Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2480/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐẶT HÀNG CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI, ỦY QUYỀN CHO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2018

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 Quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số 348/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính Quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương và Chánh Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục đặt hàng giao trực tiếp 27 (hai mươi bảy) dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, bắt đầu thực hiện từ năm 2018. Danh mục cụ thể kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương hỗ trợ thực hiện các dự án trong danh mục tại Điều 1 của quyết định này; Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi chủ trì chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo quy định cho Tổ thẩm định làm việc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Vụ trưởng Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Chánh Văn phòng Chương trình Nông thôn miền núi và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, ĐP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Công Tạc

 

DANH MỤC

DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI ỦY QUYỀN CHO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 2480/QĐ-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TT

Tên dự án

Mục tiêu, nội dung chủ yếu

Dự kiến sản phẩm chính

Tổ chức chủ trì

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

 

Hà Giang

 

 

 

 

1.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh hồng không hạt tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Mục tiêu

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng được mô hình phát triển giống hồng không hạt Quản Bạ, góp phần cải tạo, phục tráng và tạo vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho đồng bào vùng nông thôn miền núi huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ: nhân giống, trồng, chăm sóc hồng không hạt.

- Xây dựng các mô hình tại Quản Bạ: nhân giống, trồng mới, trồng dặm và thâm canh hồng không hạt.

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật và tập huấn cho nông dân.

- Tiếp nhận và làm chủ được các quy trình: kỹ thuật nhân giống hồng bằng phương pháp ghép; kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng không hạt; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đầu dòng hồng không hạt.

- Mô hình:

+ Nhân giống hồng không hạt: 50 cây đầu dòng (từ bình tuyển), diện tích vườn ươm 2.000 m2, nâng cấp 1000 m2 nhà lưới, sản xuất được 100.000 cây giống với tỷ lệ xuất vườn đạt >80%.

+ Trồng dặm và thâm canh hồng không hạt: diện tích 30 ha, năng suất tăng trên 15% so với đối chứng; sản lượng đạt 240 tấn quả trong thời gian thực hiện dự án.

+ Trồng mới 30 ha (quy đổi) hồng không hạt.

- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên; tập huấn cho 200 lượt nông dân.

Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ mới, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang.

Viện Nghiên cứu rau quả, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

 

Tuyên Quang

 

 

 

 

2.

Ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ quản lý hiệu quả chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Mục tiêu

Ứng dụng thành công giải pháp khoa học và công nghệ quản lý hiệu quả chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ: phối hợp khẩu phần cân bằng dinh dưỡng cho lợn thương phẩm; quản lý chất thải lỏng chăn nuôi bằng biogas cải tiến; quản lý chất thải rắn trong chăn nuôi lợn theo công nghệ Nhật Bản- VCN.

- Xây dựng các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn áp dụng đồng bộ các quy trình công nghệ mới trong chăn nuôi, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường đối với chất thải chăn nuôi.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho người dân.

- Tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ quản lý hiệu quả chất thải chăn nuôi lợn: phối hợp khẩu phần cân bằng dinh dưỡng cho lợn thương phẩm; quản lý chất thải lỏng chăn nuôi bằng biogas cải tiến; quản lý chất thải rắn trong chăn nuôi lợn theo công nghệ Nhật Bản-VCN, đủ năng lực nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi lợn, giảm 10% phát thải khí nhà kính so với chăn nuôi truyền thống, đáp ứng QCVN 62 - MT: 2016/BTNMT, gồm:

+ Mô hình quy mô 100 con/năm;

+ Mô hình quy mô 50 con/năm;

+ Mô hình 10 hộ nuôi quy mô 15-20 con/năm/hộ;

- Đào tạo được 5 cán bộ, kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 100 lượt người dân.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang.

Viện Chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.

Xây dựng mô hình sản xuất phân bón viên nén nhả chậm tại tỉnh Tuyên Quang.

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng sản phẩm phân bón nhả chậm để sản xuất loại phân bón mới phục vụ sản xuất một số cây nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận quy trình sản xuất, quy trình sử dụng phân bón viên nén nhả chậm cho một số loại cây trồng chủ lực (lúa, ngô, chè, cam) của tỉnh Tuyên Quang.

- Xây dựng mô hình công nghệ, thiết bị sản xuất phân viên nén cho một số loại cây trồng chủ lực (lúa, ngô, chè, cam) tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Tuyên Quang.

- Xây dựng mô hình sử dụng phân viên nén nhả chậm cho cây lúa, ngô, chè, cam.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho người dân

- Tiếp nhận và làm chủ được quy trình kỹ thuật sản xuất phân viên nén nhả chậm: phân NK dạng viên vãi, phân NK dạng viên dúi, phân NPK dạng viên vãi, phân NPK dạng viên dúi phù hợp với lúa, ngô, chè, cam trồng tại Tuyên Quang.

- Mô hình dây chuyền sản xuất phân viên nén nhả chậm: công suất trên 3000 tấn phân/năm; sản xuất lô số 0: 50 tấn phân viên nén nhả chậm các loại.

- Mô hình ứng dụng phân viên nén nhả chậm gồm: 10 ha lúa, 10 ha ngô, 5 ha chè, 5 ha cam. Mỗi mô hình giảm lượng phân bón hóa học từ 30-40% so với cách bón phân rời (đạm, lân, kali); tăng năng suất cây trồng lên từ 10-15% so với cách bón phân truyền thống của người dân.

- Đào tạo được 04 kỹ thuật viên; tập huấn cho 150 lượt người dân tham gia nắm được lý thuyết và thực hành kỹ thuật bón phân viên nén nhả chậm trên cây lúa, ngô, chè, cam.

Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Công ty TNHH công nghệ phát triển nông nghiệp xanh, Hà Nội.

 

Cao Bằng

 

 

 

 

4.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình liên kết sản xuất gạo đặc sản nếp Hương tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các kết quả nghiên cứu về bảo tồn và phục tráng nếp Hương để xây dựng được mô hình liên kết sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu nhân giống, sản xuất, đến xây dựng thương hiệu, bao tiêu sản phẩm nhằm tạo vùng sản xuất gạo đặc sản chất lượng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa, sản xuất lúa an toàn, quy trình thu hoạch và sản xuất gạo giống nếp Hương Bảo Lạc.

- Xây dựng các mô hình:

+ Sản xuất hạt giống nếp Hương nguyên chủng, xác nhận;

+ Sản xuất thương phẩm giống lúa nếp Hương;

+ Chế biến, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và tiêu thụ gạo thương phẩm.

- Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn cho người dân tham gia Dự án.

- Tiếp nhận và làm chủ các quy trình kỹ thuật: sản xuất giống lúa nếp Hương nguyên chủng, sản xuất giống lúa nếp Hương xác nhận; sản xuất lúa nếp Hương thương phẩm; thu hoạch và chế biến gạo nếp Hương thương phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm.

- Mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và hộ nông dân:

+ Sản xuất giống lúa nếp Hương: nguyên chủng quy mô 3ha/vụ (sản xuất 02 vụ mùa/2 năm), năng suất đạt 40 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt 24 tấn giống nếp Hương nguyên chủng; xác nhận quy mô 5ha/vụ (sản xuất 02 vụ mùa/2 năm), năng suất đạt 45 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt 50 tấn giống nếp Hương xác nhận. Chất lượng hạt giống nguyên chủng và xác nhận đạt QCVN 01-54:2011/BNNPTNT.

+ Sản xuất lúa nếp Hương thương phẩm: quy mô 100ha/vụ (200ha/02 vụ), năng suất đạt 50 tạ/ha/vụ.

+ Chế biến gạo nếp Hương, công suất 500 tấn/năm, sản lượng: 1.000 tấn gạo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

+ Đăng ký và được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 01 nhãn hiệu tập thể và 02 kiểu dáng công nghiệp (bao gói sản phẩm) và tiêu thụ sản phẩm.

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình sản xuất, tập huấn cho 200 lượt nông dân vùng triển khai dự án áp dụng các quy trình kỹ thuật vào sản xuất.

Doanh nghiệp tư nhân 668 Bảo Lâm.

Địa chỉ: Bảo Lâm, thị trấn Pác Miều, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.

Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Cao Bằng.

Phối hợp: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

 

Lào Cai

 

 

 

 

5.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển đàn dê thịt tại tỉnh Lào Cai

Mục tiêu

Ứng dụng có hiệu quả các quy trình công nghệ tiên tiến nhằm xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt có năng suất cao phù hợp với chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản, dê lai lấy thịt.

- Xây dựng mô hình lai tạo đàn dê lai hướng thịt: FI (Boer x Bách Thảo; Boer x Cỏ địa phương) và F2 (Boer - Bách Thảo x Cỏ địa phương).

- Xây dựng mô hình nuôi trang trại nuôi dê F1 và F2 thương phẩm.

- Xây dựng 10-15 mô hình chăn nuôi dê sinh sản, dê lai lấy thịt (F2) tại các hộ nông dân vệ tinh.

- Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn người dân chăn nuôi dê trong vùng dự án.

- Tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ: chọn giống, chọn phối và ghép đôi giao phối dê giống; chăm sóc và nuôi dưỡng dê con theo mẹ; chăm sóc và nuôi dưỡng dê thịt thương phẩm; chăm sóc và nuôi dưỡng dê cái và dê đực sinh sản; thú y, phòng bệnh cho dê; quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng dê cái và dê đực hậu bị; bảo quản, chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho dê; chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý dê lai nuôi lấy thịt.

- Mô hình chăn nuôi dê sinh sản trang trại với qui mô 200 dê cái (100 dê cái Cỏ địa phương, khối lượng cơ thể trưởng thành 25-30 kg và 100 dê cái Bách Thảo, khối lượng cơ thể trưởng thành 30-40 kg); 10 dê đực lai Boer x Bách thảo (khối lượng trường thành 40-45 kg) và 10 dê đực Boer thuần chủng (khối lượng trưởng thành 50­-55 kg). Dùng dê đực lai Boer (F1) và dê đực Boer thuần phối trực tiếp với dê Cỏ địa phương để nâng cao trọng lượng dê địa phương từ 15­-20%.

- Mô hình trang trại nuôi dê thương phẩm với quy mô trang trại: 500 con dê lai F1 (Boer x Bách Thảo; Boer x Cỏ địa phương) và F2 (Boer Bách - Thảo x Cỏ)

- Mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 10-15 hộ nông dân với qui mô 10 con cái và 1 con đực/hộ. Dê nuôi tại các hộ là dê lai được chuyển giao từ trại giống của dự án.

- Mô hình ủ chua cỏ để dự trữ thức ăn cho vụ đông (tại trang trại và các nông hộ).

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên, tập huấn cho 100 người dân chăn nuôi dê trong vùng dự án.

Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Đức

Địa chỉ: 79B đường Quy Hóa - phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Viện Chăn - nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

Yên Bái

 

 

 

 

6

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Mục tiêu

Nâng cao chất lượng đàn bò thịt của địa phương bằng cách cho lai tạo giữa bò cái lai Zebu của địa phương với các giống bò đực có năng suất cao (Brahman đỏ thuần chủng), đồng thời xây dựng mô hình trồng, chế biến thức ăn thô cho bò thị xã Nghĩa Lộ - Tỉnh Yên Bái.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm bò lai lấy thịt.

- Xây dựng các mô hình: lai tạo giữa bò cái lai Zebu với tinh bò đực Brahman đỏ thuần chủng (mô hình tập trung); lai tạo giữa bò cái hiện có tại địa phương với tinh bò đực Brahman đỏ thuần chủng và bò đực 3/4 máu bò Brahman đỏ (mô hình phân tán); chăn nuôi bò thịt; trồng cỏ năng suất cao và chế biến thức ăn thô.

- Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn cho người dân.

- Tiếp nhận và ứng dụng thành công, làm chủ các quy trình: nhân giống bò bằng thụ tinh nhân tạo; nuôi bê, nuôi bò cái tơ giai đoạn hậu bị đến phối giống lần đầu; vỗ béo bò thịt (đực và cái); phòng và trị bệnh cho bò thịt; kỹ thuật trồng một số giống cỏ làm thức ăn xanh thô cho bò; xử lý chất thải chăn nuôi và giảm mùi hôi trong chăn nuôi bò; ủ rơm bằng u rê làm thức ăn dự trữ cho bò; chế biến thân cây ngô làm thức ăn cho bò; chống rét cho bò thịt.

- Mô hình tập trung nuôi bò cái lai Zebu sinh sản (phối giống bằng thụ tinh nhân tạo): số lượng 50 con, khối lượng 24 tháng ≥ 240 kg, phối giống ở 16-20 tháng tuổi, khoảng cách hai lứa đẻ 13-14 tháng, tỷ lệ đẻ trong năm đạt khi hoạt động 100% công suất là 90%, tỷ lệ đẻ hàng năm ≥ 75%.

- Mô hình phân tán 5 hộ nuôi bò cái lai Zebu sinh sản (phối giống bằng thụ tinh nhân tạo hoặc nhảy trực tiếp): số lượng 50 con, khối lượng 24 tháng ≥ 220 kg, phối giống ở 18-22 tháng tuổi, khoảng cách hai lứa đẻ 16-18 tháng, tỷ lệ đẻ trong năm đạt khi hoạt động 100% công suất là 90%, tỷ lệ đẻ hàng năm ≥ 75%. Bò đực giống: số lượng 01 con, tỷ lệ máu lai 3/4 máu bò Brahman đỏ, khối lượng 24 tháng ≥ 350kg, đảm bảo đủ tiêu chuẩn giống, tỷ lệ phối giống có chửa đạt ≥ 85%.

- Mô hình chăn nuôi bò lai lấy thịt: 50 con ở mô hình tập trung và 50 con ở mô hình phân tán; sau 12 tháng tuổi con lai cái đạt khối lượng 150 - 170 kg, con lai đực đạt 160 - 180 kg.

- Mô hình trồng cỏ thâm canh quy mô 15 ha: cỏ voi lai VA06 đạt năng suất 300 tấn/ha/năm; ngô lai đạt năng suất 35 tấn/ha/vụ; cỏ Mulato đạt năng suất 250 tấn/ha/năm.

- Mô hình chế biến thức ăn thô (ủ chua thức ăn cho bò): số lượng 20 hố, trong đó có 15 hố phân tán và 5 hố tập trung; lượng thức ăn dự trữ 20-30 tấn/hố cho mô hình tập trung; 3-4 tấn/hố cho mô hình phân tán; lượng thức ăn ủ chua 180-200 tấn.

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên cơ sở tập huấn cho 200 lượt nông dân.

Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng Hoàng Phát.

Địa chỉ: thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT

7.

Xây dựng và phát triển mô hình ứng dụng sản xuất rau an toàn trong nhà lưới tại tỉnh Yên Bái

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến vào sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Yên Bái, nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế nông thôn miền núi và thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận sự hỗ trợ và tổ chức ứng dụng 04 quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới.

- Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên đất canh tác trong nhà lưới.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho nông dân vùng dự án.

- Tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- 01 mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, quy mô 01 ha đất canh tác trong nhà lưới, sản xuất 04 loại rau (cà chua, dưa chuột, xà lách và rau cải); năng suất trung bình đạt ≥ 20 tấn/ha (chung cho các loại rau).

- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên cơ sở nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGAP, tập huấn cho 100 lượt nông dân về các kỹ năng trồng rau an toàn.

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

 

Thái Nguyên

 

 

 

 

8.

Ứng dụng công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Baba gai (Trionyx strinachderi) đảm bảo vệ sinh an loàn thực phẩm tại Thái Nguyên

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm Baba gai tại Thái Nguyên nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao thu nhập cho nông hộ, đồng thời góp phần bảo tồn và khai thác nguồn gen động vật thủy sản quý.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ: sản xuất giống Baba gai, nuôi Baba gai thương phẩm.

- Xây dựng mô hình:

+ Sản xuất giống Ba ba gai tại trang trại của Công ty TNHH Xây dựng và Phát triển Nông nghiệp xanh.

+ Nuôi Baba gai thương phẩm tại trại nuôi của Công ty cùng các hộ dân tại huyện Đại Từ, TP Thái Nguyên, TP Sông Công, huyện Đồng Hỷ.

- Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn cho người dân.

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ về sản xuất giống Baba gai và nuôi Baba gai thương phẩm.

- Các mô hình:

+ Sản xuất giống Baba gai tại trang trại của Công ty: tuyển chọn Baba gai bố mẹ quy mô 210 con, trong đó 35 Baba đực, 175 Baba cái; trọng lượng bình quân 1,5kg/con; tỷ lệ Baba bố mẹ phát dục đạt 90%; tỷ lệ đẻ đạt 90%; tỷ lệ thụ tinh đạt 90%; tỷ lệ ấp trứng nở đạt 80%; tỷ lệ sống ương từ Baba con mới nở lên Baba gai giống đạt 80%; cỡ con giống đạt 100-120 g/con và sản xuất được 4.500 con giống/2 năm.

+ Nuôi Baba gai thương phẩm tại trại nuôi của Công ty và các hộ dân tại huyện Đại Từ: diện tích bể (ao) nuôi 2.000 m , thời gian nuôi 12 tháng/vụ; mật độ thả 1,2 con/m3; tổng số giống con thả 4500 con/2 năm; kích cỡ giống thả: 100­-120 g/con; tỷ lệ sống > 80%; hệ số thức ăn: 15; năng suất 10-12 tấn/ha/năm; sản lượng đạt 4 tấn Baba thương phẩm, cỡ 1,0 - 1,2 kg/con. Baba thương phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên cơ sở nắm vững và làm chủ các quy trình, tập huấn cho 100 lượt người dân đủ kỹ năng thực hành kỹ thuật.

Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nông nghiệp xanh Thái Nguyên.

Địa chỉ: tổ 7, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Công ty Cổ phần nghiên cứu ứng dụng dịch vụ Khoa học và Công nghệ T&T, tỉnh Yên Bái.

Phối hợp: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

 

Phú Thọ

 

 

 

 

9.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Baba gai trong ao (Trionyx steinacheri) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Phú Thọ

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm Baba gai tại các xã vùng ven Việt Trì, Phú Thọ nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận quy trình kỹ thuật sinh sản, ương nuôi giống, sản xuất thương phẩm Ba ba gai.

- Xây dựng được mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm Ba ba gai phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

- Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm Baba gai trong ao.

- Tiếp nhận và làm chủ được quy trình kỹ thuật sinh sản, ương nuôi giống, sản xuất thương phẩm trong ao.

- Mô hình sản xuất, ương giống Ba ba gai tại Công ty: sản xuất được 4.500 con Ba ba gai giống, kích cỡ 100-120g/con, tỷ lệ sống/trứng đạt 80%;

- Mô hình nuôi thương phẩm Ba ba gai tại Công ty và 2 - 3 hộ dân: sản xuất được 3-3,5 tấn Ba ba gai thương phẩm, trọng lượng bình quân đạt 1,0 - 1,2 kg/con/năm, năng suất đạt 8-10 tấn/ha/năm, tỷ lệ sống/giống thả đạt: 75-80%;

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình, kỹ thuật nuôi Ba ba gai trong ao, tập huấn cho 100 lượt người dân nắm được các kỹ năng thực hành kỹ thuật.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Vân.

Địa chỉ: phố Lang Đài, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái

10.

Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại bền vững trên vùng đất dốc tại huyện Thanh Sơn. tỉnh Phú Thọ

Mục tiêu

Hỗ trợ ứng dụng thành công các kỹ thuật trồng thâm canh một số giống bưởi chất lượng cao, kỹ thuật nuôi một số loại cá, kỹ thuật nuôi bò và trồng cỏ cho chăn nuôi, kỹ thuật trồng xen cây ngắn ngày trên vườn bưởi giai đoạn kiến thiết cơ bản nhằm xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế trang trại bền vững trên vùng đất dốc tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình: kỹ thuật trồng thâm canh một số giống bưởi chất lượng cao, kỹ thuật nuôi một số loại cá, kỹ thuật nuôi bò và trồng cỏ cho chăn nuôi, kỹ thuật trồng xen cây ngắn ngày trên vườn bưởi giai đoạn kiến thiết cơ bản.

- Xây dựng mô hình trồng thâm canh một số giống bưởi và xen cây ngắn ngày trên vườn bưởi giai đoạn kiến thiết cơ bản.

- Xây dựng mô hình trồng cỏ, nuôi bò thâm canh theo phương thức bán chăn thả.

- Xây dựng mô hình nuôi cá thâm canh một số giống cá nước ngọt.

- Đào tạo được kỹ thuật viên, tổ chức tập huấn cho người dân về kỹ thuật sản xuất các đối tượng cây, con trong dự án.

- Tiếp nhận được các quy trình: kỹ thuật trồng thâm canh một số giống bưởi chất lượng cao (bưởi da xanh, bưởi đường Xuân Vân, bưởi Diễn); kỹ thuật nuôi một số loại cá (cá chép; cá trám đen: cá rô phi đơn tính); kỹ thuật trồng thâm canh cỏ VA06 phục vụ chăn nuôi bò; kỹ thuật nuôi bò sinh sản; kỹ thuật nuôi bò thịt bán chăn thả; kỹ thuật trồng xen cây ngắn ngày trên vườn bưởi giai đoạn kiến thiết cơ bản.

- Mô hình trồng thâm canh một số giống bưởi chất lượng cao: Quy mô 5 ha (trong đó có 2 ha bưởi Da xanh: 2 ha bưởi đường Xuân Vân: 1 ha bưởi Diễn). Mật độ trồng 400 cây/ha (4mx6m). Sau trồng 24 tháng: tỷ lệ sống ≥ 90%; chiều cao cây ≥ 120cm; đường kính gốc ≥ 3cm; độ rộng tán ≥ 100 cm. Dự kiến sau 4 năm trồng bắt đầu cho thu hoạch.

- Mô hình nuôi cá thâm canh:

+ Cá Rô phi: kích cỡ thu hoạch sau một vụ nuôi (10-12 tháng) đạt ≥ 800g/con, tỷ lệ sống ≥ 70%.

+ Cá trắm đen: Kích cỡ thu hoạch sau một vụ nuôi (10-12 tháng) đạt ≥ 1,5 kg/con, mật độ thả 0,7 con/m3. Tỷ lệ sống đạt ≥ 70%.

+ Cá chép: kích cỡ thu hoạch sau một vụ nuôi (10-12 tháng) đạt ≥ 1,0kg/con, tỷ lệ sống đạt ≥ 70%.

- Mô hình trồng cỏ nuôi bò bán chăn thả: 40 bò sinh sản, sau khi kết thúc dự án sẽ có ít nhất 30% số con đẻ; khoảng 2 ha cỏ VA06, năng suất đạt 150 tấn/ha.

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên, tập huấn cho 100 lượt người dân.

Công ty TNHH Minh Hưng Khương Ninh.

Địa chỉ: xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Bắc Giang

 

 

 

 

11.

Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất nghệ theo chuỗi giá trị và sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nghệ và phế, phụ phẩm nông nghiệp khác tại tỉnh Bắc Giang.

Mục tiêu

Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng thành công mô hình trồng, sơ chế, chiết xuất curcumin thô, tinh chế curcumin và sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nghệ và phế, phụ phẩm nông nghiệp khác nhằm tạo thêm giá trị gia tăng trong sản xuất nghệ và tăng thu nhập cho các hộ dân tại vùng dự án, tỉnh Bắc Giang.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ: trồng nghệ theo tiêu chuẩn GACP-WHO; chiết xuất thô và tinh chế curcumin; sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nghệ và sản phẩm nông nghiệp khác.

- Xây dựng mô hình trồng nghệ vàng theo tiêu chuẩn GACP - WHO với quy mô 50ha.

- Xây dựng mô hình chiết xuất curcumin thô tại xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang; tinh chế tại Trung tâm phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nghệ và sản phẩm nông nghiệp khác tại huyện lục Nam tỉnh Bắc Giang.

- Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật cho người dân.

- Tiếp nhận và làm chủ được các quy trình công nghệ: trồng nghệ theo tiêu chuẩn GACP-WHO; chiết xuất thô và tinh chế curcumin; sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nghệ và sản phẩm nông nghiệp khác.

- Mô hình trồng nghệ theo tiêu chuẩn GACP - WHO với quy mô 100 ha, năng suất dự kiến đạt 18-22 tấn/ha.

- Mô hình sơ chế nghệ vàng: sản phẩm nghệ lát khô; quy mô 1 tấn/mẻ , hàm lượng curcumin >3%.

- Mô hình chiết xuất curcumin thô quy mô 1 tấn khô/mẻ, tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang và tinh chế curcumin với công suất 20-25kg curcumin tinh/mẻ tại Trung tâm phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; sản xuất được 1 tấn curcumin độ tinh sạch ≥ 95%.

- Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nghệ và phế, phụ phẩm nông nghiệp khác với công suất 10-15 tấn/mẻ tại huyện Lục Nam.

- Đào tạo 05 kỹ thuật viên nắm vững và làm chủ quy trình công nghệ trồng nghệ theo tiêu chuẩn GACP-WHO, công nghệ chiết xuất thô và tinh chế curcumin, công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nghệ và phế, phụ phẩm nông nghiệp; tập huấn 200 lượt nông dân hiểu biết và có kỹ năng thực hành kỹ thuật trồng, thu hoạch nghệ theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Công ty TNHH Techbifarm, chi nhánh Bắc Giang.

Địa chỉ: thôn Bảo Lộc 2, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

- Liên hiệp khoa học công nghệ Hóa học và Môi trường (UCEST), Hội hóa học Việt Nam.

- Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện dược liệu, Bộ Y tế.

- Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.

12.

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài tại Bắc Giang.

Mục tiêu

Ứng dụng thành công tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846) và cá Rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài trong ao góp phần tăng năng suất ao nuôi, nâng cao hiệu quả nuôi cá, tăng thu nhập cho người dân nuôi cá.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình ương nuôi giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính và cá Trắm đen trong ao trên địa bàn Bắc Giang.

- Xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính quy mô hàng hóa.

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho người dân về công nghệ ương giống, kỹ thuật nuôi và chăm sóc nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính.

- Tiếp nhận thành công các quy trình ương nuôi giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính và cá Trắm đen phù hợp với nuôi trong ao đất trên địa bàn Bắc Giang

- Mô hình ương giống cá Trắm đen: mua 7.000 cá hương, kích cỡ 2000-3000 cá thể/kg đưa vào ương nuôi.

- Mô hình trong giống cá rô phi đơn tính: mua 140.000 cá hương rô phi đơn tính năm 2018, 140.000 cá hương rô phi đơn tính năm 2019. kích cỡ 7000-8000 con/kg đưa vào ương nuôi.

- Mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen trên diện tích 2 ha, mật độ nuôi 0,25 cá thể/m2, tỷ lệ sống đạt >80%, kích cỡ trung bình >3kg/cá thể, năng suất trung bình 7 tấn/ha nuôi trong thời gian nuôi 20 tháng.

- Mô hình nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính trên diện tích 2 ha, mật độ nuôi 5 cá thể/m2, tỷ lệ sống đạt >80%, kích cỡ trung bình >0,8kg/cá thể, năng suất trung bình 30 tấn/ha nuôi trong thời gian nuôi 8-9 tháng

- Đào tạo được 05 cán bộ kỹ thuật nắm vững kỹ thuật ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen, cá Rô phi đơn tính; tập huấn kỹ năng thực hành kỹ thuật cho 200 lượt người dân.

Doanh nghiệp tư nhân Quảng Hiếu.

Địa chỉ: thôn Vĩnh Thịnh, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1

 

Sơn La

 

 

 

 

13.

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ công nghệ phát triển trồng dâu nuôi tằm ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

Mục tiêu

Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong trồng dâu, nuôi tằm, bảo quản kén và chế biến tơ nhằm phát triển nghề và tăng thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đồng thời là cơ sở để nhân rộng ra các vùng khác.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm phù hợp với vùng Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

- Xây dựng mô hình trồng và thâm canh dâu năng suất cao

- Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ nuôi tằm tiên tiến.

- Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo quản kén và chế biến tơ.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho nông dân

- Tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ mới trong trồng dâu, nuôi tằm, bảo quản kén và chế biến tơ phù hợp với địa bàn thực hiện dự án.

- Mô hình trồng và thâm canh dâu năng suất cao: quy mô 20ha dâu lai F1-VH15 và Tam bội số 28, sau trồng 2 năm đạt năng suất lá 30 tấn/ha/năm, năng suất kén đạt trên 1.500kg kén/ha dâu.

- Mô hình nuôi tằm con tập trung: quy mô 5 hộ nuôi tằm con tập trung, mỗi hộ có khả năng cung cấp tằm con 8-10 lứa/năm cho 10 - 11 hộ nuôi tằm lớn (tương đương 5.000 vòng tằm con/năm).

- Mô hình nuôi tằm lớn trên nền nhà quy mô 50 hộ nuôi tằm lớn, năng suất đạt 12-13 kg kén/vòng trứng, kén đạt tiêu chuẩn ươm tơ trên 95%, hệ số tiêu hao 7-7,5 kg kén/1kg tơ.

- Mô hình bảo quản chế biến quy mô kho lạnh 100m3, thiết bị ươm tơ tự động 400 mối, và các thiết bị kèm theo đảm bảo ươm tự động trên 60% lượng kén trong vùng, chất lượng tơ đạt cấp 2A trở lên.

- Đào tạo 10 kỹ thuật viên và tập huấn cho 200 lượt nông dân.

Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Mộc Châu.

Địa chỉ: tiểu khu nhà nghỉ, nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Trung tâm Nghiên cứu dâu tơ tằm Trung ương, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

 

Điện Biên

 

 

 

 

14.

Ứng dụng công nghệ nuôi cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) trong bể xi măng tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các tiến bộ công nghệ nuôi cá Hồi vân trong bể xi măng tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, tạo mô hình để nhân rộng, góp phần phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tại địa phương.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá Hồi vân trong bể xây góp phần tạo nghề nuôi thủy sản mới có thu nhập cho người dân.

- Xây dựng 2 mô hình: ương cá giống Hồi vân và nuôi thương phẩm cá Hồi vân tại xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho người dân.

- Tiếp thu và làm chủ các quy trình công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá Hồi vân trong bể xi măng phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Mô hình ương giống cá Hồi vân quy mô 5m3/bể; số giống thả 20.000 con cỡ giống 0,1­0,2 gram/con, lượng cá giống > 1,2 vạn con.

- Mô hình nuôi thương phẩm cá Hồi vân: Quy mô 8 - 10 bể với tổng dung tích 300 m3; mật độ thả cá 15 con/m3, cỡ giống 3-5 gram/con; trọng lượng sau 10 tháng là 01 kg/con.

- Đào tạo 6 kỹ thuật viên cơ sở nắm vững kỹ thuật nuôi, có năng lực tổ chức áp dụng kỹ thuật trên địa bàn, tập huấn cho 50 lượt người dân có kỹ năng thực hiện các khâu kỹ thuật.

Trung tâm Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên.

Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

 

Lai Châu

 

 

 

 

15.

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nhân nhanh đàn bò sinh sản và nuôi bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Lai Châu

Mục tiêu

Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lai tạo để nhân nhanh đàn bò sinh sản và nuôi thương phẩm bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Lai Châu.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ nhân giống (thụ tinh bằng Brahman đỏ thông thường hoặc tinh phân biệt giới tính để tạo nhiều con lai cái), chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi bò lai lấy thịt, trồng và chế biến thức ăn xanh, phòng trừ bệnh.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản, bò lai lấy thịt chất lượng cao.

- Xây dựng mô hình trồng cỏ năng suất cao và chế biến thức ăn dự trữ; mô hình sản xuất thức ăn TMR cho bò thịt.

- Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn cho người dân.

- Hội nghị, hội thảo tổng kết mô hình.

- Tiếp thu và làm chủ các quy trình công nghệ phù hợp với mục tiêu của dự án và đặc thù của tỉnh: thụ tinh bằng Brahman đỏ thông thường hoặc tinh phân biệt giới tính để tạo nhiều con lai cái; chăn nuôi bò sinh sản; chăn nuôi bò lai lấy thịt; trồng và chế biến thức ăn xanh; phòng trừ bệnh cho bò.

- Mô hình chăn nuôi tập trung: Bò cái lai sinh sản quy mô 100 bò cái lai Zebu và bò lai 1/2 máu Brahman làm bò cái nền, phối tinh Brahman đỏ thông thường hoặc tinh phân biệt giới tính.

- Mô hình chăn nuôi phân tán:

Bò cái lai sinh sản quy mô 50 bò cái tại 15 hộ dân (3-4 con/hộ dân).

- Mô hình trồng thâm canh cây thức ăn xanh, quy mô: 10ha (trong đó: 5ha các dòng cỏ voi lai), năng suất 300-350 tấn/ha; 2ha ngô cả bắp, năng suất 50-60tấn/vụ; 3ha cỏ Ruzi, cây keo dậu, cỏ chịu lạnh...).

- Mô hình chế biến thức ăn: 04 hố ủ tập trung (20-30 tấn/hố) và 20 hố vệ tinh (3-4 tấn/hố).

- Đào tạo 5 kỹ thuật viên về thụ tinh nhân tạo; tập huấn cho 100 lượt người dân: nắm được các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, phát hiện bò động dục, thời điểm phối giống.

Công ty TNHH một thành viên dịch vụ thương mại & xây dựng Minh Thái.

Địa chỉ: tổ 3, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Vĩnh Phúc

 

 

 

 

16.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Mục tiêu

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về nhân giống, trồng và thâm canh, xử lý ra hoa rải vụ, thu hoạch và sơ chế sản phẩm Thanh long ruột đỏ nhằm xây dựng được mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ có giá trị cao, tạo vùng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân tại địa phương.

Nội dung

- Chuyển giao, tiếp nhận quy trình kỹ thuật trồng, nhân giống Thanh long ruột đỏ giống TL4 và TL5.

- Xây dựng các mô hình: vườn cây mẹ, vườn ươm giống, mô hình thâm canh giống Thanh long ruột đỏ TL4, TL5.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho người dân.

- Các quy trình kỹ thuật: nhân giống, trồng và thâm canh, xử lý ra hoa rải vụ, thu hoạch và sơ chế sản phẩm Thanh long ruột đỏ TL4, TL5 được tổ chức chủ trì tiếp thu, làm chủ và đủ năng lực nhân rộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Mô hình vườn cây mẹ, ươm nhân giống Thanh long ruột đỏ TL4, TL5 quy mô 0,5 ha, cung cấp 5-6 vạn hom/ha/năm.

- Mô hình thâm canh Thanh Long ruột đỏ TL4, TL5, quy mô 5 ha năng suất ổn định đạt trên 30 tấn/ha/năm.

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên nắm vững và làm chủ các quy trình kỹ thuật, tập huấn cho 100 lượt người dân có kỹ năng thực hành kỹ thuật sản xuất Thanh long ruột đỏ.

HTX sản xuất giống cây trồng - vật nuôi Bình Minh.

Địa chỉ: xã Ngọc Mỹ huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

Viện Nghiên cứu rau quả, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam

 

Hải Dương

 

 

 

 

17.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi ong ngoại (Apis mellifera) theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Hải Dương

Mục tiêu

Ứng dụng các tiến bộ KH&CN để xây dựng mô hình nuôi ong ngoại và mô hình lọc, giảm thủy phần mật ong nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xây dựng và phát triển nghề nuôi ong của tỉnh Hải Dương trở thành một ngành sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, tạo việc làm và nguồn thu nhập cho các vùng nông thôn, miền núi của tỉnh Hải Dương

Nội dung

- Chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi ong và chế biến mật ong, các sản phẩm từ ong phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Xây dựng 01 mô hình nuôi ong chuyên khai thác mật tập trung và 02 mô hình nuôi phân tán.

- Xây dựng mô hình tinh lọc giảm thủy phần mật ong đạt tiêu chuẩn TCVN, EU.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho người dân.

- Các quy trình kỹ thuật chuyển giao (tạo chúa, chia đàn, nuôi ong mật, phòng trừ ký sinh trùng và bệnh, chế biến mật ong và các sản phẩm từ ong) được tổ chức chủ trì tiếp thu và làm chủ, đủ năng lực nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

- Mô hình nuôi ong chuyên khai thác mật ong: 01 mô hình nuôi ong tập trung tại doanh nghiệp và 02 mô hình nuôi ong tại các hộ dân có quy mô tổng đàn là 500 đàn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật 8 cầu/đàn, năng suất mật đạt 36 kg/đàn/năm.

- Mô hình tinh lọc giảm thủy phần mật ong, chế biến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN, EU, qui mô 100 tấn mật.

- Đào tạo 5 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho 50 lượt người dân ở các cơ sở nuôi ong và cán bộ quản lý cơ sở.

Công ty Cổ phần Vinaintech Hải Dương.

Địa chỉ: 250B, Điện Biên Phủ, phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Viện Nghiên cứu công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh

 

Ninh Bình

 

 

 

 

18.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và thâm canh cây dứa Queen trên đất trồng lúa kém hiệu quả tại tỉnh Ninh Bình.

Mục tiêu

Ứng dụng thành công công nghệ nhân giống dứa Queen bằng phương pháp nuôi cấy mô, xây dựng được mô hình trồng thâm canh cây dứa Queen sạch bệnh có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn trồng lúa trên đất trồng lúa kém hiệu quả và trên đất đồi tại Ninh Bình.

Nội dung

- Chuyển giao quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô, trồng thâm canh cây dứa Queen sạch bệnh trên đất lúa và trên đất đồi.

- Xây dựng mô hình nhân giống, mô hình trồng thâm canh cây dứa queen sạch bệnh, mô hình liên kết với doanh nghiệp thu mua sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây dứa Queen sạch bệnh.

- Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn cho người dân về sản xuất giống, thâm canh cây dứa Queen sạch bệnh.

- Các quy trình công nghệ về tuyển chọn, nhân giống từ nuôi cấy mô, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh cây dứa Queen sạch bệnh phù hợp với các lập địa vùng dự án được chuyển giao, tổ chức chủ trì tiếp thu và làm chủ, nhân rộng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Mô hình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cây dứa Queen sạch bệnh quy mô diện tích phòng nuôi cây mô: 100m2, nhà lưới ra ngôi: 100m2, nhà lưới sản xuất cây con: 400m2. số lượng cây giống sản xuất được trong 3 năm là 600.000 cây

- Mô hình thâm canh cây dứa Queen sạch bệnh quy mô diện tích 5 ha.

- Mô hình liên kết với Công ty cổ phần chế biến nông sản Việt Xanh thu mua sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây dứa Queen sạch bệnh.

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật trồng dứa Queen trên đất trước đây trồng lúa và trên đất đồi) cho 100 lượt người dân.

Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình

Trung tâm Thông tin và ứng dụng khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang

 

Thanh Hóa

 

 

 

 

19.

Ứng dụng, tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng thâm canh giống Cam CS1 theo VietGAP tại huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng thâm canh giống cam CS1 theo VietGAP chất lượng tốt, sạch bệnh tại huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh hóa, từ đó nhân rộng trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương.

Nội dung

- Tiếp nhận và làm chủ 3 quy trình kỹ thuật trồng thâm canh giống cam CS1 theo VietGAP.

- Xây dựng thành công mô hình trồng thâm canh giống cam CS1 theo VietGAP với quy mô 20 ha tại làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh hóa.

- Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn cho nông dân về quy trình kỹ thuật trồng thâm canh giống cam CS1 theo VietGAP.

- Quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp nhận và làm chủ 03 quy trình kỹ thuật trồng thâm canh giống cam CS1 theo VietGAP phù hợp với điều kiện địa phương: trồng, chăm sóc cam CS1 sạch bệnh theo VietGAP; chống tái nhiễm một số loại bệnh nguy hiểm đối với giống cam CS1 sạch bệnh; thu hái, sơ chế, bảo quản cam CS1 theo VietGAP.

- Mô hình trồng thâm canh giống Cam CS1 theo VietGAP với quy mô 20 ha tại làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh hóa.

- 10 kỹ thuật viên làm chủ công nghệ và có năng lực chỉ đạo kỹ thuật cho nông dân; 200 lượt nông dân nắm được quy trình kỹ thuật trồng thâm canh giống cam CS1 theo VietGAP.

- Phương án nhân rộng mô hình.

Tỉnh đoàn Thanh Hóa

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi, Viện Nghiên cứu Rau quả.

 

Nghệ An

 

 

 

 

20.

Ứng dụng khoa học và kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất Bưởi đỏ Hòa Bình tại Nghệ An

Mục tiêu

- Xây dựng được mô hình ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học về giống, quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến đối với giống bưởi đỏ Hòa Bình nhằm nhân rộng trên địa bàn Nghệ An, góp phần tăng diện tích trồng bưởi, nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận quy trình kỹ thuật: sản xuất cây giống sạch bệnh, thâm canh, tưới nước tiết kiệm, thu hoạch, sơ chế, bảo quản bưởi đỏ Hòa Bình phù hợp với điều kiện tỉnh Nghệ An.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống, mô hình trồng bưởi thương phẩm, mô hình thu hoạch, bảo quản.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho người dân vùng dự án.

- Tiếp nhận làm chủ các quy trình kỹ thuật: sản xuất cây giống sạch bệnh, thâm canh, tưới nước tiết kiệm, thu hoạch, sơ chế, bảo quản bưởi đỏ Hòa Bình phù hợp với điều kiện tỉnh Nghệ An.

- Mô hình trồng bưởi đỏ Hòa Bình tập trung quy mô 10 ha (5 ha trồng năm 2018, 5 ha trồng năm 2019) đạt năng suất 10 tấn/ha vào năm thứ 3, 15 tấn/ha vào năm thứ 4.

- Mô hình sản xuất cây giống sạch bệnh quy mô 5.000 cây giống/năm (sản xuất 2.500 cây trong thời gian thực hiện dự án cung cấp cho mô hình trồng tập trung).

- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên nắm vững được các quy trình kỹ thuật sản xuất, có năng lực chủ trì về triển khai được các hạng mục kỹ thuật của dự án; tập huấn 300 lượt nông dân nắm vững được các quy trình kỹ thuật sản xuất Bưởi đỏ.

Trạm Giống cây trồng công nghệ cao, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Nghệ An

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên TV&ĐTPT rau hoa quả, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

 

Khánh Hòa

 

 

 

 

21.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng cây Đinh lăng  (Polyscias fruticosa (L.) Harms) và cây Ba kích (Morinda officinalis How) theo tiêu chuẩn GACP- WHO tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Mục tiêu

Ứng dụng được tiến bộ khoa học và công nghệ trong nhân giống, trồng trọt, thu hoạch và sơ chế cây Đinh lăng và Ba kích theo GACP-WHO để tạo vùng nguyên liệu ổn định cho sản xuất thuốc tại tỉnh Khánh Hòa.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình nhân giống, quy trình trồng Đinh lăng và Ba kích làm dược liệu theo GACP-WHO; quy trình sơ chế dược liệu Đinh lăng và Ba kích tại tỉnh Khánh Hòa.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống Đinh lăng và Ba kích tại xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

- Xây dựng mô hình trồng dược liệu Đinh lăng và Ba kích theo GACP-WHO tại xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

- Xây dựng mô hình sơ chế và bảo quản dược liệu Đinh lăng và Ba kích tại Khánh Hòa.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho nông dân.

- Tiếp nhận và làm chủ được các quy trình nhân giống, trồng và sơ chế cây Ba Kích và Đinh Lăng theo GACP-WHO phù hợp với điều kiện tại tỉnh Khánh Hòa.

- Mô hình nhân giống: 0,5ha Đinh lăng và 0,5ha Ba kích, sản xuất được 500.000 cây giống/loài, cây xuất vườn đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Mô hình trồng: 5ha Đinh lăng và 10ha Ba kích được cấp chứng nhận GACP-WHO, sản xuất được 50 tấn nguyên liệu Đinh lăng tươi và 25 tấn nguyên liệu Ba kích tươi để chế biến dược liệu.

- Mô hình sơ chế dược liệu công suất 15 tấn dược liệu/năm, dược liệu đạt theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV và có phiếu kiểm nghiệm của cơ quan có thẩm quyền.

- 10 tấn Đinh lăng, 5 tấn Ba kích dược liệu.

- Bộ hồ sơ về GACP-WHO của Đinh lăng và Ba kích sản xuất tại xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

- Đào tạo 8 kỹ thuật viên được cấp chứng chỉ đào tạo theo GACP-WHO và 200 lượt nông dân tham gia lớp tập huấn về trồng dược liệu theo GACP-WHO.

Công ty TNHH Hiếu An.

Địa chỉ: 10/01 Hương Giang, phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Viện Dược liệu, Bộ Y tế

 

Quảng Nam

 

 

 

 

22.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trồng Keo lai nuôi cấy mô tại tỉnh Quảng Nam để phát triển rừng trồng cây gỗ lớn.

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các quy trình công nghệ nhân giống nuôi cấy mô và trồng cây Keo lai theo hướng thâm canh để sản xuất gỗ lớn nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân tại các xã điểm vùng dự án miền núi tỉnh Quảng Nam.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô và trồng cây Keo lai (BV10, BV16, BV32) theo hướng sản xuất gỗ lớn.

- Xây dựng mô hình nhân giống nuôi cấy mô và vườn ươm 3000m2 tại Trung tâm Giống Nông Lâm nghiệp Quảng Nam.

- Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn từ cây Keo lai nuôi cấy mô.

- Đào tạo, tập huấn, hội thảo: tổ chức đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật viên cho nông dân; tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai, nhân rộng mô hình.

- Tiếp nhận và làm chủ các quy trình gồm: kỹ thuật nuôi cấy mô (invitro) và sản xuất cây giống trong vườn ươm từ nuôi cấy mô; trồng, chăm sóc cây Keo lai với 03 loại giống BV10, BV16, BV32 theo hướng thâm canh để sản xuất gỗ lớn.

- Các mô hình:

+ Nhân giống nuôi cấy mô và ươm giống từ cây nuôi cấy mô (vườn cây lấy hom, vườn ươm hom 3000m2) tại Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam.

+ Trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn bằng keo lai nuôi cấy mô gồm 3 giống BV10, BV16, BV32. Tổng diện tích 30 ha, thực hiện trên 3 huyện, mỗi huyện 02 điểm, mỗi điểm 05 ha.

- Đào tạo được 5 kỹ thuật; tập huấn kỹ thuật cho 200 lượt người dân về kỹ thuật trồng thâm canh, chăm sóc cây Keo lai từ nuôi cấy mô.

Trung tâm Giống nông - lâm Nghiệp Quảng Nam; xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Viện Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

 

Gia Lai

 

 

 

 

23.

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất một số loại cây nông nghiệp tại huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.

Mục tiêu

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất một số loại cây trồng có lợi thế của địa phương, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Pơ.

Nội dung

- Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất các loại cây trồng: ngô (NK66, Bioseed), sắn (KM94, KM98-5), Chuối mốc địa phương.

- Xây dựng các mô hình trồng thâm canh các loại cây: ngô, sắn, chuối mốc.

- Đào tạo, tập huấn và hội nghị sơ, tổng kết dự án.

- Tiếp thu và làm chủ các quy trình kỹ thuật trồng thâm canh cây ngô, cây sắn, cây chuối mốc.

- Các mô hình:

+ Trồng thâm canh cây ngô lai (NK66, Bioseed). Quy mô 20ha/2năm; năng suất 7,0 tấn/ha/vụ.

+ Trồng thâm canh cây sắn (KM94, KM98-5) quy mô 20ha/2 năm; năng suất 30 tấn/ha/vụ.

+ Trồng thâm canh cây chuối mốc địa phương: quy mô 10ha/2 năm; năng suất 30,0 tấn/ha/vụ.

- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên cơ sở; tập huấn cho 200 lượt nông dân.

Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đak Pơ; tỉnh Gia Lai

Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung bộ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

 

Lâm Đồng

 

 

 

 

24.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng và vận hành chuỗi rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020

Mục tiêu

Áp dụng thành công nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm rau, củ, quả có thế mạnh của tỉnh; hình thành chuỗi sản phẩm, nâng cao khả năng tiêu thụ rau, quả an toàn, nâng cao uy tín thương hiệu rau, quả của Lâm Đồng tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận kỹ thuật sản xuất và quản lý sản xuất rau an toàn theo VietGAP.

- Xây dựng mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất rau, củ quả an toàn đạt chứng nhận VietGAP.

- Xây dựng cơ sở sơ chế, bảo quản sau thu hoạch được chứng nhận HACCP.

- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm rau, củ quả an toàn.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho nông dân.

- Tổ chức chủ trì nắm bắt và làm chủ được các quy trình VietGAP, nắm vững được cách thức vận hành, sử dụng các ứng dụng công nghệ, thiết bị máy móc trong sản xuất, sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm theo HACCP.

- Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao: Sản xuất một số loại rau củ quả trong nhà kính, nhà lưới với các chủng loại: cà chua, ớt ngọt, xà lách các loại, dâu tây, đậu Hà Lan, cải bắp, cải thảo, bó xôi, súp lơ tại 10-15 hộ gia đình, với diện tích canh tác trên 5ha, được chứng nhận VietGAP.

- Chuỗi liên kết sản xuất rau, củ, quả an toàn thực phẩm (có hợp đồng liên kết): 01 doanh nghiệp và ít nhất 10 hộ nông dân liên kết với năng suất rau, củ, quả tăng 30% so với sản xuất đại trà; chất lượng sản phẩm đồng đều đảm bảo an toàn thực phẩm, giá bán rau, quả ổn định và cao hơn 25-30% so với sản xuất thông thường; tạo được sự kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nhóm hộ nông dân được chứng nhận VietGAP.

- Sổ tay quản lý chất lượng cho các loại sản phẩm rau, củ, quả; có hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nhận diện và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

- Trung tâm sau thu hoạch: xưởng sơ chế, đóng gói các sản phẩm rau củ quả được đầu tư trang bị một số thiết bị tiên tiến, hiện đại, được chứng nhận HACCP để thực hiện việc sơ chế, chế biến rau, củ, quả phải có nơi sơ chế, chế biến nhằm để tiếp nhận tất cả sản phẩm rau, củ quả của mô hình thực hiện các bước sơ chế, chế biến, phân loại đóng gói trước khi đưa ra thị trường. Trung tâm này được tổ chức chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP.

- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên và tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt nông dân.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng

25.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng cây Magic-S (Cyphomand ra betacea) tại vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang.

Mục tiêu

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây Magic-S thành cây trồng cho hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái cao tại vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang (KDTSQTG Langbiang), tỉnh Lâm Đồng.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận, quy trình kỹ thuật trồng cây Magic-S gồm các kỹ thuật: nhân giống, trồng thuần và trồng xen, chăm sóc và thu hoạch cây Magic-S.

- Xây dựng mô hình sản xuất giống với quy mô 0,1 ha, cung cấp khoảng 50.000 cây giống/năm.

- Xây dựng mô hình trồng Magic-S gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên KDTSQTG Langbiang với quy mô 2,5 ha tại vùng đệm KDTSQTG Langbiang, trong đó 1,5 ha trồng thuần loài, 0,5 ha trồng xen trong vườn cà phê và 0,5 ha trồng xen trong rừng thông ba lá nghèo.

- Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn cho nông dân.

- Tiếp nhận và làm chủ các quy trình kỹ thuật trồng cây Magic-S gồm các kỹ thuật: nhân giống, trồng (thuần và trồng xen dưới tán cà phê, tán rừng thông nghèo) chăm sóc, và thu hoạch cây Magic-S.

- Mô hình vườn ươm giống Magic-S tại Ban quản lý với quy mô 0,1ha có hệ thống nhà lưới và các thiết bị tiên tiến.

- Mô hình hợp tác và chia sẻ lợi ích trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng Magic-S gắn với quản lý tài nguyên thiên nhiên KDTSQTG Langbiang:

+ Bản thỏa thuận quản lý hợp tác và chia sẻ lợi ích được ký kết giữa các bên liên quan gồm: Ban quản lý KDTSQTG Langbiang, Chính quyền địa phương và người dân trong vùng dự án.

+ Mô hình trồng thuần loài Magic-S với sự tham gia của các hộ gia đình với diện tích 1,5 ha)

- Mô hình trồng xen Magic-S trong vườn cà phê với sự tham gia của 5 hộ gia đình, mỗi hộ bình quân 0,1 ha. Tổng diện tích 0,5 ha.

- Mô hình trồng xen Magic-S dưới tán rừng thông gắn với du lịch quy mô 0,5 ha.

- Đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật 100 lượt nông dân trong vùng dự án.

Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

 

Bến Tre

 

 

 

 

26.

Xây dựng và chuyển giao mô hình ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất rau và hoa tại tỉnh Bến Tre

Mục tiêu

Tiếp nhận thành công công nghệ thủy canh và công nghệ vi sinh sản xuất giá thể hữu cơ từ phế phụ liệu nông nghiệp để trồng một số giống rau và hoa có giá trị cao; đáp ứng nhu cầu thị trường theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bến Tre trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ trồng rau thủy canh và công nghệ vi sinh sản xuất giá thể hữu cơ sạch từ phế phụ liệu nông nghiệp.

- Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ:

+ Trồng rau quy mô hộ gia đình các loại rau ăn lá, rau gia vị, rau ăn trái bằng công nghệ thủy canh hồi lưu trong điều kiện nhà có mái che.

+ Sản xuất giá thể hữu cơ từ phế phụ liệu nông nghiệp bằng chế phẩm vi sinh.

+ Trồng rau an toàn bằng giá thể hữu cơ trong điều kiện nhà có mái che và hệ thống tưới tiêu tự động.

+ Trồng hoa chất lượng cao bằng giá thể hữu cơ trong điều kiện nhà có mái che và hệ thống tưới tiêu tự động.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho nông dân.

- Các quy trình công nghệ được tiếp thu và làm chủ gồm: trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh; sản xuất chế phẩm vi sinh vật có khả năng phân hủy phế phụ phẩm nông nghiệp; xử lý phế liệu nông nghiệp bằng chế phẩm vi sinh; sản xuất giá thể hữu cơ từ compost mùn xơ dừa bằng chế phẩm vi sinh phân giải cellulose; trồng, chăm sóc, thu hoạch và kiểm tra chất lượng rau từ giá thể hữu cơ; trồng, chăm sóc, thu hoạch và kiểm tra chất lượng hoa từ giá thể hữu cơ; pha chế thủy canh đậm đặc; xử lý hạt giống và gieo ươm cây con; lắp ráp, vận hành hệ thống thủy canh.

- Các mô hình:

+ Trồng rau thủy canh quy mô hộ gia đình diện tích 50-100m2/hộ; quy mô sản xuất 500-700m2 trồng các loại rau ăn lá, rau gia vị, rau ăn trái bằng công nghệ thủy canh hồi lưu trong điều kiện nhà có mái che.

- Sản xuất giá thể hữu cơ từ phế phụ liệu nông nghiệp bằng chế phẩm vi sinh, quy mô 50 tấn/kỳ dự án.

- Trồng rau an toàn, hoa chất lượng cao bằng giá thể hữu cơ trong điều kiện nhà có mái che và hệ thống tưới tiêu tự động với quy mô: rau 1.000m2, hoa 1.000m2.

- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt nông dân.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, thành phố Hồ Chí Minh

 

Trà Vinh

 

 

 

 

27.

Ứng dụng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp tại tỉnh Trà Vinh.

Mục tiêu

Ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo được mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Đại Hàn Kim và các hộ nông dân, sản phẩm phục vụ cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh Trà Vinh.

Nội dung

- Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 10 loại rau và 04 sản phẩm chăn nuôi (cải ngọt, mồng tơi, rau muống, bầu, rau má, đậu đũa, dưa leo, bí đao, khổ qua, cải xanh, heo thịt, gà thịt, trứng gà, trứng vịt).

- Xây dựng các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gồm 10 loại rau và 04 loại sản phẩm chăn nuôi nói trên.

- Xây dựng mô hình sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm tại doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân.

- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho nông dân sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Tiếp nhận và làm chủ các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (cho 10 loại rau và 04 sản phẩm chăn nuôi, bao gồm: cải ngọt, mồng tơi, rau muống, bầu, rau má, đậu đũa, dưa leo, bí đao, khổ qua, cải xanh, heo thịt, gà thịt, trứng gà, trứng vịt).

- Mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP gồm 10 loại rau, năng suất rau ăn lá 2,5 tấn/1000m2/vụ; rau ăn quả 2,0 tấn/1000m2/vụ; và 04 loại sản phẩm chăn nuôi: heo thịt đạt 90-100kg/con/100 ngày; gà thịt 2,2kg/con/45 ngày; gà đẻ trứng 250 trứng/con/năm; vịt đẻ trứng 170 trứng/con/năm.

- Mô hình sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm tại doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân (có ký kết hợp đồng).

- Đào tạo 5 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 200 lượt nông dân sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Đại Hàn Kim.

Địa chỉ: Số 4, Nguyễn Thị Minh Khai, phường 1, thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh.

Trường Đại học Trà Vinh.

Phối hợp: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2480/QĐ-BKHCN năm 2017 về phê duyệt danh mục đặt hàng dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, ủy quyền cho địa phương quản lý bắt đầu thực hiện từ năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 2480/QĐ-BKHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/09/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Phạm Công Tạc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản