ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2402/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 24 tháng 9 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3625/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2018 trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 06 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính này sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. Thủ tục “Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông”
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm”;
Lý do đơn giản hóa: Giấy khám sức khỏe không phục vụ cho việc xem xét, giải quyết để cấp phép dạy thêm, học thêm, tốn chi phí và công sức và thời gian cho cá nhân, tổ chức xin cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm, người đăng ký dạy thêm, tạo áp lực quá tải cho bệnh viện, hội đồng giám định y khoa.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ điểm đ Điều 12 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 52.877.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 43.263.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 9.614.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,18%.
2. Thủ tục “Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học”
2.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” thành “Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Lý do của việc đơn giản hóa:
a) Trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, quy định “1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. 2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết”; Việc yêu cầu nộp bản sao chứng thực gây phiền hà, tốn kém cho người dân, lãng phí cho xã hội, tạo áp lực, quá tải đối với cơ quan thực hiện công tác chứng thực.
b) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học”
Lý do: Việc yêu cầu nộp bản sao chứng thực gây phiền hà, tốn kém cho người dân, lãng phí cho xã hội, tạo áp lực, quá tải đối với cơ quan thực hiện công tác chứng thực; Trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, quy định “1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. 2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết”.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, c Khoản 2 Điều 108 Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thành “Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao hợp lệ văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 8.096.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.072.000đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 2.024.000đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,00%.
3. Thủ tục “Điều chỉnh, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học”
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Sửa đổi thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” thành “Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
Lý do: Việc yêu cầu nộp bản sao chứng thực gây phiền hà, tốn kém cho người dân, lãng phí cho xã hội, tạo áp lực, quá tải đối với cơ quan thực hiện công tác chứng thực; Trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, quy định “1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. 2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết”.
b) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học”.
Lý do: Trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, quy định “1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. 2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết”; Việc yêu cầu nộp bản sao chứng thực gây phiền hà, tốn kém cho người dân, lãng phí cho xã hội, tạo áp lực, quá tải đối với cơ quan thực hiện công tác chứng thực.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi điểm b, c Khoản 2 Điều 108 Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, thành “Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao hợp lệ văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học”.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.048.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.036.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.012.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25,00%.
4. Thủ tục “Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia”
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Giấy xác nhận không vi phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12”.
Lý do: Thành phần hồ sơ “Giấy xác nhận không vi phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12” đã được bãi bỏ, sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực”
Lý do: Giấy xác nhận của Hiệu trưởng không phục vụ cho việc xem xét, giải quyết để thí sinh đăng ký dự thi, tốn chi phí và công sức và thời gian cho thí sinh đăng ký dự thi.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ đoạn 1 điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.871.437.200 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.930.016.400 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.941.420.800 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,66%.
5. Thủ tục “Thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học”
5.1. Nội dung đơn giản hóa: Bãi bỏ thành phần hồ sơ “sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm”.
Lý do: Thành phần hồ sơ này không phục vụ cho việc cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ phần “Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm”; sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 47 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thành “Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn)”.
5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 24.035.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 18.975.000đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 5.060.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,05%.
6. Thủ tục “Cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục”
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm”.
Lý do: Thành phần hồ sơ này trùng lặp với thành phần hồ sơ khi đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học về cơ sở vật chất: “Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm”.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ khoản 2 Điều 49 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
6.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 30.360.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 25.300.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 5.060.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,67%.
Trên đây là Phương án đơn giản hóa của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về kết quả rà soát, đơn giản hóa 06 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính./.
- 1Quyết định 2772/QĐ-UBND năm 2018 công bố bộ thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực Giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 2770/QĐ-UBND năm 2018 công bố bộ thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực Giáo dục và đào tạo; Quy chế thi, tuyển sinh và Hệ thống văn bằng chứng chỉ thuộc phạm vi chức năng quản lý của của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 3341/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực Giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 3376/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực hệ thống văn bằng, chứng chỉ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2772/QĐ-UBND năm 2018 công bố bộ thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực Giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 2770/QĐ-UBND năm 2018 công bố bộ thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực Giáo dục và đào tạo; Quy chế thi, tuyển sinh và Hệ thống văn bằng chứng chỉ thuộc phạm vi chức năng quản lý của của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Quyết định 3341/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực Giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Long An
- 6Quyết định 2268/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 3376/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực hệ thống văn bằng, chứng chỉ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
Quyết định 2402/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 2402/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/09/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thành Thống
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực