ nhân sự, hồ sơ tập huấn nội bộ, hồ sơ bảo vệ môi trường, hồ sơ phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

 

 

 

8

Nhân sự quản lý khâu đóng gói có khả năng nhận diện các sinh vật gây hại

 

 

 

9

Danh sách mã số vùng trồng đang sử dụng theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

 

 

 

10

Các nội dung khác

 

 

 

 

Nội dung cần khắc phục:

………………………………………………………………………………………………………

 

Kết luận:

Hướng dẫn kết luận: Cơ sở đã đăng ký đóng gói sản phẩm …… xuất khẩu sang thị trường……

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Ghi chú: Phần kết luận yêu cầu cán bộ đánh giá cơ sở đóng gói cần điều chỉnh, cải tạo, bổ sung hoặc thiết kế cho phù hợp với yêu cầu nước nhập khẩu.

Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản đoàn kiểm tra/giám sát giữ, 01 bản lưu tại cơ sở đóng gói.

 

Đại diện cơ sở đóng gói
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cán bộ điều tra
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

TÊN ĐƠN VỊ GIÁM SÁT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày... tháng ... năm...

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT CƠ SỞ ĐÓNG GÓI

Kính gửi: Cục Bảo vệ thực vật

1. Thông tin chung

Trong thời gian từ ngày ... đến ngày ... (đơn vị giám sát) đã thực hiện giám sát... cơ sở đóng gói

Trong đó:

- Có ... cơ sở đóng gói đạt yêu cầu

- Có ... cơ sở đóng gói cần phải khắc phục

- Có … cơ sở đóng gói không đạt yêu cầu

(tổng hợp kết quả theo bảng excel tại đường link sau: https://qrgo.page.link/efY5w)

2. Vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát cơ sở đóng gói

3. Kết luận/Đề nghị

- Sau khi giám sát, (đơn vị giám sát) đề nghị Cục bảo vệ thực vật duy trì...mã số, thu hồi..., và hủy…mã số cơ sở đóng gói.

- Đề nghị khác (nếu có)

 


Nơi nhận:
- Như trên
- Sở Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Lưu: VT

Thủ trưởng đơn vị
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  Good practice in the design management and operation of a fresh produce packing house (2012), FAO, Bangkok.

[2]  Global G.A.P (2020). Produce hanling assurance standard - CPCC.

[3]  Quality Assurance of Pharmaceuticals (2007), A compendium of guidelines and related materials (2nd updated ed.). WHO Press, pp. 17-18.

[4]  ISPM số 5:2017, Glossary of phytosanitary - Terms and Dedinitions, FAO, Rome.

[5]  ISPM số 06:2018, Surveillance, FAO, Rome (Hướng dẫn giám sát dịch hại, FAO, Rome).

[6]  ISPM số 27:2006, Diagnostic protocols for regulated pests. Rome, IPPC, FAO.

[7]  QCVN 01-175:2014/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật.

[8]  TCVN 4731-1989, Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu.

[9]  TCVN 1-2: 2008 (Phần 2), Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.

[10]  TCVN ...-1:2019, Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật (Phần 1 và phần 2).

[11]  TCVN 12195-1:2019, Quy trình giám định nấm gây bệnh thực vật (Phần 1 và phần 2).

[12]  TCVN: 12372-1:2019, Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật (Phần 1 và phần 2).

[13]  TCVN 12194-1:2019, Quy trình giám định tuyến trùng gây hại thực vật (Phần 1 và phần 2).

[14]  Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật số 01:1995, Các nguyên tắc kiểm dịch thực vật liên quan đến thương mại quốc tế.

[15]  Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật số 8:1998, Xác định tình trạng dịch hại trong một vùng.

[16]  Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật số 11:2004, Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen.

[17]  Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật số 23:2005, Hướng dẫn kiểm tra kiểm dịch thực vật.

[18]  Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3937:2007, Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa.

 

 



1 Mẫu thu về sẽ được phân tích giám định tại phòng thí nghiệm

2 Lấy định vị GPS tại vị trí trung tâm của khu vực sản xuất và 4 điểm tọa độ ở các góc của vùng trồng (sao cho các điểm tọa độ bao quanh vùng trồng), vị trí các điểm tọa độ tùy theo hình dạng của vùng trồng

3 Mẫu thu về sẽ được phân tích giám định tại phòng thí nghiệm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2481/QĐ-BVTV-KH về tiêu chuẩn cơ sở đợt 5 năm 2020 do Cục Bảo vệ thực vật ban hành

  • Số hiệu: 2481/QĐ-BVTV-KH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/11/2020
  • Nơi ban hành: Cục Bảo vệ thực vật
  • Người ký: Hoàng Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/11/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản