- 1Nghị định 36/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp
- 2Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1384/QĐ-BTC năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2439/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CHI CỤC TRỰC THUỘC CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Nghị định số 36/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Bắc (Chi cục 1), Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Trung (Chi cục 2) và Chi cục Kiểm tra sau thông quan khu vực miền Nam (Chi cục 3) - sau đây gọi chung là Chi cục, là đơn vị trực thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và trực tiếp tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa bàn quản lý được giao.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Chi cục thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Trình Cục trưởng chương trình, kế hoạch kiểm tra sau thông quan trên địa bàn được phân công quản lý.
2. Tổ chức thu thập thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan.
3. Trình Cục trưởng ban hành hoặc để trình Tổng cục trưởng ban hành theo thẩm quyền quyết định kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan theo địa bàn được phân công.
4. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan theo phân công của Cục trưởng.
5. Thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Tham mưu cho Cục trưởng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan tham mưu cho Cục trưởng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính các trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục trưởng.
6. Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan giúp Cục trưởng tham mưu cho Tổng cục trưởng hình thức, biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với các đơn vị thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Cục Hải quan trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
8. Đề xuất, kiến nghị với Cục trưởng những vấn đề, nội dung cần sửa đổi, bổ sung về chính sách, chế độ và cải tiến biện pháp quản lý, quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.
9. Thường xuyên theo dõi, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan trên địa bàn được phân công; đề xuất Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan trên địa bàn được phân công trên hệ thống dữ liệu tập trung.
10. Tổng hợp, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan của Chi cục.
11. Thực hiện lưu trữ, bảo mật hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan của Chi cục theo quy định.
12. Quản lý công chức, người lao động và tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng cục Hải quan.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Điều 2. Cơ cấu tổ chức
Chi cục thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có 03 Đội trực thuộc:
1. Đội Tổng hợp (Đội 1);
2. Đội Kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình kinh doanh (Đội 2);
3. Đội Kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình khác (Đội 3).
Nhiệm vụ cụ thể của các Đội do Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quy định. Biên chế của Chi cục do Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Điều 3. Lãnh đạo Chi cục
1. Chi cục có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Chi cục thực hiện theo quy định của Pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 4. Phạm vi và địa bàn quản lý
1. Địa bàn quản lý của Chi cục 1: Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan khu vực phía Bắc thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan phía Bắc đến địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
2. Địa bàn quản lý của Chi cục 2: Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan khu vực thuộc địa bàn quản lý của các Cục Hải quan từ Cục Hải quan Hà Nam Ninh đến địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa (gồm cả các tỉnh Tây Nguyên).
3. Địa bàn quản lý của Chi cục 3: Thực hiện kiểm tra sau thông quan khu vực phía Nam thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan: thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Trường hợp kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp không thuộc phạm vi địa bàn quản lý được phân công, Chi cục báo cáo Cục trưởng xem xét, quyết định.
Điều 5. Mối quan hệ công tác
Mối quan hệ công tác của các Chi cục:
1. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan.
2. Đối với các Phòng, các Chi cục thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan là quan hệ phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Đối với các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan là quan hệ phối hợp công tác theo quy định của pháp luật, quy chế phối hợp và chỉ đạo của Cục trưởng.
Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị và Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 34/2006/QĐ-BTC về việc thành lập chi cục kiểm tra sau thông quan trực thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 568/TCHQ/QĐ/TCCB năm 2003 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Quyết định 1166/QĐ-TCHQ năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Quyết định 2438/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Quyết định 191/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục trực thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Quyết định 34/2006/QĐ-BTC về việc thành lập chi cục kiểm tra sau thông quan trực thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 568/TCHQ/QĐ/TCCB năm 2003 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Quyết định 1166/QĐ-TCHQ năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Nghị định 36/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp
- 5Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1384/QĐ-BTC năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 2438/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Quyết định 2439/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Chi cục trực thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 2439/QĐ-TCHQ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/08/2016
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Văn Cẩn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2016
- Ngày hết hiệu lực: 04/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực