Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2411/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 06 tháng 10 năm 2023 |
BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 134/TTr-STP ngày 07 tháng 9 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 2411/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp pháp lý
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;
Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
2. Sự cần thiết ban hành
a) Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903,4 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp 6 tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương; Bình Phước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch Quốc gia đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc Nam, Cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Long Thành đang thi công đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm: thành phố Biên Hòa; thành phố Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Dân số trung bình năm 2022 của tỉnh Đồng Nai là 3.255,81 ngàn người, mật độ dân cư 1.831/km2 chia theo khu vực: thành thị 1.470,31 ngàn người, nông thôn: 1.785,5 ngàn người, về Lao động năm 2022 dự ước toàn tỉnh có 1.806,97 ngàn người lao động từ 15 tuổi trở lên, trong đó đang làm việc ngành công nghiệp - xây dựng là 1.012,5 ngàn người, lao động ngành dịch vụ là 496,52 ngàn người. Với mật độ dân cư đông đúc, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng, trong đó, có các dịch vụ pháp lý do Thừa phát lại cung cấp.
Chế định Thừa phát lại là một trong các giải pháp mang tính đột phá nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động tư pháp đã được Đảng, Nhà nước đề ra trong những năm qua. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định rõ: “Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình...từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự”.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trong tiến trình đó, vấn đề cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền với mục tiêu xây dựng một nền hành chính, tư pháp vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng và phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động tư pháp là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Trong đó đẩy mạnh xã hội hóa một số nội dung hoạt động Tư pháp và thi hành án là biện pháp trọng tâm.
Từ Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về thi hành Luật Thi hành án dân sự; Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Nghị định 135/2013/NĐ-CP đã ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội, chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016”.
Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Theo đó tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trên cơ sở các tiêu chí về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo Báo cáo số 292/BC-UBND ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022; các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2023 của tỉnh Đồng Nai thì tổng thu nhập bình quân đầu người là 132,38 triệu đồng/người/năm, tăng 9,16% so với năm trước. GRDP bình quân đầu người năm 2022 theo USD dự ước đạt 5.717,2 USD, tăng 7,81% so với năm trước. Mức tăng trưởng của Đồng Nai như trên đã góp phần vào tăng trưởng của cả nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao dẫn tới nhu cầu về dịch vụ pháp lý về giao kết hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực kinh tế, dân sự ngày càng nhiều, từ đó dễ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện...do vậy, nhu cầu về cung cấp dịch vụ pháp lý cũng liên tục phát triển không ngừng. Việc phát triển các Văn phòng Thừa phát lại trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, đáp ứng yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Hoạt động Thừa phát lại không chỉ đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân mà còn hỗ trợ hoạt động cho các cơ quan tố tụng như Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự. Do đó, Thừa phát lại sẽ đóng vai trò quan trọng, cần thiết. Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng công việc của Tòa án, Thi hành án trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cụ thể như sau:
- Về thụ lý giải quyết án của cơ quan Tòa án:
+ Năm 2020: Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 20.945 vụ, việc; giải quyết 17.334 vụ, việc (tạm đình chỉ 747 vụ), đạt tỷ lệ 82,76%; Trong đó, Tòa án nhân dân tỉnh thụ lý 2.669 vụ, việc; giải quyết 1.620 vụ, việc, Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý 18.278 vụ việc; giải quyết 15.714 vụ, việc.
+ Năm 2021: Tòa án hai cấp đã thụ lý tổng số 19.856 vụ, việc giải quyết được 12.559 vụ, việc đạt tỷ lệ 66.3 % (so với cùng kỳ năm 2020, số vụ việc thụ lý giảm 1.089 vụ, giải quyết giảm 4.775 vụ). Trong đó Tòa án cấp tỉnh giải quyết 924 vụ, việc trên tổng số 2.351 vụ việc đã thụ lý, đạt tỷ lệ 39%. Tòa án cấp huyện giải quyết 11.635 vụ trên tổng số 17.505 vụ, việc đã thụ lý, đạt tỷ lệ 66.46%.
+ Năm 2022: Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý tổng số 23.629 vụ, việc đã giải quyết 19.247 vụ, việc, đạt tỷ lệ chung là 81,5%. So với cùng kỳ năm 2021, số vụ việc thụ lý tăng 3.773 vụ, giải quyết tăng 6.688 vụ, việc.
- Về thụ lý giải quyết án của cơ quan Thi hành án:
+ Năm 2020: Tổng số phải thi hành là 29.446 việc, trong đó: Số có điều kiện thi hành là 22.404 việc, chiếm 76,08% trong tổng số phải thi hành; số chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển số theo dõi riêng) là 6.739 việc, chiếm 22,88 trong tổng số phải thi hành.
+ Năm 2021: Tổng số giải quyết là 27.877 việc, trong đó: số có điều kiện thi hành là 20.499 việc; chiếm 75,14% trong tổng số phải thi hành; số chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) là 6446 việc, chiếm 23,63% trong tổng số phải thi hành;
+ Năm 2022: Tổng số phải thi hành là 27.805 việc, trong đó: có điều kiện thi hành là 21.113 việc, chiếm 75,93% trong tổng số phải thi hành; chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) là 6.692 việc, chiếm 24,07% trong tổng số phải thi hành.
Từ những số liệu về kinh tế - xã hội, dân số và khối lượng công việc của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự tổng hợp nêu trên, cho thấy nhu cầu cần thiết hiện nay cần phát triển Văn phòng Thừa phát lại nhằm góp phần làm giảm tải khối lượng công việc của các cơ quan nêu trên, bên cạnh đó đáp ứng nhu cầu pháp lý cho tổ chức, cá nhân.
b) Thực tiễn tổ chức và hoạt động Thừa phát lại
Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2013/NQ13, Nghị định 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trong giai đoạn này tỉnh Đồng Nai cho phép thành lập 05 Văn phòng Thừa phát lại đặt tại các địa bàn thành phố Biên Hòa, Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, các Văn phòng Thừa phát lại được thành lập ở các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế. Nhìn chung các văn phòng Thừa phát lại đã từng bước phục vụ tốt việc thực hiện chế định Thừa phát lại và đã hỗ trợ tích cực trong công tác tống đạt các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án, cụ thể các hoạt động của Thừa phát lại như sau:
- Về thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự: năm 2020, thực hiện tống đạt 50.941 văn bản, giấy tờ, tài liệu (văn bản) với tổng chi phí tống đạt là 3.658.222.000 đồng; năm 2021, thực hiện tống đạt 34.613 văn bản với tổng chi phí tống đạt là 3.039.324.000 đồng; năm 2022, thực hiện tống đạt 46.894 văn bản với tổng chi phí tống đạt là 4.555.556.000 đồng.
- Về lập vi bằng: năm 2020, thực hiện lập và đăng ký 530 vi bằng với doanh thu là 464.495.000 đồng; năm 2021, thực hiện lập và đăng ký 518 vi bằng với doanh thu là 452.100.000 đồng; năm 2022, thực hiện lập và đăng ký 562 vi bằng với doanh thu là 530.339.000 đồng.
- Về xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án: năm 2020, trực tiếp tổ chức thi hành án 03 vụ việc với giá trị thi hành án về tiền là 20.041.252.000 đồng, doanh thu trực tiếp tổ chức là 160.000.000 đồng; năm 2021, 2022 không có thụ lý mới vụ việc thi hành án. Tiếp tục thực hiện vụ việc từ năm 2020 chuyển sang.
Với kết quả hoạt động nêu trên của các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh đã góp phần trong việc tống đạt cho cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự. Có thể thấy, hoạt động của Thừa phát lại trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò cần thiết trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh, đã khẳng định đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, phản ánh đúng nhu cầu xã hội trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt Chế định thừa phát lại tại địa phương. Căn cứ cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên, việc UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là cần thiết.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm của Đề án
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại nhằm triển khai chủ trương xã hội hóa trong hoạt động bổ trợ tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội và Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
b) Phát triển Văn phòng Thừa phát lại phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính ổn định và bền vững; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; gắn với đổi mới công tác cải cách tư pháp và cải cách hành chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của tỉnh.
c) Chú trọng công tác vận động và phát huy tích cực mọi nguồn lực của toàn xã hội trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa hoạt động thừa phát lại trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chịu sự quản lý, định hướng và điều tiết của Nhà nước, đặt dưới sự giám sát của Nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thừa phát lại.
2. Mục tiêu của Đề án
a) Phát triển các Văn phòng Thừa phát lại phù hợp với quy định của pháp luật, phân bổ mỗi huyện, thành phố đều có Văn phòng Thừa phát lại được thành lập phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tiễn, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn cấp huyện và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý do Thừa phát lại cung cấp, đồng thời giảm tải công việc cho cơ quan Thi hành án dân sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
b) Đảm bảo tổ chức thực hiện chế định Thừa phát lại đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển Văn phòng Thừa phát lại phải đi đôi với việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà trong lĩnh vực này.
1. Nguyên tắc phát triển Văn phòng Thừa phát lại
a) Việc phát triển Văn phòng Thừa phát lại phải bảo đảm đúng chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, quy định pháp luật về Thừa phát lại đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu của xã hội.
b) Đảm bảo số lượng Văn phòng Thừa phát lại được phép thành lập tại các địa bàn huyện, thành phố theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và Đề án này.
c) Xây dựng Văn phòng Thừa phát lại phân bổ hợp lý, đảm bảo điều kiện về khoảng cách, tránh tình trạng tập trung nhiều Văn phòng Thừa phát lại trong một khu vực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của địa phương.
2. Lộ trình phát triển Văn phòng Thừa phát lại
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, tổng số Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh được phép thành lập là 13 Văn phòng cụ thể: Các huyện được thành lập 01 văn phòng; thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa được thành lập 02 Văn phòng.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đã có 05 Văn phòng Thừa phát lại tại các huyện, thành phố: Biên Hòa, Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, tình hình thực tiễn hoạt động thừa phát lại trên địa bàn tỉnh và số lượng văn phòng Thừa phát lại đang hoạt động là 5 văn phòng, thực hiện phát triển 8 văn phòng Thừa phát lại theo lộ trình phát triển như sau:
STT | Đơn vị hành chính cấp huyện | Số lượng Văn phòng Thừa phát lại được phép thành lập theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP | Số lượng Văn phòng Thừa phát lại hiện có | Số lượng Văn phòng Thừa phát lại được thành lập sau khi Đề án được ban hành | Số lượng Văn phòng Thừa phát lại được thành lập sau năm 2025 |
1 | TP. Biên Hòa | 02 | 01 | 0 | 01 |
2 | TP. Long Khánh | 02 | 01 | 0 | 01 |
3 | H. Nhơn Trạch | 01 | 01 | 0 | 0 |
4 | H. Long Thành | 01 | 01 | 0 | 0 |
5 | H. Trảng Bom | 01 | 01 | 0 | 0 |
6 | H. Xuân Lộc | 01 | 0 | 01 | 0 |
7 | H. Thống Nhất | 01 | 0 | 01 | 0 |
8 | H. Định Quán | 01 | 0 | 01 | 0 |
9 | H. Tân Phú | 01 | 0 | 01 | 0 |
10 | H. Cẩm Mỹ | 01 | 0 | 01 | 0 |
11 | H. Vĩnh Cửu | 01 | 0 | 01 | 0 |
Tổng số | 13 | 05 | 06 | 02 |
3. Thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại, nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp (Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai).
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và nguyên tắc, thứ tự ưu tiên như sau:
a) Hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo loại hình công ty hợp danh trước loại hình doanh nghiệp tư nhân.
b) Hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát có đội ngũ nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm công tác hoạt động Thừa phát lại, có nhiều thư ký nghiệp vụ đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại hoặc có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác pháp luật hơn các hồ sơ còn lại.
c) Văn phòng Thừa phát lại có thể hiện sự đầu tư về trụ sở, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của văn phòng khi được thành lập.
1. Sở Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển các Văn phòng Thừa phát lại mới thành lập trên địa bàn tỉnh.
b) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trình UBND tỉnh Quyết định cho phép thành lập và cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại theo quy định.
c) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Thừa phát lại; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.
2. Các sở ngành thuộc tỉnh
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo, đài thực hiện đưa tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung của Đề án.
3. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
a) Tuyên truyền, quán triệt các văn bản pháp luật về Thừa phát lại trong hệ thống Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố.
b) Triển khai nội dung Đề án đến Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện.
c) Thực hiện và chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên cơ sở thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại thực hiện chuyển giao việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho các Văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
4. Cục Thi hành án dân sự tỉnh
a) Tổ chức tuyên truyền, quán triệt các văn bản pháp luật về Thừa phát lại cho các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình quan tâm giới thiệu, tuyên truyền về nhiệm vụ quyền hạn của Thừa phát lại trong công tác thi hành án dân sự để đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được biết.
b) Thực hiện và chỉ đạo Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện trên cơ sở thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại thực hiện chuyển giao việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan Thi hành án dân sự cho các Văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP; cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp về kết quả thực hiện các công việc về Thi hành án dân sự của Thừa phát.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Đề án ở địa phương mình. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung Đề án này cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn với các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động Thừa phát lại.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ các Văn phòng Thừa phát lại trong việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự, lập vi bằng và tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự các cấp.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án, giao Sở Tư pháp tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 2535/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2030
- 2Quyết định 3618/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 3Quyết định 1361/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn năm 2022-2025 và định hướng đến năm 2030
- 1Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự do Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết 36/2012/QH13 tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 3Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 4Hiến pháp 2013
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 7Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9Thông tư 05/2020/TT-BTP về hướng dẫn Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 10Quyết định 2535/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2030
- 11Quyết định 3618/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 12Quyết định 1361/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn năm 2022-2025 và định hướng đến năm 2030
Quyết định 2411/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 2411/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/10/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Tấn Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/10/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra