- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Luật đất đai 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 6Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2021/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 16 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2020;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 265/TTr-STNMT ngày 11/6/2021, Công văn số 2238/STNMT-VP ngày 18/8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Xây dựng; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 29 tháng 9 năm 2021./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2019/NĐ-CP NGÀY 19/11/2019 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Quy định này quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 12; khoản 2 Điều 13; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 và khoản 1, khoản 2 Điều 34 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi tắt là Nghị định số 91/2019/NĐ-CP) trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1. Việc xác định tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được thực hiện căn cứ vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng; căn cứ vào văn bản thanh tra, kiểm tra hoặc văn bản pháp lý khác được lập, ban hành trước thời điểm vi phạm pháp luật về đất đai có thể hiện tình trạng ban đầu của đất trước khi có hành vi vi phạm.
2. Trường hợp có nhiều tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này thể hiện khác nhau về tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì xác định theo tài liệu có thời điểm lập, ban hành trước hoặc văn bản, tài liệu có giá trị pháp lý cao nhất.
3. Trường hợp không có hoặc có các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không rõ tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã trên cơ sở khảo sát các thửa đất lân cận và thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú tại nơi có đất trước hoặc cùng thời điểm xảy ra hành vi vi phạm pháp luật đất đai bị xử phạt vi phạm hành chính.
4. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trong quy định này là cơ sở ban hành các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi được quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
1. Đối tượng vi phạm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà vị trí, diện tích, loại đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì yêu cầu đối tượng vi phạm giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất như tại thời điểm phát hiện vi phạm và phải thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định.
2. Đối tượng vi phạm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nhưng vị trí, diện tích, loại đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu thực hiện theo quy định này.
MỨC ĐỘ KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG BAN ĐẦU CỦA ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM
Điều 5. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi sử dụng đất nông nghiệp không đúng mục đích (quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng: thu hoạch cây lâu năm, thu hoạch cây rừng; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: thu hoạch vật nuôi thủy sản, thu hoạch muối; tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc phục vụ nuôi thuỷ sản, làm muối; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp: tháo dỡ công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trên đất; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
4. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác (trong nhóm đất nông nghiệp hoặc sang đất phi nông nghiệp): thu hoạch cây trồng, vật nuôi; tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trên đất; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng rừng.
5. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác: thu hoạch cây trồng, vật nuôi, tháo dỡ công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trên đất; khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất là đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
6. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi thuỷ sản dưới hình thức ao, hồ, đầm: thu hoạch vật nuôi thủy sản; tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc phục vụ làm muối, nuôi thủy sản; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng cây hàng năm.
7. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp: tháo dỡ công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trên đất; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện khôi phục lại sản xuất theo quy hoạch.
Điều 6. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác (quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở: tháo dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ mục đích nhà ở; khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất phi nông nghiệp.
2. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn: khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
3. Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ: tháo dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ mục đích thương mại, dịch vụ; khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
4. Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: tháo dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ mục đích cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; khôi phục lại tình trạng ban đầu là đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Điều 7. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định (quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP), thì đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất để tiếp tục trồng lúa. Cụ thể:
1. Chuyển đổi làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại (gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa): khắc phục tình trạng ô nhiễm, thoái hoá đất theo quy định; sửa chữa phục hồi công trình giao thông, công trình thủy lợi, đưa đất về tình trạng ban đầu đủ điều kiện phục vụ trồng lúa.
2. Chuyển đổi không phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã: thu hoạch cây trồng, vật nuôi; tháo dỡ công trình, vật kiến trúc phục vụ nuôi thủy sản; khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
3. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm không theo vùng sản xuất nông nghiệp của địa phương: thu hoạch cây trồng, khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
4. Chuyển đổi trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, sử dụng diện tích đất trồng lúa lớn hơn 20% để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản: phần diện tích lớn hơn 20% phải được khôi phục lại mặt bằng như tình trạng ban đầu đủ điều kiện trồng lúa.
Điều 8. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi lấn, chiếm đất (quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
Lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ): đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Cụ thể: thu hoạch cây trồng, vật nuôi; tháo dỡ công trình, vật kiến trúc trả lại đất đã lấn, chiếm.
Điều 9. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất (quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình:
a) Hành vi làm thay đổi độ dốc bề mặt đất thì phải san lấp điều chỉnh lại độ dốc bề mặt đất như trước khi vi phạm; trừ trường hợp làm thay đổi bề mặt đất từ đất dốc hoặc đất không bằng phẳng thành đất bằng phẳng thì không phải khôi phục trở lại độ dốc, đất không bằng phẳng như ban đầu.
b) Hành vi làm hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề thì phải san lấp khôi phục lại độ cao thửa đất hoặc phải san gạt đất trở lại trạng thái ngang bằng với thửa đất liền kề.
Loại đất sử dụng để san lấp khôi phục lại tình trạng ban đầu thửa đất phải sử dụng loại đất cũ của thửa đất đã lấy đi; trường hợp đất cũ đã sử dụng vào việc khác thì sử dụng đất khác có chất lượng bằng hoặc tốt hơn loại đất cũ. Việc sử dụng loại đất khác để san lấp phải được người có thẩm quyền xử phạt chấp thuận.
c) Hành vi san lấp đất có mặt nước chuyên dùng; kênh, mương thủy lợi mà tại thời điểm quyết định xử lý vi phạm kênh, mương, mặt nước chuyên dùng đó vẫn còn cần thiết cho việc tưới, tiêu nước hoặc tạo môi trường, cảnh quan thì phải nạo vét trả lại hiện trạng kênh, mương, mặt nước chuyên dùng đó như cũ.
2. Trường hợp làm suy giảm chất lượng đất:
a) Hành vi làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác thì phải khôi phục lại tầng đất canh tác đảm bảo đủ độ dầy như trước khi vi phạm.
Loại đất sử dụng để khôi phục lại tầng đất canh tác phải sử dụng loại đất cũ của thửa đất đã lấy đi; trường hợp đất cũ đã sử dụng vào việc khác thì sử dụng đất khác có chất lượng bằng hoặc tốt hơn loại đất cũ. Việc sử dụng loại đất khác để khôi phục tầng đất canh tác phải được người có thẩm quyền xử phạt chấp thuận.
b) Hành vi làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác so với loại đất sử dụng trước khi vi phạm thì phải xúc bỏ các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác ra khỏi diện tích đất vi phạm.
Điều 10. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác (quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Hành vi đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì phải dọn sạch các vật liệu xây dựng hoặc các vật khác đó trên diện tích đất đã đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác để không còn ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
2. Hành vi đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì phải thu gom, xử lý các chất thải, chất độc hại đó theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác thì phải san gạt lại diện tích đất bị đào bới; phá bỏ tường, hàng rào đã xây dựng để không còn ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Điều 11. Mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính (quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 34 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP)
1. Đối với trường hợp di chuyển, làm sai lệch mốc địa giới hành chính, mốc chỉ giới sử dụng đất: căn cứ vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng; văn bản thanh tra, kiểm tra hoặc văn bản pháp lý khác được thành lập, ban hành trước thời điểm vi phạm pháp luật về đất đai để xác định buộc khôi phục lại mốc địa giới hành chính, mốc chỉ giới sử dụng theo vị trí ban đầu.
2. Đối với trường hợp làm hư hỏng mốc địa giới hành chính, mốc chỉ giới sử dụng đất: buộc đối tượng vi phạm thay mới để phục hồi lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính.
Điều 12. Trách nhiệm triển khai thực hiện
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát hiện khó khăn, vướng mắc, bất cập, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên địa bàn tỉnh Bình Định đối với từng loại vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 2Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính về đất đai theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 4Quyết định 22/2021/QĐ-UBND quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5Quyết định 40/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Luật đất đai 2013
- 3Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 7Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 11Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên địa bàn tỉnh Bình Định đối với từng loại vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 12Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm hành chính về đất đai theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 13Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm về đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 14Quyết định 22/2021/QĐ-UBND quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 15Quyết định 40/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 16Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 24/2021/QĐ-UBND quy định về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 24/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Lê Văn Sử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực